Cao trình mực nước lũ kiểm tra là gì năm 2024

Nội dung đánh giá an toàn bao công trình thủy lợi gồm: đánh giá về chất lượng công trình, khả năng xả lũ; ổn định thấm, ổn định kết cấu, khả năng chịu động đất và công tác quản lý, vận hành. Nội dung đánh giá an toàn có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của đập, tài liệu kỹ thuật hiện có và tình trạng đập.

Cao trình mực nước lũ kiểm tra là gì năm 2024

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 về đánh giá an toàn đập - Công trình thủy lợi như thế nào?

Nội dung kiểm tra an toàn đập thủy lợi bao gồm những gì?

Tại Phụ lục B ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 có nêu rõ nội dung kiểm tra an toàn đập bao gồm:

Nội dung kiểm tra đập đất, đá

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Nứt, biến dạng, chuyển vị, ổn định

- Kiểm tra tình trạng nứt, chuyển vị tại mái thượng hạ lưu đập, đỉnh đập, kết cấu tiêu nước, vị trí tiếp giáp với vai bờ, vị trí tiếp giáp với các công trình xây đúc.

- Kiểm tra cao trình và kích thước hình học của đập;

- Kiểm tra tình trạng xâm thực, sạt trượt mái đập thượng lưu do sóng và xâm thực, sạt trượt đỉnh đập, mái đập hạ lưu do mưa. Cần đặc biệt lưu ý vùng phụ cận của mực nước dâng bình thường và phần tiếp giáp với sườn núi;

- Kiểm tra tình trạng biến dạng, chuyển vị, hư hỏng của các kết cấu tường chắn sóng, lớp bảo vệ mái thượng lưu, lớp bảo vệ mái hạ lưu, hệ thống tiêu thoát nước mặt và nước thấm, kết cấu đỉnh đập;

- Kiểm tra tình trạng cây cối mọc trên mái đập, tổ mối, hang hốc do động vật đào.

Thấm, rò rỉ

- Kiểm tra tình trạng thấm xuất hiện ở mái hạ lưu và chân đập. Cần đặc biệt lưu ý những vị trí dòng thấm xuất hiện cục bộ; vị trí dòng thấm xuất hiện ngay cả khi mực nước hồ chứa thấp, vị trí dòng thấm xuất hiện bất thường ở trên cao; vị trí dòng thấm xuất hiện mạch đùn, sủi;

- Kiểm tra lưu lượng và độ đục của nước thấm qua thân và nền đập qua đo đạc, quan sát tại thực địa (trường hợp đập có thiết bị quan trắc hoặc có thể sử dụng thiết bị đơn giản để đo đạc) và tài liệu lưu trữ;

- Kiểm tra độ cao, diễn biến và vị trí điểm ra (trên mái hạ lưu) của đường bão hòa trong thân đập đất, bộ phận chống thấm của đập đá qua quan sát tại thực địa, phân tích số liệu quan trắc (nếu có);

- Kiểm tra tình trạng thấm ở mặt tiếp giáp giữa đất với công trình xây đúc gồm: vị trí và phạm vi xuất hiện thấm, lưu lượng thấm (nếu có thể), độ đục của nước thấm và đánh giá sơ bộ nguyên nhân gây thấm;

- Kiểm tra tình trạng làm việc của thiết bị tiêu nước.

Nội dung kiểm tra đập bê tông, bê tông cốt thép

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Nứt, biến dạng, chuyển vị, ổn định

- Kiểm tra tình trạng nứt nẻ, xâm thực, tróc rỗ, han rỉ cốt thép tại bề mặt đập;

- Kiểm tra các vết nứt, sạt trượt tại sườn núi vai đập; xác định vị trí, đo đạc chiều dài, chiều rộng, độ sâu vết nứt; hướng phát triển vết nứt và đánh giá sơ bộ nguyên nhân gây ra;

- Kiểm tra độ lún và chuyển vị ngang của đập thông qua các số liệu đo đạc, quan trắc tại thực địa;

- Kiểm tra độ mở rộng các khớp nối;

- Kiểm tra chuyển vị ở sườn núi hai vai đập, hiện tượng trồi lên của mặt nền hạ lưu đập.

Thấm, rò rỉ

- Kiểm tra tình trạng thấm xuất hiện ở khu vực hạ lưu đập. Cần lưu ý những vị trí dòng thấm xuất hiện cục bộ; vị trí dòng thấm xuất hiện mạch đùn, sủi; vị trí dòng thấm đục;

- Kiểm tra tình trạng thấm nền đập tại vị trí các thiết bị tiêu nước vào hành lang thoát nước của đập. Cần lưu ý những vị trí dòng thấm bất thường; vị trí dòng thấm đục;

- Kiểm tra áp lực thấm và áp lực đẩy ngược lên đáy đập qua số liệu quan trắc (nếu có). Cần lưu ý các biến đổi bất thường của áp lực thấm, đẩy ngược so với mực nước hồ chứa;

- Kiểm tra tình trạng thấm, rò rỉ nước qua thân đập, qua các khớp nối tại thân đập. Cần so sánh với số liệu thiết kế hoặc các số liệu đo đạc để đánh giá diễn biến thấm;

- Kiểm tra lưu lượng và tổng lượng nước thấm qua thân và nền đập thông qua số liệu quan trắc (nếu có).

