Xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Có nhiều người băn khoăn đi xe không chính chủ sẽ bị phạt? Tuy nhiên không phải mọi trường hợp mà xe không chính chủ chỉ bị phạt trong 2 trường hợp dưới đây.

Phạt xe không chính chủ bao nhiêu tiền?

Đối với xe máy:

Theo điểm b khoản 1 Điều 30 Nghị định 46 của Chính phủ, phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng đối với cá nhân, từ 200 - 400 nghìn đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy… khi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ…

Xem thêm kinh nghiệm sang tên xe máy từ A đến Z tại đây.

Đối với xe ô tô:

Phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng đối với cá nhân, từ 2 - 4 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện hành vi không làm thủ tục để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình khi mua, được cho, được tặng…

Căn cứ: khoản 5 Điều 30 Nghị định 46/2016/NĐ-CP


Xe không chính chủ chỉ bị phạt trong 2 trường hợp này [Ảnh minh họa]

2 trường hợp bị xử phạt xe không chính chủ

Căn cứ vào quy định nêu trên, đối tượng bị xử phạt là chủ phương tiện khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản mà không tiến hành thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định.

Đồng thời, theo khoản 9 Điều 76 Nghị định 46/2016/NĐ-CP, việc xác minh để phát hiện hành vi không sang tên xe chỉ được thực hiện thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên; qua công tác đăng ký xe.

Như vậy, chỉ 2 trường hợp xe không chính chủ bị xử phạt:

- Thứ nhất, thông qua công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông gây hậu quả từ mức nghiêm trọng trở lên;

- Thứ hai, qua công tác đăng ký xe.

Do vậy, trường hợp đi xe do mượn, do thuê... thì không có quy định xử phạt, cảnh sát giao thông cũng sẽ không được dừng xe chỉ để kiểm tra và xử phạt xe không chính chủ.

1. Đi xe của người khác [người thân, bạn bè, đồng nghiệp…] có bị phạt không?

Theo quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, không có lỗi nào gọi là lỗi “đi xe không chính chủ" như nhiều người dân đề cập đến. Mà chỉ có quy định về xử phạt đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình theo quy định.

* Cụ thể thì các cá nhân, tổ chức sẽ bị xử phạt khi:

Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] trong vòng 30 ngày kể từ khi được chuyển giao xe khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô; xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ôtô.

Như vậy, chỉ những trường hợp mua, được cho, được tặng… nêu trên mà không làm thủ tục sang tên theo quy định mới bị xử phạt. Cho nên, người dân di chuyển trên đường bằng xe đi mượn từ bạn bè, người thân… thì không bị phạt về lỗi không sang tên xe.

2. Xe không chính chủ khi nào bị phạt?

Theo quy định tại Khoản 10 Điều 80 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính  phủ, việc xác minh để phát hiện vi phạm về lỗi không sang tên xe chỉ được thực hiện qua:

- Công tác điều tra, giải quyết vụ tai nạn giao thông.

- Công tác đăng ký xe.

Như vậy, nếu người dân đang lưu thông trên đường mà Cảnh sát giao thông kiểm tra thì cần xuất trình đủ các loại giấy tờ sau sẽ không bị xử phạt về lỗi không sang tên xe dù tên trên Giấy chứng nhận đăng ký xe và CMND/CCCD của người điều khiển xe khác nhau:

- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân.

- Giấy chứng nhận đăng ký xe.

- Giấy phép lái xe phù hợp với loại xe đang điều khiển.

- Bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

- Giấy chứng nhận đăng ký an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường [chỉ áp dụng đối với ôtô].

 3. Lỗi không sang tên xe theo quy định bị phạt bao nhiêu?

- Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với cá nhân, từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô [Theo quy định tại Điểm a, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô khi thực hiện hành vi vi phạm: Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe [để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình] theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô [Theo quy định tại Điểm l, Khoản 7, Điều 30, Nghị định 100/2019/NĐ-CP].

​​Công an tỉnh Hà Nam đề nghị các cá nhân, tổ chức khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế… tài sản là xe môtô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe môtô; xe ôtô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ôtô phải chuyển tên chủ xe trong Giấy chứng nhận đăng ký xe sang tên của mình. Bởi vì trên thực tế, khi có tai nạn giao thông xảy ra hoặc có hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan tới chiếc xe, thì cơ quan chức năng sẽ căn cứ vào người đứng tên sở hữu phương tiện để tiến hành xác minh. Do vậy, để tránh những rắc rối không đáng có, khi chuyển quyền sở hữu xe thì người dân cần đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số theo quy định./.

Đi xe máy không chính chủ phạt bao nhiêu tiền?

Như vậy, nếu thuộc trường hợp này thì đi xe máy không chính chủ bị phạt tới 600.000 đồng với cá nhân và tới 1.200.000 đồng với tổ chức.

Xe không sang tên đổi chủ bị phạt bao nhiêu?

Như vậy: Khi bạn không làm thủ tục sang tên xe trong thời hạn 30 ngày, thì bạn sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Phạt chủ xe bao nhiêu tiền?

Theo Nghị định 100/NĐ-CP, hành vi sử dụng xe không chính chủ sẽ bị xử phạt như sau: Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng [đối với cá nhân] hoặc 800.000 đồng đến 1,2 triệu đồng [đối với tổ chức] sử dụng xe máy không làm thủ tục đăng ký sang tên.

Cấm xe không chính chủ bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối tượng này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định căn cứ Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 có thể bị phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt tù tùy theo mức độ phạm tội.

Chủ Đề