Ý nghĩa vai trò của khoa học logic

CHUYÊN ĐỀ 4 - TRIẾT HỌCLôgic học - khoa học về tư duy, các phương pháp nhận thức khoa họcI. Lôgic học - khoa học về tư duy1.1 Mấy nét chung về lôgic họcTư duy là đối tượng nghiên cứu của nhiều khoa học. Tuy nhiên mỗi mộtngành khoa học nghiên cứu tư duy ở một góc độ, khía cạnh khác nhau. Lôgíc họchay khoa học về tư duy là một ngành khoa học lấy tư duy của con người làm đốitượng nghiên cứu. Lôgic học nghiên cứu tư duy nhằm phát hiện, tìm hiểu các hìnhthức, các quy luật của tư duy, từ đó chuyển chúng thành các nguyên tắc, cácphương pháp chung để ứng dụng cho các quá trình tư duy với những nội dung cụthể riêng biệt. Nhờ có lôgic học mà qúa trình tư duy của con người ngày càng trởnên đúng đắn, chính xác hơn. Lôgíc học giúp con người có thể nhanh chóng tiếpcận và nắm bắt chân lý. Con người có thể tư duy lôgíc một cách tự phát hoặc tựgiác, song con người không thể hiểu nhau nếu không có tư duy lôgíc. Do đó làmthế nào để con người đạt đến tư duy lôgic một cách tự giác là yêu cầu hết sức quantrọng trong học tập và nghiên cứu khoa học. Có thể nói là không có ngành khoahọc nào lại không ứng dụng các nguyên tắc lôgic của tư duy, không có ngành khoahọc nào không liên quan, không gắn kết với lôgic học bởi mọi ngành khoa học đềuphải được xây dựng, phát triển trên cơ sở của tư duy lôgic. Ngày nay lôgic họcđang phát huy hết sức mạnh mẽ vai trò, tác dụng to lớn của mình trong tất cả cácngành khoa học, kỹ thuật, đặc biệt là trong công nghệ thông tin. Có thể nói làkhông thể có nền công nghệ tự động, hiện đại nếu không có sự phát triển của lôgichọc.Lôgic học là khoa học về các hình thức và quy luật của tư duy. Lôgic họcnghiên cứu tư duy song không phải là nghiên cứu tư duy một cách chung chungmà chính xác hơn nó nghiên cứu tư duy lôgic nhằm tìm hiểu, phát hiện các hìnhthức, các quy luật của tư duy. Vậy thế nào là hình thức và quy luật của tư duy?Hình thức của tư duy chính là cấu trúc, là cách thức kết hợp, liên hệ, sắpxếp giữa các thành phần của nội dung tư tưởng. Trong quá trình tư duy con ngườicó thể đề cập đến vô vàn các nội dung khác nhau. Tuy nhiên về hình thức, các quátrình tư duy bị quy định một cách chặt chẽ và chỉ diễn ra hạn chế trong một sốhình thức nhất định. Cấu trúc của một tư tưởng - hay hình thức lôgíc của nó có thểbiểu hiện dưới dạng những ký hiệu. Chẳng hạn nếu xét một cách cụ thể các phánđoán:"Tất cả các loài hoa đều có màu sắc"."Tất cả các loài động vật đều có ích"."Tất cả các kim loại đều dẫn điện".Ta thấy những phán đoán đó đề cập đến những nội dung rất khác nhau.Song nếu bỏ qua nội dung mà chỉ xem xét cấu trúc tư tưởng, xem xét về mặt hìnhthức thì chúng rất giống nhau, tất cả đều là những phán đoán khẳng định toàn thể,có dạng ký hiệu tất cả S là P. Trong đó S là chủ từ của phán đoán, P là vị từ củaphán đoán. Đây chính là một trong những hình thức cơ bản của tư duy.Quy luật của tư duy là những quy luật diễn ra trong quá tình của tư duy.Cũng giống như quy luật nói chung trong các ngành khoa học, quy luật tư duychính là những mối liên hệ có các đặc trưng như diễn ra tất yếu, khách quan, ổnđịnh, thường xuyên lặp đi lặp lại. Đặc trưng riêng biệt của quy luật tư duy đó lànhững quy luật này diễn ra trong quá trình tư duy của con người, chi phối, chỉ đạotư duy của con người. Điều đó có nghĩa là nếu quá trình tư duy diễn ra không tuânthủ các quy luật này thì sẽ dẫn đến những kết quả sai lầm.Theo quan điểm duy vật biện chứng, các hình thức và quy luật của tư duycó nguồn gốc từ thế giới khách quan. Chúng không phải là cái vỏ trống rỗng màchúng chính là sự phản ánh trong đầu óc con người những mối quan hệ nhất địnhcủa các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, là phản ánh của cái kháchquan vào đầu óc chủ quan của con người. Thế giới khách quan tồn tại độc lập vớiý thức con người không những được phản ánh trong nội dung tư tưởng mà cònquy định cả những hình thức của tư tưởng và những quy luật liên kết các tư tưởngcủa con người. Chính thực tiễn là cơ sở để hình thành những hình thức và quy luậtlôgic. Lênin viết: "Thực tiễn của con người lặp đi lặp lại hàng nghìn triệu lần đượcin vào ý thức của con người bằng những hình thức lôgic. Những hình thức này cótính vững chắc của một thiên kiến có tính chất công lý, chính vì [và chỉ vì] sự lặpđi lặp lại hàng nghìn triệu lần đó".1Có thể hình dung lôgic học gồm hai bộ phận chính, đó là lôgíc hình thức vàlôgic biện chứng. Trong lôgíc hình thức có lôgíc hình thức cổ truyền và lôgíc hìnhthức hiện đại với những bộ môn như lôgic toán, lôgic mô thái, lôgic