Vứt tủ lạnh ở đâu

Nhật Bản được biết đến là đất nước với nhiều quy định về rác thải. Trong bài viết này laodongnhatban.com.vn sẽ hướng dẫn chi tiết cách xử lý rác những loại rác Cồng kềnh và những điều cần lưu ý khi vứt loại rác này tại Nhật mà không vi phạm quy định nhé!

Tùy từng địa phương mà quy định về việc phân loại rác cồng kềnh lại khác nhau. Ở Tokyo, rác cồng kềnh là những thiết bị sử dụng điện/xăng/dầu, đồ gia dụng, đồ dùng phòng ngủ, xe đạp,… có một trong các số đo về chiều cao, chiều rộng hay chiều sâu vượt quá 30cm. Những đồ vật như vậy sẽ được quy định là rác cồng kềnh và bạn không được phép vứt bỏ như rác thông thường.  Ví dụ

Lò vi sóng, phạm vi, quạt, boong video, phạm vi, ghế sofa, lưỡi, tansu, bàn , Giường, futon, Futon, Chăn lông vũ, Thảm, dây phơi, câu lạc bộ golf, cần câu cá, cần câu, cần câu cá, bếp ga, Xe đạp, Hộp đựng trang phục, bàn, Hộp đựng,...


 

Những đồ vật thuộc nhóm đồ điện gia dụng
 


 

Luật tái chế đồ điện gia dụng quy định các bộ phận và nguyên liệu của đồ điện gia dụng như điều hòa, ti vi, tủ lạnh, máy giặt,… cần phải được tái chế nhằm khuyến khích cắt giảm rác thải cũng như sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên. Do đó, khi bạn muốn thay một thiết bị gia dụng nào đó, bạn có thể nhờ cửa hàng bán đồ mới thu mua lại đồ cũ, hoặc nếu chỉ định vứt bỏ, không mua mới thì có thể nhờ cửa hàng nơi bạn đã mua lúc đầu thu nhận lại. Còn trong trường hợp bạn không nhớ đã mua đồ đó ở đâu, bạn có thể liên lạc đến văn phòng hành chính địa phương và thực hiện theo hướng dẫn để vứt bỏ đồ đúng cách. Bạn sẽ phải trả phí để nhờ thu nhận hoặc vứt bỏ đồ điện gia dụng. Chi phí này khác nhau tùy theo hãng sản xuất.

Những đồ vật thuộc nhóm đối tượng các nguồn tài nguyên


 


Luật khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên gồm những quy định nhằm thúc đẩy toàn diện giải pháp 3R, bao gồm Reduce [cắt giảm] – Reuse [tái sử dụng] – Recycle [tái chế]. Trong số các đồ dùng thuộc nhóm này, máy tính được coi là rác quá khổ. Bạn có nhiều cách để vứt bỏ loại rác này, nhưng cách đơn giản nhất là nhờ hãng sản xuất thu nhận lại.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ lấy Nakano ở Tokyo làm ví dụ để hướng dẫn cách vứt bỏ rác cồng kềnh. Mỗi khu vực hành chính sẽ có quy định vứt rác riêng, bạn nên tìm hiểu thông tin cụ thể thông qua website của chính quyền địa phương nơi mình sinh sống để biết chi tiết.

1. Đăng ký trước qua điện thoại hoặc internet. 2. Mua số lượng và loại "vé xử lý rác quá khổ có trả phí [vé A / B]" được yêu cầu từ Nakano Ward. 3. Sau khi đính kèm phiếu xử lý rác, hãy đưa nó ra ngoài trước 8 giờ sáng vào ngày và địa điểm thu gom đã định. Có hai loại phương thức ứng dụng: "ứng dụng qua điện thoại" và "ứng dụng qua Internet". Vui lòng kiểm tra kích thước của thùng rác quá khổ trước khi áp dụng.

Đăng ký qua điện thoại

Bạn đăng ký tại "Trung tâm Tiếp nhận Rác Cồng kềnh [số điện thoại 03-5715-2255]. Giờ làm việc: từ 8h00 đến 7h00 [không tính chủ nhật và các ngày lễ cuối năm, lễ tết] Do tình hình dịch bệnh COVID 19 có thể ảnh hưởng đến dịch cụ của trung tâm, vì thế bạn nên đăng ký qua Internet để được phục vụ tốt hơn nhé!

 Đăng ký qua Internet


Bạn đăng ký qua Website: 

//sodai.tokyokankyo.or.jp/Sodai/V2Index/0/0

Bạn sẽ được yêu cầu “để sẵn rác bên ngoài cửa nhà trước XX giờ sáng của ngày hôm đó” khi chọn phương án nhờ người đến thu gom rác. Nếu bạn quên không thực hiện điều này, bạn sẽ phải đăng kí lại để được thu gom rác. Vì vậy, bạn nhớ dành vài phút buổi sáng ngày hôm đó để chuyển rác quá khổ ra bên ngoài như được yêu cầu nhé.

