Đối tượng kế toán ngân hàng là gì năm 2024

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính bao gồm những gì? Câu hỏi của bạn An ở Huế.

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính bao gồm những gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 8 như sau:

Đối tượng kế toán
...
4. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:
a) Các đối tượng quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.

Như vậy, đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:

- Các đối tượng như:

+ Tài sản;

+ Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu;

+ Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác;

+ Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước;

+ Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán.

- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng;

- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;

- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá.

Đối tượng kế toán ngân hàng là gì năm 2024

Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính bao gồm những gì?

Đơn vị tính sử dụng trong kế toán được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 10 quy định như sau:

Đơn vị tính sử dụng trong kế toán
1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính.
4. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.

Theo đó, đơn vị tính được sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam. Ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”.

Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.

Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán như thế nào?

Căn cứ tại Điều 11 quy định như sau:

Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.
2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).
3. Doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài phải chuyển báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung phần mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài được sử dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ; khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải chú thích trong tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Như vậy, chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

Còn chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).

Nguyễn Trần Hoàng Quyên

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Đối tượng kế toán là gì ví dụ cụ thể?

Đối tượng kế toán thuộc các hoạt động kinh doanh bao gồm: tài sản; nợ trả, vốn chủ sở hữu; doanh thu, chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh, các khoản thu nhập, chi phí khác; thuế, khoản nộp vào ngân sách nhà nước; kết quả, phân chia hoạt động kinh doanh; tài sản, khoản thu, nghĩa vụ trả.null# Đối Tượng Kế Toán Là Gì? Cách Xác Định Và Phân Loạisapp.edu.vn › bai-viet-acca › doi-tuong-ke-toannull

Đối tượng sử dụng thông tin kế toán là gì?

Đối tượng sử dụng thông tin của kế toán là những nhà quản lý, nhà đầu tư, ngân hàng, cơ quan thuế… Đối tượng sử dụng thông tin của tài chính chỉ là những nhà quản lý doanh nghiệp.nullSỰ KHÁC NHAU GIỮA TÀI CHÍNH VÀ KẾ TOÁNfem.tlu.edu.vn › su-khac-nhau-giua-tai-chinh-va-ke-toan-882null

Đối tượng kế toán tài sản là gì?

Đối tượng kế toán là tài sản: thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp cũng như sự vận động, thay đổi của tài sản trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Tài sản trong doanh nghiệp bao giờ cũng biểu hiện trên hai mặt: Kết cấu của tài sản hiện hữu (cho biết tài sản gồm những gì?)nullKế toán - Hướng dẫn sử dụng Nhanh.vnmanual.nhanh.vn › pos › gioi-thieunull

Đối tượng nghiên cứu của kế toán là gì?

Vì vậy đối tượng nghiên cứu của kế toán là “Sự hình thành và tình hình sử dụng các loại tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong một đơn vị kinh tế cụ thể” nhằm quản lý khai thác một cách tốt nhất các yếu tố sản xuất trong quá trình tái sản xuất xã hội.nullĐối tượng kế toán và sự hình thành tài sản của một doanh nghiệpketoanleanh.edu.vn › kinh-nghiem-ke-toan › doi-tuong-ke-toan-va-su-hin...null