Dòng tiền nào đang đổ vào địa ốc cuối năm năm 2024

Trong thời điểm hiện tại, khi chưa biết chính sách về tín dụng sẽ có động thái mới ra sao, thị trường lại khó đoán định, tiếp tục đầu tư hay dừng lại và nên đầu tư vào phân khúc nào đang là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Nghị trường khoá XV vừa qua đã bàn luận rất sôi nổi câu chuyện siết, quản tín dụng vào bất động sản.

Trong phiên chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau), cho rằng thị trường bất động sản có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Khi siết chặt tín dụng đối với bất động sản có thể dẫn đến hệ lụy là thị trường đình trệ và người nghèo, nhất là người nghèo ở đô thị khó có thể mua được nhà giá rẻ hơn như mong muốn.

Tuy nhiên, trước Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái khẳng định Chính phủ chỉ điều chỉnh chứ không phải siết chặt tín dụng trong lĩnh vực bất động sản. Ngân hàng Nhà nước cũng khẳng định vẫn cho các dự án bất động sản hiệu quả vay.

Mọi thứ tưởng chừng vẫn diễn ra bình thường nhưng theo phản ánh của doanh nghiệp lại không bình thường khi quá trình vay và đợi giải ngân vẫn gặp khó khăn.

Trong khi đó, những nhà đầu tư lỡ “sa chân” vào thị trường khi đang nóng sốt cũng đang đứng ngồi không yên bởi các “lệnh” quản tín dụng đã tác động không nhỏ khiến thị trường rơi cảnh trầm lắng, thanh khoản chậm, áp lực lãi vay theo đó càng trở nên nặng nề.

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp, trước những biến động khó lường như hiện nay cũng sẽ cân nhắc rất kỹ và e ngại xuống tiền.

TS. Đinh Thế Hiển cho rằng thị trường hiện nay đang “đứng hình”, bắt đầu đi vào giai đoạn đóng băng. Tức là thanh khoản giảm rất mạnh, người mua sẽ không dám mua còn người bán đang do dự, không muốn giảm giá nhiều.

Thời gian tới, không có khả năng Chính phủ cho phép tăng trưởng tín dụng mà sẽ tiếp tục giữ nguyên việc quản lý tín dụng và dòng vốn vào bất động sản đúng chuẩn. Do đó, chuyên gia này dự báo, những doanh nghiệp đã sử dụng vốn vượt quá mức và những nhà đầu cơ bất động sản vay vốn quá mức sẽ gặp khó khăn.

Một số ý kiến khác cho rằng diễn biến thị trường 6 tháng cuối năm vẫn đang là ẩn số. Dòng tiền vào bất động sản cũng sẽ không dồi dào như trước khi các ngân hàng sẽ thận trọng hơn trong việc cho vay lĩnh vực rủi ro như bất động sản.

Theo thống kê trong những tháng đầu năm 2022, tín dụng rót vào bất động sản không biến động nhiều, chiếm gần 20% tổng dư nợ. Con số này được nhận định ở mức độ phù hợp so với giai đoạn trước (tăng 28%).

Điều này cho thấy rõ quan điểm của Ngân hàng Nhà nước là kiểm soát tín dụng ngân hàng để dòng vốn chảy vào hoạt động sản xuất, những lĩnh vực ưu tiên khôi phục nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, để đảm bảo nguồn vốn, các chuyên gia khuyến cáo, doanh nghiệp bất động sản đừng chỉ phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng mà có thể huy động vốn thêm từ các nguồn vốn góp, cổ phần, hoặc vốn đầu tư nước ngoài FDI. Đây là những nguồn vốn dài hạn quan trọng để giúp thị trường phát triển lành mạnh, bền vững.

Đối với các nhà đầu tư, chờ đợi, cơ cấu lại danh mục và tìm cách giảm tỷ lệ sử dụng đòn bẩy tài chính là việc nên làm thời điểm hiện tại.

Để làm rõ hơn chuyển động của dòng tiền và xu hướng thị trường bất động sản nửa cuối năm 2022, chuyên trang bất động sản CafeLand sẽ tổ chức buổi hội thảo “DÒNG TIỀN VÀ XU THẾ bất động sản CUỐI NĂM 2022?” vào ngày 28.6 tới.

Tham gia hội thảo có các chuyên gia kinh tế, đầu tư, bất động sản hàng đầu Việt Nam.

Các chuyên gia sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc về bối cảnh kinh tế cũng như chính sách, cơ hội đầu tư hiện nay.

Qua đó doanh nghiệp nhà đầu tư có được các thông tin hữu ích phục vụ các chiến lược kinh doanh, đầu tư trong thời gian tới.

Hội thảo “Dòng tiền và xu thế bất động sản cuối năm 2022” diễn ra vào ngày 28.6.2022 tại khách sạn Rex Sài Gòn, 141 Nguyễn Huệ, Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM.

