Vợ ông đỗ văn tiến là ai

Dinh thự Thành Thắng Palace tại Ninh Bình khiến ai đi qua cũng phải ngước nhìn. Xa hoa, lộng lẫy và bề thế!

Người ta gọi nó là lâu đài và kháo nhau rằng xây dựng nó tốn cả nghìn tỷ đồng. Dĩ nhiên, tất thảy về tò mò về chủ nhân của toà lâu đài ấy. Họ tin rằng, dám chi ra cỡ ấy để làm nhà thì gia sản của vị chủ nhân này phải gấp nhiều lần hơn nữa.

Vị chủ nhân ấy là ông Đỗ Văn Tiến [SN 1964] - 'đại gia' số má trong ngành xi măng: Chủ tịch HĐQT Thành Thắng Group.

Theo tìm hiểu của VietTimes, hệ sinh thái Thành Thắng Group có hạt nhân là CTCP Đầu tư Thành Thắng Group [Đầu tư Thành Thắng], được thành lập vào tháng 8/2005, có hoạt động chính trong lĩnh vực khai thác và chế biến vật liệu xây dựng.

Cuối năm 2013, sau khi nhận bàn giao Nhà máy xi măng Thanh Liêm từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam, Thành Thắng Group đã phát triển thêm mảng sản xuất xi măng với pháp nhân là CTCP Xi măng Thành Thắng Group [Xi măng Thành Thắng].

Thành Thắng Group hiện đã đầu tư 3 dây chuyền sản xuất xi măng. Mới nhất là dây chuyền số 3 có công suất 2,3 triệu tấn/năm, dự kiến vận hành sau năm 2021. Dây chuyền số 2 có quy mô 60 ha, tổng mức đầu tư gần 5.000 tỉ đồng, đã hoàn thành và đi vào vận hành từ năm 2017.

Ngoài sản xuất xi măng, Thành Thắng Group hiện còn mở rộng hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác như: Kinh doanh thương mại, dịch vụ khách sạn, cầu cảng, …

Thành Thắng Group làm ăn thế nào?

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, Đầu tư Thành Thắng và Xi măng Thành Thắng trong giai đoạn 2017 - 2019 đều ghi nhận cả nghìn tỉ doanh thu, tuy nhiên kết quả lợi nhuận của 2 doanh nghiệp này lại khiến nhiều người bất ngờ về sự khiêm tốn.

Cụ thể, tính đến cuối tháng 11/2018, Đầu tư Thành Thắng có vốn điều lệ 2.280 tỉ đồng, trong đó ông Đỗ Văn Tiến nắm cổ phần chi phối với tỷ lệ sở hữu 99,556% vốn điều lệ. Phần vốn còn lại được sở hữu bởi 2 cổ đông cá nhân khác là ông Đỗ Văn Tuyên [0,12%] và ông Đỗ Văn Thành [0,3%].

Cập nhật đến cuối tháng 9/2020, Đầu tư Thành Thắng nâng vốn điều lệ lên đạt 2.913 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sở hữu tại thời điểm này không được công bố.

Trong giai đoạn 2017 – 2019, Đầu tư Thành Thắng đều đặn ghi nhận lợi nhuận thuần đạt từ 1.300 – 1.500 tỉ đồng/năm, nhưng lợi nhuận chỉ mang tính tượng trưng. Như năm 2019, công ty này báo lãi vỏn vẹn 0,76 tỉ đồng.

Còn Xi măng Thành Thắng, tính đến tháng 4/2015, công ty này có vốn điều lệ 999 tỉ đồng, gồm 3 cổ đông sáng lập là Đầu tư Thành Thắng [nắm giữ 97,09% vốn điều lệ], ông Đỗ Văn Tiến [2,32%] và ông Đỗ Văn Thắng [0,58%].

Cập nhật đến tháng 8/2020, Xi măng Thành Thắng có vốn điều lệ 3.960 tỉ đồng, cơ cấu cổ đông và tỷ lệ sở hữu không được công bố.

Dữ liệu của VietTimes cho thấy, vài năm gần đây, Xi măng Thành Thắng liên tục ghi nhận doanh thu tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên do liên tục đầu tư dây chuyền sản xuất, 2 năm 2017 và 2018 công ty này đã phải chịu lỗ nặng.

Cụ thể, năm 2017 và 2018, doanh thu thuần của Xi măng Thành Thắng lần lượt đạt 1.026 tỉ đồng và 2.200 tỉ đồng, lỗ thuần tương ứng ở mức 60,4 tỉ đồng và 261 tỉ đồng.

Năm 2019, Xi măng Thành Thắng ghi nhận doanh thu thuần đạt 3.207 tỉ đồng, tăng 45% so với năm trước; báo lãi thuần ở mức 4,9 tỉ đồng.

