Yêu cầu đối với nghiên cứu nội dung tổ chức quản lý và nhân sự của dự án khả thi là

Bởi Lasse Loft, Phạm Thu Thủy, Cecilia Luttrell

Giới thiệu về cuốn sách này

Vai trò của tổ chức quản lý xuất hiện nay từ khi dự án bắt đầu hình thành trong ý tưởng của nhà đầutư và tiếp tục xuyên suốt trong quá trình thực hiện và vận hành kết quả đầu tư. Với sự xuất hiện của chức năng tổ chức – quản lý, vai trò của nó cũng bắt đầu phát huy tác dụng qua các giai đoạn của quá trình lập và quản lý dự án đầu tư. Chính vì vậy, việc nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án đầu tư là rất cần thiết trong nội dung lập dự án đầu tư.

Ngay từ giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư đòi hỏi nhà đầu tư phải biết tổ chức thu thập, phân tích và xử lý thông tin về nguồn lực tài chính, thị trường, kỹ thuật, công nghệ và những lợi ích tài chính, kinh tế có khả năng đạt được. Để thực hiện được điều này, đơn vị thực hiện đầu tư cần chỉ đảo một bộ máy chuyên môn nhằm tổ chức nghiên cứu phát hiện khả năng khai thác các thông tin cần thiết. Có thể  nói, ở giai đoạn này chức năng tổ chức quản trị được phát huy thông qua vai trò tổ chức thu thập và xử lý thông tin, điều hòa phối hợp các mối quan hệ giữa các yếu tố của quá trình phân tích, kiểm tra tính thực tiễn về hiệu quả tài chính và kinh tế mà dự án mang lại, hoạch định mục tiêu phát triển và loại trừ mọi sự rủi ro có thể  gặp phải trong quá trình thực thi dự án.

Giai đoạn kế tiếp là giai đoạn nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu tốt khía cạnh tổ chức quản lý giúp nhà đầu tư định hướng cụ thể cho công cuôc chuẩn bị đầutư. Nói cách khác, nghiên cứu tiền khả thi phải nhằm giải đáp cho nhà đầu tư về khả năng thỏa mãn các điều kiện cơ bản của việc đầu tư để họ đi đến một quyết định là nên tiếp tục bỏ vốn nghiên cứu dự án ở mức độ sâu hơn hoặc bác bỏ dự án hoặc phải tiến hành nghiên cứu lại cơ hội đầu tư. Trong giai đoạn này, để tiến hành nghiên cứu tiền khả thi, chủ đầu tư bắt đầu hình thành tổ chức, tập hợp nhân viên, thu thập và xử lý các thông tin theo yêu cầu của dự án. Một số thông tin quan trọng cần được phân tích đầy đủ như thông tin về thị trường, thông tin về các nguồn cung ứng yếu tố đầu vào, các khu vực địa điểm thực hiện dự án, dự toán chi phí, xác định sơ bộ loại hình tổ chức sản xuất và bước đầu hình định hình bộ máy quản trị doanh nghiệp trong tương lai. Trên cơ sở phân tích thông tin, người ta tiến hành soạn thảo các văn kiện về nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư. Với khối lượng công việc như vậy, nếu thiếu sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các cá nhân trong quá trình thu thập và xử lý thông tin thì chắc chắn sẽ khó thực hiện được ý đồ của chủ đầu tư. Vì vậy, việc nghiên cứu và đề xuất các giải pháp về tổ chức và quản lý trong giai đoạn này có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Giai đoạn nghiên cứu khả thi là giai đoạn mà dự án đầu tư phát triển được nghiên cứu toàn diện, triệt để và sâu sắc trên nhiều khía cạnh khác nhau. Đây là giai đoạn có khối lượng công việc lớn và phức tạp [mức độ khác nhau tùy từng dự án đầu tư]. Kết thúc giai đoạn này túc là đã hoàn tất về cơ bản giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Việc nghiên cứu, điều phối công việc trong giai đoạn này hoàn toàn thuộc về vai trò tổ chức quản lý của đơn vị thực hiện đầu tư và bộ máy giúp việc. Đặc biệt, trong giai đoạn nghiên cứu khả thi bên cạnh việc nghiên cứu kỹ lưỡng các khía cạnh: kinh tế xã  hội tổng quát, thị trường, kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội cần phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu đầy đủ, toàn diện mặt tổ chức quản lý của dự án mà cụ thể là phải xác định bộ máy tổ chức quản lý, hình thức và quy mô sản xuất, cơ cấu tổ chức sản xuất, cơ cấu bộ máy quản trị nội bộ doanh nghiệp và dự kiến phương thức tuyển chọn, đào tạo nhân lực. Trong giai đoạn này, nếu việc nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý dự án không nghiêm túc sẽ dẫn đến những hạn chế không nhỏ khi đưa dự án vào vận hành.

