Vì sao tác giả cho rằng: cho đi chính là nhận lại nụ cười

Đọc hiểu cho và nhận

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.

[Trích-Lời khuyên cuộc sống, nguồn Internet]

Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Văn tỉnh Yên Bái

Các em tham khảo dưới đây đề thi thử tốt nghiệp THPT của Sở GD Yên Bái năm 2021 môn Ngữ văn

I. Đọc hiểu

Câu 1.Xác định phong cách ngôn ngữ trong đoạn trích trên?

Câu 2. Hành động nào được nói tới trong đoạn trích? Đối tượng hướng đến là ai?

Câu 3.Vì sao tác giả cho rằng: “Cho đi chính là nhận lại nụ cười”?

>>> Xem thêm lời giải chi tiết các đề thi thử Tốt nghiệp THPT 2021 môn Văn của các Sở GD, các trường THPT trên cả nướcTại đây

Theo TTHN

Nghị luận xã hội về Cho và Nhận trong cuộc sống

  • Dàn ý nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 1
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 2
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 3
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 4
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 5
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 6
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 7
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 8
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 9
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 10
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 11
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 12
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 13
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 14
  • Nghị luận về Cho và Nhận trong cuộc sống - Mẫu 15
  • Nghị luận suy nghĩ về vấn đề cho và nhận

Nghị luận về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống

Xuất bản ngày 12/05/2019 - Tác giả: Tâm Phương

[Văn mẫu 12] Những bài văn nghị luận hay bàn về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống, suy nghĩ về sự cho và nhận trong cuộc sống hiện nay.

Mục lục nội dung
  • 1. Dàn ý
  • 2. Đoạn văn ngắn 200 chữ
  • 3. Top 3 bài nghị luận hay và ý nghĩa
  • 3.1. Mẫu 1
  • 3.2. Mẫu 2
  • 3.3. Mẫu 3
Mục lục bài viết

Nghị luậný nghĩa của việc cho đi - Tuyển tập những đoạn văn 200 chữ, bài văn nghị luận hay bàn về ý nghĩa của việc cho đi và nhận lại trong cuộc sống.

Đề bài: Trình bày suy nghĩ vềý nghĩa của việc cho đitrong cuộc sống.

Dàn ý chi tiết bàn về vấn đề cho đi và nhận lại

I. Mở bài

- Nhà thơ Tố Hữu có câu “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

- Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả giữa “cho” và “nhận” mà đôi khi ta không nhận ra.

II. Thân bài

1. Giải thích

- Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đang quý.

- Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn.

- Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

2. Bàn luận

a] Biểu hiện của cho và nhận

- Trong cuộc sống quanh ta, đâu đó vẫn còn những mảnh đời bất hạnh, đau khổ cần rất nhiều sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta chia ngọt sẻ bùi.

- Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi.

- Khi trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, họ trao đi rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng thứ họ nhận được là sự nhẹ nhõm và bình an trong tâm mình.

- Những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

b] Ý nghĩa của cho và nhận

- Cho và nhận là những quy luật của tự nhiên và xã hội loài người. Trong xã hội, vấn đề này càng cần được nhận thức rõ ràng: không cho thì không thể nào nhận được.

- Cho và nhận xứng đáng được ngợi ca với tinh thần ta biết sống vì người khác, một người vì mọi người.

- Cho là một hạnh phúc, vì phải có mới cho được, điều đó càng có ý nghĩa khi cái ta cho không chỉ là vật chất, tiền bạc mà là lòng nhân ái.

- Xã hội càng phát triển, vấn đề cho và nhận càng được nhận thức rõ ràng. Muốn đời sống được nâng lên, mỗi cá nhân phải không ngừng học tập, nâng cao trình độ, sáng tạo trong nghiên cứu, ứng dụng. Có như vậy, bằng tài năng và sức lực, mới góp phần làm giàu cho Tổ quốc, làm giàu cho bản thân. Khi đó, cái mà ta cho cũng là cái ta nhận. Trong cuộc sống, nếu chỉ cho mà không nhận thì khó duy trì lâu dài, nhưng nếu như cho và lại đòi hỏi được đền đáp thì sự cho mất đi giá trị đích thực của nó.

c] Mở rộng, phản đề

- Cho và nhận đáng phê phán khi: những kẻ tham lam tàn nhẫn sống trên mồ hôi nước mắt của người khác, kẻ tầm thường chỉ muốn nhận muốn vay mà không muốn cho, muốn trả.