ngữ nghĩa.1.2. Lôgic hình thứca. Lịch sử hình thành và phát triển của lôgíc hình thứcCó thể coi nhà khoa học vĩ đại có công lao to lớn đặt những viên gạch đầutiên xây dựng nên toà lâu đài lôgíc hình thức là aristốt. Ông sinh năm 384 TCN vàmất năm 322 TCN. Mác và Ăngghen đánh giá aristốt là bộ óc bách khoa toàn thưvĩ đại nhất của nền văn minh Hy lạp cổ đại. Ông không những nghiên cứu lôgichọc mà còn nghiên cứu triết học, sinh vật học, địa chất học…aristốt xây dựnglôgic học trên cơ sở những quan điểm duy vật, trên cơ sở cho rằng những hìnhthức và quy luật cơ bản của tư duy đều có nguồn gốc khách quan trong bản thân sựtồn tại của sự vật. Ông khẳng định rằng khi truy tìm chân lý, con người không tuỳtiện liên kết các tư tưởng mà sự liên kết này phụ thuộc vào chỗ những sự vật đượcphản ánh trong những tư tưởng ấy liên kết với nhau trong thực tế như thế nào. Nhưvậy lôgic của tư duy chính là sự phản ánh lôgic của hiện thực khách quan.Trước aristốt cũng đã có nhiều nhà triết học chú ý quan tâm tìm hiểu cácvấn đề của lôgíc hình thức. Tuy nhiên lôgíc hình thức chỉ thực sự trở thành mộtkhoa học kể từ khi aristốt trình bày các tác phẩm của mình. Ông đã khái quátnhững kinh nghiệm hoạt động tư duy của con người để xây dựng nên một họcthuyết tương đối hoàn chỉnh về các hình thức và các quy luật của tư duy. Đó là họcthuyết về khái niệm, về phạm trù, về suy lý diễn dịch, các dạng cơ bản của phánđoán, học thuyết về tam đoạn luận. Rõ ràng lôgíc hình thức với tư cách là mộtkhoa học chỉ thực sự bắt đầu từ aristốt, mặc dù trước đó đã có nhiều nhà triết họccổ cũng đã đề cập, nghiên cứu.Những tư tưởng lôgic học của aristốt được xác định trên cơ sở có đối tượngnghiên cứu rõ ràng. Đối tượng đó nằm trong lĩnh vực tư duy và nếu có liên quanđến tồn tại thì đó chỉ là tồn tại được phản ánh bởi tư duy. aristốt cho rằng không1V.I Lê Nin: Toàn tập, t.29. NXB Tiến bộ, M. 1981, tr.234.thể cùng một lúc vừa tồn tại vừa không tồn tại, không thể cùng một cái gì đó vừacó lại vừa không, không thể có một tính chất của một sự vật nào đó xét trong cùngmột thời điểm và trong cùng một mối quan hệ vừa là vốn có lại vừa không phải làvốn có. Những tư tưởng này một mặt phản ánh nội dung các quy luật đồng nhất,phi mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba của lôgíc hình thức, mặt khác nói lên đối tượngnghiên cứu của nó. Đó là tư duy về tồn tại thực tại, tồn tại hiện hữu.Sau thời kỳ aristốt, lôgíc hình thức có những bước phát triển mới. Đặc biệttrong những thế kỷ XVI, XVII nhờ có sự ra đời của khoa học tự nhiên thựcnghiệm, nhà triết học Bêcơn đã bổ sung vào lôgíc hình thức những tư tưởng mới Phép quy nạp. [Sự khái quát của tư duy từ sự hiểu biết những cái riêng đến sự hiểubiết về những nguyên lý chung]. Tiếp theo Bêcơn, nhà triết học - toán học ngườiĐức Lepnít [1646 - 1716] đã sáng tạo ra những tư tưởng lôgic mới, có thể gọi đâylà lôgic toán. Loại lôgic này được xây dựng trên các cơ sở và nguyên tắc của toánhọc, tư duy lôgic được coi như những phép tính. Tuy nhiên, do điều kiện lịch sử,toán học lúc bấy giờ chưa đủ sức thực hiện những tư tưởng của Lepnít. Mãi hơn100 năm sau khi ông quan đời, các nhà toán học mới đủ điều kiện để xây dựnglôgic toán thành một ngành khoa học thực sự. Sự ra đời của lôgic toán gắn liền vớimôn đại số lôgic. Có thể coi lôgic toán là bước phát triển cao về chất của lôgíchình thức. Ngày nay lôgic toán đã có nhiều cống hiến quan trọng trong điều khiểnhọc, tự động học, trong việc xây dựng các lý thuyết thông tin và trong lĩnh vực chếtạo máy tính điện tử.b. Nội dung cơ bản của lôgíc hình thứcLôgíc hình thức là khoa học nghiên cứu các hình thức và quy luật của tưduy nhằm đảm bảo tính xác định, tính nhất quán, tính chặt chẽ của tư duy. Lôgíchình thức đề cập đến nhiều vấn đề, nhiều nội dung khá phức tạp, song ở đây, trongphạm vi một chuyên đề, chúng tôi chỉ trình bày một cách khái quát, tóm tắt nhữngvấn đề cơ bản nhất.Trước hết, lôgíc hình thức nghiên cứu những quy luật phổ quát của tư duyvà nêu lên bốn quy luật bao gồm: quy luật đồng nhất, quy luật cấm mâu thuẫn, quyluật loại trừ cái thứ ba và quy luật lý do đầy đủ.Quy luật đồng nhất [a là a]: Trong không gian xác định, trong thời gian vànhững điều kiện, những mối liên hệ xác định một sự vật hoặc một hiện tượng nàođó luôn đồng nhất với chính bản thân nó. Trong một quá trình tư duy, mỗi một tưtưởng [dưới dạng khái niệm, phán đoán, lập luận…] cũng luôn luôn phải đồngnhất với chính bản thân nó. Điều đó có nghĩa là mỗi một tư tưởng phải có nộidung xác định trong quá trình tư duy. Trong quá trình lập