Giai đoạn thực hiện dự án là giai đoạn mà đơn vị thực hiện đầu tư cần phải có một bộ máy đủ mạnh, có năng lực tổ chức, điều phối, hoạch định một cách nhịp nhàng, ăn khớp giữa các khâu trên từng phần việc cụ thể, đảm bảo cung ứng đầy đủ và kịp thời các yếu tố cần thiết theo tiến độ thi công. Sự chậm trễ và kéo dài thời hạn hoàn tất công trình sẽ dẫn đến sự hạn chế phát huy hiệu quả hoạt động đầu tư và do đó sẽ gây ra nhiều hậu quả khác khi dự án đi vào hoạt động.

Giai đoạn vận hành kết quả đầu tư chính là giai đoạn dự án đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh tức là giai đoạn doanh nghiệp đi vào vận hành. Hiệu quả khai thác các nguồn lực, lợi ích kinh tế, tài chính của dự án đầu tư đạt cao hay thấp từ giai đoạn này trở đi phụ thuộc rất nhiều vào tài tổ chức, điều phối và quản lý các mặt hoạt động kinh doanh của nhân viên và bộ máy quản trị doanh nghiệp.

Như vậy, công tác tổ chức quản lý giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư. Xuyên suốt qua các giai đoạn kể từ khi xuất hiện cơ hội đầu tư cho đến khi dự án đi vào thi công và đưa vào chính thức hoạt động, vai trò của nó ngày càng rõ dần để cuối cùng hình thành một bộ máy quản lý chỉ đạo toàn bộ hoạt động của dự án. Do giai đoạn vận hành và khai thác là giai đoạn mà hiệu quả khai thác nguồn lực được thể hiện rõ nét và phụ thuộc vào nhiều năng lực tổ chức, quản lý và điều hành nên chương này chủ yếu tập trung vào nội dung tổ chức, quản lý dự án trong giai đoạn vận hành khai thác.

Giáo trình Lập Dự Án Đầu TưGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt [quantri.vn biên tập và số hóa]

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. Vậy báo cáo nghiên cứu khả thi là gì? Các nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi? Và bài viết dưới đây, GMPc Việt Nam sẽ gửi tới Quý khách hàng những thông tin cần thiết nhất về nội dung lập báo cáo nghiên cứu khả thi. 

I. Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là gì? 

Theo quy định tại Luật xây dựng năm 2014: Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. Báo cáo nghiên cứu khả thi được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm nghiên cứu tính khả thi và hiệu quả của công việc đang thực hiện.

Để lập được báo cáo nghiên cứu tính khả thi thì chắc chắn trong quá trình đầu tư xây dựng, các chủ đầu tư và các bên liên quan cần tiến hành các giai đoạn nghiên cứu sau đó lập báo cáo nghiên cứu để dễ dàng theo dõi, đầu tư phù hợp với các yêu cầu của dự án. 

II, Cơ sở pháp lý lập báo cáo nghiên cứu khả thi  

Cơ sở pháp lý lập báo cáo nghiên cứu khả thi về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông được quy định định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư 21/2016/TT-BTTTT quy định chi tiết về đầu tư theo hình thức đối tác công tư thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thông tin và Truyền thông, cụ thể như sau: -  Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến việc triển khai dự án theo hình thức đối tác công tư;   -  Các Luật, Nghị định và Thông tư hướng dẫn liên quan đến lĩnh vực đầu tư về ứng dụng công nghệ thông tin, khu công nghệ thông tin tập trung;  -  Các Quyết định phê duyệt quy hoạch, kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, công nghiệp công nghệ thông tin liên quan đến dự án ứng dụng công nghệ thông tin và khu công nghệ thông tin tập trung; các Nghị quyết về Chính phủ điện tử, chính sách ưu tiên, ưu đãi của dự án; các Quyết định, văn bản của cấp có thẩm quyền trong các bước lập, thẩm định, phê duyệt đề xuất dự án và các văn bản pháp lý có liên quan khác;

-  Tài liệu tham chiếu trong quá trình nghiên cứu, lập báo cáo nghiên cứu khả thi. 

III, Nội dung của Lập báo cáo nghiên cứu khả thi  

Căn cứ quy định tại Bộ luật Xây dựng năm 2014, nội dung của Báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ bao gồm những thông tin như sau: 

1. Thiết kế cơ sở được lập để đạt được mục tiêu của dự án, phù hợp với công trình xây dựng thuộc dự án, bảo đảm sự đồng bộ giữa các công trình khi đưa vào khai thác, sử dụng. Thiết kế cơ sở gồm thuyết minh và các bản vẽ thể hiện các nội dung sau: 

a] Vị trí xây dựng, hướng tuyến công trình, danh mục và quy mô, loại, cấp công trình thuộc tổng mặt bằng xây dựng;  b] Phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn [nếu có];  c] Giải pháp về kiến trúc, mặt bằng, mặt cắt, mặt đứng công trình, các kích thước, kết cấu chính của công trình xây dựng;  d] Giải pháp về xây dựng, vật liệu chủ yếu được sử dụng, ước tính chi phí xây dựng cho từng công trình; đ] Phương án kết nối hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài công trình, giải pháp phòng, chống cháy, nổ;

e] Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật được áp dụng và kết quả khảo sát xây dựng để lập thiết kế cơ sở.

2. Các nội dung khác của Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm:

a] Sự cần thiết và chủ trương đầu tư, mục tiêu đầu tư xây dựng, địa điểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng; b] Khả năng bảo đảm các yếu tố để thực hiện dự án như sử dụng tài nguyên, lựa chọn công nghệ thiết bị, sử dụng lao động, hạ tầng kỹ thuật, tiêu thụ sản phẩm, yêu cầu trong khai thác sử dụng, thời gian thực hiện, phương án giải phóng mặt bằng xây dựng, tái định cư [nếu có], giải pháp tổ chức quản lý thực hiện dự án, vận hành, sử dụng công trình và bảo vệ môi trường; c] Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác; d] Tổng mức đầu tư và huy động vốn, phân tích tài chính, rủi ro, chi phí khai thác sử dụng công trình, đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án; kiến nghị cơ chế phối hợp, chính sách ưu đãi, hỗ trợ thực hiện dự án d1] Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, ngoài nội dung quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này phải có thông tin về các loại hình nhà ở, việc thực hiện yêu cầu về nhà ở xã hội [nếu có]. Đối với dự án đầu tư xây dựng khu đô thị phải có thuyết minh về phương án xây dựng đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của dự án và kết nối với hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài phạm vi dự án, phương án bàn giao công trình. Chính phủ quy định chi tiết điểm này;”.

đ] Các nội dung khác có liên quan.khi lập Báo cáo nghiên cứu khả thi 

Báo cáo nghiên cứu khả thi là một tài liệu quan trọng vì nó tổng hợp tất cả những thông tin liên quan mật thiết tới dự án vì vậy cần phải hết sức lưu ý khi tiến hành lập báo cáo: – Cần phải đặt tính chính xác lên hàng đầu, nêu chính xác tên cửa dự án, các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện ký hợp đồng đầu tư với nhà đầu tư – Cần nêu rõ đặc điểm, tính chất, quy mô hoạt động của dự án cũng như công suất và thông số diện tích của dự án – Cùng với đó, những thông tin liên quan tới yêu cầu kỹ thuật của dự án cần được nêu rõ ràng để tránh những sai sót không đáng có xảy ra dẫn đến những tranh chấp hay sai phạm trong tương lai – Một vấn đề mà chủ đầu tư dự án cũng cần quan tâm đó là việc nêu rõ những ưu đãi về đầu tư trong báo cáo nghiên cứu khả thi

Như vậy, với những thông tin trên đây, có thể thấy lập báo cáo nghiên cứu khả thi sẽ giúp cho việc đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của việc triển khai dự án đang trong quá trình thẩm định, thẩm tra. Từ đó lên kế hoạch, định hướng quá trình đầu tư phù hợp hơn. 

Xem thêm: Hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi 

IV, Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi 

Điều 14 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng như sau: Người đề nghị thẩm định trình 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về xây dựng để tổ chức thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện. Hồ sơ trình thẩm định phải bảo đảm tính pháp lý, phù hợp với nội dung đề nghị thẩm định. Hồ sơ trình thẩm định được xem là hợp lệ khi bảo đảm các nội dung, đúng quy cách, được trình bày với ngôn ngữ chính là tiếng Việt và được người đề nghị thẩm định kiểm tra, xác nhận. Phần hồ sơ thiết kế kiến trúc trong hồ sơ thiết kế xây dựng [nếu có] phải tuân thủ quy định của pháp luật về kiến trúc.