- Phê phán một bộ phận lớp trẻ hiện nay chỉ biết nhận từ cha mẹ, từ gia đình, người thân… để rồi sống ích kỉ, vô cảm, không biết chia sẻ với bạn bè, đồng loại.

3.Bài học nhận thức và hành động

- Cuộc sống của mỗi người sẽ trở nên tầm thường nếu chỉ biết nhận mà không biết cho. Vì thế, sống, hãy đừng chỉ biết nhận lấy, mà còn học cách cho đi.

III. Kết bài

-Hãy mở rộng lòng mình để cảm nhận cuộc sống. Hãy yêu thương nhiều hơn, chia sẻ nhiều hơn để xã hội càng văn minh, để cái nắm tay giữa con người với con người thêm ấm áp.

Tham khảo thêm:Suy ngẫm về thông điệp Cho yêu thương, nhận hạnh phúc

Các bạn vừa xem xong phần hướng dẫn lập dàn ý cho bài văn nghị luận về cho và nhận. Dưới đây, Đọc Tài Liệu đã tổng hợp lại một số mẫu bài nghị luận hay về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống cho các bạn tiện tham khảo và rút kinh nghiệm cho bài viết của mình.

Đoạn văn ngắn 200 chữ về ý nghĩa của cho và nhận

Giữa cuộc sống bộn bề lo toan, chúng ta rất cần những yêu thương và sẻ chia. Trao đi yêu thương dể nhận lại yêu thương là một quy luật trong cuộc sống. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi vì ”Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất”. Cho và nhận tưởng chừng như là những khái niệm đơn giản nhưng để hiểu và làm được thì không dễ dàng. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự sẻ chia, kết nối giữa con người với con người. Khi “cho” chúng ta không mong được “nhận” lại, không mong người khác sẽ trả ơn lại cho mình là lúc ta hạnh phúc nhất, khi ta đem niềm vui đến cho người khác có nghĩa là đã nhận được cho mình niềm vui, hạnh phúc. Trong cuộc sống của chúng ta, có rất nhiều những con người luôn giúp đỡ người khác mà không đòi hỏi báo đáp. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Ý kiến trên như một lời nhắn nhủ mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh, từ những việc nhỏ nhặt nhất, vì lúc cho đi là lúc ta nhận lại.

Top 3 bài nghị luận hay và ý nghĩa về việc cho đi trong cuộc sống

Nghị luận ý nghĩa củaviệc cho đi - Mẫu 1:

Giữa cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta rất cần nhưng yêu thương và sẻ chia, dù nó bình dị, nhỏ nhoi nhưng đó là một tấm lòng đáng trân trọng. Trao đi yêu thương để nhận lại yêu thương vốn dĩ là một quy luật trong cuộc sống. Đó vẫn là một mối quan hệ nhân quả mà bản thân mỗi người đều nhận ra.

Cho và nhận vừa hữu hình vừa vô hình, đó là một mối quan hệ cần phải trân trọng và gìn giữ. Chúng ta sẽ nhận lại được gì từ sự cho đi đó.

Vậy cho là gì và nhận là gì? Cho chính là sự san sẻ, giúp đỡ, yêu thương xuất phát từ tâm, từ tim của một người. Dù “cho” rất nhỏ, nhất đời thường nhưng đó là cả một tấm lòng đáng quý. Nhận chính là được đáp trả, được đền ơn. Cho và nhận là một mối quan hệ nhân quả nhưng ẩn chứa trong đó rất nhiều mối quan hệ tương trợ, bổ sung cho nhau.

Nếu ai nghe nhạc Trịnh chắc chắn sẽ nhớ câu “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. Đây là một triết lý mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một tấm lòng đáng kính trong thiên hạ.

