Việt nam có bao nhiêu kênh truyền hình

[TNO] Thông tin trên được ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin - Truyền thông cho biết tại buổi họp báo thường kỳ của Chính phủ diễn ra chiều nay [25.4].

Quy hoạch báo chí là nhạy cảm

Ông Son cho biết: “Quy hoạch báo chí là quy hoạch nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân trong ngành báo chí. Hiện nay Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình báo chí, với hơn 800 cơ quan. Đặc biệt chưa nước nào có nhiều đài truyền hình như VN, với hơn 300 kênh phát thanh, truyền hình phát sóng hàng ngày. Việt Nam cũng được coi là quốc gia có tự do báo chí”.

Một chương trình được phát trên sóng truyền hình

Vì số lượng nhiều nên theo ông Son sẽ không tránh khỏi tình trạng trùng lắp. Dự thảo quy hoạch báo chí đã triển khai trong quá trình dài, qua nhiều cấp. Trước đây Thủ tướng đã giao cho Bộ Thông tin - Truyền thông xây dựng vào năm 2013 và đã cho ý kiến vào dự thảo. Theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, đây là văn bản cá biệt có lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương nhưng không lấy ý kiến của tất cả các cơ quan báo chí. Do tính chất quan trọng của nó nên Ban cán sự Đảng Chính phủ đã trình Bộ Chính trị và Bộ Chính trị cũng không có yêu cầu lấy ý kiến tất cả các đối tượng. Vẫn theo Bộ trưởng Nguyễn Bắc Son, Chính phủ đã trình Bộ Chính trị 2 lần. Lần thứ nhất, Bộ Chính trị đã yêu cầu Chính phủ tiếp tục hoàn thiện đề án và ngày 7.11.2014 đã xem xét lại lần thứ 2. “Nhưng đây là vấn đề hệ trọng, nhạy cảm, cấp bách, có tác động đến nhiều cơ quan, đối tượng nên Bộ Chính trị yêu cầu Ban cán sự Đảng Chính phủ trình ra Trung ương. Hiện nay, Trung ương đã có ý kiến”, ông Son nói và cho biết, Ban Chấp hành Trung ương đã giao cho Chính phủ tiếp thu ý kiến Trung ương, hoàn thiện bản đề án. Khi ban hành Đề án, sẽ công khai cho các đối tượng.

[Mic.gov.vn] -

Theo Thông tư mới được Bộ TT&TT ban hành, cả nước có 70 kênh chương trình truyền hình thiết yếu, giảm 3 kênh so với quy định trước đây. Trong đó có 7 kênh chương trình truyền hình thiết yếu quốc gia và 63 kênh chương trình truyền hình thiết yếu của địa phương.

VTV1 là kênh truyền hình thiết yếu quốc gia.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn vừa ký ban hành Thông tư số 18/2016/TT-BTTTT quy định về danh mục kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và của địa phương.

Theo Thông tư mới được ban hành, cả nước có 70 kênh chương trình truyền hình thiết yếu. Bao gồm, 7 kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia, gồm: VTV1, VTC1, Vnews, ANTV, QPVN, QHVN và Nhân dân.

Danh mục các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương bao gồm 63 kênh thời sự - chính trị tổng hợp của 63 đài PT-TH trực thuộc 63 tỉnh, thành phố.

Thông tư này áp dụng đối với các cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình, các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình.

Kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia là kênh chương trình của cơ quan báo chí có giấy phép hoạt động truyền hình đáp ứng các điều kiện sau:

Có tôn chỉ, mục đích là thời sự - chính trị tổng hợp hoặc có tôn chỉ, mục đích, nội dung chuyên biệt, bảo đảm phục vụ yêu cầu thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, an ninh, quốc phòng của quốc gia.

Phải đảm bảo thời lượng phát sóng kênh chương trình đạt tối thiểu 18 giờ/ngày; thời lượng chương trình tự sản xuất đạt tối thiểu 40% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh chương trình. Trong đó, đảm bảo thời lượng chương trình tự sản xuất mới phải đạt 50% thời lượng các chương trình tự sản xuất.

Kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của địa phương là kênh chương trình truyền hình trực thuộc cơ quan báo chí thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có giấy phép hoạt động truyền hình đáp ứng các điều kiện sau: Có tôn chỉ mục đích là thời sự - chính trị tổng hợp, bảo đảm phục vụ yêu cầu thông tin, tuyên truyền các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương.

Phải đảm bảo thời lượng phát sóng kênh chương trình đạt tối thiểu 15 giờ/ngày, thời lượng chương trình tự sản xuất đạt tối thiểu 20% tổng thời lượng phát sóng trong 1 ngày của kênh chương trình. Trong đó, bảo đảm thời lượng chương trình tự sản xuất mới phải đạt 50% thời lượng các chương trình tự sản xuất mới.

Các cơ quan báo chí có kênh chương trình thuộc danh mục chương trình truyền hình thiết yếu có trách nhiệm bảo đảm nguồn tín hiệu phát sóng kênh chương trình để các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình thu, truyền dẫn, tiếp phát và cung cấp đến người sử dụng hoặc thuê bao đạt chất lượng.

Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/8/2016 và thay thế Thông tư số 09/2012/TT-BTTTT ngày 6/7/2012 của Bộ TT&TT.

Đài Truyền hình Việt Nam có bao nhiêu kênh?

ĐÀI TRUYỀN HÌNH VIỆT NAM [VTV] - 6 kênh quảng bá toàn quốc, 5 kênh quảng bá khu vực, hàng trăm kênh truyền hình trả tiền. - Hơn 120.000 giờ phát sóng các kênh quảng bá, hơn 15.000 giờ phát sóng vệ tinh mỗi năm. - 5 trung tâm khu vực và 8 cơ quan thường trú THVN tại nước ngoài. - Hơn 4.000 nhân sự.

Truyền hình Việt Nam ra đời năm bao nhiêu?

Đài Truyền hình Việt Nam.

Hiện nay có bao nhiêu đài truyền hình?

Hiện nay, cả nước có 67 Đài Phát thanh, Truyền hình trung ương và địa phương, trong đó: 03 Đài phủ sóng toàn quốc: Đài Tiếng nói Việt Nam [VOV], Đài Truyền hình Việt Nam [VTV] và Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC.

VTV có ý nghĩa là gì?

- Đài Truyền hình Việt Nam có tên viết tắt tiếng Việt là THVN; tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Vietnam Television, viết tắt là VTV.

Chủ Đề