Xe máy chuyên dùng gồm những loại xe nào

Chắc hẳn trong cuộc sống thường ngày chúng ta đã từng một lần nghe đến cụm từ xe máy chuyên dùng rồi đúng không. Nhưng lại có rất nhiều người chưa hiểu được xe chuyên dụng là gì cũng như chúng được chia thành mấy loại. Hoặc xe máy này có đặc điểm gì khác biệt so với những phương tiện lưu thông phổ biến khác hay không. Hãy cùng với vcomcar.vn đi tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc và tham khảo. 

1. Xe máy chuyên dùng được hiểu như thế nào?

Khi nhắc đến cụm từ xe máy chuyên dùng thì nhiều người lại nghĩ rằng đây là khái niệm gì đó rất xa vời, cao siêu nhưng thực chất chúng lại rất thân thuộc. Hiểu đơn giản thì đây là tên gọi chung cho những phương tiện xe máy. Được sử dụng chủ yếu trong các công trình xây dựng, thi công. Hoặc phương tiện xe máy mà được sử dụng ở trong nông, lâm nghiệp hiện nay.

Xe máy chuyên dùng để phục vụ cho nhu cầu di chuyển của 1 lĩnh vực đặc thù

Không chỉ vậy đâu mà xe máy chuyên dùng có có bao quát thêm nhiều phương tiện xe máy sử dụng trong quân đội an ninh tham gia giao thông ở trên đường bộ, quốc phòng nữa. Ngoài ra thì những dòng xe chuyên dụng này sẽ có tần suất xuất hiện rất ít vì vậy khái niệm này cũng khá mới lạ với nhiều người. Tuy nhiên khi đã hiểu rõ được định nghĩa thì bạn sẽ nhận ra một điều rằng chúng cũng khá gần gũi và có xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. 

Nhưng hiện nay thì có một số người có sự nhầm lẫn giữa xe chuyên dụng với xe gắn máy và xe moto. Không để các bạn phải chờ đợi lâu nữa, dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn nắm rõ khái niệm của từng loại xe để dễ dàng nhận biết được. 

  • Xe moto: phương tiện xe cơ giới 2, 3 bánh được sử dụng chủ yếu để chở khách và có dung tích xi lanh từ 50m3 trở lên. Hơn nữa chúng cũng sẽ có trọng lượng từ 400kg đối với phương tiện cơ giới 2 bánh. Và đối với phương tiện xe cơ giới 3 bánh thì sẽ có trọng lượng từ 350 - 500kg. 

  • Xe gắn máy: phương tiện xe cơ giới 2, 3 bánh và có vận tốc tối đa không được phép vượt quá 50km/h và sở hữu dung tích xi lanh dưới 50cm3. 

Vậy với những định nghĩa ở trên đây thì chắc hẳn bạn cũng đã biết được xe chuyên dụng là gì cũng như cách phần biệt giữa xe máy và xe mô tô rồi đúng không nào. Ở phần tiếp theo ngay sau đây, chúng tôi sẽ bật mí đến bạn các loại xe chuyên dụng hiện nay.

2. Xe chuyên dụng gồm có những loại nào?

Tại Việt Nam thì xe máy chuyên dùng sẽ có nhiều loại khác nhau và mỗi loại đều sẽ có ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhưng nhìn chung thì chúng sẽ được phân loại theo 3 nhóm chính điển hình như là:

Xe chuyên dụng được phân loại thành 3 nhóm 

  • Xe máy thi công: hiểu đơn giản thì đây chính là loại xe mà được sử dụng chủ yếu trong thi công các công trình xây dựng. Ví dụ như: máy làm đất, máy đặt ống, máy thi công mặt đường,...

  • Xe máy nông nghiệp - lâm nghiệp: như tên gọi thì bạn cũng đã biết đây là loại xe ứng dụng trong nông - lập nghiệp rồi. Và sẽ bao gồm: xe máy kéo chuyên dùng bánh lốp, xe máy kéo chuyên dùng bánh xích. 

  • Xe máy công an - hình sự: đây có lẽ là loại xe mà ai cũng đã từng gặp và biết đến một lần trong cuộc sống hằng ngày. Đây là dòng xe phân khối lớn được chủ yếu công an và quân đội sử dụng để thực hiện nhiệm vụ. 

3. Điều kiện cần để điều khiển xe máy chuyên dùng ra sao?

Không phải đối tượng nào cũng có thể điều khiển xe chuyên dụng khi tham gia giao thông đâu. Thay vào đó bạn cần phải đảm bảo các điều kiện theo đúng quy định để hạn chế những tai nạn đáng tiếc xảy ra ngoài mong muốn. Cụ thể như sau:

3.1. Đối với người điều khiển phương tiện

Để điều khiển được phương tiện này khi tham gia giao thông đường bộ thì người lái xe phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện đã được quy định tại điều 62 Luật giao thông đường bộ như là:

Giấy đăng ký xe chuyên dụng là giấy tờ quan trọng không thể thiếu khi tham gia giao thông ở trên đường

  • Có độ tuổi cũng như sức khỏe thích hợp với ngành nghề lao động.

  • Khi tham gia giao thông thì bạn sẽ phải mang theo một số giấy tờ quan trọng: giấy đăng ký xe, bằng điều khiển xe máy chuyên dùng, giấy chứng nhận kiểm định an toàn KT và bảo vệ MT đối với xe máy chuyên dùng,...

  • Chứng chỉ đã bồi dưỡng kiến thức về luật giao thông đường bộ. 

3.2. Đối với xe chuyên dụng 

Các loại xe chuyên dùng khi bắt đầu đưa vào lưu hành thì cũng phải đáp ứng các điều kiện nghiêm ngặt theo quy định tại điều 57 Luật giao thông đường bộ như là:

  • Chỉ hoạt động trong phạm vi đã quy định nhằm đảm bảo an toàn cho người điều khiển,phương tiện cũng như công trình đường bộ khi di chuyển.

  • Việc sản xuất, lắp ráp, sữa chữa hay nhập khẩu phương tiện xe chuyên dụng thì cũng phải đảm bảo các quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.

  • Có đăng ký kèm gắn biển số rõ ràng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho. 

  • Đảm bảo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường. 

4. Xe máy chuyên dùng được phép đi lên cao tốc hay không?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều bạn thắc mắc trong thời gian vừa qua. Nếu như bạn chưa biết thì những người điều khiển xe chuyên dụng có tốc độ dưới 70km/h thì sẽ không được phép đi vào đường cao tốc. Thay vào đó xe chỉ được phép đi vào đường cao tốc khi mà phục vụ cho việc bảo trì đường cao tốc mà thôi. 

Xe chuyên dụng có tốc độ dưới 70km/h sẽ bị xử phạt nếu đi vào đường cao tốc

Không chỉ như vậy đâu, nếu như bạn cố tình vi phạm thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 - 7 triệu đồng. Hơn nữa còn bị tước bằng lái xe và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ trong vòng từ 1 - 3 tháng. Do đó bạn hãy chú ý để tránh rước họa vào thân.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn những thông tin về xe máy chuyên dùng chi tiết nhất. Nếu còn thắc mắc nào thì đừng có ngần ngại, hãy để lại bình luận ở bên dưới, chúng tôi sẽ cố gắng giải đáp trong thời gian sớm nhất. 

Máy chuyên dùng là máy gì?

Xe máy chuyên dùng là gì? Xe máy chuyên dùng một khái niệm gọi chung cho những phương tiện xe máy được sử dụng trong các công trình thi công, hoặc những phương tiện xe máy đang được sử dụng trông nông nghiệp hoặc lâm nghiệp hiện nay.

Phương tiện chuyên dụng là gì?

Phương tiện chuyên dùng là ô tô ray, goòng máy, cần trục, máy chèn đường, máy kiểm tra đường và phương tiện khác có thể di chuyển trên đường sắt. Phương tiện giao thông đường sắt đầu máy, toa xe, toa xe động lực, phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt [sau đây gọi tắt là phương tiện].

Xe gắn máy là xe gì?

- Xe mô tô [hay còn gọi là xe máy] là xe cơ giới hai hoặc ba bánh và các loại xe tương tự, di chuyển bằng động cơ có dung tích xy lanh từ 50 cm3 trở lên, trọng tải bản thân xe không quá 400 kg.

Xe ô tô chuyên dụng là gì?

Ô tô chuyên dùng là ô tô có kết cấu và trang bị để thực hiện một chức năng công dụng đặc biệt, bao gồm: ô tô quét đường, ô tô tưới nước; ô tô hút chất thải, ô tô ép rác; ô tô trộn vữa; ô tô trộn bê tông; ô tô bơm bê tông; ô tô cần cẩu; ô tô thang; ô tô khoan; ô tô cứu hộ giao thông; ô tô truyền hình lưu động, ô tô đo ...

Chủ Đề