Biểu hiện của cho đi và nhận lại trong cuộc sống thực sự không hiếm. Mỗi người chúng ta hằng ngày đang cho đi nhiều thứ và nhận lại nhiều thứ mà đôi khi chính bản thân mình cũng không nhận ra được. Đó chính là điều kỳ diệu của cuộc sống này. Khi mỗi người sống tốt, sống có ích thì sẽ nhận lại được một cuộc sống đủ đầy, hạnh phúc. Đó chính là cho và nhận.

Ở xung quanh chúng ta luôn có rất nhiều mảnh đời cần sự sẻ chia, giúp đỡ, bao dung, rộng lượng. Họ cần chúng ta, cần sự san sẻ, sự chia ngọt sẻ bùi. Một miếngkhi đói bằng một gói khi no là bởi vậy. Chúng ta trao đi yêu thương chúng ta sẽ nhận lại sự thanh thản và niềm vui trong tâm hồn. Dù cái chúng ta nhận lại không phải là vật chất, là những thứ hiển hiện, chỉ là niềm vui, là sự an nhiên mà thôi. Như thế là quá đủ rồi phải không.

Thực sự khi chúng ta trao đi hạnh phúc cho người khác, chúng ta mới cảm thấy rằng cuộc sống của mình thực đáng sống và đáng trân trọng. Có nhiều người làm từ thiện cả một đời, luôn luôn quan tâm đến những người nghèo khổ, mang những miếng cơm, những tấm áo chẳng còn lành lặn với một tấm lòng thực tâm. Họ có một chữ tâm rất lớn, họ trao đi tin yêu rất nhiều mà chẳng mong nhận lại điều gì. Nhưng bạn biết không hằng ngày họ vẫn đang nhận lại cái mà họ đã trao đi đó. Cuộc sống họ là một chữ "thiện” ở trong tim, họ thấy lòng mình thanh thản và bình an khi được làm những việc đó.

Bởi vậy những người đang cho đi, đôi khi sự nhận lại không phải trong phút chốc, cũng không hẳn nó sẽ hiển hiện ngay trước mắt. Điều bạn nhận lại có khi là cả một quá trình, sau này bạn mới nhận ra mình được đáp trả nhiều hơn cái cho đi đó.

Tuy nhiên bên cạnh những người luôn biết cho đi thì còn tồn tại rất nhiều người chỉ mong nhận lại, giữ khư khư những gì mình có mà không chịu cho đi. Đây là một thực tế rất đáng buồn. Lối sống này cần phải lên án, vì nó sẽ khiến cho bản thân họ trở nên ích kỷ và đáng ghét. Sự tính toán hơn thua, được mất của họ sẽ khiến cho họ càng ngày càng đánh mất đi chính bản thân mình.

Cho đi là điều mà chúng ta nên làm trong cuộc sống hằng ngày để nhận lại rất nhiều thứ về sau. Bạn sẽ thấy được điều kỳ diệu từ sự cho đi và nhận lại đó. Mỗi người, mỗi ngày hãy là một người biết san sẻ, biết giúp đỡ người khác để nhận lại sự tĩnh lặng và niềm vui trong cuộc sống.

  • Nghị luận xã hội về câu nói Cho đi là còn mãi

Nghị luận ý nghĩa củaviệc cho đi - Mẫu 2:

Trong cuộc sống bộn bề lo âu, chúng ta phải luôn chia ngọt sẻ bùi để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Cuộc sống là sự sẻ chia giữa người với người. Nhất là trong cuộc sống ngày càng hiện đại, con người ta càng ngày càng ít quan tâm đến những người xung quanh, điều này lại càng quan trọng hơn. Trao yêu thương để nhận lại yêu thương là một quy luật tất yếu trong cuộc sống, phải cho đi để được nhận lại và nếu được nhận từ người khác thì phải biết cho đi. Đó là luật nhân quả giữa ”cho và nhận” trong cuộc sống.

