Xét tuyển đại học dưới điểm sàn năm 2022

Trường Đại học Luật Hà Nội vừa công bố mức điểm sàn xét tuyển dự kiến năm 2022. Theo đó, mức điểm sàn của trường cơ bản không thay đổi nhiều so với những năm trước.

Năm 2022, trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến xét tuyển 2.365 chỉ tiêu. Trong đó, ngành Luật xét tuyển số lượng sinh viên nhiều nhất với 1.410 chỉ tiêu; kế tiếp là ngành Luật kinh tế với 450 chỉ tiêu, ngành Luật Thương mại quốc tế với 205 chỉ tiêu và ngành Ngôn ngữ Anh với 200 chỉ tiêu. Nhìn chung ngoại trừ ngành Luật, các ngành còn lại đều tăng từ 80 - 100 chỉ tiêu.

Chỉ tiêu tuyển sinh Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2022

Về mức điểm sàn đăng ký xét tuyển, trường Đại học Luật Hà Nội giữ nguyên 3 mức điểm là 15, 18 và 20 điểm. Hội đồng tuyển sinh của trường cũng thông báo kỹ hơn về các phương thức tuyển sinh năm 2022. Cụ thể:

Phương thức 1: Tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD-ĐT.

Phương thức 2: Xét tuyển các thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài truyền hình Việt Nam kết hợp cùng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trường Đại học Luật hà Nội dành 48 chỉ tiêu để xét tuyển theo phương thức này. Thời gian xét tuyển dự kiến là tháng 8-12/2022.

Phương thức 3: Xét học bạ. Trường dành 50% chỉ tiêu của từng ngành cho phương thức này. Để đăng ký xét tuyển, thí sinh phải đạt học lực giỏi 5 học kỳ, trừ học kỳ 2 lớp 12, trong đó kết quả các môn trong tổ hợp xét tuyển ở kỳ 1 lớp 12 tối thiểu 7,5 [đối với cơ sở chính Hà Nội] và 7 [đối với phân hiệu tại Đắk Lắk].

Đặc biệt trong kỳ tuyển sinh năm 2022, các tiêu chí về giải thưởng học sinh giỏi, là học sinh trường THPT chuyên không còn là điều kiện chính thức để nộp hồ sơ như năm 2021. Nếu đạt các thành tích này, thí sinh được cộng 0,5 - 1,5 điểm khuyến khích. Còn chứng chỉ ngoại ngữ, sẽ được quy đổi điểm để thay cho điểm môn ngoại ngữ trong học bạ.

Thí sinh chỉ được đăng ký một nguyện vọng trên một tổ hợp duy nhất.

Phương thức 4: Xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT 2022. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tại trụ sở chính Hà Nội của tổ hợp C00 [Văn, Sử, Địa] là 20, các tổ hợp còn lại là 18. Riêng với hai ngành Luật Thương mại quốc tế, Ngôn ngữ Anh, điểm thi tốt nghiệp THPT môn tiếng Anh không dưới 7.

Tại phân hiệu Đắk Lăk, điểm sàn áp dụng cho mọi tổ hợp là 15 điểm.

Phương thức 5: Với thí sinh đăng ký vào chương trình liên kết với Đại học Arizona [Mỹ], Trường Đại học Luật Hà Nội sẽ xét tuyển chứng chỉ tiếng Anh quốc tế với mức điểm tối thiểu 5.5 IELTS hoặc tương đương. Thời gian xét tuyển dự kiến 4-12/2022.

ÁNH DƯƠNG

[theo Mực Tím]

Làm thế nào để vào đại học khi không đủ điểm sàn xét tuyển?

Theo thống kê, năm nay có trên 100.000 lượt thí sinh có điểm dưới sàn không được tham gia xét tuyển đại học bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Vậy cơ hội nào để những thí sinh này vẫn có thể hoàn thành ước mơ vào đại học?

Bên cạnh những thí sinh không đủ điểm sàn xét tuyển vào đại học còn nhiều thí sinh có khả năng rớt đại học vì điểm chuẩn các trường mình yêu thích dự kiến tăng cao so với năm 2016.

Để tăng nguồn tuyển sinh, trong mùa tuyển sinh năm 2017, có khá nhiều trường đại học lớn áp dụng hình thức xét tuyển bằng kết quả học tập [hay học bạ]. Đây là phương thức tuyển sinh gắn liền với chủ trương các trường đại học tự chủ tuyển sinh, đã được áp dụng phổ biến và thu hút thí sinh tham gia lựa chọn.

Theo quy chế mới ban hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo với các trường sử dụng phương án xét tuyển dựa vào học bạ, điểm trung bình của từng môn học trong tổ hợp các môn dùng để xét tuyển hoặc điểm trung bình chung của các môn học dùng để xét tuyển không nhỏ hơn 6,0 đối với hệ đại học [theo thang điểm 10]. Mỗi trường sẽ có một quy đinh xét tuyển học bạ theo các kì khác nhau.

Theo các chuyên gia tuyển sinh, xét tuyển bằng học bạ THPT không chỉ tăng nguồn tuyển cho các trường mà còn mở thêm "cửa" giúp cho thí sinh có thêm cơ hội vào đại học. Việc chọn phương thức xét tuyển học bạ lớp 12, thí sinh sẽ chủ động khi đăng ký xét tuyển. Hơn ai hết, các thí sinh là người hiểu rõ năng lực học tập của bản thân, từ đó chọn ra môn học có kết quả tốt nhất để đăng ký.

Ông Phạm Doãn Nguyên, Phó giám đốc Trung tâm Tư vấn Tuyển sinh – Truyền thông trường đại học Kinh tế - Tài chính  TP Hồ Chí Minh, chia sẻ: “Năm nay, với phổ điểm thi cao, các trường tốp trên cũng đã đưa ra mức điểm chuẩn khá cao so với năm 2016. Nhiều thí sinh sẽ rơi vào tình trạng trúng tuyển ảo, sẽ dẫn đến việc sau khi các trường công bố điểm nguyện vọng 1 thì các bạn sẽ "vỡ mộng" đại học. Vì vậy, thí sinh cần hết sức cẩn trọng trong việc điều chỉnh nguyện vọng, đồng thời cũng nên nắm bắt cho mình cơ hội xét tuyển học bạ để “chắc suất” vào đại học trong năm nay”.

Theo thống kê, hiện có gần 150 trường đại học, cao đẳng tiến hành phương thức này. Thí sinh có thể tham khảo các trường sau: Đại Luật TP Hồ Chí Minh xét tuyển 6 học kỳ [tính bằng điểm trung bình cộng các môn thuộc tổ hợp môn xét tuyển của 6 học kỳ]; đại hoc Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh xét tuyển 5 học kỳ [trừ học kỳ 2 lớp 12] cho các ngành hệ đào tạo chất lượng cao; đại học Công nghệ TP Hồ Chí Minh và đại học Kinh tế - Tài chính TP Hồ Chí Minh xét tuyển 2 kỳ lớp 12 [điểm trung bình năm lớp 12 của 3 môn trong tổ hợp môn xét tuyển]... cho tất cả ngành đào tạo./.
Theo TTXVN

Tin tức khác

Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT

Phương thức được 100% các trường đại học [ĐH] sử dụng để xét tuyển sinh năm 2022 là kết quả thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên, ở một số trường top trên, tỷ lệ chỉ tiêu dành cho phương thức này đang giảm dần so với các phương thức khác. Từ trên 60% năm 2021, năm nay, chỉ tiêu xét kết quả thi tốt nghiệp của trường ĐH Kinh tế Quốc dân chỉ còn dưới 20%, thấp chưa từng có.

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng chỉ còn 10 – 20%.

Trường ĐH Thương mại tuyển 4.150 chỉ tiêu với 5 phương thức xét tuyển. So với năm 2021, trường có thêm 2 phương thức mới. Với phương thức 5, xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022, theo từng tổ hợp bài thi/môn thi trường chỉ dành 45-50% chỉ tiêu…

Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy chế của Bộ GĐ&ĐT và quy định của trường cũng là phương thức được nhiều trường sử dụng như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM và các trường ĐH khác.

Xét tuyển kết hợp biến hóa đa dạng, học sinh trường chuyên chiếm ưu thế

Đây cũng là phương thức được nhiều trường ĐH sử dụng. Trường ĐH Ngoại thương áp dụng 3 hình thức xét tuyển kết hợp: giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả học tập dành cho thí sinh hệ chuyên và hệ không chuyên; hoặc kết hợp giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và chứng chỉ năng lực quốc tế [SAT, ACT, A-level], áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại; giữa chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2022, áp dụng cho các chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh và Ngôn ngữ thương mại.

ĐH Kinh tế Quốc dân có đề án xét tuyển riêng, trong đó có 4 nhóm đối tượng theo hình thức kết hợp.

Ngoài phương thức kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế và điểm thi tốt nghiệp THPT, trường ĐH Kinh tế Quốc dân còn xét tuyển kết hợp chứng chỉ quốc tế với kết quả thi Đánh giá năng lực của ĐH quốc gia; thí sinh là học sinh hệ chuyên của các trường THPT chuyên/THPT trọng điểm quốc gia với điểm 2 môn thi tốt nghiệp THPT; thí sinh đã tham gia vòng thi tuần/tháng/quý/năm Đường lên đỉnh Olympia hoặc đoạt giải HSG cấp tỉnh hoặc giải khuyến khích quốc gia kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT.

Năm 2022, việc xét tuyển kết hợp còn có thêm hình thức xét kết hợp các tiêu chí để đánh giá toàn diện năng lực thí sinh bao gồm năng lực học tập, hoạt động xã hội, hoạt động văn thể mỹ, bài luận, thư giới thiệu, phỏng vấn, dự kiến được áp dụng tại ĐH Bách khoa TPHCM.

Xét chứng chỉ quốc tế

Năm nay, các trường vẫn giữ phương thức tuyển sinh này để xét tuyển. Đặc biệt, từ năm 2021, trường ĐH Y Hà Nội đã bổ sung phương thức xét tuyển chứng chỉ ngoại ngữ kết hợp với điểm thi tốt nghiệp THPT. Ghi nhận cho thấy, số thí sinh nộp hồ sơ theo phương thức này cao gấp 5 lần chỉ tiêu. Ở nhóm xét tuyển tài năng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level. Thí sinh cần có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 đạt từ 8 trở lên.

Trường ĐH Kinh tế Quốc dân nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh có điểm SAT từ 1200 hoặc ACT từ 26 điểm trở lên. Phương thức này chiếm 1-3% tổng chỉ tiêu tuyển sinh của trường...

Xét kết quả thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy

Năm nay, trường ĐH Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức kỳ thi Đánh giá tư duy và dùng kết quả để xét tuyển 60-70% tổng chỉ tiêu. Đây là phương thức tuyển sinh chiếm tỷ trọng lớn nhất của trường.

Để tham gia kỳ thi, thí sinh cần có điểm trung bình chung 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT từ 7 trở lên thuộc một trong những tổ hợp môn trường đưa ra.

Năm nay, hai ĐH quốc gia là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TPHCM đều tổ chức kỳ thi Đánh giá năng lực. Theo thông tin từ ĐH Quốc gia Hà Nội, đến nay, số lượng các trường ĐH đăng ký sử dụng kết quả từ kỳ thi này để tuyển sinh đến thời điểm hiện tại là gần 50 trường.

Ngoài ra, một số trường ĐH khác cũng dự kiến tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng để chọn được thí sinh như mong muốn.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề