Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là

Chuyển dịch cơ cấu kinh tếlà sự phát triển không đều giữa các ngành. Là sự chuyển dịch sao cho phù hợp với năng lực, trình độ của lao động trong điều kiện kinh tế - xã hội ứng với từng giai đoạn phát triển kinh tế của đất nước. Dễ hiểu hơn là ngành nào có tốc độ phát triển mạnh hơn thì sẽ tăng tỉ trọng của ngành đó, ngành nào có tốc độ phát triển thấp hơn thì điều chỉnh giảm tỉ trọng của ngành đó cho phù hợp tổng thể chung của nền kinh tế.Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.

Câu hỏi: Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?

A. Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.

B. Đẩy nhanh công nghiệp hóa và hiện đại hóa; giải quyết vấn đề việc làm.

C. Phát huy các tiềm năng có sẵn; giải quyết các vấn đề xã hội, môi trường.

D. Phát triển nhanh đô thị hóa; giải quyết vấn đề về tài nguyên, môi trường.

Trả lời:

Đáp án đúng: A. Tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường.

Giải thích của giáo viên Top lời giải về lí do chọn đáp án A.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng nhằm mục đích tăng trưởng kinh tế nhanh; giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường. Xu hướng chung là tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I [nông nghiệp – ngư nghiệp], tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II [công nghiệp – xây dựng] và khu vực III [dịch vụ] trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường. Cho đến 2010, tỉ trọng của các khu vực tương ứng sẽ là 10%, 42% và 48%.

Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hóa công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hóa.

- Đối với khu vực I, giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

- Đối với khu vực II, quá trình chuyển dịch gắn với sự hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người của vùng. Đó là các ngành chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí - kĩ thuật điện – điện tử.

- Đối với khu vực III, du lịch là một ngành tiềm năng. Đồng bằng sông Hồng có nhiều thế mạnh về du lịch, đặc biệt ở Hà Nội và vùng phụ cận cũng như ở Hải Phòng. Trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo… cũng phát triển mạnh nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch kinh tế.

>>> Xem thêm: Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay?

Câu hỏi trắc nghiệm bổ sung kiến thức về chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng.

Câu 1. Hiện nay, vùng đồng bằng sông Hồng gồm mấy tỉnh, thành phố?

A. 10.

B. 11.

C. 12.

D. 13

Đáp án đúng: A. 10

Câu 2.Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Nam Định.

B. Bắc Giang.

C. Hưng Yên.

D. Ninh Bình.

Đáp án đúng: B. Bắc Giang

Câu 3.Ý nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của vùng đồng bằng sông Hồng?

A. Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm.

B. Giáp với các vùng trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ.

C. Giáp Vịnh Bắc Bộ [Biển Đông].

D. Giáp với Thượng Lào.

Đáp án đúng: D. Giáp với Thượng Lào

Câu 4.Xu hướng chung của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực của đồng bằng sông Hồng là

A. Tăng tỉ trọng khu vực I, giảm tỉ trọng khu vực II và III

B. Tăng tỉ trọng khu vực I và II, giảm tỉ trọng khu vực III

C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III

D. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực III

Đáp án đúng: C. Giảm tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III

Câu 5.Tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Hồng không giáp biển?

A. Hưng Yên, Hải Dương.

B. Hà Nam, Bắc Ninh

C. Hà Nam, Ninh Bình.

D. Nam Định, Bắc Ninh

Đáp án đúng: B. Hà Nam, Bắc Ninh

------------------------

Trên đây Top lời giải đã cùng các bạn tìm hiểu về việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Đồng bằng sông Hồng. Chúng tôi hi vọng các bạn đã có kiến thức hữu ích khi đọc bài viết này, chúc các bạn học tốt.

Câu hỏi: Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là
A. sử dụng hợp lý nguồn lực, đảm bảo phát triển bền vững.
B. góp phần hiện đại hóa sản xuất và bảo vệ môi trường.
C. hình thành ngành trọng điểm và ngành dịch vụ mới.
D. tạo ra nhiều mặt hàng, giải quyết được vấn đề việc làm.

Phương pháp: Liên hệ điều kiện phát triển của vùng
Cách giải:Đồng bằng sông Hồng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế : địa hình, khí hậu, nguồn nước, khoáng sản và lao động, cơ sở hạ tầng, chính sách, thị trường. Vì thế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ giúp sử dụng hợp lí nguồn lực của vùng. Ngoài ra, Đồng bằng sông Hồng đã được khai thác và phát triển kinh tế từ lâu đời nên nhiều tài nguyên bị xuống cấp. Do đó, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn giúp đảm bảo việc phát triển bền vững.

Ý nghĩa chủ yếu của việc chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là


A.

nâng cao hiệu quả kinh tế, khai thác tốt thế mạnh tự nhiên.

B.

giải quyết tốt vấn đề việc làm, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa

C.

giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra, đa dạng sản phẩm.

D.

tạo ra hàng xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành.

Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là


A.

phát huy thế mạnh và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

B.

tạo thêm nhiều mặt hàng và giải quyết được việc làm.

C.

hình thành ngành trọng điểm và ngành dịch vụ mới.

D.

góp phần hiện đại hóa sản xuất và bảo vệ môi trường.

Ý nghĩa chủ yếu của chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

A. phát huy thế mạnh và đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế.

B. tạo thêm nhiều mặt hàng và giải quyết được việc làm.

C. hình thành ngành trọng điểm và ngành dịch vụ mới.

D. góp phần hiện đại hóa sản xuất và bảo vệ môi trường

Video liên quan

Chủ Đề