luận, con người khôngđược phép tuỳ tiện thay đổi nội hàm và ngoại diên của các khái niệm, không đượcphép đánh tráo khái niệm. Quy luật này đảm bảo cho quá trình tư duy diễn ra nhấtquán, mạch lạc. Nó là quy luật nền tảng của tư duy. Nếu vi phạm quy luật này, quátrình tư duy sẽ dẫn đến những mâu thuẫn, nghịch lý và kết quả là con người sẽkhông thể hiểu được nhau, không thể giao tiếp với nhau.Quy luật cấm mâu thuẫn [hay còn gọi là quy luật phi mâu thuẫn trong tưduy]: Trong cùng một điều kiện không gian, thời gian, trong cùng những mối liênhệ xác định, một sự vật không thể vừa là nó lại vừa không phải là nó, a không thểvừa là a lại vừa không phải là a. Do đó trong tư duy không được phép có mâuthuẫn. Nếu có hai phán đoán mâu thuẫn nhau về cùng một tính chất của cùng mộtsự vật trong cùng một khoảng không - thời gian, trong cùng những điều kiện vàmối liên hệ như nhau thì không thể cả hai phán đoán đó đồng thời cùng đúng.Trong hai phán đoán đó nhất định phải có một cái sai. Quy luật này chính là sự cụthể hoá nội dung của quy luật đồng nhất về phương diện thuộc tính cuả sự vật.Chừng nào trong quá trình tư duy còn có mâu thuẫn thì chừng đó quá trình tư duycòn phải xem xét lại. Quy luật cấm mâu thuẫn góp phần đảm bảo cho tính đồngnhất của tư duy.Quy luật loại trừ cái thứ ba [hay quy luật bài trung]: Trong điều kiện xácđịnh về không - thời gian, trong những mối liên hệ xác định, một sự vật hoặc tồntại hoặc không tồn tại, hoặc có tính chất a hoặc không có tính chất a, với một phánđoán thì hoặc là có giá trị đúng hoặc là có giá trị sai, không thể có khả năng thứ banào khác. Nếu có hai phán đoán phủ định nhau về cùng một tính chất của cùngmột sự vật thì nhất thiết phải có một phán đoán đúng và cái đúng chỉ có thể thuộcvề một trong hai phán đoán này mà thôi chứ không thể thuộc về một phán đoánthứ ba nào khác. Quy luật này cũng là sự cụ thể hoá của quy luật đồng nhất, đảmbảo cho tính chính xác, tính nhất quán của tư duy. Sự kết hợp chặt chẽ giữa quyluật loại trừ cái thứ ba và quy luật cấm mâu thuẫn cho phép con người có thể xácđịnh được phạm vi tìm kiếm chân lý. Cũng nhờ có hai quy luật này mà chúng ta cóthể tiến hành phương pháp chứng minh phản chứng trong toán học và trong nhiềungành khoa học khác.Quy luật lý do đầy đủ: Mọi suy nghĩ đều phải có căn cứ, mọi mệnh đề, mọiphán đoán muốn trở thành chân lý đề phải được chứng minh. Một tư tưởng nào đósẽ phi lôgic nếu như chưa có đủ căn cứ đề chứng minh. Quy luật này đòi hỏi conngười phải chỉ rõ được đầy đủ các lý do trong quá trình lập luận của mình bởi mọitồn tại đều có nguyên nhân.Bốn quy luật cơ bản trên đây của lôgíc hình thức phản ánh những mối liênhệ nhất định của sự vật, hiện tượng trong thế giới khách quan. Chúng là tất yếu,phổ quát đối với quá trình tư duy của nhân loại. Việc tuân thủ các quy luật này làhết sức cần thiết và đặc biệt quan trọng đối với mọi quá trình nhận thức.Ngoài bốn quy luật cơ bản, lôgíc hình thức còn nghiên cứu các hình thứccủa tư duy như khái niệm, phán đoán, suy luận.Khái niệm là một hình thức cơ bản của tư duy dùng để phản ánh tập hợp[hoặc lớp] các sự vật, hiện tượng giống nhau với những dấu hiệu bản chất và đặctrưng của chúng. Khái niệm hình thành trong tư duy thông qua các quá trình trừutượng hoá, khái quát hoá và được biểu đạt bằng ngôn ngữ dưới dạng từ hoặc cụmtừ. Mỗi một khái niệm đều có cấu trúc bao gồm nội hàm và ngoại diên. Thông quanội hàm và ngoại diên, chúng ta có thể phân biệt được các khái niệm cũng như cóthể xác định được quan hệ giữa chúng.Phán đoán cũng là một hình thức cơ bản của tư duy trong đó các khái niệmđược liên kết với nhau dưới dạng khẳng định, phủ định, so sánh… nhằm phản ánhnhững mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng với nhau hoặc giữa các sự vật hiệntượng với các thuộc tính của chúng. Phán đoán được biểu đạt bằng ngôn ngữ dướidạng câu hoặc mệnh đề.Suy luận là hình thức cao nhất của tư duy. Trong hình thức suy luận, cácphán đoán được liên kết với nhau nhằm giúp con người đi từ cái đã biết đến cáichưa biết, đi từ tri thức cũ đến tri thức mới. Có hai hình thức suy luận cơ bản đó làsuy luận diễn dịch và suy luận quy nạp. Suy luận diễn dịch [phép suy diễn] là hìnhthức suy luận đi từ những nguyên lý chung, khái quát đến những trường hợp riênglẻ, cá biệt. Suy luận quy nạp [quy nạp] là một hình thức ngược lại với suy diễn, đólà qúa trình suy luận từ những trường hợp riêng lẻ, cụ thể, cá biệt để đi dến nhữngkết luận có tính chung, tổng quát. Hai hình thức suy luận này gắn bó chặt chẽ vớinhau, bổ sung cho nhau, hỗ trợ lẫn nhau. Mọi ngành khoa học đều được xây dựngtrên cơ sở suy luận. Đây là hình thức tư duy cao nhất của con người.c.