Dấu chấm phẩy và dấu phẩy khác nhau như nào năm 2024

Hồi đi học, nhớ học chính tả là viết câu nào câu nấy phải chấm, phẩy rõ ràng, dấu chấm là hết câu, và dấu phẩy ngắn các đoạn; còn trong toán học thì để phân biệt giữa các số ngàn, triệu, tỷ, ngàn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ thì dùng dấu chấm, còn dấu phẩy thì sử dụng đối với trường hợp đó là số thập phân.

Đi học rồi đi làm đều áp dụng vậy nên quen rồi, đến khi ra nước ngoài, giao tiếp với mấy bạn quốc tế, mới có chuyện này, khi được hỏi thu nhập một tháng của anh bao nhiêu:

Anh người Mỹ trả lời: 3,500 USD

Anh người Đức trả lời: 3.500 EUR

Anh người Đức chê anh người Mỹ sao làm lương thấp quá có đựơc 3,5 USD, còn ngược lại anh người Mỹ cũng chê anh người Đức.

Anh người Việt Nam xen vô: ôi, không có cậu nào làm lương thấp cả, bởi vì nước của các anh thống nhất ký hiệu phân cách giữa các con số khác nhau nên hiểu lầm là đúng. Ở Mỹ, người ta dùng dấu phẩy để phân cách các con số hàng ngàn, triệu, tỷ, hàng tỷ, triệu tỷ, và tỷ tỷ, dấu chấm cho số thập phận. Ở Đức thì ngược lại với Mỹ. Còn ở Việt Nam tui, số nào cũng có thể hiểu được, nhưng ở nước tui chủ yếu lại dùng cách của anh người Đức trong sổ sách, riêng mấy phần mềm xài ké như Excel thì lại dùng giống anh người Mỹ.

Bằng chứng là trong kế toán Việt Nam đều có thể dùng 1 trong 2 ký hiệu của Mỹ và Đức, cụ thể là tại Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định như sau:

Người bán được lựa chọn 1 trong 2 cách sau ghi trên chứng từ kế toán:

- Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ phải đặt dấu chấm (.), nếu có ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,) sau chữ số hàng đơn vị

- Sau chữ số hàng nghìn, triệu, tỷ, nghìn tỷ, triệu tỷ, tỷ tỷ là dấu phẩy (,) và sử dụng dấu chấm (.) sau chữ số hàng đơn vị .

Lúc trước đi dạy thêm, cứ bắt lỗi mấy đứa nhỏ nếu nó viết sai dấu chấm thành dấu phẩy, giờ hiểu rồi không bắt lỗi chúng nó nữa mà phải giải thích và kể câu chuyện trên để sau này còn giao tiếp với mấy anh bạn quốc tế nữa.

Trong lập trình, chỉ sử dụng dấu chấm để phân tách phần nguyên và phần thực. Vd: 6.9, 69.96f,..., Hoàn toàn không có trường hợp sử dụng dấu phẩy như là 6,9. Trình biên dịch sẽ thông báo lỗi khi sử dụng dấu phẩy.

Dấu câu là phương tiện ngữ pháp dùng trong chữ viết. Tác dụng của nó là làm rõ trên mặt chữ viết một cấu tạo ngữ pháp, bằng cách chỉ ranh giới giữa các câu, giữa các thành phần của câu đơn, giữa các vế của câu ghép, giữa các yếu tố của ngữ và của liên hợp. Nói chung, nó thể hiện ngữ điệu lên trên câu văn, câu thơ. Cho nên, có trường hợp nó không phải chỉ là một phương tiện ngữ pháp, mà còn là phương tiện để biểu thị những sắc thái tế nhị về nghĩa của câu, về tư tưởng, về cả tình cảm, thái độ của người viết.

Dấu câu dùng thích hợp thì bài viết được người đọc hiểu rõ hơn, nhanh hơn. Không dùng dấu câu, có thể gây ra hiểu lầm. Có trường hợp vì dùng sai dấu câu mà thành ra sai ngữ pháp, sai nghĩa.

Cho nên, quy tắc về dấu câu cần được vận dụng nghiêm túc.

Tuy vậy, cũng có trường hợp vận dụng quy tắc dấu câu cũng ít nhiều có tính chất linh hoạt. Nói chung, đó là khi mà dù không dùng dấu câu, ranh giới cũng đã rõ, và không gây ra lầm lẫn.

Hiện nay, tiếng Việt dùng mười dấu câu là: 1. dấu chấm . 2. dấu hỏi ? 3. dấu cảm ! 4. dấu lửng … 5. dấu phẩy , 6. dấu chấm phẩy ; 7. dấu hai chấm : 8. dấu ngang – 9. dấu ngoặc đơn () 10. dấu ngoặc kép “ ”

  1. Dấu chấm Dấu chấm đặt ở cuối câu báo hiệu câu đã kết thúc. Viết hiết câu phải ghi dấu chấm. Khi đọc, gặp dấu chấm phải hạ giọng và nghỉ hơi (nghỉ hơi một quãng bằng khoảng thời gian đọc một chữ). Chữ cái đầu câu phải viết hoa. Dấu chấm thường đặt ở cuối câu kể, đồng thời có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một đoạn văn.