Nội dung kiểm tra các công trình liên quan

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Nứt, biến dạng, chuyển vị, ổn định

- Kiểm tra tình trạng tróc rỗ, xâm thực tại bề mặt bê tông;

- Kiểm tra tình trạng rạn nứt các kết cấu bê tông, đá xây tại vị trí cửa vào tràn, cửa vào cống, ngưỡng tràn, dàn van, dàn thả phai, cầu công tác, dốc nước, tháp van, cầu công tác, nhà van hạ lưu, thân cống, thiết bị tiêu năng. Khi xuất hiện các vết rạn nứt, cần xác định thời điểm xuất hiện; đánh dấu vị trí; đo đạc chiều dài, chiều rộng, độ sâu vết nứt; hướng phát triển vết nứt và đánh giá nguyên nhân gây ra rạn nứt;

- Kiểm tra biến dạng, chuyển vị thông qua độ mở rộng hoặc chênh lệch tại các vị trí khớp nối;

- Kiểm tra tình trạng xói lở hoặc bồi lấp bộ phận tiêu năng, kênh xả hạ lựu tràn;

- Kiểm tra tình trạng bồi lấp, sạt trượt đất mái dốc cửa vào tràn;

- Kiểm tra tình trạng sơn phủ bề mặt, tình trạng han rỉ, ăn mòn của đường ống áp lực, mối hàn trên đường ống. Kiểm tra chuyển vị của các mố đỡ, mố chống; độ biến dạng, cong, võng của đường ống áp lực.

Thấm, rò rỉ.

- Kiểm tra tình trạng thấm qua bê tông do các khuyết tật, rò rỉ qua các khớp nối, thấm tiếp xúc dọc công trình xây đúc. Cần phân tích cơ chế của dòng thấm: thấm từ ngoài vào trong, thấm từ trong ra ngoài, thấm tiếp xúc giữa đất đắp và bề mặt công trình xây đúc;

- Kiểm tra áp lực thấm và áp lực đẩy ngược lên đáy các công trình liên quan qua số liệu quan trắc (nếu có);

- Đối với ống ngầm, cần kiểm tra vùng kết nối xung quanh bên ngoài ống về hiện tượng xói tiếp xúc thông qua kiểm tra thân ống bị rò nước, trong ống có đất bồi lắng, vùng đất xung quanh ống ngầm bị rò nước, tầng lọc bảo vệ ở nơi dòng thấm thoát ra;

- Kiểm tra rò rỉ nước của đường ống áp lực.

Nội dung kiểm tra hệ thống vận hành

Hạng mục kiểm tra

Nội dung kiểm tra

Cửa van kim loại

- Kiểm tra mức độ hư hỏng, xuống cấp như han rỉ, mài mòn, chuyển vị, biến dạng;

- Kiểm tra khả năng vận hành, kín nước, độ chính xác của các bộ phận chuyển động, sự cân bằng của cửa van khi nâng hạ theo quy định;

- Kiểm tra đất cát lắng đọng, khả năng xuất hiện các vật trôi nổi có thể gây cản trở cho việc đóng mở cửa van.

Máy đóng mở, thiết bị nâng hạ cửa van, hệ thống giám sát vận hành

- Kiểm tra các hoạt động vận hành, các chấn động và âm thanh bất thường của máy móc;

- Kiểm tra chất lượng, sự hoạt động ổn định của các thiết bị giám sát vận hành hồ chứa, thiết bị điều khiển đóng mở cửa van.

Hệ thống điện vận hành

- Đối với hệ thống điện lưới: Kiểm tra sự ổn định của nguồn cung cấp điện, hệ thống an toàn;

- Đối với máy phát điện dự phòng: Kiểm tra sự chuẩn bị đầy đủ nhiên liệu, tình trạng làm việc bình thường của máy.

Đánh giá an toàn chống lũ đập như thế nào?

Tại Phụ lục D ban hành kèm theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11699:2016 có nêu rõ đánh giá an toàn chống lũ đập như sau:

Mức độ an toàn chống lũ

Tiêu chuẩn đánh giá

A

Khi thỏa mãn tất cả các điều kiện sau đây:

- Mực nước lũ lớn nhất ứng với tần suất thiết kế và kiểm tra bằng hoặc nhỏ hơn mực nước lũ lớn nhất theo hồ sơ thiết kế;

- Cao trình đỉnh đập và cao trình đỉnh khối chống thấm thỏa mãn tiêu chuẩn TCVN 8216: 2009;

- Công trình xả lũ đảm bảo khả năng tháo.

B

Khi xuất hiện một trong các trường hợp sau:

- Mực nước lũ lớn nhất ứng với tần suất thiết kế hoặc kiểm tra lớn hơn mực nước lũ lớn nhất theo hồ sơ thiết kế nhưng vẫn nhỏ hơn cao trình đỉnh đập (không kể tường chắn sóng);

- Đập bị tràn đỉnh do sóng tương ứng với mực nước trong hồ chứa là mực nước lũ lớn nhất theo tần suất thiết kế;