Ngoài ra, dịch vụ này thường không có hỗ trợ bê đồ từ trong nhà ra ngoài [trường hợp người khuyết tật có khả năng có]. Bạn nên hỏi bạn bè hoặc đồng nghiệp và nhờ họ bê giúp đồ ra ngoài trước.

Bạn có thể bị phạt tiền, thậm chí là phạt tù nếu vứt rác không đúng quy định. Vì vậy, bạn hãy vứt rác quá khổ theo đúng quy định của cơ quan hành chính địa phương nhé.

Phạt tù tối đa 5 năm, hoặc phạt tiền tối đa 10 triệu yên, hoặc cả hai


Trường hợp bên vi phạm lỗi là doanh nghiệp thì sẽ bị phạt tiền tối đa là 300 triệu yên Trên đây là nội dung hướng dẫn cách vứt bỏ rác cồng kềnh tại Nhật. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong cuộc sống sinh hoạt ở Nhật nhé! Nếu bạn có nhu cầu muốn đi Nhật hoặc muốn ở lại Nhật tiếp tục làm việc thì hãy liên hệ ngay với laodongnhatban.com.vn để được tư vấn và hỗ trợ tham gia các đơn hàng nhé!

Nhật Bản đang trong tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực trầm trọng vì thế đang cần rất nhiều nguồn lao động đã có trình độ tay nghề. Vì vậy thực tập sinh luôn là đối tượng ưu tiên cho chương trình kỹ năng đặc định Tokutei vì trình độ tay nghề của TTS. Có rất nhiều ngành nghề đòi hỏi trình độ tay nghề đang cần tuyển dụng nguồn nhân lực là thực tập sinh. Dưới đây, laodongnhatban.com.vn sẽ cung cấp cho bạn một số đơn hàng cho Thực tập sinh chuyển visa đặc định Tokutei gino 1.

Đơn hàng cho nam 

   
>>> Top 10 đơn hàng đi XKLĐ Nhật Bản LƯƠNG CAO tháng 03/2022

Các đơn hàng kỹ năng đặc định đã chính thức khởi động và có rất nhiều ưu đãi lớn về chi phí dành cho các ứng viên đăng ký sớm. Vì vậy, đừng ngần ngại gọi điện đến đường dây nóng của chúng tôi để được hỗ trợ miễn phí và kịp thời nhất.

Ngoài ra, để xem thêm các đơn hàng xuất khẩu lao động Nhật Bản 2020 mới nhất, vui lòng truy cập 

TẠI ĐÂY

Bạn muốn tìm hiểu về mức lương cơ bản tại Nhật và tham gia đơn hàng đặc định đi Nhật nào lương cao nhất. Hãy nhập số điện thoại tại đây để được cán bộ tư vấn và tư vấn thêm nhé:
 

TƯ VẤN XKLĐ NHẬT BẢN 24/7

Bạn có thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với cán bộ tư vấn

Phạm Chung [Mr]: 0972 859 695

Minh Hoàn [Mr]: 0867 165 885

Hỗ trợ tư vấn 24/7 qua: Call, Message, Zalo, SMS

Nếu không tiện nói chuyện qua điện thoại hoặc nhắn tin ngay lúc này, bạn có thể YÊU CẦU GỌI LẠI bằng việc nhập số điện thoại vào form bên dưới để được cán bộ tư vấn của công ty liên lạc hỗ trợ.
 

Thùng chứa rác không thể chứa nổi rác “khủng” và đơn vị thu gom rác không chịu nhận những loại rác này là thực trạng chung của nhiều hộ dân. Chính vì thế nhiều khu đất trống, góc công viên, chân cầu vô tình trở thành nơi chứa rác. Nhiều hộ dân thắc mắc nếu có rác khủng thì người dân phải để ở đâu và gọi ai.

Người gom rác không nhận gom

Những ngày cuối năm này, các con đường có bãi đất trống hoặc chân cầu vượt như cầu Thị Nghè [quận 1], đường Trường Sa [quận Phú Nhuận và quận Bình Thạnh], đường Võ Văn Kiệt [quận 1], đường Nguyễn Văn Linh [quận 7]… trở thành nơi chứa các loại rác khủng như nệm, ghế, bồn cầu hư, ghế sofa, manơcanh…

Chị Tống Phương [quận 9] chia sẻ: “Cuối năm gia đình tôi thay tủ đựng quần áo và tủ lạnh mà không biết để đâu. Thùng rác thì nhỏ, tôi đành để kế bên thùng rác nhưng một tuần trôi qua đơn vị thu gom không lấy đi. Tôi có ra hỏi thì họ nói đây là rác khủng, họ chỉ thu gom rác sinh hoạt thôi. Sau đó tôi phải năn nỉ họ, gửi họ thêm tiền để họ mang đi giùm vì chẳng lẽ có mỗi cái tủ mà phải thuê xe chở đi lên quận, mà cũng không rõ quận gom ở đâu. Về phần cái tủ lạnh, tôi phải đi hỏi mấy xóm trọ nhờ họ lấy về dùng cho bớt lãng phí, may sao có người lấy”.

