Vì sao nguyễn ái quốc sang pháp

105 năm đã qua kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh [khi đó là anh Ba phụ bếp trên tàu] lần đầu đặt chân đến nước Pháp – mẫu quốc của chủ nghĩa thực dân, với mong muốn tìm con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam.

Trước tượng đài Bác Hồ ở Công viên Montreau

Sau một tháng vượt biển, người phụ bếp trên tàu Amiral La Touche - Tréville đến Marseille, đánh dấu lần đầu tiên Người đặt chân đến nước Pháp. Người ở nước Pháp gần 7 năm [1911,1912,1917-1923,1927], qua 5 thành phố, bến cảng, từ Marseille, Le Havre, Saint Adresse, Dunkerque… trong đó chủ yếu là thủ đô Paris.

Trong cuốn «Hồ Chí Minh», tác giả Pierre Brocheux viết «Anh Ba đến cảng Marseille chỉ có 10 francs trong túi và tìm thấy ở đây nhiều điều tốt đẹp về nước Pháp, cho phép so sánh giữa nước Pháp bản địa với chủ nghĩa thực dân Pháp ở Đông Dương… Nhưng trong thời gian chờ tàu dỡ hàng, anh đã quan sát và chứng kiến ở nước Pháp cũng có những người nghèo như ở xứ sở mình, hay tình trạng trộm cắp, gái bán hoa và đặt câu hỏi: «Tại sao người Pháp không «khai hóa» đồng bào của nước họ trước khi khai hóa chúng ta?»

Tác giả Pierre Brocheux nhận xét về Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nhiều năm nghiên cứu về Người: «Từ sâu thẳm trong lòng, nếu bạn hỏi tôi nghĩ gì về Chủ tịch Hồ Chí Minh, câu trả lời thực sự rất đơn giản. Tôi có ấn tượng giống như tất cả những ai từng may mắn được biết đến Người. Rằng đây là một con người nhân văn nhưng cũng rất quyết đoán tìm ra những giải pháp và quyết tâm làm đến cùng với mục tiêu đã đặt ra. Đặc biệt, đó là một con người rất chân thực và tình nghĩa, giản dị. Một con người rất sáng suốt, tinh anh, một con người không bao giờ đánh mất niềm tin và mục tiêu của mình. Người đã trải qua nhiều giai đoạn đau khổ và khó khăn nhưng đã vượt qua được hết, nhìn rõ những gì đang xảy ra và rút ra được bài học từ đó».

Tiếp đến Marseille, anh Ba đã cùng con tàu tới cảng Le Havre, và ngày nay, tại ngôi nhà số 1, phố Admiral Courbet, Le Havre - nơi Người từng sống, có đặt một biển đồng lưu niệm ghi lại dấu chân Người. Theo các tư liệu, nhà cách mạng Nguyễn Tất Thành đã gửi thư cho Khâm sứ Trung Kỳ nhờ cho biết tình hình và địa chỉ của cha là Nguyễn Sinh Huy. Thư cho biết đã gửi cho ông Nguyễn Sinh Huy ba ngân phiếu nhưng chỉ nhận được một lần trả lời. Thư ký tên Paul Tất Thành và kèm theo địa chỉ hòm thư tại số 1, phố Admiral Courbet, Le Havre.

Theo một tư liệu mới được phát hiện vào năm ngoái, có địa điểm tại thị trấn ven biển ngoại ô Le Havre có tên là Saint Adresse - là nơi Bác từng làm vườn thuê cho một gia đình giàu có trong thời gian đợi sửa tàu. Tại buổi lễ tôn vinh sự có mặt của Bác tại thành phố này tổ chức năm ngoái, Thị trưởng thành phố đã khẳng định: “Dấu vết của một giấc mơ cũng thực như dấu vết của một bước chân”.