ý nghĩa và hạn chế của lôgíc hình thứcThông qua những nội dung cơ bản trình bày trên đây, chúng ta thấy việcnắm vững những quy luật và hình thức cơ bản của tư duy có ý nghĩa đặc biệt quantrọng đối với con người. Trong học tập, trong nghiên cứu khoa học, trong cuộcsống đời thường, trong luận chiến, đâu đâu ta cũng bắt gặp tư duy lôgic và cần sửdụng đến tư duy lôgic. Do đó việc học tập và nghiên cứu lôgíc hình thức để tự giácđạt tới một trình độ tư duy lôgic cao là một yêu cầu không thể thiếu đối với mọingười. Lôgíc hình thức giúp phát triển trí tuệ cá nhân, giúp con người rèn luyện tưduy lôgic. Trên cơ sở đó tránh được những sai lầm không đáng có. Lôgíc hình thứcgiúp con người nâng cao khả năng tư duy, nâng cao khả năng tiếp thu tri thức, tạocho con người thói quen suy nghĩ lập luận chính xác, rõ ràng, khúc chiết. Trongluận chiến, lôgíc hình thức giúp chúng ta dễ dàng phát hiện ra những nguỵ biệntinh vi, xảo trá của đối phương. Từ đó tạo lập những cơ sở lôgic để phản bác.Trong khoa học, lôgíc hình thức giúp con người nâng cao khả năng sáng tạo, khảnăng phát hiện, tìm kiếm tri thức, chân lý. Để đạt đến một trình độ tư duy lôgiccao, sâu sắc, rõ ràng là chúng ta phải học tập và nghiên cứu lôgíc hình thức.Tuy nhiên lôgíc hình thức cũng có những hạn chế, lôgíc hình thức mới chỉphản ánh sự vật trong trạng thái đứng im tương đối, trong sự ổn định tạm thời vềchất, trong những phạm vi không gian, thời gian hạn chế. Lôgíc hình thức nghiêncứu các hình thức tư duy bên ngoài sự vận động, phát triển, bên ngoài sự tác độngqua lại, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng và không gắn liền với những nội dungcụ thể. Do đó lôgíc hình thức mới chỉ là điều kiện cần chứ chưa phải là điều kiệnđủ để nắm bắt chân lý khách quan. Để khắc phục những hạn chế của lôgíc hìnhthức chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu một loại lôgic khác hơn về nguyên tắc, đó làlôgic biện chứng.1.3. Lôgíc biện chứng1.3.1 Lịch sử hình thành và phát triển của lôgic biện chứngNhững mầm mống của tư duy biện chứng và lôgic biện chứng đã xuất hiệntừ rất sớm trong lịch sử nhân loại. Nhưng phải đến thế kỷ XIX, khi G. Hêghen chora đời cuốn "Lôgic học" thì lôgic biện chứng mới thực sự xuất hiện với tư cách làmột khoa học. G. Hêghen là người đã có công lao to lớn trong việc xây dựng, pháttriển lôgic biện chứng thành một hệ thống khoa học. Tuy nhiên lôgic biện chứngcủa ông là lôgic biện chứng duy tâm. Mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại đã đượcHêghen giải quyết một cách duy tâm về mặt triết học. Hệ quả tất yếu kéo theo làviệc Hêghen đã cho rằng biện chứng của ý niệm sản sinh ra biện chứng của sự vậtchứ không phải ngược lại. Sự hạn chế của thế giới quan duy tâm ở Hêghen đã làmcho những tư tưởng về lôgic biện chứng của ông trở nên tăm tối.Mác và Ăngghen đã kế thừa, cải tạo lôgic biện chứng của Hê-ghen để xâydựng nên lôgic biện chứng duy vật. Những tư tưởng, nguyên lý của lôgic biệnchứng duy vật đã được thể hiện trong nhiều tác phẩm của các ông, đặc biệt làtrong bộ "Tư bản". Lênin đã gọi tác phẩm Tư bản là lôgic học của chủ nghĩa Mác.Bản thân Lênin cũng đã có nhiều đóng góp lớn lao nhằm phát triển lôgic biệnchứng và vận dụng nó vào thực tiễn cách mạng.Mặc dù khác hẳn lôgíc hình thức về mặt nguyên tắc, song lôgic biện chứngkhông phải là sự phủ định lôgíc hình thức. Cần nhận thức đúng đắn rằng cả lôgíchình thức và lôgic biện chứng đều có vai trò ý nghĩa quan trọng trong quá trìnhnhận thức, chúng là những nấc thang khác nhau song lại có sự bổ sung, hỗ trợ lẫnnhau và đều quan trọng như nhau trong quá trình tư duy của con người.1.3.2 Đối tượng nghiên cứu của lôgic biện chứngLôgic biện chứng là khoa học nghiên cứu những quy luật biện chứng của tưduy nhằm phản ánh đúng đắn biện chứng khách quan của sự vật. Tư duy và cáchình thức tư duy của con người cũng có tính biện chứng vì chúng vận động, pháttriển, liên hệ, chuyển hoá, tuân theo các quy luật biện chứng. Theo quan điểm duyvật biện chứng, biện chứng của tư duy [tức biện chứng chủ quan] là phản ánh biệnchứng của sự vật [tức biện chứng khách quan], biện chứng của sự vật sản sinh rabiện chứng của tư duy, chứ không phải ngược lại. Lôgic biện chứng Mác xít quantâm nghiên cứu tính biện chứng của tư duy nhằm giúp cho con người phản ánhngày càng đúng đắn thế giới khách quan.Trong chủ nghĩa duy vật biện chứng có sự thống nhất của phép biệnchứng, nhận thức luận và lôgic học. Lênin nhiều lần nhấn