Trong ngành xi măng tại khu vực Hà Nam – Ninh Bình, doanh thu năm 2019 của Thành Thắng Group chỉ xếp sau Xi măng Xuân Thành với doanh thu gần 8.000 tỉ đồng và Vissai Ninh Bình khoảng 5.200 tỉ đồng.

Tại ngày 31/12/2019, quy mô tổng tài sản của Xi măng Thành Thắng đạt 11.382 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu ở mức 2.458 tỉ đồng, tăng trưởng lần lượt 55,8% và 57,7% so với thời điểm đầu năm./.

Chú rể trong đám cưới tổ chức ở lâu đài dát vàng tại Ninh Bình mới đây là con ông Đỗ Văn Tiến. Ông này sở hữu 2 công ty vật liệu xây dựng, tổng doanh thu năm 2019 gần 4.500 tỷ.

Những ngày qua, hình ảnh về một đám cưới xa hoa được tổ chức trong tòa lâu đài ở tỉnh Ninh Bình gây xôn xao. Tòa lâu đài có tên Thành Thắng với trần dát vàng và phòng nghe nhạc có sức chứa 300 khán giả; khuôn viên công trình rộng 10.000 m2, mặt sàn tòa lâu đài chính 6 tầng rộng khoảng 2.000 m2.

Chú rể trong đám cưới là con trai của ông Đỗ Văn Tiến, ông chủ Thành Thắng Group. Đơn vị này đang nắm trong tay hai công ty vật liệu xây dựng là CTCP Đầu tư Thành Thắng Group và CTCP Xi măng Thành Thắng.

Đại gia khai thác đá, xi măng

Thành Thắng Group được thành lập năm 2005, ban đầu chỉ có một công ty là Đầu tư Thành Thắng Group hoạt động trong lĩnh vực “khai thác và chế biến vật liệu xây dựng” đóng trên địa bàn xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Ông Đỗ Văn Tiến là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty, sở hữu 99,56% cổ phần.

Đến nay, ngành nghề kinh doanh chính của Đầu tư Thành Thắng Group là khai thác đá, cát, sỏi, đất sét. Bên cạnh đó, doanh nghiệp này đăng ký 21 ngành nghề kinh doanh khác gồm bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng; phá dỡ; chuẩn bị mặt bằng; dịch vụ tắm hơi, massage và các dịch vụ tăng cường sức khỏe tương tự [trừ hoạt động thể thao]; dịch vụ lưu trú ngắn ngày… Tổng số nhân sự là 200 người.

Lâu đài Thành Thắng tại tỉnh Ninh Bình, nơi diễn ra đám cưới của con trai ông Đỗ Văn Tiến. Ảnh: P.L.T.

Ngày 21/11/2013, Thành Thắng Group nhận bàn giao Nhà máy xi măng Thanh Liêm từ Cục thi hành án dân sự tỉnh Hà Nam và phát triển thêm ngành nghề sản xuất xi măng.

Công ty cổ phần Xi măng Thành Thắng thuộc Thành Thắng Group được thành lập vào cuối năm 2013, có trụ sở chính tại xã Thanh Nghị, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Ông Đỗ Văn Tiến là Chủ tịch HĐQT của công ty, sở hữu 2,5% cổ phần.

Ngành nghề kinh doanh chính của Xi măng Thành Thắng là sản xuất xi măng, vôi và thạch cao. Ngoài ra, còn sản xuất bê tông và các sản phẩm từ bê tông, xi măng và thạch cao; kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê; chuẩn bị mặt bằng…

Thu gần 4.500 tỷ/năm

Hai công ty mà ông Đỗ Văn Tiến làm Chủ tịch HĐQT có tổng doanh thu 4.300 tỷ đồng trong năm 2019. Cụ thể, doanh thu thuần của Đầu tư Thành Thắng Group đạt 1.287 tỷ đồng, giảm gần 14% so với năm 2018, tương đương giảm 204 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp cũng giảm từ 168 tỷ đồng năm 2018 xuống còn gần 63 tỷ đồng năm 2019.

Trước đó, vào năm 2017, doanh thu thuần của doanh nghiệp đạt 1.453 tỷ đồng, lãi gộp là 124 tỷ đồng. Có thể thấy mỗi năm Đầu tư Thành Thắng Group thu về gần 1.300-1.500 tỷ đồng nhưng lợi nhuận không đáng kể.

DOANH THU THUẦN 2 CÔNG TY CỦA ÔNG ĐỖ VĂN TIẾN

Nhãn 2017 2018 2019
Đầu tư Thành Thắng Group tỷ đồng 1.453 1.491 1.287
Xi măng Thành Thắng
1.026 2.2 3.207

Trong khi đó, nguồn thu của Xi măng Thành Thắng tăng mạnh trong giai đoạn 2017-2019. Từ 1.026 tỷ đồng năm 2017, doanh thu thuần của doanh nghiệp tăng lên 2.200 tỷ đồng năm 2018, tức tăng 14,5% và đạt mức 3.027 tỷ đồng trong năm 2019, tức tăng 37,5%.