Vậy “cho và nhận” là hành động như thế nào. Đó là sự cho và nhận về vật chất chăng. Thực ra cũng không hẳn là thế. Chúng ta có rất nhiều thứ để cho và nhận cùng với những người xung quanh. Mọi người vẫn thường nói rằng “cho và nhận”, chứ không phải ”nhận và cho”. Chođược đề cập đến trước nhận, bởi việc cho được tất cả mọi người đánh giá cao hơn. Cho thật ra không phải là việc gì to tát, phải những con người vĩ đại, có tài sản vật chất mới có thể cho đi. Ai ai cũng có thể cho đi từ những thứ nhỏ nhất. Cho, có thể là cho đứa bạn đi nhờ xe. Cho, có thể là một chút tiền đặt vào thùng quyên góp cho người nghèo. Cho có thể là cho đi một cái ôm ai ủi khi người bên cạnh bạn tổn thương, đau khổ. Cholà rất nhiều điều trong cuộc sống này. Tuy rằng trong cuộc sống hiện đại nhiều bon chen, thế nhưng cũng có rất nhiều những nghĩa cử cao đẹp, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống. Hằng năm, mỗi khi mùa đông đến, các anh chị sinh viên tình nguyện lại gom áo ấm đem lên vùng cao tặng các em ở vùng núi khó khăn. Hay mỗi khi có lũ lụt thiên tai, cả nước lại cùng tay góp tiền để cứu giúp đồng bào chịu thiệt hại nặng nề. Tất nhiên, không phải khi nào sự sẻ chia cũng chỉ là những giá trị về vật chất. Đã từng có một câu chuyện rằng, khi một cô gái đang đi trên đường, gặp một người ăn xin. Cô lục lọi khắp người mà không tìm thấy gì để có thể cho ông lão. Cô lại gần và cầm tay ông lão giữa ngày đông giá rét, xin lỗi ông vì không có gì cho ông. Nhưng ông cụ đã nói rằng: "Cháu đã cho ông rất nhiều rồi”. Và cái cô gái cho ông lão, có lẽ ai cũng hiểu, đó là hơi ấm của tình người. Mỗi người trong chúng ta nhiều khi không thể lựa chọn số phận cũng như cuộc sống của mình. Vì vậy, sự sẻ chia là vô cùng cần thiết. Nó làm cho chúng ta cảm thấy ấm áp hơn, làm cho người với người gần nhau hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta nên biết quan tâm, chia sẻ với những người xung quanh mình. Khi bạn bè có chuyện buồn, chúng ta nên hỏi thăm, động viên để bạn bớt buồn, cũng như cố gắng phấn đấu trong tương lai.

Cho và nhận phải luôn song hành với nhau trong cuộc sống, ta cho đi và ta cũng có quyền nhận lại. Cuộc sống luôn công bằng với tất cả chúng ta, ta cho đi tiền bạc ta nhận lại lòng kính trọng và biết ơn, ta cho đi nụ cười ta nhận lại nụ cười, ta cho đi lòng yêu thương ta nhận lại ấm áp. Cho đi không phải là khó nhưng cho đi phải thật lòng khi đó người nhận mới cảm thấy vui và thoải mái. Mọi người thường nói: cho đi là nhận lại gấp trăm lần bởi khi cho đi thì hạnh phúc và niềm vui của người ấy sẽ khiến mình vui lây và cảm thấy mọi thứ trở nên tươi đẹp hơn khi tạo ra sắc hồng cho cuộc sống. Cho và nhận trước hết là những cử chỉ cao đẹp của con người với con người. Cho và nhận khiến cuộc sống ấm áp hơn. Đối với những người ăn xin, một vài nghìn tiền lẻ cũng là một điều gì đó vô cùng to tát. Hay một nụ cười thân thiện với một con người đang rơi vào hoàn cảnh lạc lỏng là một hơi ấm sưởi ấm những trái tim cô đơn. Cuộc sống là vậy, cho đi thật ra vô cùng đơn giản, chẳng cần toan tính gì cứ thế cho đi đó chính là những điều chân thành nhất.

Trong cuộc sống của chúng ta, vẫn tồn tại những tấm lòng cao cả chỉ biết cho đi và không cần nhận lại một điều gì. Đó là các Mạnh Thường Quân gửi tiền quyên góp nhưng không để lại tên tuổi, đó là những người ngã xuống hi sinh thầm lặng để bảo vệ tổ quốc… Tuy nhiên, cũng có rất nhiều sống theo một lối sống ích kỉ, chỉ biết nhận mà không muốn cho. Họ không quan tâm đến chuyện gì, cũng như không quan tâm đến những người xung quanh. Trong cuộc sống, nếu con người ta cạnh tranh để sống thì cho đi không được hiểu theo cái nghĩa đơn thuần nữa mà nó giống như một sự trao đổi. Cho đi thì ít nhưng muốn nhận lại thật nhiều. Vì danh lợi, vì tiền tài, vì những thứ vật chất tầm thường mà họ bóp méo hai chữ cho và nhận theo đúng nghĩa của nó. Mỗi chúng ta phải biết cho đi như chính cái nghĩa của chúng, luôn phải xuất phát từ tấm lòng, từ tình thương.

