Yếu tố cần có của hướng dẫn viên du lịch

Ngoài việc vững kiến thức, chăm chỉ rèn luyện kỹ năng, mỗi một ngành nghề còn cần những yêu cầu riêng về tố chất, đặc biệt đối với những ngành như du lịch lữ hành. Vậy để trở thành hướng dẫn viên du lịch giỏi, bạn cần những yếu tố nào?

Sự đam mê, nhiệt huyết

Công việc nào muốn thành công và đạt hiệu quả cao đều cần có sự đam mê và nhiệt huyết của bản thân. Chỉ có đam mê, bạn mới có thể đặt cái tâm vào công việc và đạt hiệu quả cao. Với hướng dẫn viên du lịch, đam mê sẽ cần nhiều hơn một chút so với các ngành nghề khác.

Quách Quán Biêu, sinh viên khoa Du lịch khóa 15 trường Đại học Hoa Sen

Công việc này vô cùng vất vả, đôi khi nguy hiểm và ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống. Thêm nữa hướng dẫn viên du lịch là công việc không thể kiếm tiền một cách nhanh chóng. Một hướng dẫn viên du lịch cũng cần sự sôi động, nhiệt huyết, năng động thì mới có thể thành công. Vì thế, bạn phải thực sự đam mê và nhiệt huyết mới đủ đáp ứng được các yếu tố mà ngành này yêu cầu. Không ít người đã từ bỏ ước mơ trở thành hướng dẫn viên chỉ vì đam mê không đủ lớn. 

Sức khỏe

Hướng dẫn viên du lịch sẽ phải luôn dành cho khách sự quan tâm và đặt các lợi ích của họ lên hàng đầu và chịu không ít thiệt thòi. Đối với một hướng dẫn viên du lịch, việc thức khuya dậy sớm để chuẩn bị cho những cuộc hành trình là điều cần thiết. Nếu từng đi du lịch, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh của hướng dẫn viên phải dậy sớm trước khách để chuẩn bị di chuyển đến các địa điểm. Kế đó, khi vào bữa ăn bạn sẽ phải chu toàn cho các vị khách trong đoàn đầy đủ thức ăn. Hướng dẫn viên luôn phải ăn nhanh, đôi khi là gặm một chiếc bánh mì để kịp cho những chuyến hành trình. 

Việc di chuyển liên tục, thậm chí nhiều địa hình như leo núi, lội suối và phải luôn giữ vai trò dẫn dắt, hướng dẫn đòi hỏi các hướng dẫn viên phải luôn đảm bảo sức khỏe. Không chỉ thế, trong chuyến đi bạn phải luôn mang trong mình sức sống và nở nụ cười trên môi. Bởi người dẫn đoàn là người quyết định rất lớn đến một chuyến đi có thành công hay không.

Kiến thức địa lý, lịch sử

Hướng dẫn viên du lịch sẽ luôn phải tương tác với mọi người. Trên chuyến đi bạn sẽ là một “từ điển bách khoa” để trả lời hết những câu hỏi từ khách du lịch. Một hướng dẫn viên giỏi sẽ phải nắm rõ các kiến thức địa lý, lịch sử, văn hóa tại các địa điểm. Để nắm được rõ ràng và thêm những kiến thức mới mẻ bạn sẽ phải học từ những sách vở, qua các chuyến trải nghiệm và thông qua cách bạn tìm hiểu và tiếp xúc với các môi trường khác nhau. 

Một hướng dẫn viên du lịch cần phải trau dồi kiến thức. Ảnh: Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Những kiến thức sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi từ hành khách. Bên cạnh đó, các kiến thức về địa điểm bạn có sẽ giúp chuyến đi thêm phần sinh động vui tươi và thu hút qua lời dẫn và các câu chuyện từ bạn. 

