Việc làm toàn thời gian cố định là gì

Việc làm cố định [lump of labour] là quan điểm cho rằng chỉ có một lượng việc làm nhất định trong nền kinh tế, do vậy nếu cần ít người hơn để sản xuất ra một mức sản lượng nhận định, thất nghiệp sẽ tăng. Từ quan điểm đó có thể suy ra rằng những thay đổi về công nghệ theo hướng thay thế lao động phải làm tăng thất nghiệp. Lý thuyết này được coi là ngụy biện vì những lý do sau:

Nó giả định không đúng rằng nền kinh tế đã sản xuất đủ những sản phẩm mà xã hội mong muốn, do đó lao động bị thay thế ở một lĩnh vực nào đó không thể sử dụng ở một lĩnh vực khác của nền kinh tế để sản xuất thêm hàng hóa và dịch vụ; Tiến bộ về công nghệ tự nó làm nảy sinh nhu cầu về lao động - nó dẫn tới năng suất cao hơn, tiền lương cao hơn và cả sản phẩm mới, do đó làm tăng sức mua trong nền kinh tế và có tác dụng làm tăng sản lượng và công ăn việc làm.

[Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân]

Trong kinh tế, sai lầm về việc làm cố định là ý tưởng rằng có một số lượng công việc cố định - một lượng lao động - được thực hiện trong một nền kinh tế có thể được phân phối để tạo ra nhiều việc hơn hoặc ít hơn. Nó được coi là một sai lầm vào năm 1891 bởi nhà kinh tế David Frederick Schloss, người cho rằng số lượng công việc không cố định.

Thuật ngữ này bắt nguồn từ việc bác bỏ ý tưởng rằng việc giảm số giờ nhân viên được phép lao động trong ngày làm việc sẽ dẫn đến giảm tỷ lệ thất nghiệp. Thuật ngữ này cũng thường được sử dụng để mô tả niềm tin rằng tăng năng suất lao động, nhập cư, hoặc tự động hóa gây ra sự gia tăng thất nghiệp. Trong khi một số người tranh luận rằng người nhập cư thay thế công nhân của một nước, những người khác tin rằng đây là một sai lầm bằng cách tranh luận rằng số lượng công việc trong nền kinh tế không cố định và nhập cư làm tăng kích thước của nền kinh tế, do đó tạo ra nhiều việc làm hơn.

Làm việc linh hoạt là khái niệm dùng để chỉ cách sắp xếp chế độ làm việc phi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân phù hợp với người lao động hoặc đơn vị sử dụng lao động, trong đó thường sẽ bao gồm mức độ nhất định về khả năng làm việc từ xa tại nhà. Theo đó, chế độ làm việc linh hoạt được sử dụng để mô tả cho bất cứ sự sắp xếp làm việc nào khác ngoài chế độ làm việc truyền thống “8 giờ - 5 ngày”. Làm việc linh hoạt là chế độ làm việc hầu hết của các freelancer hiện nay.

CÁC HÌNH THỨC LÀM VIỆC LINH HOẠT

Đúng như tên gọi, làm việc linh hoạt nghĩa là công ty cho phép nhân viên được linh động hơn trong việc lựa chọn thời gian, địa điểm và cách thức làm việc. Theo đó sẽ có 3 nhóm làm việc chính là: Chỗ làm linh hoạt, thời gian linh hoạt và lịch trình linh hoạt.

Sau đây, hãy cùng với CareerBuilder.vn tham khảo một số hình thức làm việc linh hoạt phổ biến nhất:

- Làm việc trực tuyến hoặc làm việc từ xa/tại nhà. Với kiểu làm việc này, công ty sẽ không xác định hay quản lý địa điểm thực hiện nhiệm vụ hàng ngày của nhân viên. Loại công việc này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ của internet và công nghệ, chẳng hạn như VPN, email, ứng dựng trò chuyện trực tuyến/video conference, thiết bị di động và điện toán đám mây… Bạn có thể làm việc trực tuyến hoặc làm việc từ xa toàn thời gian hoặc vào một số ngày nhất định trong tuần.

- Điều chỉnh giờ làm việc. Kiểu linh hoạt này cho phép nhân viên được chủ động thay đổi giờ làm việc để phù hợp hơn với điều kiện và nhu cầu cá nhân. Ví dụ như công ty cho phép bạn được bắt đầu ngày làm việc vào bất cứ lúc nào trong khoảng từ 6 – 9 giờ sáng, miễn đảm bảo làm đủ 8 giờ/ngày. Hoặc công ty có thể cho phép nhân viên dành thời gian trong ngày làm việc để giải quyết việc cá nhân mà không bị phạt, miễn hoàn thành số giờ cần thiết theo yêu cầu mỗi tuần. Hoặc công ty có thể tạo ra nhiều lịch làm việc có giờ khác nhau để nhân viên lựa chọn theo nhu cầu riêng. Hoặc trường hợp cuối là công ty cho phép nhân viên được thực hiện công việc lúc nào tuỳ ý, miễn tất cả các nhiệm vụ được đáp ứng đúng chỉ tiêu và thời hạn.