Trong cuộc sống này, không phải ai cũng may mắn, vì vậy ai ai trong chúng ta cũng phải biết cho đi, hãy cho rồi hãy nghĩ đến việc nhận. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng. Để làm gì, em biết không? Để gió cuốn đi…”. Sống trong cuộc sống này, mỗi người chúng ta cần phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Phải cho đi rồi mới nghĩ đến chuyện nhận lại, trao yêu thương để nhận lại yêu thương sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Hãy cho đi rồi sẽ được nhận lại, không nhận gì thì cũng đã được cho.

Có thể bạn quan tâm:Nghị luận về ý nghĩa của sự đồng cảm, sẻ chia giữa con người với con người

Nghị luận ý nghĩa củaviệc cho đi - Mẫu 3:

Trong cuộc sống của mỗi chúng ta ai cũng có lúc gặp những khó khăn, trở ngại những lúc như vậy chúng ta cần được người khác giúp đỡ, để vượt qua những khó khăn thử thách.

Giữa những lo toan bộn bề của cuộc sống tình yêu thương cần phải chia sẻ, giúp đỡ cho nhau dù là nhỏ bé nhưng nó sẽ mang lại những thành tựu vô cùng lớn. Cho đi yêu thương sẽ nhận về những yêu thương đó chính là quy luật tồn tại bao lâu nay của cuộc sống. Là quy luật nhân quả của xã hội con người.

Cho là gì? Cho là một hành động thể hiện sự cảm thông, thương xót, sự sẻ chia của mình với những con người, những số phận gặp hoàn cảnh khó khăn hơn mình cần được giúp đỡ. Hành động cho đi cần phải xuất phát từ trái tim của người cho có như vậy hành động này mới thể hiện đúng hết ý nghĩa thiêng liêng, đáng quý của nó.

Nhận là gì? Nhận chính là hành động được đáp trả, được nhận về yêu thương, sự quan tâm chia sẻ, giúp đỡ của người khác dành cho mình. Cho và nhận là hai mảnh ghép gắn bó với nhau trong cuộc sống. Trong mỗi chúng ta ai cũng có lúc cho đi và có lúc được nhận về. Bởi cho và nhận là những điều không thể thiếu trong cuộc sống.

Tác giả Tố Hữu đã từng có câu thơ rất hay rằng “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” hay “Người với người sống để yêu nhau”. Nếu con người trong cộng đồng sống quá ích kỷ chỉ biết tới quyền lợi, lợi ích của mình mà không quan tâm yêu thương những người xung quanh mình, không quan tâm tới cộng đồng, thì xã hội chúng ta sẽ ra sao.

Xã hội chúng ta khi đó sẽ chỉ là một xã hội ích kỷ, đấu tranh, hận thù, căm ghét lẫn nhau không có sự yêu thương, đồng cảm, giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển. Một xã hội như vậy chẳng khác nào những con rô bốt vô tri vô giác.

Xung quanh chúng ta có rất nhiều mảnh đời những số phận hoàn cảnh éo le, cần sự giúp đỡ của chúng ta. Vì vậy, con người chúng ta hãy mở lòng mình ra để chia sẻ với những số phận kém bất hạnh đó. Khi chúng ta làm được một việc có ích, mang niềm vui cho người khác bản thân chúng ta cũng thấy trái tim mình ấm áp hơn. Khi chúng ta cho đi yêu thương chúng ta nhận được sự bình yênnhận được niềm vui trong cuộc sống hành động ý nghĩa của mình. Đó là ý nghĩa của việc cho và nhận.

Mỗi chúng ta hãy biết chia sẻ, yêu thương giúp đỡ người khác để nhận được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn mình. Đó chính là niềm vui mà mỗi người chúng ta dễ dàng tìm được trong cuộc sống vô thường này.

