Vua chết vì giang mai tại sao mọi người biết

Hoang dâm vô độ, mắc các hội chứng lệch lạc về tình dục, lạm dụng thái quá các phương pháp kích dục… nhiều vị hoàng đế thời phong kiến ở Trung Hoa đã phải nhận lấy những kết cục bi thảm như vương triều sụp đổ, tuyệt tự tuyệt tông và cuối cùng là mất mạng trong sự đau đớn và hổ thẹn…

Mất ngôi, bỏ mạng vì lối sống trác táng

Nam Bắc triều là một thời kỳ động loạn ở Trung Quốc cổ đại, các đời vua tồn tại đều rất ngắn ngủi. Một nguyên nhân khiến các vị hoàng đế thời kỳ này đoản mệnh là do ai nấy đều háo sắc và dâm loạn. Trong số đó nổi bật là hoàng đế Lưu Tử Nghiệp - kẻ khiến người ta ghê sợ bởi thói loạn luân quái dị. Vốn rất yêu quý người chị ruột là Sơn Âm công chúa Sở Ngọc, khi vừa lên ngôi lúc 16 tuổi, Lưu Tử Nghiệp đã cho mời chị gái vào cung để thông dâm rồi giữ lại không cho về. Bà chị này cũng cùng một giuộc với cậu em, chỉ thích thú vui xác thịt, bất kể đạo lý. Ngoài chị gái, Lưu Tử Nghiệp còn không tha cả người cô ruột là công chúa Tân Sái. Sự loạn luân của vua đã làm bại hoại cả phong khí quốc gia thời đó. Theo sử sách ghi lại thì Lưu Tử Nghiệp còn mắc chứng thị dâm. Vua thường bắt các vương phi, công chúa ra đứng đầy sân rồi cho kẻ hầu người hạ hành dâm với họ, còn vua đứng xem. Vị hôn quân này còn bắt các cung nữ khỏa thân chạy khắp sân để xem, rồi giết khi họ đã kiệt sức. Không chịu nổi trước lối sống trác táng đến bỏ bê vương nghiệp của vị vua trẻ, người chú ruột của Lưu Tử Nghiệp đã quyết định trừ khử vua để lên ngôi kế vị nhằm trấn hưng đất nước.

Làm sụp đổ vương triều vì “nghiện” quần giao

Chính vì quá ham mê nhục dục mà vua Thuận đế, tên thật là Thỏa Hoàn Thiết Mộc Nhĩ, hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn đã làm vương triều nhà Nguyên sụp đổ. Khi Thỏa Hoàn được thừa kế ngôi báu, nhà Nguyên đã không còn mạnh như trước. Nhưng thay vì củng cố vương triều, ông vua này vẫn đắm mình vào hoan lạc. Cung điện trở thành nơi ông ta học lý thuyết và thực hành mọi cách thức giao hoan. Gái đẹp khắp nơi được thu gom vào cung để nhà vua “luyện công”. Trò ưa thích nhất của Thỏa Hoàn khi thực hành thuật mây mưa là quần giao. Không chỉ bắt nhiều cung phi hành lạc cùng mình một lúc, ông ta còn bắt các quan lại “vào cuộc”. Có một vị hoàng đế như thế, nhà Nguyên không mất mới là chuyện lạ. Bởi vậy, Chu Nguyên Chương đã dễ dàng tiêu diệt vương triều Nguyên từng xưng hùng xưng bá khắp thế giới một thời.

Chết yểu vì lây bệnh từ gái lầu xanh

Trong lịch sử Trung Quốc, những hoàng đế hoang dâm, chơi bời không ít như Đường Hiến Tôn rất thích “lâm hạnh” các kỹ nữ, Tống Huy Tôn si mê gái lầu xanh nổi tiếng Lý Sư Sư, Minh Vũ Tôn cũng thường xuyên dẫn tuỳ tùng lẻn ra ngoài cung “ăn vụng”. Nhưng chơi bời chốn lầu xanh đến mức mất cả tính mạng thì có một người là hoàng đế Đồng Trị Tải Thuần nhà Thanh. Tuy làm vua nhưng Đồng Trị không có thực quyền, vì mọi quyền lực nằm trong tay người mẹ là Từ Hy thái hậu. Thậm chí cả chuyện ân ái, yêu đương của vị vua trẻ này với các hoàng hậu, phi tần cũng bị Từ Hy “chỉ đạo”. Chán đời, vị vua trẻ theo các thái giám ra ngoài cung tìm thú vui ở chốn lầu xanh. Kết quả của những cuộc chơi thâu đêm suốt sáng với gái giang hồ là Đồng Trị mắc bệnh giang mai, rồi chết trong đau đớn khi mới 20 tuổi. Vụ việc này đã trở thành một sự kiện bê bối lớn và chưa từng có trong lịch sử các đế vương Trung Quốc.