  1. Dấu phẩy - Dấu phẩy được đặt xen kẽ trong câu. Một câu có thể có một hoặc nhiều dấu phẩy. Khi đọc, gặp dấu phẩy phải ngắt hơi ngắn (thời gian ngắt hơi bằng bằng nửa quãng nghỉ hơi sau dấu chấm). Dấu phẩy giúp cho các ý, các phần trong câu được phân cách rõ ràng. - Dấu phẩy dùng để: + Tách các bộ phận cùng loại (đồng chức) với nhau. + Tách các bộ phận phụ với nòng cốt câu. + Tách các vế câu ghép.

  1. Dấu chấm hỏi Dùng đặt cuối câu hỏi. Khi đọc câu có dấu chấm hỏi, cần nhấn mạnh vào nội dung cần hỏi .Thời gian nghỉ lấy hơi sau dấu phẩy như dấu chấm.Sau dấu chầm hỏi, bắt đầu một câu khác, phải viết hoa chữ cái đầu câu.

  1. Dấu chấm than (dấu chấm cảm) Là dấu câu dùng để đặt cuối câu cảm hoặc câu khiến.Khi gặp dấu chấm cảm phải nghỉ hơi như dấu chấm.

  1. Dấu chấm phẩy Là dấu dùng đặt giữa các vế câu hoặc các bộ phận đẳng lập với nhau. Khi đọc phải ngắt ở dấu chấm phẩy, ngắt quãng dài hơn so với dấu phẩy và ngắn hơn so với dấu chấm.

  1. Dấu hai chấm: Là dấu dùng để: - Báo hiệu lời tiếp theo là lời nói trực tiếp của người khác được dẫn lại (dùng kèm dấu ngoặc kép hoặc dấu gạch đầu dòng). - Báo hiệu lời tiếp theo là lời giải thích, thuyết minh cho bộ phận đứng trước nó.

  1. Dấu gạch ngang: Là dấu câu dùng để: - Đặt trước những câu hội thoại. - Đặt trước bộ phận liệt kê. - Dùng để tách phần giải thích với các bộ phận khác của câu. - Dùng để đặt trước các con số, tên riêng để chỉ sự liên kết.

  1. Dấu ngoặc đơn: Là dấu câu dùng để: - chỉ ra nguồn gốc trích dẫn. - Chỉ ra lời giải thích.

  1. Dấu ngoặc kép: Dùng để: - Báo hiệu lời dẫn trực tiếp. - Đánh dấu tên một tác phẩm. - Báo hiệu những từ trong ngoặc kép phải hiểu theo nghĩa khác với nghĩa vốn có của nó hoặc hiểu theo nghĩa ngược lại, mỉa mai.

Khi nào dùng dấu chấm phẩy và dấu phẩy?

+ Dấu phẩy : Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính của câu, các từ ngữ có ý liệt kê, từ ngữ cùng loại, ngăn cách các vế trong câu ghép. + Dấu chấm hỏi: Đặt cuối câu hỏi. + Dấu chấm cảm: Đặt cuối câu cảm và câu khiến. + Dấu chấm phẩy: Đặt giữa các vế câu trong câu ghép.nullRÈN KĨ NĂNG SỬ DỤNG DẤU CÂU CHO HỌC SINH TIỂU HỌCbg-thhungthang.haiduong.edu.vn › xem_trang_tinnull

Thế nào là dấu chấm phẩy lớp 6?

Dấu chấm phẩy (Được viết là “;”) Là dấu được đặt giữa các vế hoặc bộ phận đẳng lập với nhau. Dấu chấm phẩy có tác dụng nhằm để ngăn cách các vế của câu ghép và thường đứng sau bộ phận liệt kê.nullCách nhận biết các dấu câu học ở lớp 6 đơn giản mà hiệu quả - Monkeymonkey.edu.vn › giao-duc › hoc-tieng-viet › cac-dau-cau-hoc-o-lop-6null

Dấu chấm than được sử dụng khi nào?

Dấu chấm than (than trong kêu than, than thở), còn có tên gọi khác mà nay không còn dùng là dấu kêu, là một dấu chấm câu dùng để thể hiện cảm xúc diễn đạt với âm lượng lớn, và thường là dấu kết thúc câu cảm thán hoặc câu cầu khiến. Ngoài ra dấu này còn dùng để: Thể hiện thái độ bất ngờ hoặc bối rối.nullDấu chấm than – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Dấu_chấm_thannull

Ý nghĩa của dấu chấm phẩy là gì?

Dấu chấm phẩy là một dấu câu thông dụng, có tác dụng ngắt quãng câu hoặc dùng để liệt kê. Một thợ in người Italia tên là Aldus Manutius the Elder đã tạo ra cách sử dụng dấu chấm phẩy để phân chia những từ có nghĩa đối lập, và để biểu thị những câu có liên quan đến nhau.nullDấu chấm phẩy – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Dấu_chấm_phẩynull