Dù chỉ trong khoảng một tháng ngắn ngủi lưu lại Sainte Adresse khi con tàu La Touche - Tréville dừng chân để sửa chữa trong giai đoạn 1911-1912, người thợ phụ bếp, sau đó là người thợ làm vườn “Anh Ba” - đã để lại một sợi dây kết nối nhân văn đến kỳ lạ. Ngôi nhà ngày xưa Người từng làm vườn nay vẫn còn đó, khu vườn vẫn còn nhưng thu hẹp lại và thay vào đó là hai tòa chung cư cao. Và sắp tới, ở nơi đây, một dự án nghiên cứu cụ thể sẽ được tiến hành giữa chính quyền Sainte Adresse với Việt Nam.

Sổ lưu niệm trong không gian Hồ Chí Minh với các dòng chữ của Đại sứ và Thị trưởng Montreuil

Xúc động cùng các cán bộ Việt Nam đi thăm lại những dấu tích của Bác Hồ, Đại sứ Việt Nam tại Pháp Nguyễn Ngọc Sơn nói: “Đến đây, cá nhân tôi cảm nhận được những tình cảm quý mến nồng hậu của những người bạn Pháp đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng, với nước Việt Nam nói chung. Sắp tới đây, Đại sứ quán và Đảng ủy sẽ tổ chức những chuyến đến thăm không những cho các cán bộ mà cả thanh niên, thế hệ trẻ, sinh viên, thanh niên trong cộng đồng người Việt tại Pháp đến thăm những nơi Bác Hồ từng sống và làm việc tại Pháp để gợi lại quá trình ra đi, phấn đấu tìm đường cứu nước của Bác cũng như truyền thống vẻ vang của thế hệ cha anh đi trước, đó là những bài học tốt để thế hệ trẻ ngày nay noi gương Bác phấn đấu và làm việc”.

Ngôi nhà số 9 ngõ Compoint

Tại Paris, có ít nhất 5 địa điểm Bác từng sống trong thời gian hoạt động cách mạng tích cực. Thiêng liêng nhất và được nhắc tới nhiều nhất là tại địa điểm số 9 ngõ Compoint, nơi Người sống từ  tháng 7/1921 đến 14/3/1923. Trong hoàn cảnh điều kiện sống thiếu thốn, Nguyễn Ái Quốc đã cho ra đời nhiều tác phẩm bài báo, truyện ngắn, kịch… tố cáo tội ác của chủ nghĩa tư bản nói chung và thực dân Pháp tại Đông Dương. Ngày nay, ngôi nhà đã không còn như trước, trở thành một khu chung cư cao tầng và bên dưới có gắn tấm biển đồng ghi lại dấu ấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đây. Căn phòng Người từng sống tại đây được chuyển về tái dựng tại Bảo tàng Lịch sử sống tại công viên Montreau thuộc thành phố Montreuil ngoại ô Paris. Cũng tại công viên, nhiều bà con người Việt và bạn bè Pháp thường xuyên qua lại thăm và tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ngoài ra, tại Paris, phải kể đến các địa điểm như nhà số 56 phố Monsieur Le Prince - nơi Nguyễn Ái Quốc gửi thư cho Tổng thống Mỹ dự Hội nghị hòa bình Versaillé đề nghị ủng hộ bản Yêu sách của nhân dân An Nam, thư đề ngày 18/6/1919; hay ngôi nhà số 6 phố Villa De Gobellins ở quận 13 Paris - nay tấp nập người châu Á- nơi Nguyễn Ái Quốc ở chung với hai ông Phan Văn Trường và Phan Châu Trinh.

Các tài liệu của mật thám Pháp theo dõi Người được lưu trữ tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại Pháp cũng như nghiên cứu của các chuyên gia Pháp đều làm sáng tỏ lý tưởng và mong mỏi tìm con đường cứu nước cho dân tộc của nhà cách mạng Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc ngay từ những ngày đầu. Đồng thời, nhà cách mạng Hồ Chí Minh có cái nhìn khách quan và nhân văn đối với nhân dân Pháp – trong đó có không ít nhân dân yêu chuộng hòa bình – khác với bọn thực dân Pháp tại Đông Dương.