mạnh rằng phép biệnchứng duy vật cũng là lý luận nhận thức, là lôgic biện chứng của chủ nghĩa Mác.Tuy nhiên cũng cần chú ý rằng sự thống nhất giữa phép biện chứng, nhận thứcluận và lôgic biện chứng không phải là sự thống nhất hoàn toàn tuyệt đối mà đâylà sự thống nhất có tính biện chứng. Nghĩa là trong sự thống nhất đã bao hàm cảsự khác biệt.1.3.3 Những nguyên tắc cơ bản của lôgic biện chứngLôgic biện chứng đề ra một hệ thống các nguyên tắc cơ bản có tác dụngđịnh hướng cho con người trong nhận thức và hành động. Các nguyên tắc này baogồm:- Nguyên tắc khách quan: Đây là nguyên tắc xuất phát điểm của lôgic biệnchứng. Nguyên tắc này yêu cầu phải xem xét sự vật, hiện tượng một cách kháchquan. Phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng để nhận thức chúng một cáchchính xác, tránh chủ quan, duy ý chí. Nguyên tắc này xuất phát từ quan điểm triếthọc cho rằng vật chất quyết định ý thức, nhận thức là quá trình phản ánh cái kháchquan vào ý thức chủ quan của con người do đó trong nhận thức và hành động nếukhông tuân theo nguyên tắc khách quan mà chỉ dựa vào sự chủ quan duy ý chí thìnhất định sẽ phạm phải sai lầm.- Nguyên tắc toàn diện: Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét sự vật, hiệntượng trong tất cả các mặt, các mối liên hệ vốn có, tất yếu, khách quan, đa dạng,sinh động của chúng. Lênin viết: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìnbao quát và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và quan hệ gián tiếpcủa sự vật đó. Chúng ta không thể làm được điều đó một cách hoàn toàn đầy đủ,nhưng sự cần thiết phải xét tất cả mọi mặt sẽ đề phòng cho chúng ta khỏi phạm sailầm và sự cứng nhắc"2. Cần chú ý rằng toàn diện không có nghĩa bình quân chủ2V.I Lênin, sđd, t.42, tr364.nghĩa, cào bằng tất cả mọi mối liên hệ, xem tất cả chúng đều như nhau. Nguyêntắc toàn diện còn đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ của các sựvật, hiện tượng. Những mối liên hệ nào là chủ yếu, cơ bản thì cần ưu tiên xem xéttrước và phải đặc biệt chú trọng. Tuân thủ nguyên tắc này cũng có nghĩa là chúngta phải kiên quyết chống lại tư tưởng cực đoan, phiến diện và chủ nghĩa chiếttrung.- Nguyên tắc phát triển: Dựa trên nguyên lý về sự vận động và phát triểncủa triết học Mác, lôgic biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật, hiện tượng trong sựvận động, biến đổi và phát triển của chúng. Nguyên tắc này đòi hỏi phải thấy đượcxu hướng chung của sự vận động là phát triển, phải phát hiện ra được những mâuthuẫn vốn có thúc đẩy sự vật, hiện tượng biến đổi, phát triển. Quán triệt nguyêntắc này cũng có nghĩa là chúng ta phải nhận thức được một cách đúng đắn, đầy đủquá trình mất đi của cái cũ và sự ra đời của cái mới, phải biết ủng hộ cái mới, cáitiến bộ. Đồng thời phải kiên quyết chống lại bệnh bảo thủ trì trệ và bệnh giáođiều.- Nguyên tắc lịch sử - cụ thể: Nguyên tắc này đòi hỏi phải xem xét sự vậthiện tượng trong hoàn cảnh lịch sử - cụ thể của chúng. Vì chân lý luôn luôn là cụthể do đó khi nhận thức chúng ta cũng phải xuất phát từ những điều kiện cụ thể vềkhông gian, về thời gian, về các phạm vi và các mối quan hệ. Nếu không có nhữnggiới hạn cụ thể thì tất cả sẽ trở nên hết sức chung chung, trừu tượng, mơ hồ. Mỗimột sự vật hiện tượng đều có, đều gắn liền với một bối cảnh lịch sử của chúng.Chỉ có thể nhận thức được một cách đúng đắn, chính xác bản chất của các sự vật,hiện tượng khi đặt chúng trong bối cảnh lịch sử - cụ thể. Nguyên tắc này đòi hỏichúng ta phải chống lại sự rập khuôn, máy móc, giáo điều cũng như các tư tưởngtheo chủ nghĩa hư vô, trừu tượng, chung chung.- Nguyên tắc thực tiễn: Nguyên tắc này yêu cầu quá trình xem xét sự vậthiện tượng phải gắn liền với tình hình thực tiễn, phải xuất phát từ nhu cầu thựctiễn, phải sâu sát với việc tổ chức thực tiễn. Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên lýtriết học cho rằng thực tiễn là cơ sở, là tiêu chuẩn, là mục tiêu, là động lực củanhận thức. Nhận thức phải luôn gắn liền với thực tiễn, đi đôi với thực tiễn, phảithống nhất với thực tiễn. Thực hiện nguyên tắc này đòi hỏi phải chống lại sự chủquan, duy ý chí, tư tưởng kinh viện, giáo điều, xa rời thực tiễn.Những nguyên tắc cơ bản trên đây chưa phải là toàn bộ nội dung của lôgicbiện chứng. Đây mới chỉ là những nguyên tắc cơ bản nhất. Những nguyên tắc nàycó mối quan hệ chặt chẽ với nhau, quy định và ràng buộc lẫn nhau, là tiền đề vàđiều kiện cho nhau. Tuy nhiên giữa chúng cũng có tính độc lập tương đối và chúngkhông thể thay thế lẫn nhau bởi mỗi một nguyên tắc đều có vai trò, vị trí nhất địnhcủa chúng trong lôgic biện chứng.1.3.4 Vai trò và ý nghĩa của lôgic biện chứngSo với lôgíc hình thức, lôgic biện chứng là một công cụ sắc bén hơn. Có thểví lôgic biện chứng như một thứ toán học cao cấp của tư duy. Theo Ăngghen, lôgicbiện chứng đã phá vỡ cái chân trời nhỏ hẹp của lôgíc hình thức. Nếu như lôgíchình thức tập trung chủ yếu vào sự phân tích những lý luận đã hình thành thì lôgicbiện chứng tập trung vào việc vạch ra những nguyên tắc lôgic để chuyển lên trithức mới, nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các lý thuyết khoa học. Đồngthời nó cũng là học thuyết về các hình thức và phương pháp của tư duy lý luận dẫnđến chân lý khách quan, là lôgic phát triển của khoa học hiện đại.2. Các phương pháp nhận thức khoa họcPhương pháp là hệ thống những nguyên tắc được rút ra từ tri thức về cácquy luật khách quan dùng để điều chỉnh hoạt động nhận thức và hoạt động thựctiễn của con người nhằm đạt đến những mục tiêu nhất định. Phương pháp đóng vaitrò hết sức quan trọng đối với hoạt động của con người. Trong nghiên cứu khoahọc có rất nhiều phương pháp khác nhau. Trong phạm vi một chuyên đề, chúng tôichỉ trình bày những phương pháp nghiên cứu khoa học chủ yếu, cơ bản nhất vớinhững nội dung khái quát nhất.2.1 Quan sát và thực nghiệmQuan sát là quá trình chủ thể sử dụng các giác quan để thu thập những thôngtin cần thiết về khách thể được quan sát. Trong quan sát khoa học, khách thể đượcxác định trước. Sự quan sát thường diễn ra thông qua những chương trình đượcđịnh sẵn theo những kế hoạch hợp lý có tính toán nhằm thu được tối đa lượngthông tin cần thiết, chính xác. Quan sát khoa học thường diễn ra với sự hỗ trợ củacác máy móc, khí cụ khoa học như kính hiển ví, máy chụp ảnh, máy ghi âm, cácloại ống kính thiên văn…Thí nghiệm là phương pháp nghiên cứu khoa học bằng cách sử dụng cácphương tiện vật chất, máy móc, kỹ thuật để can thiệp vào các trạng thái tự nhiênhoặc tạo ra các điều kiện giống như trong tự nhiên nhằm tạo ra các kết quả đểkhẳng định hoặc bác bỏ các giả thuyết khoa học. Trong thí nghiệm, chủ thể chủđộng can thiệp lên khách thể bằng những chương trình được thiết kế sẵn nhằm bắtbuộc khách thể bộc lộ ra những bản tính vốn có của chúng để chủ thể dễ dàngnhận thức. Nhờ có thí nghiệm, người ta có thể khám phá ra được những tính chấtcủa đối tượng mà trong điều kiện tự nhiên không thể tìm ra. Thí nghiệm là mộtdạng cơ bản của hoạt động thực tiễn, giữ vai trò là cơ sở của nhận thức khoa họcvà là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý.2.2. Phân tích và tổng hợpPhân tích là quá trình chia cái toàn thể thành từng bộ phận để nhận thứctừng phần, từng bộ phận, còn tổng hợp là quá trình ngược lại với phân tích, đó làquá trình liên kết, thống nhất cái bộ phận thành cái toàn thể để nhận thức cái toànthể.Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp nhận thức khác nhau, có chiềuhướng đối lập nhau, song lại thống nhất biện chứng với nhau. Chúng giả địnhnhau, là điều kiện, tiền đề của nhau, tác động lẫn nhau. Phân tích chuẩn bị chotổng hợp, tổng hợp giúp cho phân tích đi sâu vào bản chất của sự vật. Không phântích thì không hiểu được các bộ phận và ngược lại không tổng hợp thì không hiểuđược cái toàn bộ như một chỉnh thể. Vì vậy chỉ có phân tích hoặc chỉ có tổng hợpthì không đủ. Phân tích phai đi liền với tổng hợp và phải được bổ sung bằng tổnghợp. Ngược lại tổng hợp phải đi đôi với phân tích và phải được làm sâu sắc hơnnhờ phân tích. Tuy nhiên cần chú ý rằng sự thống nhất biện chứng này không xoánhoà ranh giới giữa chúng. Trong thực tế nghiên cứu có khi, có lúc người ta nhấnmạnh phương pháp này hay phương pháp kia. Điều đó còn phụ thuộc vào rất nhiềuyếu tố cụ thể.2.3 Quy nạp và diễn dịchDiễn dịch là phương pháp đi từ những tri thức, từ những nguyên lý có tínhtổng quát đến những tri thức riêng lẻ, bộ phận, ứng dụng với từng trường hợpriêng lẻ, cá biệt. Quy nạp là quá trình ngược lại với diễn dịch, đó là phương phápđi từ những trường hợp riêng lẻ, cá biệt đến những nguyên lý chung, tổng quát.Có một số người cho rằng chỉ có quy nạp mới đem lại những hiểu biết,những tri thức mới cho con người, còn diễn dịch thì không. Theo quan điểm củatriết học Mác - Lênin, cả quy nạp và diễn dịch đều mang lại những tri thức, nhữnghiểu biết mới cho con người.Mặc dù quy nạp và diễn dịch là hai phương pháp nhận thức diễn ra ngượcchiều nhau, có khuynh hướng đối lập nhau song chúng lại có mối liên hệ hữu cơvới nhau, bổ sung cho nhau và thống nhất biện chứng với nhau. Quy nạp và diễndịch luôn gắn liền với nhau, luôn đi đôi với nhau