Theo chị Phương, rất nhiều gia đình có nhu cầu thay đổi giường tủ, bàn ghế cũ, bàn thờ ông địa… nhưng không biết đem đi đâu, cho thì không ai lấy, người thu gom rác không nhận. “Chính vì khó khăn như vậy nên nhiều hộ dân đã chở ra ven cầu, gầm cầu đổ bỏ” - chị Phương nói.

Trong vai một người muốn thuê vận chuyển rác khủng, chúng tôi hỏi thuê chị CTTN, một đơn vị thu gom rác dân lập trên địa bàn quận Thủ Đức. Chị N. cho biết: “Mặc dù người dân có trả tiền tôi cũng không nhận thêm các loại rác quá cỡ nữa. Bởi trạm rác ở quận bây giờ không còn tiếp nhận rác cồng kềnh, ngoại trừ rác sinh hoạt. Thôi thì người dân cứ mang rác ra bãi đất trống đổ bỏ, ra Tết rồi tính tiếp”.

Trong khi đó, đại diện giám đốc Công ty Dịch vụ công ích quận Thủ Đức cho biết rác cồng kềnh thì công ty vẫn cho người tiếp nhận. Tuy nhiên, người dân phải tháo dỡ cho nhỏ lại để từng món đồ có diện tích 10-15 cm thôi. Nếu đảm bảo kích cỡ trên thì trạm trung chuyển vẫn tiếp nhận rác bình thường.


Rác khủng trên đường Điện Biên Phủ, phường 15, quận Bình Thạnh. Ảnh: ĐÀO TRANG

Đau đầu xử lý ghế sofa, nệm cũ

Nhà ở gần cầu Thị Nghè, bà Nguyễn Thị An cho biết chỉ cần qua một đêm, đến sáng hôm sau là bỗng dưng thấy xuất hiện giường, ghế, bàn, tủ, sofa đầy gầm cầu. “Chúng tôi mong TP có biện pháp xử lý đối với những loại rác này vì đó là nhu cầu có thật của người dân, họ sẵn sàng đóng phí thêm” - bà An kiến nghị.

Tại phường 4, quận Tân Bình, lãnh đạo UBND phường chưa xử phạt trường hợp nào về việc vứt rác khủng vì đa số toàn đổ trộm. Đối với việc thu gom rác khủng thì người dân tự phải chở lên điểm thu gom rác của quận bố trí hoặc thỏa thuận với đơn vị thu gom để trả chi phí cho họ chuyển đi giùm. Trường hợp dân vứt ra bãi rác trống thì cuối cùng UBND phường phải chịu trận, sau đó thu gom đưa về nơi tiếp nhận của quận.

Đại diện UBND phường Cầu Kho [quận 1] cũng cho hay hiện nay đa phần người dân đều gặp khó trong việc xử lý rác khủng. Sau đó, họ mang rác ra khu đất trống để bỏ và cuối cùng phường đứng ra dọn dẹp.

Người dân tự thỏa thuận phí với người thu gom rác

Đại diện Sở TN&MT TP cho biết đối với chất thải rắn cồng kềnh trên địa bàn TP, Sở đã có văn bản hướng dẫn các quận, huyện [và đang tiếp tục ban hành thêm nhiều dự thảo liên quan] như sau:

- Người dân có thể tự vận chuyển hoặc tự thỏa thuận với chủ thu gom, yêu cầu dịch vụ thu gom, vận chuyển đến nơi tiếp nhận [trạm trung chuyển chất thải rắn sinh hoạt hoặc vị trí do UBND quận, huyện quy định].

- Rác cồng kềnh có thể được tháo rã và giảm thể tích trước hoặc sau khi chuyển đến nơi tiếp nhận và được vận chuyển, xử lý như chất thải rắn sinh hoạt. Chi phí tháo rã và giảm kích thước chất thải rắn cồng kềnh được tự thỏa thuận giữa các bên theo cơ chế giá dịch vụ.

- Việc thu gom, vận chuyển rác cồng kềnh từ các vị trí do UBND quận, huyện quy định đến cơ sở xử lý chất thải được thực hiện định kỳ ít nhất một lần/tháng.

Tuy nhiên, theo khảo sát của chúng tôi, nhiều người dân không hề biết phải xử lý làm sao với các loại rác khủng này. Đây là nguyên nhân khiến cho các bãi đất trống, lề đường trở thành nơi chứa nệm, ghế soga, bàn ghế cũ… trong những ngày cuối năm.

Video liên quan

Chủ Đề