Lãi gộp cũng vì thế mà biến động đi lên từ 113 tỷ đồng năm 2017, lên 432 tỷ đồng năm 2018 và đạt 880 tỷ đồng năm 2019. So với các công ty trong ngành xi măng tại Việt Nam, Xi măng Thành Thắng có tỷ lệ doanh thu/lợi nhuận gộp trong năm 2019 tương đối tốt.

Có thể kể đến Công ty cổ phần Xi măng Hà Tiên 1 đạt doanh thu 8.839 tỷ đồng năm 2019, lợi nhuận gộp đạt 1.561 tỷ đồng; doanh thu Công ty cổ phần Xi măng Xuân Thành đạt 7.748 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 1.879 tỷ đồng; doanh thu Công ty Xi măng Nghi Sơn đạt 5.515 tỷ đồng, lợi nhuận gộp đạt 798 tỷ đồng.

Tháng 9/2020, Xi măng Thành Thắng tăng vốn điều lệ từ 1.880 tỷ đồng lên 3.960 tỷ đồng. Cũng trong giai đoạn này, Đầu tư Thành Thắng Group tăng vốn từ 1.680 tỷ đồng lên 2.913 tỷ đồng.

Tại thời điểm cuối năm 2019, tổng tài sản trên sổ sách của Xi măng Thành Thắng ghi nhận 11.382 tỷ đồng, tại Đầu tư Thành Thắng Group là 4.271 tỷ đồng.

Chủ tài khoản FB Xuân Hưng cho biết, đó là lâu đài Thành Thắng hay còn gọi là lâu đài ‘cha - con’, hai lâu đài con ở hai bên, chính giữa là lâu đài ‘cha’. Hai lâu đài con đã hoàn thành và đi vào sử dụng được vài năm rồi, còn lâu đài ‘cha’ thì đang trong quá trình hoàn thiện. Đây được coi là công trình hoành tráng nhất ở tỉnh Ninh Bình.

Theo Báo Đất Việt số ra ngày 22/6/2016, vượt qua mốc nối giữa vùng “chiêm khê, mùa thối” Hà Nam sang Ninh Bình, bám quốc lộ 1A đến địa phận xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn khách phương xa đã thấy bỏng mắt vì trầm trồ trước sự nguy nga, tráng lệ của hai tòa lâu đài “sinh đôi”, lâu đài anh, lâu đài em Thành Thắng.

Chủ nhân của tòa lâu đài là ông Đỗ Văn Tiến vốn có hai người con trai là Thành và Thắng nên ưu ái không chỉ đặt tên Tổng công ty mình là Thành Thắng mà còn đặt tên hai dinh thự đặc biệt cũng tên là Thành Thắng.

Đã từ lâu, ông nung nấu ý định xây dựng một cơ ngơi để đời cho hai cậu con trai với ý tưởng là hai tòa lâu đài có kiến trúc tương tự nhau, tựa vào nhau theo thế ỷ dốc để mong sao cho chúng cùng chung lưng, đấu cật gắng sức tiếp tục xây dựng sự nghiệp của cha. Lâu đài được xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 2.000m2 trong đó với mặt tiền dài khoảng 60m chính là mặt của quốc lộ 1.

Ngoài cổng là hai con voi đá đứng chầu thể hiện sự uy vũ, quyền lực. Khuôn viên giữa hai lâu đài là một hòn giả sơn cỡ lớn và một hồ nước hợp với niềm tin Á đông tài lộc, thịnh vượng. Cánh cửa chính lâu đài được làm bằng gỗ quý đỏ thắm như ráng chiều, đục chạm rất công phu. Hai bên có cột trụ sơn trắng và tay vịn bằng đá hoa cương.

Phần nội thất thể hiện sự đầu tư khá kỹ của gia chủ, đậm nét cổ điển châu Âu với mái vòm cong, trần cao, phòng rộng. Nhiều chi tiết của nội và ngoại thất không chỉ sơn bả đơn thuần mà còn được dát vàng để từ bình minh đến hoàng hôn mỗi khi có ánh nắng đi qua thì chúng tỏa sáng lấp lánh vương giả và quý tộc. Theo giới chuyên môn đánh giá, lâu đài song sinh này trị giá hàng trăm tỉ đồng.

Còn đối với chủ tài khoản FB Xuân Hưng – chủ nhân của những bức ảnh lâu đài ‘cha - con’ này thì không đánh giá về quy mô, tầm cỡ của 3 lâu đài vì anh cho rằng mình chẳng phải chuyên gia. Nhưng với anh đó là sự ngưỡng mộ vì thấy nó đẹp, hoành tráng và to nhất ở tỉnh Ninh Bình từ trước tới nay.

Nguồn ảnh: FB Xuân Hưng

Video liên quan

Chủ Đề