Kiến thức là vô cùng rộng lớn, và việc bạn phải làm để trở thành một hướng dẫn viên du lịch là duy trì và không ngừng nạp kiến thức mới cho bản thân. Kiến thức từ không chỉ là các địa điểm du lịch nổi tiếng Việt Nam, các địa điểm mới lạ tại Việt Nam ít người biết đến mà còn là các nơi ở nước ngoài. Nó không chỉ mang tính địa phương mà còn mang tính quốc tế. Bạn hãy làm những gì có thể trong khả năng để giúp phát triển và giúp ích cho công việc của mình.

Kỹ năng sinh tồn

Nếu là một nhân viên văn phòng, bạn có thể “ngó lơ” các kỹ năng sống cơ bản. Song đối với hướng dẫn viên du lịch, các kỹ năng về sơ cứu, y tế, tìm kiếm hay những mẹo vặt để có thể sinh tồn trong các chuyến đi là vô cùng cần thiết. Bạn có thể dẫn đoàn khách vào rừng, đi thám hiểm, ra biển, những sự cố có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Do đó, việc nắm được các kỹ năng sống không chỉ bảo vệ bản thân mà còn đảm bảo cho hành khách trong chuyến đi, giúp công việc được hoàn thành thuận lợi.

Không những kiến thức, các kỹ năng là việc bạn phải luôn trang bị cho mình. Từ các kỹ năng mềm: giao tiếp, lắng nghe, thuyết trình, … đến các kỹ năng sống khi đối mặt với một số chuyện không may gặp phải trong chuyến đi.

Một hướng dẫn viên du lịch cũng cần mang cho mình thêm kỹ năng xử lý tình huống, vì không phải chuyến đi nào cũng sẽ có hành khách dễ chịu, “ 9 người 10 ý” – bạn sẽ phải biết cách xử lý tình huống và đưa ra biện pháp đúng đắn nhằm giải quyết được tối ưu vấn đề gặp phải.

Thành thạo ít nhất một ngoại ngữ

 Ngoại ngữ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với ngành du lịch. Nếu cực giỏi kiến thức, cực mạnh về kỹ năng nhưng không có ngoại ngữ, bạn vẫn gặp khó khăn khi nhận các chuyến du lịch có khách nước ngoài. 

Việc có Tiếng Anh hay một ngôn ngữ khác tốt có thể giúp bạn dễ dàng thăng tiến trong công việc, được dẫn khách nước ngoài, đi khắp năm châu bốn bể. Không chỉ thu nhập cao mà còn được du lịch, khám phá văn hóa, cảnh đẹp ở mọi nơi trên thế giới. 

Biết trau chuốt bản thân

Bạn không cần phải thật xinh nhưng bạn phải lịch sự, gọn gàng. Bạn sẽ phải luôn mang trong mình phong thái tự tin, thân thiện, luôn nhiệt tình với các du khách tham gia hành trình hôm đó. Bạn đang là một người đại diện cho đất nước, cho chính địa điểm mà du khách sẽ tham quan. Bạn là sợi dây kết nối giữa họ và là trọng tâm khi trên chuyến xe hành trình. Vì thế, hãy tạo cho mình một hình ảnh với nét cá tính riêng, một sự chuyên nghiệp từ bản thân từ các tiêu chí chuẩn mực của xã hội.

Ngoại hình sẽ mang lại nhiều lợi thế trong công việc hướng dẫn viên du lịch. Ảnh: Sinh viên BVU

Hãy sử dụng đam mê và nhiệt huyết của mình đến thực hiện một công việc yêu thích. Hãy yêu thương và quý trọng công việc đó bằng cách trau dồi thêm vốn kiến thức và làm mọi cách tốt nhất để hoàn thành công việc đó một cách hoàn hảo! Những yếu tố trên sẽ góp phần giúp bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch tiềm năng trong tương lai. 