 Hán Thành Đế chết vì mê sắc dục.

Lạm dụng thuốc kích dục

Để sung sức và có thể “hưởng thụ” hết gái đẹp trong tam cung lục viện, hầu hết các vị vua thời phong kiến ở Trung Hoa đều phải dùng đến “xuân dược”. Tuy nhiên, bên cạnh việc giúp cho các ông hoàng có được sức mạnh bền bỉ để “tả xung hữu đột” trong phòng the, những viên xuân dược này cũng đã rút cạn sức lực của họ vì nó quá bị lạm dụng. Trong số những vị vua bỏ mạng vì thuốc kích dục có hai cha con là Minh Thế Tông và Minh Mục Tông. Cả hai vị vua này đều rất sùng bái xuân dược. Nhiều thầy thuốc nhờ dâng được loại xuân dược quý, giúp vua trở thành “anh hùng” trên giường mà được vua cất nhắc, trọng thưởng. Kết quả là sau 9 năm “phong độ” nhờ đủ các loại xuân dược, Minh Thế Tông đã băng hà do ngộ độc một loại xuân dược có tên “hồng diên đan”. Con trai ông là Minh Mục Tông thừa kế ngai vàng, cũng thừa kế luôn cả thói hoang dâm của bố cùng “phương thuốc thần” kể trên. Vì lạm dụng xuân dược sớm hơn vua cha nên Mục Tông cũng chết sớm hơn, sau 6 năm ngồi trên ngai vàng, khi mới 36 tuổi.

Cùng chết vì nguyên nhân sử dụng thuốc kích dục vô tội vạ còn có Chu Tuyên đế Vũ Văn Vân triều Bắc Chu, thế kỷ 6. Tương truyền, chính vì thói ham mê xác thịt quá độ mà ông vua này thường xuyên phải dùng thuốc kích dục để có thể hưởng lạc thâu đêm suốt sáng. Cuối cùng là chỉ một năm sau, nhà vua đã băng hà vì kiệt quệ sức lực khi mới 21 tuổi.

Mất mạng vì tận lực phục vụ giai nhân

Tuy bị hậu thế chê cười nhưng Hán Thành Đế vẫn được giới đàn ông ghen tị vì được sở hữu hai trong những đại mỹ nhân nổi tiếng nhất Trung Quốc, đó là Triệu Phi Yến và Triệu Hợp Đức. Phi Yến và Hợp Đức vừa có nhan sắc tuyệt mỹ vừa có nhu cầu ghê gớm về tình dục. “Phục vụ” được hai mỹ nhân này đã bở hơi tai, vị vua hiếu dâm Hán Thành đế vẫn muốn ngự hạnh nhiều phi tần khác nên không thể tránh khỏi lao lực. Sức người có hạn trong khi dục vọng vô biên, vị hoàng đế này tất yếu phải cầu viện các loại thuốc tráng dương. Những loại thuốc này giúp ông ngày đêm gom sức tàn để đốt trong các cuộc hành lạc. Thế nên ở tuổi tráng niên mà Hán Thành đế đã thân tàn ma dại, xác xơ, kiệt quệ. Năm 45 tuổi, Hán Thành đế đã đột tử ngay trong cuộc mây mưa với Triệu Hợp Đức. Để có sức “lâm hạnh” Triệu mỹ nhân, nhà vua phải uống loại thuốc trợ dương có tên là thận tức cao. Lẽ ra mỗi lần chỉ được dùng một viên nhưng hôm đó, nhà vua dùng đến 7 viên liền nên mới chết vì quá liều.

Câu chuyện của các hoàng đế trên tuy là chuyện ngày xưa nhưng cũng có thể là bài học cho các quý ông bây giờ, nhất là những quý ông có điều kiện để “chơi bời”. Tình dục có thể là liệu pháp dưỡng sinh, nhưng cũng có thể hủy hoại sức khỏe và cả tính mạng. Cái làm nên sự khác nhau chỉ là mấy chữ “liều lượng” và “biết điểm dừng” mà thôi.

Lê Thái An[Theo Tân Hoa xã]


Đồng Trị [1856-1875] tên đầy đủ là Ái Tân Giác La Tải Thuần. Ông là Hoàng trưởng tử, cũng là hoàng tử duy nhất của Hàm Phong đế và Ý Quý phi Diệp Hách Na Lạp thị [sau này là Từ Hi Thái hậu]. 

Năm ông lên 3 tuổi, quân Anh - Pháp đánh vào Bắc Kinh, Hàm Phong đế sợ hãi bỏ chạy đến cung điện Nhiệt Hà, triều đại nhà Thanh bắt đầu trở nên nhu nhược dưới sự uy hiếp của các quốc gia phương Tây.

Khi lên 5 tuổi, Tải Thuần được phong làm thái tử rồi đăng cơ vào tháng 7 cùng năm. Mẹ ruột ông được phong làm Từ Hy Thái hậu, còn hoàng hậu của Hàm Phong được phong làm Từ An Thái hậu.

Vì Đồng Trị lên ngôi khi còn quá bé nên mẹ đẻ ông là Từ Hy Thái hậu đã lợi dụng cơ hội mà "buông rèm nhiếp chính" và giành hết mọi quyền lực vào tay mình. Bao gồm việc mưu hại 8 vị đại thần trong triều [Di thân vương Tải Viên, Trịnh thân vương Đoan Hoa, Hộ Bộ Thượng thư Túc Thuận, Ngạch phụ Cảnh Thọ, Binh Bộ Thượng thư Mục Ấm, Lại Bộ Tả Thị lang Khuông Nguyên, Lễ Bộ Hữu thị lang Đỗ Hàn, Thái bộc Thiếu Khanh tự Tiêu Hữu Doanh] và lấn lướt Từ An Thái hậu vốn nổi tiếng hiền lành. 

Có lẽ vì thế mà Đồng Trị ngày càng thân thiết với Từ An Thái hậu hơn. Thậm chí là nghe lời Từ An Thái hậu, chọn A Lỗ Đặc làm Hoàng hậu. Trong khi đó người do Từ Hi chọn thì ông chỉ phong làm Tuệ phi. Sau khi Đồng Trị thành hôn, Từ Hi phải giao lại mọi quyền lực cho con trai cũng vì vậy mà Từ Hy Thái hậu căm ghét cả con trai lẫn Từ An Thái hậu.

Không được chọn vị hôn thê

Năm Đồng Trị sắp sinh nhật lần thứ 18, cả hai bà mẹ là Từ Hy Thái hậu và Từ An Thái hậu bắt đầu lo lắng đến chuyện hôn nhân của vị Hoàng đế trẻ. Sau khi đã chọn lựa kỹ càng, Thái hậu Từ Hy quyết định lựa chọn cô gái của Đại thần Phượng Tú.

Tuy nhiên, Từ An lại có ý khác. Vị Thái hậu hiền lành này lựa chọn cô con gái nhỏ của Thị lang Sùng Khởi. Cô gái này tuy không xinh đẹp vượt trội nhưng dung mạo lại đoan trang, hiền thục, nhìn cũng biết là con người phúc hậu. Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng việc lựa chọn đành phó mặc cho Hoàng đế Đồng Trị tự mình quyết định.

Đồng Trị tuy là con ruột của Từ Hy, thường ngày ở cùng mẹ nhưng vì Từ Hy rất nghiêm khắc nên Đồng Trị sợ bà nhiều hơn yêu. Trong khi đó, Từ An là người hiền lành, ít tham vọng lại rất được lòng vị Hoàng đế này. Chính vì vậy, khi nghe hai vị Thái hậu đưa ra những lựa chọn của mình, Đồng Trị suy nghĩ hồi lâu rồi chỉ nói 3 chữ: A Lỗ Đắc. A Lỗ Đắc chính là con của Thị Lang Sùng Khởi, cô gái mà Từ An lựa chọn với hy vọng Đồng Trị sẽ có được một người vợ hiền thục.