Hồ sơ trình thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng gồm: Tờ trình thẩm định theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục I Nghị định này, hồ sơ Báo cáo nghiên cứu khả thi và các tài liệu, văn bản pháp lý kèm theo, cụ thể:

a] Văn bản về chủ trương đầu tư xây dựng công trình theo quy định pháp luật về đầu tư, đầu tư công, đầu tư theo phương thức đối tác công tư; b] Quyết định lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc thông qua thi tuyển theo quy định và phương án thiết kế được lựa chọn kèm theo [nếu có yêu cầu]; c] Văn bản/quyết định phê duyệt và bản vẽ kèm theo [nếu có] của một trong các loại quy hoạch sau đây: Quy hoạch chi tiết xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt; quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành khác theo quy định của pháp luật về quy hoạch; phương án tuyến, vị trí công trình được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận đối với công trình xây dựng theo tuyến; quy hoạch phân khu xây dựng đối với trường hợp không có yêu cầu lập quy hoạch chi tiết xây dựng; d] Văn bản ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở; văn bản kết quả thực hiện thủ tục về đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường [nếu có yêu cầu theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường]; Các thủ tục về phòng cháy chữa cháy và bảo vệ môi trường được thực hiện theo nguyên tắc đồng thời, không yêu cầu bắt buộc xuất trình các văn bản này tại thời điểm trình hồ sơ thẩm định, nhưng phải có kết quả gửi cơ quan chuyên môn về xây dựng trước thời hạn thông báo kết quả thẩm định. Trường hợp chủ đầu tư có yêu cầu thực hiện thủ tục lấy ý kiến về giải pháp phòng cháy, chữa cháy của thiết kế cơ sở theo cơ chế một cửa liên thông khi thẩm định Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng thì chủ đầu tư nộp bổ sung 01 bộ hồ sơ theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy; đ] Các văn bản thỏa thuận, xác nhận về đấu nối hạ tầng kỹ thuật của dự án; văn bản chấp thuận độ cao công trình theo quy định của Chính phủ về quản lý độ cao chướng ngại vật hàng không và các trận địa quản lý, bảo vệ vùng trời tại Việt Nam [trường hợp dự án không thuộc khu vực hoặc đối tượng có yêu cầu lấy ý kiến thống nhất về bề mặt quản lý độ cao công trình tại giai đoạn phê duyệt quy hoạch xây dựng] [nếu có]; e] Các văn bản pháp lý khác có liên quan [nếu có]; g] Hồ sơ khảo sát xây dựng được phê duyệt; thuyết minh Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng; thiết kế cơ sở hoặc thiết kế khác theo thông lệ quốc tế phục vụ lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng [gồm bản vẽ và thuyết minh]; danh mục tiêu chuẩn chủ yếu áp dụng cho dự án; h] Danh sách các nhà thầu kèm theo mã số chứng chỉ năng lực của nhà thầu khảo sát, nhà thầu lập thiết kế cơ sở, nhà thầu thẩm tra [nếu có]; mã số chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của các chức danh chủ nhiệm khảo sát xây dựng; chủ nhiệm, chủ trì các bộ môn thiết kế, lập tổng mức đầu tư; chủ nhiệm, chủ trì thẩm tra;

i] Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công có yêu cầu xem xét tổng mức đầu tư, ngoài các nội dung quy định nêu trên, hồ sơ trình thẩm định phải có các nội dung sau: tổng mức đầu tư; các thông tin, số liệu về giá, định mức có liên quan để xác định tổng mức đầu tư; báo giá, kết quả thẩm định giá [nếu có].

Lựa chọn công ty tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi là bước quan trọng đầu tiên quyết định đến thành công của dự án đầu tư. GMPc Việt Nam – Chuyên gia tư vấn lập Báo cáo dự án đầu tư nhà máy GMP các lĩnh vực Dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, kho bảo quản GSP, dự án công nghệ cao Y dược, thuốc/ vaccine thú ý – thủy sản. Báo cáo dự án đầu tư xây dựng nhà máy gmp thực hiện bởi GMPc đảm bảo rõ ràng, đầy đủ, thống nhất và luôn được cập nhật. Quý khách hàng có nhu cầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi hãy liên hệ ngay với GMPc Việt Nam để được hỗ trợ tốt nhất. Hotline CEO 0982.866.668 

Dự án: Tổng kho dược phẩm kiêm Trung tâm phân phối dược phẩm - Đơn vị tư vấn GMPc Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề