Ý nào dưới đây là nét nổi bật của cách mạng 1905 đến 1907 ở Nga

LÊNIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [910.61 KB, 17 trang ]

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS YÊN LẬP
----------------

SẢN PHẨM THAM GIA HỘI THẢO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO
NGHIÊN CỨU BÀI HỌC

MÔN LỊCH SỬ LỚP 8
GIÁO VIÊN: VŨ VĂN THANH

Yên Lập, tháng 12- 2018


CHỦ ĐỀ: LÊNIN VÀ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN NGA ĐẦU THẾ KỈ XX
[Dự kiến dạy 1 tiết]
A. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
I. Hoạt động bước đầu của V. Lênin trong phong trào công nhân Nga
- Lênin sinh ngày 22/4/1870, trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Từ nhỏ, Lênin
sớm có tinh thần cách mạng chống lại chế độ chuyên chế Nga hoàng
- Năm 1893, Lênin trở thành người lãnh đạo của nhóm công nhân mác- xít ở Pê- tơrô- grat, rồi bị bắt và bị tù đầy [Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân]
- Năm 1903, Lênin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, thông qua
Cương lĩnh cách mạng lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội
II. Cách mạng 1905- 1907 ở Nga
1. Tình hình nước Nga trước cách mạng
- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói
chung, nhất là công nhân rất cực khổ, phải lao động từ 12-14h/ngày nhưng tiền
lương không đủ sống
- Từ năm 1905- 1907, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản
để tranh giành thuộc địa, bị thua nặng nề càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ.
Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu Đả đảo chế độ chuyên chế!, Đả
đảo chiến tranh!, Ngày làm 8h!


2. Cách mạng bùng nổ
- Cách mạng Nga 1905- 1907
+ Trong các phong trào đấu tranh của công nhân Nga đầu thế kỉ XX, lớn nhất là
cuộc cách mạng 1905- 1907, có sự tham gia của công nhân, nông dân và binh lính
+ Mở đầu là ngày 9/1/1905, 14 vạn công nhân Xanh- Pê- téc- bua và gia đình tay
không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga
hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000
người chết và bị thương. Ngày này trở thành Ngày chủ nhật đẫm máu
+ Tháng 5/1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến,
lấy của người giàu chia cho người nghèo
+ Tháng 6/1905, binh lính trên chiến hạm Pô- tem- kin cũng khởi nghĩa
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát- xcơva [12/1905] của các chiến sĩ
cách mạng kéo dài gần 2 tuần lễ khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ


+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát- xcơva phong trào cách mạng vẫn tiếp tục
diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng
- Kết quả, ý nghĩa
+ Cách mạng Nga 1905- 1907, tuy thất bại nhưng làm lung lay chính phủ Nga
hoàng và bọn tư sản
+ Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra 10 năm sau đó
+ Cách mạng cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các
nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
B. TỔ CHỨC DẠY HỌC
* MỤC TIÊU CHỦ ĐỀ
Sau khi học xong, HS cần:
1. Kiến thức
- Trình bày được những hoạt động bước đầu của V.I Lênin trong phong trào công
nhân ở Nga
- Nêu được tình hình nước Nga trước cách mạng

- Khái quát được diễn biến chính cuộc cách mạng 1905- 1907
- Rút ra được tính chất, ý nghĩa của cách mạng 1905- 1907 ở Nga
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng, quan sát tranh ảnh lịch sử
- Phân biệt sự khác nhau giữa các khái niệm: cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ,
cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, chuyên chính vô sản
3. Thái độ:
- Bồi dưỡng cho học sinh lòng kính yêu và biết ơn những lãnh tụ của giai cấp vô
sản thế giới- những người đã cống hiến cả cuộc đời và sức lực cho cuộc đấu tranh
giải phóng nhân dân lao động bị áp bức trên toàn thế giới
4. Định hướng các năng lực hình thành:
- Năng lực chung: năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng
lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác.
- Năng lực chuyên biệt:
+ Năng lực tái hiện: diễn biến cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga
+ Năng lực thực hành bộ môn: sưu tầm tư liệu, mẩu truyện vè cuộc đời hoạt động
của Lênin
+ Liên hệ, phân tích tác động của cuộc cách mạng 1905 1907 ở Nga tới phong
trào giải phóng dân tộc trên thế giới


C. XÂY DỰNG BẢNG MÔ TẢ CÁC YÊU CẦU VÀ BIÊN SOẠN CÂU HỎI,
BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ.
1. Bảng mô tả các mức độ, yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi/bài tập trong chủ
đề.
Nội dung

Nhận biết


I. Hoạt động
bước đầu của
V.I.Lênin
trong phong
trào công nhân
Nga

- Trình bày
được những
nét chính về
tiểu sử của
Lênin
- Nêu được
một số hoạt
động bước đầu
của Lênin
trong phong
trào công nhân
Nga

II. Cách mạng - Khái quát
1905- 1907
được tình hình
nước Nga cuối
thế kỉ XIX
đầu thế kỉ XX
- Trình bày
được diễn biến
chính của cuộc
cách mạng

1905- 1907 ở
Nga

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao
- Đánh giá
được vai trò
của Lênin đối
với sự ra đời
của Đảng công
nhân xã hội
dân chủ Nga

- Phân tích
được ý nghĩa
của cuộc cách
mạng 19051907 ở Nga

- Rút ra được
tính chất của
cuộc cách
mạng 19051907 ở Nga

- Đánh giá
được vai trò
của Lênin đối
với phong trào

công nhân Nga
cuối thế kỉ
XIX- đầu thế
kỉ XX

2. Hệ thống câu hỏi/bài tập đánh giá theo các mức độ đã mô tả
2.1. Câu hỏi tự luận
2.1. 1. Câu hỏi nhận biết
Câu 1. Trình bày hoạt động bước đầu của Lênin trong phong trào công nhân Nga?
Câu 2. Nêu tình hình nước Nga cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
Câu 3. Khái quát diễn biến chính của cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga?
Câu 4. Trình bày kết quả của cách mạng 1905- 1907 ở Nga?


2.1.2. Câu hỏi thông hiểu
Câu 1. Phân tích hoàn cảnh dẫn tới bùng nổ cuộc cách mạng 1905 -1907 ở Nga?
Câu 2. Cách mạng 1905- 1907 ở Nga có tác động như thế nào đối với nước Nga và
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
2.1.3. Câu hỏi vận dụng
Câu 1. Tại sao nói cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga mang tính chất một cuộc
cách mạng dân chủ tư sản?
2.1.4. Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1. Từ thất bại của cách mạng 1905- 1907 ở Nga, có thể rút ra bài học gì đối với
phong trào giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa, nửa thuộc địa?
Câu 2. Quan sát hình ảnh sau:

a. Nhân vật trong ảnh là ai? Em biết gì về nhân vật này?
b. Đánh giá vai trò của nhân vật trên đối với phong trào công nhân Nga cuối thế kỉ
XIX- đầu thế kỉ XX?
2.2. Câu hỏi trắc nghiệm

2.2.1. Nhận biết:
Câu 1. Năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pêtécbua thành một
tổ chức chính trị lấy tên là
A. Liên hiệp giải phóng công nhân
B. Liên hiệp cách mạng Nga
C. Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân
D. Liên hiệp đấu tranh giải phóng công nhân Nga
Câu 2. Đầu thế kỉ XX, Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga phân hóa thành hai
phái là:


A. Phái cách mạng và phái thỏa hiệp.
B. Phái cách mạng và phái xét lại
C. Phái Bônsêvích à Mensêvích
D. Phái cách mạng và phái cơ hội
Câu 3. Nét nổi bật của tình hình chính trị nước Nga cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ
XX là
A. vẫn duy trì gần như nguyên vẹn nền quân chủ chuyên chế
B. đã thiết lập nền dân chủ đại nghị tư sản
C. thiết lập nền quân chủ lập hiến như ở nước Anh
D. thiết lập nền cộng hòa tư sản
Câu 4. Những năm đầu thế kỉ XX, đời sống của giai cấp công nhân và nhân dân
lãnh đạo ở Nga ngày càng cơ cực bởi nhiều nguyên nhân, ngoại trừ
A. ách áp bực bóc lột của chế độ phong kiến
B. sự bóc lột của tư sản trong và ngoài nước
C. nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga Nhật
D. Nga hoàng tham gia Chiến tranh thế giới thứ nhất
Câu 5. Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ cuộc cách mạng 1905 - 1907 ở Nga là
A. Phong trào bãi công, biểu tình của quần chúng cuối năm 1904
B. Công nhân Xanh Pêtécbua biểu tình thỉnh cầu Nga hoàng cải thiện đời sống

C. Quân đội và cảnh sát của Nga hoàng gây vụ thảm sát Ngày chủ nhật đẫm
máu
D. Nước Nga thất bại trong cuộc Chiến tranh Nga Nhật [1904 1905]
Câu 6. Ngày chủ nhật đẫm máu trong cuộc cách mạng Nga [1905 1907] là
A. 9 -1 -1905
B. 1 -5 -1905
C. 1 -9 -1905
D. 1 -12 -1907
Câu 7. Cuộc cách mạng Nga 1905 -1907 đã làm cho
A. Chế độ Nga hoàng bị sụp đổ
B. Chế độ Nga hoàng bị lung lay
C. Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga giành được quyền lãnh đạo cách mạng
D. Các dân tộc bị áp bức thoát khỏi sự thống trị của Nga hoàng
2.2.2. Thông hiểu:


Câu 1. Động lực của cách mạng Nga 1905 -1907 là
A. Công nhân, nông dân và bình dân
B. Công nhân và dân nghèo thành thị
C. Công nhân và nông dân
D. Công nhân và binh lính
Câu 2. Tính chất của cách mạng Nga 1905 1907 là
A. Cách mạng tư sản
B. Cách mạng giải phóng dân tộc
C. Cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới
D. Cách mạng vô sản
Câu 3. Ý không phản ánh đúng ý nghã của cách mạng Nga 1905- 1907 là:
A. Phát động các giai cấp bị bóc lột, các dân tộc bị áp bức ở Nga đứng dậy đấu
tranh
B. Làm lung lay chế độ Nga hoàng

C. Tạo tiền đề cho cuộc cách mạng XHCN nổ ra và giành thắng lợi ở Nga
D. Cổ vũ phong trào đấu tranh của công nhân thế giới, thúc đẩy phong trào giải
phóng dân tộc ở các nước Đông Dương
2.2.3. Vận dụng:
Câu 1. Ý nào không đúng khi giới thiệu về V.I.Lênin những năm cuối thế kỉ XIX?
A. Sinh ra trong một gia đình nhà giáo tiến bộ
B. Giác ngộ cách mạng và tham gia hoạt động từ khi ở trường trung học
C. Đã từng đứng đầu nhóm mácxits ở Xanh Pê téc bua
D. Thành lập Đảng cộng sản ở Nga
Câu 2. Sự kiện lịch sử được coi là đỉnh cao của cuộc cách mạng 1905 1907 ở
Nga là
A. Cuộc biểu tình ở Xanh Pêtécbua [9 -1 1905]
B. Khởi nghĩa của thủy thủ trên chiến hạm Pôtemkin [5 1905]
C. Cuộc tổng bãi công biến thành cuộc khởi nghĩa vũ trang của công nhân
Mátxcơva [12 1905]
D. Các Xô viết đại biểu công nhân được thành lập [cuối năm 1905]
2.2.4. Vận dụng cao:
Câu 1. Điểm khác nhau giữa hai phái Bônsêvich và Mensêvich là:
A. Tán thành hay phản đối đường lối cách mạng của Lênin
B. ủng hộ hay phản đối việc làm phải cách mạng lật đổ chế độ Nga hoàng