TRUNG TÍN

Tham khảo: Chùm tour khuyến mại Tết dương lịch và Noel

Bạn đang theo học nghề hướng dẫn viên du lịch hay bạn đang muốn trở thành một hướng dẫn viên? Vậy, bạn cần phải biết những tố chất những hướng dẫn viên cần phải có. Nghề hướng dẫn viên du lịch là một nghề đặc thù, sẽ rất khó khăn và nhiều chông gai nếu bạn không định hướng rõ cho mình trước khi bước chân vào nghề. Nếu ai đã chọn hướng dẫn là cái nghề, cái nghiệp của mình rồi thì đều thấm thía những nỗi nhọc nhằn, gian truân của người dẫn đường. Nghề này đòi hỏi bạn phải là một người “tương đối hoàn hảo” về cả tính cách, kiến thức sâu rộng,… thậm chí là cả ngoại hình.

Muốn trở thành một người hướng dẫn viên chuyên nghiệp, bạn cần phải có rất nhiều tố chất khác nhau. Dưới đây, tôi sẽ phân tích những tố chất hướng dẫn viên cần phải có từ góc nhìn của người ngoại đạo:

Bạn đã đi du lịch theo tour, đã từng tiếp xúc với nhiều hướng dẫn viên khác nhau. Và, chắc hẳn cũng đã từng thấy yêu mến cũng như “chán” một anh hay một cô hướng dẫn viên nào đó…

Điều gì làm lên sự khác biệt giữa một người hướng dẫn viên giỏi và người hướng dẫn viên chưa giỏi? Bước vào nghề này điều kiện tiên quyết bạn phải có là:

1. Lòng yêu nghề

Lòng yêu nghề là yếu tố đầu tiên mà một hướng dẫn viên cần phải có. Nếu bạn không thể vượt qua những khó khăn ban đầu khi bước vào nghề thì làm sao bạn có thể trở lên chuyên nghiệp? Phải yêu nghề lắm, phải đam mê lắm một người mới gắn bó được với nghề vài năm, rồi duy trì lòng yêu nghề đó tới cả chục năm, và gắn bó chọn đời với nghề. Giới trẻ giờ thích trải nghiệm những cái mới, thích thay đổi và làm nhiều công việc khác nhau. Có lẽ, hướng dẫn viên chỉ được chọn làm nghề tay trái?

Không chỉ làm hướng dẫn viên đâu, mà trong bất cứ công việc gì bạn làm nếu không có sự yêu thích và lòng say mê thì có thể cho đó là “địa ngục”. Tôi sẽ không phân tích sâu vào vấn đề thế nào là yêu thích, thế nào mà say mê. Thay vào đó, tôi sẽ nói về khía cạnh thực tế khi bạn có ý định dấn thân và nghề này:

Thứ nhất, hướng dẫn viên du lịch là một công việc rất vất vả, có khi còn là nguy hiểm nữa.

Thứ hai, hướng dẫn viên du lịch không phải là công việc có tính chất ổn định và hốt bạc như bạn nghĩ.

Thứ ba, hướng dẫn viên du lịch không phải bạn thích là làm được.
Không phải là dọa các bạn, nhưng thật sự công việc này đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng, nỗ lực thì mới theo được nghề, và để sống với nó như một cái nghiệp thì lại là chuyện hoàn toàn khác.

2. Sức khỏe tốt
Sức khỏe được xếp ở hàng thứ hai sau sự yêu thích và say mê nhưng là tố chất hướng dẫn viên không thể thiếu. Có thể nói điều kiện cần là sự yêu thích và lòng say mê và điều kiện đủ là sức khỏe để có thể trở thành hướng dẫn viên. Nếu không có một sức khỏe tốt, bạn sẽ không thể làm người dẫn đường cho đoàn trong cả mấy ngày liền ròng rã theo tour du lịch. Là hướng dẫn viên, bạn luôn phải dậy sớm hơn đoàn, phải thức khuya hơn đoàn, phải ăn cơm sau giờ cơm của đoàn, phải nói ròng rã nhiều tiếng đồng hồ, phải hoạt náo, chạy nhảy, đi lại trong nhiều tiếng đồng hồ liền… Thậm chí, hướng dẫn viên trong đoàn còn phải kiêm thêm cả nghề “bốc vác” – một anh bạn hướng dẫn viên của tôi trêu đùa – đôi khi bạn phải bê thùng nước, mang đồ giúp khách hay bưng bê trong nhà hàng để khách hàng được phục vụ nhanh và tốt nhất, nhằm tăng sự hài lòng của họ đối với chất lượng tour. Đó, bạn đã phần nào hình dung ra công việc của một hướng dẫn viên đòi hỏi sức khỏe tốt như thế nào rồi chứ?

