Xe đạp điện không có biển số phạt bao nhiêu

[CAO] Người điều khiển xe máy điện lưu thông trên đường nhưng không có giấy đăng kí theo quy định sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng.

Thời gian qua, Phòng CSGT Đường sắt – Đường bộ Công an TP.HCM và các đơn vị trực thuộc Công an TP đã triển khai tuyên truyền về thủ tục đăng ký xe máy điện đến mọi người dân trên địa bàn. Trong đó tập trung vào các đối tượng là học sinh, sinh viên, phụ nữ thường xuyên sử dụng xe máy điện khi tham gia giao thông.

Theo đó, từ 6-12-2015 đến ngày 30-6-2016, đối với xe máy điện của người dân đã mua và đang sử dụng, khi đến cơ quan chức năng để làm thủ tục đăng ký sẽ được miễn hóa đơn bán hàng, chứng từ lệ phí trước bạ, chứng từ nguồn gốc của xe, kể cả lệ phí đăng ký cấp biển số.

Trung tá Huỳnh Thúy Phượng, Phó Đội trưởng Đội Đăng kí quản lý phương tiện cơ giới đường bộ

Trung tá Huỳnh Thúy Phượng, Phó Đội trưởng Đội Đăng kí quản lý phương tiện cơ giới đường bộ cho biết: “Hiện nay, công tác tiếp nhận hồ sơ đăng kí xe máy điện không gặp nhiều khó khăn, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân đến đăng kí. Các đội CSGT 24 quận, huyện cũng như Đội Đăng kí quản lý phương tiện cơ giới đường bộ đã chuẩn bị nhân sự, các thủ tục cần thiết để hướng dẫn người dân”.

Trung tá Phượng cũng cho hay, từ ngày 22-6 đến ngày 29-6, số lượng người dân đến đăng kí xe máy điện tăng khoảng 400 xe, riêng tại Đội Đăng kí quản lý phương tiện cơ giới đường bộ thì 95 xe.

“Số lượng người dân đến đăng kí biển số xe máy điện tăng cao cho thấy người dân đã nhận thức, hiểu đúng các quy định của pháp luật đối với phương tiện mà mình đang sử dụng. Đồng thời, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý phương tiện giao thông cơ giới đường bộ của lực lượng chức năng”, trung tá Phượng nhìn nhận.

Đến đăng kí biển số xe máy điện cho con gái của mình, chị Nguyễn Thị Phụng [47 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh] cho biết: “Tôi mua xe này gần 8 năm rồi, nay biết nếu đăng kí trước 30-6 thì sẽ hoàn toàn miễn phí nên tôi tranh thủ đi làm thủ tục để con gái thuận lợi trong việc đi học”.

Cán bộ CSGT kiểm tra xe máy điện của chị Phụng

Còn anh Võ Văn Tuấn [ngụ Q.Thủ Đức] thì cho hay: “Hôm nay, em trai tôi bận nên tôi đi đăng kí dùm nhưng không có giấy ủy quyền nên vẫn chưa được cấp biển số”.

Vài năm trở lại đây, xe máy điện tăng đột biến không chỉ riêng ở địa bàn TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh, thành khác cũng diễn ra tương tự gây khó khăn trong công tác quản lý, kiểm định chất lượng, độ an toàn của loại phương tiện này.

Việc đăng kí biển số đối với xe máy điện sẽ giúp công tác quản lý, thống kê các loại phương tiện, chất lượng nguồn gốc xe của cơ quan chức năng thuận lợi hơn và sẽ đảm bảo an toàn cho người dân sử dụng phương tiện này lưu thông trên đường.

Trung tá Huỳnh Thúy Phượng, Phó Đội trưởng Đội Đăng kí quản lý phương tiện cơ giới đường bộ trả lời báo chí

Kể từ ngày 1-7-2016, CSGT TP.HCM sẽ tiến hành kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp lưu thông xe máy điện trên đường nhưng chưa làm thủ tục đăng ký cấp biển số theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt.