Tuy nhiên, sự lựa chọn này của ông như một sự chống đối khó có thể tha thứ đối với Từ Hy. Vì thế, Từ Hy Thái hậu bắt đầu ghét A Lỗ Đắc lẫn Đồng Trị và Từ An từ đó. Thậm chí, bà còn ra lệnh cấm không cho phép Hoàng hậu A Lỗ Đắc được gần gũi chăn gối Đồng Trị, đồng thời buộc ông phải thường xuyên gần gũi với Huệ phi, người con gái được Từ Hy lựa chọn.

Rơi vào dòng xoáy dục vọng

Sự chia rẽ của Từ Hy Thái hậu đối với tình cảm của Đồng Trị và A Lỗ Đắc không những không giúp bà lấy lại được tình cảm của Đồng Trị. Ngược lại, việc cấm đoán và ép buộc của Từ Hy đã khiến Đồng Trị phẫn uất và chán ghét bà hơn.

Đã có lúc Đồng Trị bực tức, ôm chăn ra Cung Càn Thanh ngủ một mình. Thấy Đồng Trị ngày ngày chán chường, đau khổ, bọn hoạn quan đã nhân cơ hội dụ dỗ rồi đưa vị Hoàng đế trẻ của mình bí mật ra khỏi cung tìm đến chốn lầu xanh kỹ viện trong kinh thành để ăn chơi. Sử nhà Thanh còn chép rõ, có nhiều lần Đồng Trị đi chơi qua đêm không kịp về buổi chầu sớm. Từ Hy Thái hậu trách mắng nhưng chỉ hai hôm sau, mọi chuyện lại “đâu vào đấy”.

Do ăn chơi sa đọa Đồng Trị nhanh chóng suy sụp. Mới 20 tuổi nhưng sức khỏe Đồng Trị đã rất suy nhược, phần dưới cơ thể liên tục bị sưng tấy. Tuy nhiên, Đồng Trị chẳng thèm quan tâm, tặc lưỡi rồi tiếp tục với những cuộc ăn chơi thâu đêm suốt sáng của mình.

Cho tới ngày 21/10 năm Đồng Trị thứ 13, tức năm 1874, khi tới vườn Tây Uyển, Đồng Trị bị gió lạnh và phát bệnh lạ. Ban đầu cơ thể chỉ hơi cảm thấy mệt mỏi, khó ở, tuy nhiên, sang ngày hôm sau, bệnh tình ngày một nặng thêm, nằm liệt trên giường không dậy nổi. Các thái y trong cung được huy động toàn bộ, chẩn đoán bệnh tập thể, tuy nhiên, mỗi người lại nói một phách, chẳng ai đưa ra kết luận cuối cùng. Trong khi đó, bệnh tình của Đồng Trị ngày một xấu thêm, các thái y trong cung buộc phải phân nhau túc trực phòng khi trường hợp cần kíp.

Mười ngày sau đó, bệnh tình Đồng Trị bỗng nhiên nặng thêm thấy rõ, tay chân không còn sức lực, toàn thân mềm nhũn, sốt cao, trên người xuất hiện rất nhiều các đốm màu đỏ. Thái hậu Từ Hy nghe tin giật mình, nghĩ đó là bệnh đậu mùa. Các thái y trong cung không dám nói rõ, tuy nhiên, ai cũng biết rằng căn bệnh mà Đồng Trị mắc phải không còn đáng sợ hơn bệnh đậu mùa gấp nhiều lần: đó là bệnh giang mai.

Chết dần chết mòn vì căn bệnh giang mai

Khi phát hiện ra Đồng Trị mắc bệnh giang mai, các thái y đã vô cùng lo lắng. Đây không chỉ là nỗi xấu hổ nhục nhã của một triều đại mà còn chứng bệnh nan y khó trị. Khi Từ Hy Thái hậu biết chuyện, bà đã quyết định che giấu bằng cách tuyên bố Đồng Trị bị bệnh đậu mùa và ra lệnh cho các thái y chữa trị cho con trai bằng các phương thuốc của bệnh đậu mùa. Đồng Trị khi đó đã không kiềm chế được mà nổi giận quát mắng mẹ mình: "Trẫm vốn không mắc bệnh đậu mùa. Người muốn ép trẫm chết sao?". Các thái y dù biết rõ bệnh tình của Đồng Trị nhưng khi ấy Từ Hy Thái hậu là người có quyền lực cao nhất, chỉ sau hoàng đế nên chỉ có thể làm theo ý bà.

Vì không được chữa đúng bệnh nên sức khỏe của Đồng Trị ngày càng chuyển biến xấu hơn. Các vết sưng đỏ trên cơ thể ông bắt đầu mưng mủ, hôi thối vô cùng. Thay vì lo lắng cho con trai đang bệnh nặng trên giường, Từ Hy Thái hậu lại cảm thấy đây là cơ hội để bà lấy lại quyền lực và thâu tóm triều đình. Bà cho các quan lớn đến tận nơi dưỡng bệnh của Đồng Trị, cho họ tận mắt chứng kiến cơ thể hôi thối của hoàng đế sau vài tháng bị bệnh tật hành hạ.

Nhận ra hoàng đế không còn sống được bao lâu, lại không có con cái để thừa kế ngai vàng, họ quyết định giao hết quyền lực cho Từ Hy Thái hậu. Sau khi Từ Hy tiếp tục "buông rèm nhiếp chính", bệnh tình của Đồng Trị cũng chuyển biến tích cực hơn. Các vết đốm đỏ dần biến mất, những nơi thối rữa ở bên ngoài đều đóng vảy. Ai cũng ngỡ Đồng Trị sắp lành bệnh nhưng thực tế ông vẫn không thể cử động, cả người đau nhức, phần lưng và bụng sưng đỏ. Không lâu sau đó bệnh giang mai lại hành hạ ông nghiêm trọng hơn trước. Những chỗ sưng đỏ trước đó bị thối rữa và lan rộng khắp người, mủ và máu chảy thấm ướt áo, mùi hôi lan rộng khắp cả cung điện. Dù thái y đã dùng mọi loại thuốc để bôi lên những chỗ thối rữa nhưng vẫn không có hiệu quả.

Vết thối rữa dần dần lan khắp người Đồng Trị, từ lưng bụng sang đến tay chân. Tuy nhiên vì mệnh lệnh của thái hậu, không ai được chữa bệnh giang mai cho Đồng Trị mà vẫn phải giả vờ ông mắc bệnh đậu mùa và dùng các phương thuốc dành cho bệnh đậu mùa.

Nhận ra mình sống không được bao lâu nữa lại không có con cái, Đồng Trị lo lắng Từ Hy Thái hậu sẽ thừa cơ lập ra hoàng đế nhỏ tuổi làm con rối để thao túng triều đình. Ông quyết định chọn Đa La bối lặc Tái Chú đã trưởng thành làm Thái tử. Tái Chú là con trai của Dịch Chiêm, cháu ruột nhiều đời của Dận Đề - con trai cả của hoàng đế Khang Hy. Không ngờ chuyện đến tai Từ Hy.

Quyền lực lớn hơn tình thân máu mủ, Từ Hy Thái hậu ra lệnh cho người hầu không được cấp thuốc và mang đồ ăn đến cho Đồng Trị, đồng thời bà bắt cung nữ thái giám rời khỏi Càn Thanh cung, để mặc hoàng đế chết dần chết mòn trong đói khát, bệnh tật và cô đơn.

Bệnh nặng lại không có người chăm sóc, chỉ chịu được hơn một ngày sau đó, vào ngày 05/12/1874, Đồng Trị đã chết trong sự đau đớn và uất hận khi mới tròn 20 tuổi.

Đúng như Đồng Trị lo lắng. Ông chết chưa bao lâu Từ Hy Thái hậu đã lựa chọn Ái Tân Giác La Tải Điềm, con trai của Thuần Hiền Thân vương và Diệp Hách Na Lạp [em gái của Từ Hy] lên làm hoàng đế khi chỉ mới 4 tuổi. Bằng cách này Từ Hy vẫn tiếp tục "buông rèm nhiếp chính" suốt vài chục năm sau đó cho đến tận lúc qua đời.

Trung Hoa nổi tiếng với chiều dài lịch sử nhiều biến cố cùng những triều đại thay phiên nhau và những câu chuyện thâm cung bí sử ít người biết đến. Chính những câu chuyện về lịch sử lại trở thành "liều thuốc" kích thích bất cứ ai muốn tò mò về lịch sử triều đại của một đất nước đông dân nhất thế giới này. Nếu du khách yêu thích lịch sử Trung Hoa và muốn tự mình khám phá nhiều điều thú vị hơn thì hãy thực hiện ngay một chuyến du lịch Trung Quốc cùng người bạn đồng hành Viet Viet Tourism nhé!

Video liên quan

Chủ Đề