C. về đánh giá vai trò của giai cấp công nhân và đảng tiên phong của nó
D. nhận thức về vai trò của đấu tranh chính trị trong sự nghiệp giải phóng người
lãnh đạo
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án word và Powerpoint.
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập, giấy A0, A4, bút dạ.

2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước sách giáo khoa.
- Sưu tầm tư liệu, mẩu truyện về cuộc đời Lênin
III. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ
A. Tình huống học tập
1. Mục tiêu: GV cho HS quan sát hình ảnh Cuộc biểu tình ngày 9/1/1905 ở Xanh
Pê téc- bua để học sinh liên tưởng tới một sự kiện lịch sử tiêu biểu trong phong trào
công nhân Nga đầu thế kỉ XX.
2. Phương thức: Giáo viên cho học sinh quan sát những hình ảnh sau và yêu cầu
trả lời câu hỏi dưới đây:
+ Em hãy đọc tên sự kiện trong ảnh?
+ Em biết gì về sự kiện này?


3. Dự kiến sản phẩm
- Học sinh quan sát hình ảnh, trao đổi, thảo luận với nhau và trả lời:
+ Hình ảnh nhắc đến sự kiện ngày 9/1/1905 ở Xanh Pê téc- bua
+ Đây là sự kiện mở đầu cuộc cách mạng 1905- 1907 ở Nga, đó là ngày chủ nhật
đẫm máu
- Giáo viên nhận xét, chốt ý: Cách mạng 1905- 1907 ở Nga đã giáng một đòn mạnh
mẽ vào chế độ Nga hoàng, có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở
các nước đế quốc và phong trào đấu tranh chống áp bức phong kiến, thực dân ở các
nước phương Đông. Vậy cuộc cách mạng này diễn ra trong hoàn cảnh nào, và diễn
ra như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay
B. Hoạt động hình thành kiến thức:
I. Hoạt động bước đầu của V.I.Lênin trong phong trào công nhân Nga
Hoạt động 1: Tìm hiểu hoạt động bước đầu của Lênin trong phong trào công
nhân Nga
* Mục tiêu: HS nắm được nét chính về tiểu sử của Lênin và khái quát những hoạt
động bước đầu của Lênin trong phong trào công nhân Nga

* Phương thức:
- GV trình chiếu hình ảnh V.I. Lênin trên slide, cung cấp tư liệu sau :
- HS đọc SGK và các tư liệu dưới đây, kết hợp với quan sát, phân tích tranh ảnh,
làm việc cá nhân, cặp đôi, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm.
+ Tư liệu 1.

+ Tư liệu 2: Mùa thu 1895. Lê-nin thống nhất các nhóm mácxít ở Xanh Pê-téc-bua
thành một tổ chức chính trị, lấy tên là Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công
nhân. Đó là mầm mống của Đảng mácxít cách mạng.


+ Tư liệu 3: Năm 1898, tại Min-xcơ, Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga tuyên bố
thành lập nhưng không hoạt động được vì ngay sau đó các thành viên đều bị bắt.
Do tham gia hoạt động cách mạng chống chế độ Nga hoàng, Lê-nin bị bắt và bị đày
đi Xi-bia. Năm 1900, hết hạn đày, ông cùng các đồng chí của mình xuất bản báo
Tia lửa nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác trong phong trào công nhân Nga. Năm
1903, Đại hội Đảng Công nhân xã hội dân chủ Nga được triệu tập ở Luân Đôn dưới
sự chủ trì của Lê-nin để bàn về cương lĩnh và điều lệ của Đảng.
* Câu hỏi :
+ Nhân vật trên là ai ?
+ Hãy trình bày tóm tắt tiểu sử nhân vật?
+ Nêu những hoạt động bước đầu của Lênin trong phong trào công nhân Nga?
* Dự kiến sản phẩm:[ Kiến thức học sinh đạt được]
- Lênin sinh ngày 22/4/1870, trong một gia đình nhà giáo tiến bộ. Từ nhỏ, Lênin
sớm có tinh thần cách mạng chống lại chế độ chuyên chế Nga hoàng
- Năm 1893, Lênin trở thành người lãnh đạo của nhóm công nhân mác- xít ở Xanh
Pê téc bua
- Năm 1895, Lênin thống nhất các nhóm macxit ở Xanh Pê téc bua thành lập Liên
hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân
- Năm 1898, Lênin thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga, thông qua

Cương lĩnh cách mạng lật đổ chính quyền tư sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội
II. Cách mạng 1905- 1907 ở Nga
Hoạt động 1: Tìm hiểu tình hình nước Nga trước cách mạng
* Mục tiêu: HS nắm được bối cảnh nước Nga trước cuộc cách mạng 1905- 1907
* Phương thức:
- GV cung cấp tư liệu tình hình kinh tế, chính trị nước Nga trước cách mạng. HS
đọc SGK và các tư liệu dưới đây, kết hợp với quan sát, phân tích tranh ảnh, làm
việc cá nhân, cặp đôi, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm.


Hình ảnh: kinh tế nước Nga đầu thế kỷ XX


Tư liệu
+ Cuộc khủng hoảng kinh tế 1900- 1903 làm cho tình cảnh của công nhân và nhân
dân lao động Nga thêm điêu đứng. Nhà máy bị đóng cửa, số công nhân thất nghiệp
ngày càng tăng. Ngày lao động của công nhân kéo dài 12-14h nhưng tiền lương lại
quá thấp, điều kiện làm việc và sinh hoạt tồi tệ. Đời sống của nông dân Nga cũng
cơ cực không kém. Họ phải làm thuê cho địa chủ với thu nhập rẻ mạtDo vậy, họ
đều chán ghét chế độ Nga hoàng.
+ Để làm dịu bớt mâu thuẫn trong xã hội Nga và ngăn chặn một cuộc cách mạng xã
hội có thể nổ ra, Chính phủ Nga hoàng đã gây ra cuộc chiến tranh Nga- Nhật. Sự
thất bại về phía Nga trong cuộc chiến tranh này đã làm bộc lộ những yếu kém về
kinh tế, quân sự và làm cho tình hình chính trị lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng,
đẩy nhanh những mâu thuẫn vốn có trong xã hội Nga lên đỉnh điểm
Câu hỏi:
+ Đặc điểm nổi bật nhất của nước Nga trước cách mạng là gì?
+ Trình bày đời sống nhân dân Nga trước cách mạng? Trong xã hội Nga lúc bấy
giờ tồn tại mâu thuẫn cơ bản nào?
* Dự kiến sản phẩm [ học sinh đạt được]

- Đầu thế kỉ XX, nước Nga lâm vào tình trạng khủng hoảng, đời sống nhân dân nói
chung, nhất là công nhân rất cực khổ, phải lao động từ 12-14h/ngày nhưng tiền
lương không đủ sống
- Từ năm 1905- 1907, Nga hoàng đẩy nhân dân vào cuộc chiến tranh với Nhật Bản
để tranh giành thuộc địa, bị thua nặng nề càng làm cho nhân dân chán ghét chế độ.
Nhiều cuộc bãi công nổ ra với những khẩu hiệu Đả đảo chế độ chuyên chế !,
Đả đảo chiến tranh !, Ngày làm 8h !
Hoạt động 2: Tìm hiểu diễn biến chính cuộc cách mạng 1905- 1907
* Mục tiêu: HS nắm được khái quát diễn biến cuộc cách mạng 1905- 1907
* Phương thức: HS đọc SGK và các tư liệu dưới đây, kết hợp với quan sát, phân
tích tranh ảnh, làm việc cá nhân, cặp đôi, trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm.
Tư liệu 1:


Ngày chủ nhật đẫm máu

Hình ảnh: cách mạng Nga năm 1905 ở MACOVA


Tư liệu 2: Từ cuối năm 1904, nhiều cuộc bãi công đã nổ ra với các khẩu hiệu "Đả
đảo chuyên chế", Đả đảo chiến tranh, Ngày làm 8 giờ. Lớn nhất là phong trào
của công nhân, nông dân và binh sĩ. diễn ra trong những năm 1905 - 1907.
Ngày chủ nhật 9-1-1905,14 vạn công nhân Pê-téc-bua và gia đình không mang
theo vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông [cung điện của Nga hoàng] để đưa
bản yêu sách lên nhà vua. Nga hoàng Ni-cô-lai II ra lệnh cho quân đội và cảnh sát
nổ súng vào đoàn biểu tình. Gần 1000 người chết, 2000 người bị thương. Làn sóng
căm phẫn của nhân dân lan ra khắp nơi. Hưởng ứng lời kêu gọi của những người
bôn-sê-vích, công nhân nổi dậy cầm vũ khí, dựng chiến lũy khởi nghĩa. Xung đột
đổ máu giữa công nhân và cảnh sát Nga hoàng diễn ra trên các đường phố.
Tháng 5 - 1905, nông dân nhiều vùng nổi dãy, đánh phá dinh cơ của địa chủ

phong kiến, thiêu hủy văn tự. khế ước. lấy của người giàu chia cho người nghèo
Tháng 6 - 1905, thủy thủ trên chiến hạm Pô-tem-kin khởi nghĩa Nhiều đơn vị hải
quân, lục quân khác cũng nổi dậy.
Câu hỏi:
1. Trình bày những nét chính về diễn biến của cuộc cách mạng 1905- 1907?
2. Miêu tả lại sự kiện ngày 9/1/1905
* Dự kiến sản phẩm:[ học sinh đạt được]
+ Trong các phong trào đấu tranh của công nhân Nga đầu thế kỉ XX, lớn nhất là
cuộc cách mạng 1905- 1907, có sự tham gia của công nhân, nông dân và binh lính


+ Mở đầu là ngày 9/1/1905, 14 vạn công nhân Xanh- Pê- téc- bua và gia đình tay
không vũ khí kéo đến trước Cung điện Mùa Đông đưa bản yêu sách đến Nga
hoàng. Nga hoàng ra lệnh cho quân đội nổ súng vào đoàn người làm hơn 1000
người chết và bị thương. Ngày này trở thành Ngày chủ nhật đẫm máu
+ Tháng 5/1905, nông dân nhiều vùng nổi dậy phá dinh cơ của địa chủ phong kiến,
lấy của người giàu chia cho người nghèo
+ Tháng 6/1905, binh lính trên chiến hạm Pô- tem- kin cũng khởi nghĩa
+ Đỉnh cao là cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát- xcơva [12/1905] của các chiến sĩ
cách mạng kéo dài gần 2 tuần lễ khiến Chính phủ Nga hoàng lo sợ
+ Sau cuộc khởi nghĩa vũ trang ở Mát- xcơva phong trào cách mạng vẫn tiếp tục
diễn ra ở nhiều nơi, đến năm 1907 mới tạm dừng
Hoạt động 3: Tìm hiểu kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng 1905- 1907
* Mục tiêu: HS nắm được kết quả, ý nghĩa của cuộc cách mạng 1905- 1907
* Phương thức: HS đọc SGK và các tư liệu dưới đây, làm việc cá nhân, cặp đôi,
trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm.
* Tư liệu:
- Cách mạng 1905- 1907 là cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở Nga. Đây
là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới [do giai cấp vô sản lãnh đạo] với sự
tham gia của đông đảo nhân dân lao động, giải quyết những nhiệm vụ của cuộc