-/-

Qua một số bài văn mẫu nghị luận về ý nghĩa của việc cho đi trong cuộc sống trên đây, hi vọng đãgiúp cho các bạn có thêmnhững ý tưởng hay cho nội dung bài nghị luậncủa mình. Tham khảo thêm các bài văn hay khác tại mục tài liệu Văn mẫu lớp 12do Đọc Tài Liệu sưu tầm, tổng hợp để tự rèn luyện kỹ năng làm văn. Chúc các bạn học tốt !


Các đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn

THPT Sóc Trăng Send an email
0 14 phút

Cuốn sáchNếu biết trăm năm là hữu hạn của tác giảPhạm Lữ Ân là một trong tài liệu khá hay về cuộc sống, đưa tới cho người đọc nhiều cung bậc cảm xúc. Đây là một trong những nội dung được thầy cô yêu thích và đưa vào phần Đọc hiểu của các đề thi, đề kiểm tra.Để giúp bạnhiểu rõ ràng và sâu sắc hơn về các dạng đề đọc hiểu liên quan đếntác phẩmnày, cùng THPT Sóc Trăng tham khảo một số đề đọc hiểu và xem gợi ý đáp án của từng đề bạn nhé:

Nội dung

  • 1 Tổng hợp đề đọc hiểu Nếu biết trăm năm là hữu hạn
    • 1.1 Đề số 1
    • 1.2 Đề số 2
    • 1.3 Đề số 3
    • 1.4 Đề số 4

Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 có đáp án [Đề 6]

Trang trước Trang sau

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia

Năm học 2021

Bài thi môn: Ngữ văn

Thời gian làm bài: 120 phút

[không kể thời gian phát đề]

Link tải PDF Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Văn năm 2021 có đáp án [Đề 6]

Đọc đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Trong dòng đời vội vã có nhiều người dường như đã quên đi tình nghĩa giữa người với người. Nhưng đã là cuộc đời thì đâu phải chỉ trải đầy hoa hồng, đâu phải ai sinh ra cũng có được cuộc sống giàu sang, có được gia đình hạnh phúc toàn diện mà còn có nhiều mảnh đời đau thương, bất hạnh cần chúng ta chia sẻ, giúp đỡ. Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác. Đó chính là sự cho và nhận trong cuộc đời này.

“Cho” và “nhận” là hai khái niệm tưởng chừng như đơn giản nhưng số người có thể cân bằng được nó lại chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói “những ai biết yêu thương sẽ sống tốt đẹp hơn” hay “đúng thế, cho đi là hạnh phúc hơn nhận về”. Nhưng tự bản thân mình, ta đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm lại là hai chuyện hoàn toàn khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và để trái tim có những nhịp đập yêu thương.

Cuộc sống này có quá nhiều điều bất ngờ nhưng cái quan trọng nhất thực sự tồn tại là tình yêu thương. Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi.

[Trích- Lời khuyên cuộc sống, nguồn Internet]

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn bản [0,5 điểm]

Câu 2: Nội dung chính của đoạn văn bản là gì? [0,5 điểm]

Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng “Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thật sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của chính bản thân mình”?[1,0 điểm]

Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan điểm “Chúng ta đâu chỉ sống riêng cho mình, mà còn phải biết quan tâm tới những người khác” hay không? ”?[1,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ] trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu trong phần đọc - hiểu : “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”

Câu 2[5,0 điểm]

Trong tùy bút Người lái đò Sông Đà, nhà văn Nguyễn Tuân đã có những lần miêu tả dòng Sông Đà:

Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lí đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhú lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tịnh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươu cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giật mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái - Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng nói riêng của con vật lành: “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương?”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “ Dải Sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” [Tản Đà]. Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên.

[Nguyễn Tuân - Người lái đò Sông Đà, Ngữ văn 12, Tập 1]

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp dòng Sông Đà trong đoạn văn trên, từ đó nhận xét về cái tôi tài hoa, uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

I. ĐỌC- HIỂU [3,0 điểm]

Câu 1: [0,5đ Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận.

Câu 2: [0,5đ] Nội dung chính: Bàn về mối quan hệ giữa cho và nhận của con người trong cuộc sống.

Câu 3:[1đ] Vì: đó là sự “cho” đi xuất phát từ tấm lòng, từ tình yêu thương thực sự, không vụ lợi, không tính toán hơn thiệt. Khi đó cái ta nhận lại sẽ là niềm vui, hạnh phúc thực sự.

Câu 4: [1đ]

-Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình nhưng cần có cách lí giải hợp lí, lôgich, đúng chuẩn mực.

+ Đồng tình hoặc không đồng tình

+ Lí giải hợp lí, lôgich, đúng chuẩn mực.

II. LÀM VĂN [7,0 điểm]

Câu 1 [2,0 điểm]:

Viết một đoạn văn [khoảng 200 chữ ] trình bày suy nghĩ về về ý kiến được nêu trong phần đọc-hiểu : “Sống không chỉ là nhận mà còn phải biết cho đi”.

a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn

Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân- hợp, móc xích hoặc song hành.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống.

c. Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao thác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:

*Giải thích

Cho : là sự san sẻ, giúp đỡ, quan tâm, yêu thương người khác xuất phát từ cái tâm, từ tấm lòng.

Nhận: là sự đền ơn, là được đáp lại những điều tốt đẹp.

=> Câu nói nhấn mạnh mối quan hệ giữa cho và nhận trong cuộc sống con người, đặc biệt là phải biết cho đi nhiều hơn.

*Bàn luận

- Con người cho đi nhiều sẽ nhận lại được nhiều điều tốt đẹp hơn. Cái cho đi đa dạng phong phú cả giá trị vật chất lẫn tinh thần.

- Cho đi một cách chân thành những gì tốt đẹp nhất mà không hề hi vọng nhận lại bạn đã đem đến niềm vui và hạnh phúc, giảm bớt sự khốn khó, bất hạnh cho người khác đồng thời đem đến sự thanh thản, hạnh phúc cho chính mình.

- Phê phán những con người sống ích kỉ, cá nhân, vụ lợi, chỉ mong đợi nhận được của người khác mà không hề biết cho đi.

*Bài học:

- Đây là lời khuyên về lối sống đẹp, biết yêu thương, sẻ chia.

- Cần luôn cố gắng rèn luyện hoàn thiện bản thân mình giàu có về vật chất và tinh thần để có thể cho đi nhiều hơn.

Câu 2[5,0 điểm]

Cảm nhận về vẻ đẹp dòng sông Đà qua đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò Sông Đà, từ đó nhận xét cái tôi tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được tác giả, tác phẩm; Thân bài triển khai được các luận điểm thể hiện cảm nhận về đoạn văn; Kết bài khái quát được toàn bộ nội dung nghị luận.

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Cảm nhận đoạn văn trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân từ đó nhận xét cái tôi tài hoa uyên bác của nhà văn Nguyễn Tuân.

c. Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Khái quát chung về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận.

* Cảm nhận vẻ đẹp dòng sông Đà qua đoạn văn:

- Nội dung: đoạn văn miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Đà:

+Thác ghềnh lúc này chỉ còn là nỗi nhớ. Thuyền tôi trôi...câu văn mở đầu toàn thanh bằng gợi cảm giác lâng lâng, mơ màng; phép điệp “thuyền tôi trôi....lặng tờ, thuyền tôi trôi...không bóng người, thuyền tôi trôi....lững lờ” nhắc lại trùng điệp như một điểm nhấn của cảm xúc, cảm giác làm cho đoạn văn như một dòng cảm giác, cảm xúc cứ tràn đi, lan toả, bâng khuâng.

+ Con sông bây giờ không hẳn chỉ là của hiện tại, mà nó trôi ngược về quá khứ. Bởi người ngắm nó - người đang lênh đênh giữa dòng sông, đang chìm trong hoài niệm, mạch cảm xúc bơi ngược về với lịch sử dân tộc “Hình như từ đời Lí, đời Trần đời Lê, quãng sông này cũng lặng lờ đến thế mà thôi”.