Theo đó, phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] điều khiển xe không có Giấy đăng ký xe theo quy định. Mức phạt này căn cứ Điểm a Khoản 3 Điều 17 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP.

Xe đạp điện có cần đăng ký và lắp biển số xe không? Nếu có thì hồ sơ, thủ tục thực hiện như thế nào?

Xe đạp điện có cần đăng ký và lắp biển số xe không, thì căn cứ Điều 1 Thông tư 24/2023/TT-BCA quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về hồ sơ, thủ tục cấp, thu hồi đăng ký, biển số xe cơ giới được quy định trong Luật Giao thông đường bộ, bao gồm: Đăng ký xe lần đầu; đăng ký sang tên, di chuyển xe; cấp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; đăng ký xe tạm thời; thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe; đăng ký, cấp biển số xe trúng đấu giá [sau đây gọi chung là đăng ký xe]; hướng dẫn giải quyết một số trường hợp cụ thể; biểu mẫu, thời hạn sử dụng chứng nhận đăng ký xe, xác định năm sản xuất của xe và biển số xe.

Mà xe cơ giới được giải thích theo khoản 18 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.

Do đó, đối chiếu theo quy định thì xe đạp điện không phải là xe cơ giới nên không được xếp vào xe cơ giới đồng nghĩa là xe đạp điện không phải đăng kí xe nhưng đối với xe máy điện thì chị phải tiến hành đăng ký xe và gắn biển số xe.

Xe đạp điện [Hình từ Internet]

Xe đạp điện được xếp vào loại phương tiện giao thông nào?

Xe đạp điện được xếp vào loại phương tiện giao thông nào, thì theo khoản 17, 18, 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 có giải thích như sau:

Phương tiện giao thông đường bộ gồm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.
Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ [sau đây gọi là xe cơ giới] gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự.
Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ [sau đây gọi là xe thô sơ] gồm xe đạp [kể cả xe đạp máy], xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.

Theo đó, xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được [kể cả xe đạp điện] theo điểm e khoản 1 Điều 3 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Xe đạp điện có cơ cấu trợ lực bằng bàn đạp chân khi hết điện.

Do đó, xe đạp điện được xếp vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ.

Xe đạp điện có được đi vào đường cao tốc không?

Thì theo Điều 26 Luật Giao thông đường bộ 2008 có quy định như sau:

Giao thông trên đường cao tốc
1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc ngoài việc tuân thủ các quy tắc giao thông quy định tại Luật này còn phải thực hiện các quy định sau đây:
a] Khi vào đường cao tốc phải có tín hiệu xin vào và phải nhường đường cho xe đang chạy trên đường, khi thấy an toàn mới cho xe nhập vào dòng xe ở làn đường sát mép ngoài, nếu có làn đường tăng tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi vào làn đường của đường cao tốc;
b] Khi ra khỏi đường cao tốc phải thực hiện chuyển dần sang làn đường phía bên phải, nếu có làn đường giảm tốc thì phải cho xe chạy trên làn đường đó trước khi rời khỏi đường cao tốc;
c] Không được cho xe chạy ở làn dừng xe khẩn cấp và phần lề đường;
d] Không được cho xe chạy quá tốc độ tối đa và dưới tốc độ tối thiểu ghi trên biển báo hiệu, sơn kẻ trên mặt đường.
2. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải cho xe chạy cách nhau một khoảng cách an toàn ghi trên biển báo hiệu.
3. Chỉ được dừng xe, đỗ xe ở nơi quy định; trường hợp buộc phải dừng xe, đỗ xe không đúng nơi quy định thì người lái xe phải đưa xe ra khỏi phần đường xe chạy, nếu không thể được thì phải báo hiệu để người lái xe khác biết.
4. Người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Theo đó, xe đạp điện không được đi vào đường cao tốc, trừ trường hợp phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Chủ Đề