Vì sao nghỉ công ty cũ

Bạn đã vượt qua vòng sơ loại và được nhà tuyển dụng mời đến phỏng vấn. Trong buổi phỏng vấn, cách bạn trả lời các câu hỏi rất quan trọng. Dưới đây là những câu hỏi cơ bản mà hầu như trong cuộc phỏng vấn trực tiếp nào nhà tuyển dụng cũng đưa ra để bạn biết cách mà "bài binh bố trận".

Bạn hãy giới thiệu về bản thân mình

Đây là câu hỏi kinh điển và cực kỳ quen thuộc. Câu hỏi này thường mở đầu cho cuộc phỏng vấn. Hãy nắm ngay cơ hội này để giới thiệu về những khả năng, thói quen tốt trong nghề nghiệp của bạn... Hãy tập trung hướng câu nói của bạn vào công việc và những việc liên quan đến nghề nghiệp. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong C.V của bạn.

Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ? [Tại sao bạn muốn bỏ công việc hiện tại?]

Hãy cẩn thận. Đừng xem đây là cơ hội để kể tội sếp cũ. Và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng trong trường hợp này là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển nghề nghiệp của mình".

Điểm mạnh của bạn là gì?

Hãy chỉ ra những điểm tích cực của bạn có liên quan đến công việc bạn muốn xin vào. Đó có thể là những điểm tốt thuộc về chuyên môn hoặc tính cách.

Điểm yếu của bạn là gì?

Mỗi người đều có điểm yếu. Vì thế, đừng dành quá nhiều thời gian để nói về điểm yếu của mình, nhất là những điểm yếu có liên quan đến công việc. Tốt nhất là bạn nên nói về 1 hoặc 2 điểm yếu vô hại với công việc. Kiểu như "Tôi có tính hơi quá cẩn thận. Làm việc gì cũng phải chi li, kỹ lưỡng". Với mỗi điểm yếu mà bạn kể ra, hãy cho nhà tuyển dụng thấy luôn là bạn đã có sẵn điểm mạnh để khắc phục điểm yếu đó. Kiểu như là: "Tính tôi quá cẩn thận. Vì thế, tôi làm việc hơi chậm. Nhưng bù lại, tôi rất nhiệt tình làm thêm giờ, và chăm chỉ".

Bạn phản ứng thế nào với những lời phê bình?

Câu trả lời ưng ý nhất mà nhà tuyển dụng mong chờ là người được hỏi đưa ra được ví dụ minh hoạ kèm theo. Hãy kể về một trường hợp bạn bị ông chủ cũ khiển trách và kinh nghiệm bạn học được từ đó và kết thúc bằng câu: “Tôi nghĩ phê bình là bài học cần thiết và cần có trong quá trình làm việc để cải thiện nó ngày một tốt hơn".

Bạn nghĩ sao nếu phải làm thêm giờ?

Khi đó bạn nên hỏi ngược lại rằng: “Vậy tôi sẽ phải làm thêm khoảng bao nhiêu giờ?. Nếu làm thêm giờ tôi sẽ được trả lương theo số giờ đó phải không?”. Hoặc bạn có thể nói thẳng rằng: “Tôi không bận tâm đến việc làm thêm giờ nhưng tôi sợ nó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, một yếu tố quan trọng để duy trì chất lượng làm việc".

Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Để trả lời câu hỏi này, không còn cách nào khác là bạn phải tìm hiểu kỹ lưỡng về công ty trước khi đi phỏng vấn.

Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?

Cũng giống như ý trên, bạn phải tìm hiểu kỹ về công ty và đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục. Tránh đưa ra những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết công ty của quý vị là một công ty lớn". Hãy giải thích cụ thể vì sao bạn muốn làm việc cho một công ty lớn: vì bạn muốn được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, vì bạn muốn được nâng cao chuyên môn, vì bạn muốn được thử sức mình với những dự án lớn ở một công ty lớn...

Tại sao chúng tôi nên nhận bạn vào vị trí tuyển dụng?

Nêu rõ những đặc điểm tích cực của bạn phù hợp với vị trí này [chuyên môn, tính cách, thái độ...] và những kinh nghiệm quý báu mà bạn từng có thông qua công việc cũ. Đừng quên dẫn thêm lời khen ngợi của sếp cũ dành cho bạn [nếu có].

Trong công việc cũ, bạn đã từng có thành tích gì?

Hãy nói về 2-3 dự án thành công mà bạn từng đảm nhận. Bạn có thể nói cụ thể luôn là thông qua những dự án thành công ấy mà bạn đã được thưởng hoặc tăng lương như thế nào. Chú ý: bạn nên chọn những dự án thành công về chất lượng hơn là nói về những dự án mà bạn đã kiếm được kha khá tiền thưởng.

Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?

Lẽ thường, bạn sẽ nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà công ty dành cho bạn... sẽ thúc đẩy bạn cố gắng làm việc. Tuy nhiên, hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Đó mới chính là động lực... trong sáng để giúp bạn tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Bạn thích làm việc trong môi trường nào nhất?

Bạn đang muốn xin vào vị trí nào, hãy hướng câu trả lời đến những điều kiện làm việc liên quan đến vị trí đó. Ví dụ: Nếu vị trí tuyển dụng thiên về nghiên cứu và làm việc một mình, hãy trả lời rằng bạn hoàn toàn có thể làm việc theo nhóm, nhưng bạn thích làm việc độc lập hơn. Còn nếu vị trí bạn mong muốn được nhận vào là thường xuyên đảm nhận và hoàn thành những dự án, hãy khảng khái khẳng định rằng bạn thích làm việc tập thể, và thế mạnh của bạn là có tinh thần cộng tác rất cao.

Tại sao bạn lại muốn công việc này?

Câu trả lời phải cụ thể dựa vào những tiêu chí tuyển dụng của công việc. Tránh đưa ra câu trả lời nguy hiểm kiểu "Tôi đang cần một việc làm". Hãy cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thấy được những khó khăn và thuận lợi của công việc này, và bạn thích khám phá chính mình thông qua những thử thách ấy.

Khi bị stress vì công việc, làm thế nào để bạn có thể vượt qua những áp lực này?

Tập luyện thể thao, đọc sách, xem truyện cười, vui chơi cùng bạn bè, xách xe vi vu đâu có một lúc rồi quay về công việc... được xem là câu trả lời khôn ngoan. Tuy nhiên, bạn cần biết rằng thực ra, nhà tuyển dụng có thể biết được cách bạn sẽ xử lý stress thế nào vì trong buổi phỏng vấn, ít nhiều bạn đã bị stress với những câu hỏi của nhà tuyển dụng. Vì thế, cách tốt nhất khi trả lời phỏng vấn là hãy bình tĩnh, trả lời rành rọt, cẩn thận. Không nên để nhà tuyển dụng thấy được bạn "toát mồ hôi hột" vì những câu hỏi hóc búa của họ.

Thử hình dung 5 [10] năm nữa, bạn đang ở đâu nhỉ?

Hãy giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng vị trí mà bạn đang dự tuyển nằm trong kế hoạch thăng tiến nghề nghiệp của bạn trong tương lai. Nhà tuyển dụng sẽ cảm thấy hứng thú hơn nếu họ biết được rằng trong quá trình phấn đấu để đạt được những mục tiêu ấy, bạn cũng đóng góp kha khá vào lợi ích chung của công ty. Một vị trí cao hơn hoàn toàn có thể là mục tiêu phấn đấu của bạn trong tương lai.

Bạn đã lập gia đình hay có ý định lập gia đình chưa?

Bạn không nên trả lời thẳng những câu hỏi này vì đôi khi nó sẽ quyết định bạn có được nhận hay không. Bạn nên lái sang một chủ đề khác: “Tôi nghĩ ông/bà đang băn khoăn liệu tôi có là nhân viên đáng tin cậy hay không? Tôi nghĩ bài giới thiệu của tôi là bằng chứng về khả năng làm việc của tôi và nếu ông/bà gọi về cơ quan cũ của tôi, họ cũng sẽ vui vẻ cho ông/bà biết về những gì tôi đã cống hiến cho công ty cũ".

Mức lương bạn mong chờ là bao nhiêu?

Bạn nên tìm hiểu mức lương của những người cùng ngành với bạn trước khi đi phỏng vấn để có thể đưa ra một mức lương hợp lý. Nếu có sự chênh lệch giữa hai bên và bạn chưa thể quyết định ngay lúc đó, bạn hãy đề nghị họ cho bạn suy nghĩ 1, 2 hôm và sau đó sẽ trả lời.

Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Lúc này bạn có thể hỏi một số câu như: “Bạn có thể cho tôi biết những mục tiêu của công ty?”; “Bạn sẽ có được cơ hội thăng chức sau 3 năm làm việc phải không?”; “Nếu tôi được tuyển dụng thì làm sao để tôi hoà hợp với đồng nghiệp nhanh nhất?”... để họ thấy rằng bạn có ý muốn tìm hiểu về công ty.

Theo doisongphapluat.com

Friday, 16/06/2017 | 08:00:21

Thông qua website Timviecnhanh.com, em cũng đã gửi hồ sơ đến một vài công ty. 2 ngày nữa em có hẹn phỏng vấn nhưng em rất thắc mắc không biết phải trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ?” như thế nào mới đúng ạ?

Thân chào Tìm Việc Nhanh, em là Mai, 23 tuổi. Em vừa tốt nghiệp cách đây gần 6 tháng và vẫn đang trong quá trình tìm kiếm cho mình một công việc phù hợp. Trước đó em cũng làm tại 1 công ty nhưng chỉ mang tính chất tạm thời. Thông qua website Timviecnhanh.com, em cũng đã gửi hồ sơ đến một vài công ty. 2 ngày nữa em có hẹn phỏng vấn nhưng em rất thắc mắc không biết phải trả lời câu hỏi: “Tại sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ?” như thế nào mới đúng ạ? Đây là câu hỏi em thấy rằng các nhà tuyển dụng thường xuyên hỏi ứng viên khi phỏng vấn, mong nhận được phản hồi sớm từ Tìm Việc Nhanh!

Hoài An – An Giang

Tìm Việc Nhanh trả lời

Chào bạn Hoài An, Tìm Việc Nhanh rất cảm ơn bạn đã quan tâm và sử dụng Timviecnhanh.com cho quá trình tìm việc của mình, đồng thời gửi câu hỏi về cho chúng tôi.

“Tại sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ?” là một trong những câu hỏi phổ biến thường được sử dụng trong phỏng vấn. Đây cũng là câu hỏi gây khó khăn cho ứng viên khi không phải mọi câu trả lời, mọi lý do đưa ra đều nhận được sự đồng thuận của nhà tuyển dụng.

Bạn có thể nghỉ việc vì lý do cá nhân, vì không thích môi trường làm việc, vì ít cơ hội phát triển hay đơn giản công việc không phù hợp với bạn. Dù bạn rời bỏ công việc vì lý do nào đi chăng nữa thì hãy trung thực trả lời điều đó nhưng nhớ là giữ tích cực và hướng tới mục đích tương lai của bạn.

“Tại sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ?” là một trong những câu hỏi phổ biến thường được sử dụng trong phỏng vấn

Thực sự, bạn có hàng ngàn lý do để trả lời cho câu hỏi này. Và có lẽ bạn cũng biết được, đừng bao giờ than phiền về công ty hay sếp, đồng nghiệp của bạn, đây là điều hết sức tối kị khi đi phỏng vấn. Các vấn đề nhạy cảm như lương thấp, sếp không tăng lương, chính sách không tốt,… cũng không nên được đề cập đến nếu nhà tuyển dụng đặt ra câu hỏi: Tại sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ? cho bạn. Đôi khi sự thẳng thắn, thành thật không thể mang lại cho bạn cơ hội như bạn mong muốn.

Bạn có thể chuẩn bị trước một số câu trả lời cho câu hỏi này như sau:

  • Tôi mong muốn được làm đúng chuyên môn và đam mê của mình để tích lũy kinh nghiệm, phát triển bản thân hơn.
  • Tôi nhận thấy vị trí mà công ty đang tuyển dụng có thể cho tôi cơ hội vận dụng hết khả năng của mình trong các lĩnh vực mà tôi được học, được tiếp xúc thực tế.
  • Công việc hiện tại quá đơn điệu, tôi không thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm cho bản thân. Tôi mong muốn có một công việc áp lực và thử thách hơn.
  • Văn phòng làm việc của tôi phải dời đến một địa điểm khác cách khá xa nhà tôi, điều đó gây khó khăn cho quá trình di chuyển cũng như đảm bảo tinh thần làm việc của tôi.
  • Công ty có dự định chuyển tôi sang làm ở một bộ phận khác, công việc đó tôi hoàn toàn không có kinh nghiệm và khả năng đảm trách, tôi ra đi để công ty tuyển dụng người khác phù hợp hơn.
  • Tôi vô tình đọc được thông tin tuyển dụng của công ty và ứng tuyển sau khi nhận thấy môi trường làm việc và chế độ ở đây rất tốt, hơn nữa công việc ở đây thật sự phù hợp với khả năng, kinh nghiệm và trình độ của tôi.

Trên đây là một số gợi ý giúp bạn chinh phục được câu hỏi: “Tại sao bạn nghỉ làm ở công ty cũ?”. Để câu trả lời được thuyết phục nhà tuyển dụng hơn, bạn nên trả lời một cách tự tin và dứt khoát, tránh lan man không đúng trọng tâm.

Tìm Việc Nhanh chúc bạn sẽ thành công trong các cuộc phỏng vấn nhé!

Video liên quan

Chủ Đề