Trả lời phóng viên VOV, bà Olivia Pelltier, chuyên gia lưu trữ phụ trách kho tư liệu về Đông Dương, trong đó bao gồm những tư liệu quan trọng về Hồ Chí Minh tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại Pháp cho biết có sự quan tâm đặc biệt của độc giả, của các chuyên gia đối với kho tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Trung tâm: «Có nhiều độc giả quan tâm đến bộ tư liệu Hồ Chí Minh mà chúng tôi lưu trữ ở đây. Rất nhiều nhà nghiên cứu Pháp, Mỹ… và đặc biệt Việt Nam tìm đến trung tâm để tra cứu những tư liệu này. Đã có nhiều đồng nghiệp làm lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh tới đây và họ rất hài lòng khi tiếp cận với nhiều tư liệu quý tại đây”.

Riêng tôi đã gắn bó với việc lưu trữ bộ tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí Minh từ 8 năm qua. Nhiều khi thật xúc động khi bên cạnh những bức ảnh chính thức của một chính trị gia vĩ đại, lại thấy một vài bức ảnh rất đời thường, vui vẻ, thanh thản và tươi cười”./.

Nhân dịp này, Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên, Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng có bài viết với chủ đề: “Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và giá trị đối với tiến trình cách mạng Việt Nam”. Trân trọng giới thiệu bài viết trên:

Ngày 5-6-1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành từ cảng Nhà Rồng, thành phố Sài Gòn [nay là Thành phố Hồ Chí Minh] ra đi tìm đường cứu nước. Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước nhiệt thành và quyết tâm “làm bất cứ việc gì để sống và để đi” nhằm thực hiện hoài bão tìm ra con đường cứu nước, cứu dân. Song đi đâu và đến nước nào, bản thân Nguyễn Tất Thành cũng không biết trước. Điều này thể hiện rõ khi Người trả lời nhà văn Mỹ, Anxa Lu-y Xtơrông: “Nhân dân Việt Nam trong đó có cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau ai sẽ là người giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp. Người này thì nghĩ là Anh, có người lại cho là Mỹ. Tôi thấy phải đi ra nước ngoài xem cho rõ. Sau khi xem xét họ làm ăn ra sao tôi sẽ trở về giúp đồng bào tôi”.

Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Tours của Đảng Xã hội Pháp, tháng 12-1920. Ảnh tư liệu/TTXVN.

Mang trong mình khát vọng giải phóng dân tộc, qua nhiều năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc đã đến với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tìm ra con đường cách mạng đúng đắn - con đường cách mạng vô sản. Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga [1917], bởi theo Người: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”. Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động. Đến thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất. Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội.

Hiện thực hóa con đường cách mạng vô sản vào tình hình thực tiễn Việt Nam, trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập [1930 - 1945], Đảng và Nguyễn Ái Quốc xác định: Độc lập dân tộc là nhiệm vụ trọng tâm, trước hết và trên hết; đấu tranh giành độc lập dân tộc là nội dung chủ đạo, chủ nghĩa xã hội chưa đặt ra trực tiếp mà là phương hướng tiến lên. “Chánh cương vắn tắt của Đảng” được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng xác định “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”. Trong thời kỳ vận động Cách mạng Tháng Tám [1939 - 1945], trước những diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương [5-1941], khẳng định: “Trong lúc này nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập, tự do cho toàn thể dân tộc, thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu chính là quan điểm đúng đắn, sáng tạo, quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945.

Khi đất nước giành được độc lập, trong “Tuyên ngôn độc lập”, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã thành một nước tự do độc lập. Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Với “Tuyên ngôn độc lập”, Hồ Chí Minh đã tuyên bố với toàn thế giới về quyền độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và quyền dân tộc tự quyết của dân tộc Việt Nam. Trong đó, độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ vừa là tiền đề, vừa là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

Thực hiện quyết tâm ấy, bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, với quyết tâm: “thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” và tinh thần “Tổ quốc trên hết”, “Dân tộc trên hết”, toàn thể dân tộc Việt Nam đã anh dũng chiến đấu đánh bại các chiến lược quân sự của kẻ thù, lập nên chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc. Cùng với thắng lợi về quân sự, với chủ trương vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, chế độ dân chủ mới được xây dựng ở các vùng tự do, tạo ra động lực và nguồn lực đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, với tinh thần “không có gì quý hơn độc lập, tự do”, trải qua 21 năm kiên cường chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, quân và dân ta đã hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Tại miền Bắc, với tinh thần "Tất cả để chiến thắng giặc Mỹ xâm lược", "Xây dựng chủ nghĩa xã hội lúc này cũng là để đánh thắng Mỹ", đã khơi dậy tinh thần yêu nước, động viên toàn dân vừa sản xuất, vừa chiến đấu. Chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở miền Bắc đã tạo ra sức mạnh tinh thần, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân cả nước và sức mạnh vật chất to lớn phục vụ các yêu cầu của cuộc chiến tranh giải phóng. Sức mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc Việt Nam là kết quả của quá trình phát huy cao độ mối quan hệ giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh của chế độ mới. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước khẳng định khát vọng độc lập, tự do, thống nhất đất nước, đi lên chủ nghĩa xã hội của dân tộc Việt Nam.

Sau khi hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng chủ trương đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội theo cơ chế quản lý tập trung, quan liêu bao cấp đã đẩy đất nước lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Trước tình hình đó, trên cơ sở phân tích sâu sắc tình hình đất nước và qua quá trình tìm tòi, khảo nghiệm thực tiễn, với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng [12-1986] đã đề ra Đường lối đổi mới toàn diện. Đường lối đổi mới đáp ứng yêu cầu bức thiết của cuộc sống, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân và xu thế phát triển của thời đại nên đã khơi dậy và phát huy sức mạnh toàn dân tộc và mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước để xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX, vượt qua thách thức từ sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu, Đảng vẫn chủ trương tiếp tục vững bước trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội phù hợp với điều kiện cụ thể và đặc điểm của Việt Nam. Bởi lẽ: “Chủ nghĩa xã hội hiện đứng trước nhiều khó khăn, thử thách, lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co; song, loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội vì đó là quy luật tiến hóa của lịch sử”. “Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội [bổ sung, phát triển năm 2011]” xác định xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng là: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao dựa trên lực lượng sản xuất dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Cùng với việc xác định 8 đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa, Cương lĩnh đề ra 8 phương hướng xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Những đặc trưng xã hội xã hội chủ nghĩa và 8 phương hướng lớn là định hướng để xây dựng và phát triển đất nước. Trong đó, Đảng chỉ rõ, phải nắm vững và giải quyết các mối quan hê%3ḅ lớn: Quan hê%3ḅ giữa đổi mới, ổn định và phát triển; giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị; giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển văn hóa, thực hiê%3ḅn tiến bô%3ḅ và công bằng xã hô%3ḅi; giữa xây dựng chủ nghĩa xã hô%3ḅi và bảo vê%3ḅ Tổ quốc xã hô%3ḅi chủ nghĩa; giữa Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ…

Kiên định đường lối đổi mới và mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử. Thực tiễn sinh động của sự nghiệp đổi mới là minh chứng hùng hồn khẳng định chân lý: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”. Trong bối cảnh hiện nay, Đảng chủ trương càng phải kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Bởi lẽ, độc lập dân tộc là mục tiêu, tiền đề và là điều kiện tiên quyết để xây dựng chủ nghĩa xã hội, không có độc lập dân tộc thì không thể xây dựng chủ nghĩa xã hội; còn xây dựng chủ nghĩa xã hội là nhằm tăng cường nguồn lực vật chất - kỹ thuật ngày càng dồi dào hơn; xây dựng đất nước hùng cường, tạo cơ sở, nền tảng vững chắc để giữ vững độc lập dân tộc.

Như vậy, thực tiễn cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua là quá trình vận dụng và phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên những vấn đề căn bản, có tầm chiến lược, trong đó, vấn đề hàng đầu là kiên định và nhận thức đúng đắn về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong điều kiện mới của đất nước và thời đại, như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu trong bài viết: "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam". Đó là, “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là đường lối cơ bản, xuyên suốt của cách mạng Việt Nam và cũng là điểm cốt yếu trong di sản tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra kết luận sâu sắc rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc”.

TTXVN

Video liên quan

Chủ Đề