và không thể thiếu nhau. Nhữngnguyên lý, kết luận được rút ra từ các quá trình quy nạp là cơ sở, tiền đề cho cácquá trình diễn dịch, là sự khởi đầu của mọi diễn dịch. Ngược lại nếu không có cácquá trình diễn dịch thì kết luận của các quá trình quy nạp sẽ không thể hoàn toànđáng tin cậy.Cơ sở khách quan của mối quan hệ biện chứng giữa quy nạp và diễn dịch làmối quan hệ biện chứng giữa cái chung và caía riêng. Nhờ quy nạp, chúng ta hiểuđược ý nghĩa của cái riêng đối với quá trình nhận thức cái chung. Ngược lại, diễndịch giúp ta hiểu được ý nghĩa của cái chung đối với cái riêng. Chúng ta khhong2.4 Lịch sử và lôgicLịch sử là một phạm trù diễn tả quá trình phát sinh, phát triển, chuyển hoácủa các sự vật, hiện tượng với tất cả những hình thức biểu hiện nhiều hình nhiềuvẻ của chúng, với những bước quanh co phức tạp, với tất cả những ngẫu nhiên vàtất nhiên của chúng. Mọi sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội, tư duy đều cólịch sử của mình. Đặc điểm của lịch sử là diễn ra theo một trật tự thời gian với rấtnhiều những sự kiện, chi tiết dường như không hề có hệ thống, trong đó khôngphải chỉ có cái bản chất, cái quy luật, cái tất nhiên mà còn có vô số những cái ngầunhiên không bản chất, không quy luật.Phạm trù lôgic có thể hiểu theo hai nghĩa cơ bản. Thứ nhất nó chỉ tínhtất nhiên, tính quy luật của sự vật, đó là lôgic khách quan. Thứ hai nó chỉ mối liênhệ tất yếu giữa các tư tưởng phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người,đó là lôgic của tư duy, hay là lôgic chủ quan. Khác với quan điểm duy tâm và siêuhình, quan điểm duy vật biện chứng cho rằng lịch sử là tính thứ nhất, lôgic của tưduy là tính thứ hai, lôgic là sự phản ánh của lịch sử, lôgic phải phù hợp với lịch sửchứ không phải ngược lại. Do đó lôgic phải gắn bó hứu cơ với lịch sử. Thống nhấtgiữa lôgic và lịch sử là một nguyên tắc phương pháp luận quan trọng của nhậnthức khoa học và của việc xây dựng các lý thuyết khoa học. Sức mạnh của lôgicchủ quan là phát hiện ra bản chất của lịch sử, vạch ra quy luật phát triển của lịchsử, lột bỏ những gì là bề ngoài, ngẫu nhiên, không bản chất nhằm tái hiện lôgickhách quan của lịch sử trong quá trình vận động của tư duy.Trong nghiên cứu khoa học cần phải áp dụng phương pháp lịch sử vàphương pháp lôgic. Phương pháp lịch sử đòi hỏi phải phản ánh trong tư duy quátrình lịch sử cụ thể của sự vật với những chi tiết của nó, phải nắm lấy sự vận độngcủa lịch sử trong toàn bộ tính phong phú của nó, phải theo dõi mọi bước đi củalịch sử theo trình tự thời gian. Phương pháp lịch sử có giá trị to lớn và quan trọngtrong các khoa học lịch sử như lịch sử xã hội, lịch sử dân tộc, lịch sử kinh tế, lịchsử văn hoá… Tuy nhiên không phải bao giờ và với bất cứ đối tượng nghiên cứunào phương pháp lịch sử cũng thích hợp. Bởi vì : " lịch sử thường phát triển quanhững bước nhảy vọt và những bước khúc khuỷu quanh có, và nếu nhất định bấtcứ ở chỗ nào cũng đều phải đi theo nó, thì không những sẽ phải nêu lên nhiều tàiliệu không quan trọng, mà thường thường còn phải ngắt đoạn tiến trình tư tưởngnữa"3. Trong những trường hợp đó, phương pháp lôgic là thích hợp và có ưu thếhơn. Phương pháp lôgic vạch ra bản chất, tính tất nhiên, tính quy luật của sự vậtdưới hình thức lý luận trừu tượng và khái quát. Phương pháp lôgic có nhiệm vụdựng lại cái lôgic khách quan trong sự phát triển của sự vật. Quá trình nghiên cứutheo phương pháp lôgic phải bắt đầu từ khởi điểm của lịch sử và phải tập trungnghiên cứu sự vật dưới hình thức phát triển tương đối hoàn thiện và chín muồinhất của nó. So với phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic có ưu thế ở chỗ nókhông những phản ánh bản chất, tính tất nhiên, quy luật của sự vật mà còn phảnánh được lịch sử phát triển của sự vật. Phương pháp lôgic có khả năng kết hợp3C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t.13, tr.614.trong bản thân mình hai yếu tố của sự nghiên cứu. Đó là nghiên cứu kết cấu của sựvật cùng với việc hiểu lịch sử của sự vật đó trong sự thống nhất chặt chẽ củachúng. Phương pháp lôgic có vai trò to lớn trong các khoa học lý thuyết.Phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là hai phương phápnghiên cứu khác nhau, nhưng lại thống nhất biện chứng với nhau, gắn bó chặt chẽvới nhau. Tuỳ theo đối tượng nghiên cứu và yêu cầu cụ thể khác nhau mà ngườinghiên cứu có thể sử dụng phương pháp này hay phương pháp kia, song dù trongtrường hợp nào cũng đều phải quán triệt nguyên tắc thống nhất lôgic và lịch sử.2.5 Cụ thể và trừu tượngCác sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan thường tồn tại dướidạng cái cụ thể cảm tính và đó là điểm bắt đầu của nhận thức. Thông qua quá trìnhtư duy lý luận, thông qua nghiên cứu khoa học, cái cụ thể cảm tính được chuyểnvào ý thức con người dưới dạng hệ thống những quy luật, khái niệm, phạm trù. C.Mác đã chỉ ra rằng: "Cái cụ thể sở dĩ là cụ thể vì nó là sự tổng hợp của nhiều tínhquy định, do đó nó là sự thống nhất của cái đa dạng. Cho nên trong tư duy nó biểuhiện ra là một quá trình tổng hợp, là kết quả, chứ không phải là điểm xuất phát,mặc dù nó là điểm xuất phát thực sự và đo đó cũng là điểm xuất phát của trựcquan và của biểu tượng"4. Như vậy, cái cụ thể trong tư duy là một tổng thể phongphú với rất nhiều tính quy định và quan hệ, nó là cái phong phú và sâu sắc.Cái trừu tượng là kết quả của sự trừu tượng hoá một mặt, một mối liên hệnào đó của cái cụ thể, là bậc thang của sự xem xét cái cụ thể. So với cái cụ thể, cáitrừu tượng nghèo nàn hơn về tính quy định và quan hệ. Cần chú ý rằng ranh giớigiữa cái cụ thể và cái trừu tượng là hoàn toàn có tính tương đối và tuỳ thuộc vàotừng mối quan hệ xác định.Nhận thức là sự thống nhất của hai quá trình đối lập: Từ cái cụ thểđến cái trừu tượng và từ cái trừu tượng đến cái cụ thể. C.Mác coi phương pháp đitừ cái trừu tượng đến cái cụ thể là phương pháp nhận thức khoa học quan trọng.Nói cách khác thì: "phương pháp đi từ trừu tượng đến cụ thể chỉ là cái phươngpháp nhờ đó mà tư duy quán triệt được cái cụ thể và tái tạo ra nó với tư cách là4C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t.13, tr.614.một cái cụ thể trong tư duy"5 .Nhờ phương pháp này, những khái niệm, nhữngđịnh nghĩa trừu tượng được xem như những yếu tố của sự vận động nhận thức vàochiều sâu cuả cái cụ thể khách quan. Do đó tư duy nắm được cái cụ thể với nhữngbiểu hiện muôn vẻ trên cơ sở nắm được bản chất, quy luật vận động nội tại của nó.Tuy nhiên để đi từ cái trừu tượng đến cụ thể, sự nghiên cứu khôngphải bắt đầu từ bất kỳ cái trừu tượng nào. Cái trừu tượng xuất phát phải là cái phảnánh mối quan hệ giản đơn nhất, phổ biến nhất, đồng thời là mối quan hệ cơ bản.Nó chứa đựng dưới dạng mầm mống mâu thuẫn cơ bản của sự vật. Từ phạm trùxuất phát, tư duy phải kết hợp một loạt các phạm trù tạo thành những vòng khâutrung gian sao cho phạm trù sau cụ thể hơn phạm trù trước. Bằng cách đó tư duytừng bước tái hiện quá trình hình thành và phát triển của sự vật cùng với bản chất,quy luật nội tại của nó.2.6 Hệ thống - cấu trúcPhương pháp hệ thống-cấu trúc xem xét sự vật như một hệ thống cócấu trúc bên trong. Hệ thống là một tập hợp các yếu tố có tính độc lập tương đốivà có sự liên hệ, tác động lẫn nhau tạo thành chỉnh thể nhất định. Một hệ thốngbao gồm các yếu tố và mối liên hệ qua lại giữa chúng. Yếu tố là một thực tại tươngđối ổn định, xác định về chất, có liên hệ qua lại với những thực tại khác để tạothành một hệ thống chỉnh thể. Tính chỉnh thể là cơ bản nhất của hệ thống. Bởi vìmối yếu tố trong hệ thống chỉ tồn tại trong những quan hệ với những yếu tố khác.Sự biến đổi của một yếu tố sẽ gây nên sự biến đổi nhất định của những yếu tố kháccủa hệ thống. Tác động qua lại giữa các yếu tố của hệ thống làm cho sự vật thànhmột chỉnh thể mang tính chất mới, có nội dung mới, chất lượng mới mà vốn khôngcó ở từng yếu tố của nó. Do đó hệ thống không phải là tổng số giản đơn, cơ họccủa từng yếu tố.Sự phân chia giữa hệ thống và yếu tố chỉ là tương đối. Một hệ thốngbao gồm nhiều yếu tố và mỗi yếu tố đó có thể được coi là một hệ thống gồm nhiềuyếu tố nhỏ hơn. Những cái ở ngoài hệ thống được gọi là môi trường. Giữa môitrường và hệ thống có sự tác động qua lại, sự trao đổi về vật liệu, năng lượng,5C.Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1993, t.13, tr.614.thông tin… với nhau. Tập hợp tương đối ổn định những mối liên hệ giữa các yếutố cấu thành hệ thống được gọi là cấu trúc của sự vật.Phương pháp hệ thống- cấu trúc nêu lên nguyên lý về sự điều khiểnvà tính hướng đích, về tính tối ưu, nguyên lý về đồng đại và lịch đại trong khinghiên cứu các đối tượng. Phương pháp này ra đời là kết quả của thực tế đòi hỏikhoa học phải tiếp cận với những đối tượng hết sức phức tạp, những hệ thống lớn.Muốn nghiên cứu cấu trúc, phải nghiên cứu những mối liên hệ hợp quy luật củacác yếu tố cấu thành hệ thống, tức tìm ra mối liên hệ qua lại, tìm ra nguồn gốc, bảnchất và quy luật của sự nảy sinh các thuộc tính.Phương pháp hệ thống- cấu trúc đang được áp dụng rộng rãi trongnhiều lĩnh vực khác nhau của khoa học và công nghệ cũng như trong hoạt độngquản lý hiện nay.

Video liên quan

Chủ Đề