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia:

- PGS.TS Trần Đình Thiên - Chuyên gia kinh tế, Thành viên tổ tư vấn Chính phủ, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam

VOV.VN - Thị trường bất động sản được nhận định đang dần qua "đáy", vì vậy nhiều người kỳ vọng sang năm 2024 sẽ hút dòng tiền lớn khi niềm tin của nhà đầu tư trở lại.

Chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, từ nay đến trước Tết Nguyên đán, sẽ có một lượng lớn tiền gửi ngân hàng đáo hạn. Khi lãi suất giảm, nhiều nhà đầu tư sẽ không còn quá mặn mà với việc gửi tiết kiệm. Thay vào đó, họ sẽ hướng đến những kênh đầu tư đem lại lợi nhuận cao hơn, trong đó có việc đầu tư mua bất động sản hoặc đổ vào lĩnh vực sản xuất, kinh doanh vì cuối năm nhu cầu tiêu dùng của người dân sẽ tăng cao.

Nếu đúng như vậy thì sẽ có dòng tiền lớn đổ vào bất động sản, đây là một tín hiệu tích cực giúp thị trường từng bước hồi phục.

Dòng tiền nào đang đổ vào địa ốc cuối năm năm 2024

Thị trường bất động sản 2024 được dự đoán sẽ hút dòng tiền (Ảnh minh họa: Công Hiếu)

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM nhận định, kể từ khi bị ảnh hưởng nặng nề bởi chính sách thắt chặt tín dụng và các sự cố liên quan đến phát hành trái phiếu từ giữa năm 2022, thị trường bất động sản đã thực sự bất động theo đúng nghĩa đen.

Tình hình giao dịch trầm lắng, niềm tin của các nhà đầu tư bị lung lay, khó khăn bủa vây, hàng loạt doanh nghiệp phải tuyên bố phá sản. Những doanh nghiệp còn tồn tại trên thị trường phải nỗ lực gấp nhiều lần so với giai đoạn trước để có thể vượt qua thách thức.

Từ đầu năm 2023, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách nhằm tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và thị trường bất động sản với một quyết tâm lớn nhằm “phá băng”, phục hồi thị trường theo hướng lành mạnh, bền vững.

Một trong những triển vọng tươi sáng cho đến thời điểm này là chính sách tiền tệ nới lỏng hơn đã khuyến khích dòng tiền chảy vào các kênh đầu tư thay vì chỉ gửi tiết kiệm.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, thị trường chứng khoán đã có dấu hiệu khởi sắc hơn, ghi nhận số lượng tài khoản mở mới tăng kỷ lục và thanh khoản cũng tăng trở lại. Nếu thị trường tiếp tục vận động theo diễn biến này thì chỉ trong một thời gian ngắn, dòng tiền sẽ bắt đầu có xu hướng chốt lời ở thị trường chứng khoán và “chảy” vào thị trường bất động sản.

“Sự dịch chuyển của dòng tiền như vậy sẽ đem lại kỳ vọng vào việc gia tăng tính thanh khoản cho thị trường bất động sản, tạo bước đệm để ghi nhận sự khởi sắc, dần phục hồi trở lại trong năm 2024”, ông Huân nhận định.

Đưa ra dự đoán thận trọng hơn, chuyên gia kinh tế, TS. Đinh Thế Hiển nêu quan điểm, dòng tiền vào bất động sản sẽ có cải thiện nhưng không đột biến mà diễn ra từ từ.

Lý giải nhận định này, ông Hiển phân tích, năm 2012, thị trường bất động sản đóng băng và xuất hiện cục nợ xấu làm tắc nghẽn nhiều ngân hàng. Khi đó, Nhà nước phải mất 5 năm xử lý mới tạm ổn. Đến thời điểm hiện tại, nợ xấu không còn là nỗi lo của ngân hàng nhưng trái phiếu bất động sản lại trở thành gánh nặng cản trở dòng tiền chảy vào thị trường.

Do vậy năm 2024, dòng tiền sẽ cải thiện từ từ đổ vào lĩnh vực bất động sản, chưa thể ồ ạt. Nền kinh tế và tiêu dùng nội địa cần cả năm 2024 để vượt qua khó khăn.

Theo số liệu của Bộ Xây dựng, tính đến cuối tháng 11/2023, dư nợ tín dụng đối với hoạt động kinh doanh bất động sản đạt hơn 1 triệu tỷ đồng.

Báo cáo nêu rõ, dư nợ tín dụng đối với các dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án phát triển nhà ở là 283.876 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án văn phòng là 39.096 tỷ đồng; dư nợ tín dụng đối với các dự án xây dựng khu công nghiệp, chế xuất là 67.557 tỷ đồng; dư nợ đối với các dự án khu du lịch, sinh thái, nghỉ dưỡng là 45.177 tỷ đồng.

123.083 tỷ đồng là con số dư nợ tín dụng đối với cho vay xây dựng, sửa chữa, nhà để bán cho thuê; dư nợ tín dụng đối với cho vay mua quyền sử dụng đất là 68.694 tỷ đồng; dư nợ đối với đầu tư kinh doanh bất động sản khác là 335.565 tỷ đồng