- Công việc tự do/bán thời gian. Đây là lựa chọn tuyệt vời dành cho những nhân viên muốn làm việc với tổng số giờ mỗi tuần ít hơn quy định chung. Kiểu sắp xếp này càng đặc biệt có ý nghĩa khi công ty hoặc chủ doanh nghiệp không thể cung cấp đủ cho nhân viên tất cả hoặc một số lợi ích thường thấy. Cũng chính bởi lý do thiếu hụt quyền lợi này mà nhiều người đã chuyển sang hình thức làm việc bán thời gian.

- Giảm số ngày làm việc trong tuần nhờ vào “lịch làm việc nén”. “Nén” có nghĩa là bạn sẽ làm việc nhiều giờ hơn mỗi ngày và có nhiều ngày nghỉ hơn mỗi tuần. Chẳng hạn như công ty cho phép nhân viên của một số bộ phận được làm áp dụng chế độ làm 10 giờ trong 4 ngày/tuần, sau đó được nghỉ 3 ngày/tuần. Kiểu sắp xếp linh hoạt này có thể mang lại lợi ích cho nhiều người về mặt chăm sóc gia đình, chi phí đi lại và thời gian nghỉ ngơi.

- Chia sẻ công việc. Là một lựa chọn chưa phổ biến bằng các hình thức trên, nhưng chia sẻ công việc cũng là cách khá thuận tiện để giúp nhân viên đạt được tính linh hoạt trong công việc. Như tên gọi, đây là công việc toàn thời gian được chia sẻ cho hai hoặc nhiều người cùng thực hiện và chịu trách nhiệm. Các chi tiết có thể thực hiện theo cá nhân nhưng mỗi người chỉ thực hiện một phần công việc của tuần.

- Thời gian nghỉ linh hoạt. Xu hướng quản lý và hoạt động mới gần đây đã cho chúng ta thấy rằng nhiều tổ chức đang thử áp dụng ý tưởng cho nhân viên nghỉ phép không giới hạn. Kiểu sắp xếp này chỉ khả thi khi được cung cấp cùng với các yêu cầu cụ thể từ công ty, và nhân viên phải đáp ứng đầy đủ trước khi bước vào kỳ nghỉ. Tuy nhiên, đây rõ ràng là tuỳ chọn khá thú vị và hấp dẫn với nhiều người lao động. Đặc biệt khi các công ty biết cách tạo ra văn hoá động viên và khen thưởng cho các nhân viên thường đạt kết quả cao, bất kể họ đã làm trong bao nhiêu giờ.

LỢI ÍCH KHI ÁP DỤNG CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC LINH HOẠT

Trong quá khứ, nhiều công ty quan niệm rằng chế độ làm việc linh hoạt chỉ có lợi cho người lao động trẻ tuổi. Nhưng các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng nhân viên thuộc mọi lứa tuổi, ngành nghề đều mong muốn được áp dụng chế độ làm việc linh hoạt.

Đi sâu tìm hiểu bạn có thể nhận ra những tác động tích cực của nó, và đồng tình rằng chế độ làm việc linh hoạt sẽ mang lại hiệu quả cho cả đôi bên.

Các lợi ích quan trọng nhất với nhân viên chính là:

- Giảm áp lực và căng thẳng

- Tăng mức độ hài lòng về công việc

- Duy trì sức khoẻ tốt hơn

- Tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí đi lại hơn

Còn đối với công ty là:

- Giảm chi phí hành chính và quản lý

- Tăng tỷ lệ giữ chân nhân viên

- Tăng năng suất làm việc và khả năng sáng tạo của nhân viên nhờ vào cảm giác hài lòng vì được tự do, thoải mái

- Cải thiện hoạt động tuyển dụng nhân sự, về cả mục tiêu tìm kiếm và thu phục nhân tài

- Thúc đẩy và khuyến khích xu hướng “môi trường làm việc xanh”, do giảm tiêu hao nhiên liệu cho việc đi lại hoặc giảm mức tiêu dùng các nguồn năng lượng như điện, nước.

Làm việc thời gian cố định là gì?

Việc làm cố định [lump of labour] là quan điểm cho rằng chỉ có một lượng việc làm nhất định trong nền kinh tế, do vậy nếu cần ít người hơn để sản xuất ra một mức sản lượng nhận định, thất nghiệp sẽ tăng.

Toàn thời gian tạm thời là gì?

- Toàn thời gian tạm thời: Những nhân viên này có lịch trình làm việc thường xuyên ít nhất 40 giờ mỗi tuần làm việc trong tối đa 90 ngày. Theo yêu cầu của người quản lý điều hành, nhân viên có thể tiếp tục làm việc thêm tối đa 90 ngày.

Làm việc bán thời gian là như thế nào?

Bán thời gian hay part time có nghĩa là một hoạt động hay công việc nào đó chỉ được thực hiện trong khoảng thời gian ngắn hơn số giờ thông thường. Công việc bán thời gian là chỉ công việc làm thêm. Đối tượng chính lựa chọn hình thức làm thêm này là học sinh, sinh viên, nội trợ, mẹ bỉm sữa…

Tình trạng công việc toàn thời gian là gì?

Công việc toàn thời gian có nghĩa là một người làm việc 40 giờ/tuần nhưng cũng có thể hiểu là làm việc từ 30 đến 40 giờ/tuần. Nhân viên làm việc toàn thời gian thường làm việc theo ca và có thể làm ngoài giờ hành chính bình thường. Các ca làm việc được cố định thời gian hoặc thay đổi theo tuần.

Chủ Đề