+ Thiên nhiên hài hòa mang vẻ đẹp trong trẻo, nguyên sơ, kì thú được cảm nhận bằng hệ thống hình ảnh phù hợp, hô ứng với nhau để tạo cảm giác, ấn tượng về vẻ hoang sơ và tĩnh lặng của không gian: đó là những hình ảnh non tơ nhất, tươi tắn và tinh khiết nhất như lá ngô non đầu mùa, búp cỏ gianh đồi núi, vạt cỏ gianh với những nõn búp đẫm sương đêm, con hươu thơ ngộ, đàn cá dầm xanh... Trong không gian ấy, ngay cả một âm thanh rất hiện đại là tiếng còi tàu cùng được cổ tích hoá, huyền thoại hoá: tiếng còi sương. Trong một không gian như thế, sự tương giao giữa lòng người và tạo vật là một tất yếu nên một người khách sông Đà đã nghe được câu hỏi của con hươu thơ ngộ về sự tồn tại của một tiếng còi sương.....

+ Nguyễn Tuân đã trải lòng mình ra với dòng sông, hoá thân vào nó để lắng nghe và xúc động: “Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đò đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”. Qua mỗi dặm đường đất nước, nhà văn đều thấy cảnh vật và con người gắn quyện với nhau rất chặt chẽ. Yêu sông Đà cũng chính là yêu Tổ quốc và yêu con người Việt Nam.

-Nghệ thuật:

+Giọng văn vừa trang trọng, trầm lắng, vừa da diết bâng khuâng vì thế tràn đầy xúc cảm. Từng câu, từng chữ, từng nhịp đi của hơi văn đều làm lộ ra cái dạt dào đó của cảm xúc.

+Ngôn ngữ chọn lọc, tinh tế và giàu khả nàng gợi cảm: Những từ “lặng tờ” “hoang dại”, “hồn nhiên”, “con hươu thơ ngộ”, “tiếng còi sương” được dùng rất đắt, có sức lột tả tính chất của hình tượng. Cách so sánh độc đáo: so sánh cái cụ thể với cái trừu tượng để trừu tượng hoá, thi vị hoá một hình ảnh cụ thể nhằm gây ấn tượng cảm giác hơn là gây ấn tượng thị giác “Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa “. Sức tưởng tượng phong phú khiến Nguyễn Tuân hình dung và mô tả được nỗi niềm của cả con sông và của cả những sinh vật sinh sống trên bờ sông ấy.

→ Đoạn văn đã góp phần quan trọng trong việc tái hiện vẻ đẹp trữ tình của Sông Đà, của thiên nhiên đất nước gấm vóc nên thơ đồng thời góp phần khẳng định tài năng của Nguyễn Tuân trong nghệ thuật viết tuỳ bút.

* Nhận xét cái tôi tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân:

+ Tài hoa: Ở lối viết uyển chuyển, linh hoạt; cách so sánh, liên tưởng nhiều tầng bậc, bất ngờ, độc đáo. Ông nhìn sự vật bằng con mắt của người họa sĩ, dưới góc độ thẩm mĩ; tài hoa thể hiện ở những rung động, say mê của nhà văn trước vẻ đẹp mĩ lệ của thiên nhiên đất nước.

+ Uyên bác: thể hiện ở cách nhìn và khám phá hiện thực theo chiều sâu, ở sự vận dụng kiến thức sách vở và các tri thức của đời sống một cách đa dạng, phong phú; ở sự giàu có về chữ nghĩa. Hình ảnh dòng sông Đà được nhà văn miêu tả, tái hiện một cách ấn tượng từ nhiều góc nhìn, với những chi tiết điển hình, tiêu biểu; những liên tưởng, so sánh bất ngờ, thú vị. Tất cả đều cho thấy khả năng quan sát và sử dụng ngôn ngữ hết sức điêu luyện của Nguyễn Tuân.

d. Chính tả, ngữ pháp

Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu

e. Sáng tạo:

Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.

Lưu ý: Giám khảo linh hoạt khi cho điểm. Khuyến khích điểm với những bài viết có sáng tạo. Điểm bài thi làm tròn đến 0,25.

Xem thêm các Đề ôn thi THPT Quốc gia môn Ngữ văn năm 2021 chọn lọc, có đáp án hay khác:

Trang trước Trang sau

Video liên quan

Chủ Đề