3. Kiến thức sâu rộng và các kỹ năng mềm Như bạn biết đấy, hướng dẫn viên là công việc tương tác giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với lịch sử, giữa con người với văn hóa. Chính vì vậy kiến thức về văn hóa, xã hội, lịch sử là không thể thiếu. Ngoài ra, làm thế nào đem những người bạn nước ngoài đến gần với Việt Nam, hiểu và yêu đất nước ta hơn thì còn phụ thuộc vào trình độ ngoại ngữ của người hướng dẫn [nghe và nói là 2 kĩ năng quan trọng nhất]. Đem đến sự hứng thú, vui vẻ cho khách du lịch hay không là nhờ kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tổ chức, kĩ năng quan sát của người hướng dẫn viên.

Đó là những điều kiện tiên quyết để bạn có thể trở thành một hướng dẫn viên du lịch. Còn trở thành một hướng dẫn viên du lịch giỏi thì bạn còn cần

4. Không ngừng trau dồi kiến thức, kỹ năng

Kiến thức là vô cùng quan trọng để bạn trở thành một hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp. Kiến thức sâu rộng về xã hội, văn hóa giờ đây không chỉ dừng ở địa phương nữa mà mang tính quốc tế, có nghĩa là bạn phải biết được về tình hình xã hội, nền văn hóa đất nước của cả những người khách của mình. Không ngừng nâng cao vốn ngoại ngữ. Đừng dừng lại ở một ngôn ngữ, hãy học tất cả những gì bạn có thể…

Có tới 1001 những điều hướng dẫn viên cần quan tâm học hỏi và trau dồi. Nếu bạn ngại học hỏi, không thích sự thay đổi thì bạn chọn nhầm nghề rồi đó. Làm hướng dẫn viên mỗi chuyến đi, mỗi nơi đến, mỗi người khách là những điều mới mẻ khác nhau…

5. Xây dựng hình ảnh – Phong thái tự tin. – Tâm thế: nhiệt tình, cởi mở, thân thiện, nồng ấm… – Tác phong: nhanh nhẹn, hoạt bát… – Ngoại hình: gọn gang, ưa nhìn… – Phong cách: mỗi người hướng dẫn viên có một phong cách riêng để du khách có những ấn tượng tốt đẹp.

Bạn không chỉ là hướng dẫn viên mà bạn còn là đại diện cho nước nhà với bạn bè quốc tế khi giới thiệu đến họ thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Thông qua bạn, du khách sẽ có đánh giá riêng của họ… Chính vì vậy bạn phải tạo cho mình hình ảnh chuyên nghiệp theo tiêu chí trên được.

Trên đây là 5 tố chất  hướng dẫn viên chuyên nghiệp không thể thiếu được. Vậy nếu bạn muốn bước chân vào nghề này, lời khuyên chân thành với bạn là hãy suy nghĩ thật kĩ, xây dựng cho mình niềm tin và trau dồi cho mình những tố chất trên. Công việc hướng dẫn viên du lịch luôn đầy chông gai, khó khăn trước mặt, tuy nhiên cũng vô cùng thú vị.

Tham khảo:

Chùm tour khuyến mại Tết dương lịch và Noel

Tour du lịch Sapa 3N2Đ

Mộc Châu mùa hoa cải trắng hấp dẫn 2N1Đ

Tour dài ngày Hà Nội – Sapa – Hạ Long – Ninh Bình 6N5Đ

Video liên quan

Chủ Đề