cách mạng dân chủ tư sản và đặt cơ sở cho việc chuyển sang cách mạng xã hội chủ
nghĩa
- Cách mạng 1905- 1907 ở Nga đã giáng một đòn mạnh mẽ vào chế độ Nga hoàng,
có ảnh hưởng đến phong trào đấu tranh đòi dân chủ ở các nước đế quốc và góp
phần thức tỉnh nhân dân các nước phương Đông đấu tranh chống ách áp bức phong
kiến, thực dân đầu thế kỉ XX.
* Câu hỏi:
1. Hãy trình bày kết quả và rút ra ý nghĩa của cuộc cách mạng 1905- 1907?
2. Nêu tính chất của cuộc cách mạng 1905- 1907?
* Dự kiến sản phẩm:[ học sinh đạt được]
+ Cách mạng Nga 1905- 1907, tuy thất bại nhưng làm lung lay chính phủ Nga
hoàng và bọn tư sản
+ Là bước chuẩn bị cần thiết cho cuộc cách mạng XHCN sẽ diễn ra 10 năm sau đó
+ Cách mạng cũng cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phong sdaan tộc ử các
nước thuộc địa và phụ thuộc trên thế giới.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


1. Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã
được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức về: những hoạt động bước đầu của
Lênin trong phong trào công nhân Nga; cuộc cách mạng 1905- 1907: hoàn cảnh,
diễn biến, kết quả, ý nghĩa
2. Phương thức: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân,
trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn hoặc thầy, cô giáo:
- Hệ thống lại hoạt động bước đầu của Lênin trong phong trào công nhân
Thời gian

Hoạt động

- Liệt kê các sự kiện trong cuộc cách mạng 1905- 1907

Thời gian

Sự kiện

3. Dự kiến sản phẩm:
Thời gian

Hoạt động

1895

Thành lập Liên hiệp đấu tranh giải phóng giai cấp công nhân

1898

Thành lập Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

1900

Xuất bản báo Tia lửa

1903

Chủ trì Đại hội Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga

Thời gian
9/1/1905

Sự kiện
Cuộc biểu tình của 14 vạn công nhân Xanh Pê téc bua



Cuối 1/1905

Số người bãi công lên tới 44 vạn

12/1905

Bãi công ở Matxcova

Cuối năm
1907

Phong trào lắng dần và chấm dứt

D. VẬN DỤNG VÀ MỞ RỘNG
1. Mục tiêu:
- Nhằm vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những vấn
đề mới trong học tập và thực tiễn về nội dung ý nghĩa của cuộc cách mạng 19051907 đối với phong trào công nhân, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
- HS biết nhận xét, đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm cho cách mạng Việt Nam
giai đoạn đó
2. Phương thức:
- GV giao nhiệm vụ cho HS [học sinh có thể làm bài tập ở nhà]:
+ Sưu tầm một số tranh ảnh về cuộc cách mạng 1905- 1907; sưu tầm mẩu truyện về
cuộc đời của Lênin
+ Liên hệ với thực tiễn cách mạng Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX
- HS có thể viết báo cáo [đoạn văn hay trình chiếu hay bộ sưu tập ảnh].
- HS chia sẻ với bạn bằng việc thông qua trao đổi sản phẩm cho bạn, gửi thư điện
tử
- GV đánh giá sản phẩm của HS: nhận xét, tuyên dương, khen gợi

3. Dự kiến sản phẩm:
- tranh ảnh diễn biến cách mạng 1905- 1907
- chân dung Lênin qua từng thời kì
- Câu chuyện trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Lênin
- Liên hệ Việt Nam: phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam những năm đầu
thế kỉ XX?
Người viết

Vũ Văn Thanh



Video liên quan

Chủ Đề