Kinh nghiệm đi khám thai lần đầu

Kinh nghiệm đi khám thai lần đầu
Kinh nghiệm đi khám thai lần đầu

Khám thai lần đầu là một cuộc hẹn quan trọng đối với mẹ bầu và thai nhi. Ở lần khám thai này, bạn sẽ phải cung cấp rất nhiều thông tin cho bác sĩ, bao gồm cả tiền sử bệnh của gia đình. Do đó, lời khuyên là các bố cũng nên có mặt trong buổi khám thai đầu tiên để có thể hỗ trợ bác sĩ có được đánh giá toàn diện nhất về sức khỏe của thai nhi và tư vấn hướng chăm sóc phù hợp.

Đối với mẹ bầu chưa có kinh nghiệm đi khám thai lần đầu và băn khoăn không biết sẽ phải chuẩn bị như thế nào thì hãy tham khảo bài viết sau để trang bị những thông tin cần thiết nhé!

Bạn nên khám thai lần đầu khi nào và cần làm những xét nghiệm gì?

Đối với câu hỏi nên đi khám thai lần đầu khi nào? Câu trả lời là bạn nên đi khám thai càng sớm càng tốt khi nghi ngờ mình mang thai hoặc xác định được mình đã thụ thai được từ 6 – 8 tuần. Sau đây là những nội dung thường diễn ra trong buổi khám thai đầu tiên.

Tìm hiểu, kiểm tra sức khỏe của mẹ

Đầu tiên, bác sĩ sẽ đo chiều cao, cân nặng và huyết áp của mẹ bầu. Trong quá trình thăm khám, bác sĩ thường hỏi và trao đổi với mẹ bầu về những vấn đề như:

  • Đây là lần mang thai thứ mấy.
  • Tìm hiểu về những lần mang thai trước (nếu có), chẳng hạn như bạn có từng sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung hay không.
  • Hỏi về tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và các cuộc phẫu thuật từng thực hiện trước đó (nếu có).
  • Tìm hiểu về tiền sử bệnh tật gia đình, bao gồm các bệnh di truyền hoặc đái tháo đường.
  • Các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc không kê đơn.
  • Hỏi về các vấn đề tâm lý như mẹ bầu có bị căng thẳng, áp lực hoặc có dấu hiệu trầm cảm không.
  • Hỏi về các vấn đề lối sống, chẳng hạn như bạn có sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích? Có nguy cơ bị bạo hành gia đình không?

Kiểm tra sức khỏe của bé

Thông thường, trong buổi khám thai lần đầu bác sĩ sẽ chỉ định mẹ bầu tiến hành siêu âm đầu dò để xác định bạn có thực sự mang thai hay không, thai có làm tổ trong tử cung. Kết quả siêu âm cũng giúp bác sĩ biết được em bé bao nhiêu tuần tuổi để lên lịch khám thai định kỳ cho mẹ và dự đoán ngày sinh của em bé.

Bên cạnh đó, nếu mẹ bầu trên 35 tuổi thì bác sĩ thường đề xuất thêm các loại xét nghiệm có thể cần thực hiện trong thai kỳ như chọc dò màng ối, sinh thiết gai nhau (CVS), tầm soát hội chứng Down… để kiểm tra xem thai nhi có nguy cơ nào về sức khỏe và quá trình phát triển hay không?

Trong buổi khám thai đầu tiên, các xét nghiệm quan trọng nhất mà mẹ bầu cần thực hiện bao gồm:

1. Siêu âm: Kiểm tra sự phát triển của thai nhi nhằm phát hiện những bất thường nếu có.

2. Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra mẹ bầu có nhiễm trùng đường tiết niệu hay không.

3. Xét nghiệm máu để:

  • Kiểm tra nhóm máu và xác định nồng độ sắt để chẩn đoán mẹ bầu có bị thiếu máu hay không.
  • Kiểm tra bạn có khả năng miễn dịch với bệnh Rubella hay không.
  • Kiểm tra bạn có mắc bệnh gan không.
  • Chẩn đoán các bệnh lây truyền qua đường tình dục nếu có.
  • Chẩn đoán các rối loạn di truyền, dị tật bẩm sinh nếu có, đặc biệt là nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down ở mẹ bầu lớn tuổi.

Những thông tin, kết quả trong buổi khám thai đầu tiên sẽ giúp bác sĩ đánh giá tổng quát những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình mang thai và tư vấn một số giải pháp chăm sóc trong thai kỳ như:

  • Cách giúp bỏ hút thuốc hoặc bỏ rượu bia (nếu bạn có thói quen sử dụng).
  • Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng, tập thể dục và tăng cân hợp lý.
  • Gợi ý những vitamin và khoáng chất bạn nên bổ sung hoặc tránh bổ sung khi mang thai.
  • Giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ khác khi cần thiết, đặc biệt là với mẹ bầu có nguy cơ bị bạo hành hoặc bị HIV.
  • Trả lời các câu hỏi mà bạn quan tâm, lo lắng. Chẳng hạn như lựa chọn bệnh viện khám thai và sinh con, địa chỉ các lớp tiền sản nên tham gia, lịch khám thai định kỳ…
  • Cảnh báo về các biến chứng thai kỳ có thể xảy ra và tư vấn giải pháp ngăn chặn nguy cơ này.

Khám thai lần đầu cần chuẩn bị gì? Những lưu ý quan trọng bạn nên biết

Nhiều mẹ bầu thắc mắc khám thai lần đầu có cần chuẩn bị gì không? Câu trả lời là bạn không cần chuẩn bị gì nhiều nhưng hãy lưu ý những điều quan trọng sau đây trong lần khám thai đầu tiên:

  • Bạn cần chọn lựa bệnh viện, phòng khám uy tín, thiết bị xét nghiệm hiện đại… để đảm bảo an toàn và có kết quả xét nghiệm chính xác sau khi khám thai.
  • Tam cá nguyệt đầu tiên là thời gian khá nhạy cảm nên bạn cần giữ tâm lý thư giãn, mặc quần áo thoải mái, đi giày dép thấp để thuận tiện và an toàn khi đi khám thai.
  • Bạn nên ghi ra giấy hoặc ghi chú trong điện thoại những vấn đề mình thắc mắc về thai kỳ và chăm sóc sức khỏe khi mang thai trước khi đi khám. Điều này giúp bạn không bị sót những thông tin cần bác sĩ giải đáp trong lần khám thai đầu tiên.
  • Không nên che giấu bất kỳ tiền sử bệnh tật hoặc bệnh di truyền nào trong gia đình với bác sĩ. Cách tốt nhất là bạn nên đi khám thai cùng chồng để đảm bảo không bị sai sót thông tin về tiền sử bệnh của gia đình nội, ngoại hai bên.
  • Điều quan trọng cuối cùng là bạn nên giữ lại kết quả khám thai lần đầu tiên để làm cơ sở theo dõi cho những lần khám thai tiếp theo.

Khám thai lần đầu là một phần quan trọng của việc khám thai định kỳ, cần được thực hiện càng sớm càng tốt. Mẹ bầu nên chủ động hơn trong việc thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn chăm sóc sức khỏe đúng cách và có can thiệp y tế kịp thời nếu thai nhi phát triển bất thường.

Các bài viết của Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Mẹ bầu lần đầu khám thai sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ. Đừng lo, những kinh nghiệm khám thai lần đầu sẽ được Elevit bật mí tất tần tật trong bài viết dưới đây.

Việc chăm sóc tốt sức khoẻ khi mang thai sẽ giúp cho bé có một khởi đầu hoàn hảo trước khi chào đời. Chính vì vậy, thời gian khám thai lần đầu rất quan trọng đối với người mẹ cũng như thai nhi. Tuy nhiên không phải ai cũng biết các lưu ý khi đi khám thai để chuẩn bị cho mình tâm lý. Sau đây là những kinh nghiệm cho các mẹ lần đầu khám thai.

Hiện nay, việc khám thai trở nên đơn giản và phổ biến hơn nhờ vào sự phát triển của y học hiện đại. Tuy nhiên, điều quan trọng là không phải mẹ bầu nào cũng có sẵn kinh nghiệm xác định thời gian khám thai lần đầu cho hợp lý.

Trong hai tuần đầu, sau khi thu thai thành công, trứng sẽ ở lại trong vòi tử cung khoảng 48 giờ và thực hiện các hoạt động phân bào. Sau khoảng từ 3 đến 4 ngày tiếp theo hợp tử sẽ di chuyển vào tử cung, sau đó phôi tự do trong tử cung 2 - 3 ngày và làm tổ ở đó. Khi nghi ngờ hoặc đã nhận biết mình có thai, mẹ nên đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa sản. Mỗi lần khám thai tương ứng với mỗi tuổi thai đều có mục đích chuyên biệt khác nhau. Ví dụ như siêu âm thai lần đầu sẽ là xác định xem mẹ có thai thực sự hay không, đơn thai hay đa thai, thai trong hay thai ngoài tử cung và mẹ có kèm theo các vấn đề gì khác thường hay không,..

Mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý thoải mái để tránh các dấu hiệu stress khi mang bầu ở các tháng đầu thai kì nhé.

2. Mẹ bầu sẽ khám gì ở lần đầu khám thai?

Khám thai lần đầu tiên là bước khởi đầu quan trọng trong suốt quá trình mang thai. Thông thường, bác sĩ sẽ kiểm tra chi tiết tiền sử sức khoẻ của người mẹ, kiểm tra tình hình sức khoẻ hiện tại và làm các xét nghiệm cần thiết. 

Quá trình khám thai lần đầu bao gồm 5 trình tự căn bản không thể thiếu:

a. Hỏi đáp về tiền sử bệnh và sức khoẻ của mẹ

Nhằm đạt được hiệu quả tốt nhất cho quá trình khám thai lần đầu cũng như ở những lần khám thai tiếp theo, mẹ cần phải cung cấp chi tiết về tiền sử bệnh cũng như sức khoẻ của mình để bác sĩ nắm rõ. Với bước này, mẹ bầu cần chuẩn bị trả lời câu hỏi cho về các vấn đề sau:

  • Tiền sử đau ốm của mẹ
  • Bệnh mãn tính mà mẹ mắc phải (nếu có).
  • Các loại thuốc mẹ thường sử dụng hoặc đang sử dụng không?
  • Mẹ đã từng phẫu thuật chưa, nếu có rồi thì vào thời gian nào?
  • Có tiền sử dị ứng hay không?
  • Có gặp vấn đề về sinh sản hay bị bệnh di truyền của gia đình không?
  • Thói quen ăn uống, chế độ dinh dưỡng trước đây và hiện tại của mẹ thế nào?
  • Mẹ có sử dụng chất gây nghiện hoặc chất kích thích như thuốc lá, bia rượu,... hay không?
  • Tiền sử mang thai những lần trước đó (nếu có).

Những thông tin này sẽ giúp bác sĩ đánh giá cũng như dự đoán các yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến quá trình mang thai của mẹ. Vì thế, mẹ cần mang theo sổ khám bệnh cũng như chuẩn bị câu trả lời trước khi đi khám thai lần đầu tiên.

b. Hỏi về lần mang thai

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra chung để xác nhận tình trạng mang thai của mẹ thông qua các câu hỏi như: Lần cuối có kinh nguyệt là khi nào? Các biểu hiện mang thai của mẹ là gì?

Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tình hình sức khoẻ của mẹ bầu, cụ thể là:

  • Kiểm tra hệ tim mạch, hô hấp, bầu ngực và khoang bụng.
  • Đo huyết áp, dùng làm cơ sở để so sánh với những lần khám thai về sau. 
  • Kiểm tra cân nặng, chiều cao. 
  • Một số trường hợp, mẹ sẽ được kiểm tra kỹ hơn về cơ quan sinh sản và vùng xương chậu

d. Thực hiện một số xét nghiệm cần thiết

Tuỳ vào từng cơ sở y tế mà mẹ có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác nhau. Tuy nhiên, các xét nghiệm căn bản của một mẹ bầu trong khám thai lần đầu bao giờ cũng gồm một hoặc nhiều xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm nhóm máu và mức độ thiếu máu của mẹ, xét nghiệm beta HCG
  • Siêu âm 
  • Xét nghiệm nước tiểu
  • Xét nghiệm để kiểm tra về khả năng mức độ lây nhiễm các căn bệnh lây qua đường tình dục như AIDS, viêm gan B,...

Những mẹ bầu có nguy cơ bị đái tháo đường hoặc đang mắc đái tháo đường sẽ phải xét nghiệm thêm về đường huyết.

e. Bác sĩ giải đáp thắc mắc của mẹ bầu

Nếu mẹ bầu có những thắc mắc cần được tư vấn có thể trao đổi với bác sĩ trong lần khám thai đầu tiên này. Do đó, mẹ hãy ghi lại các câu hỏi, hiện tượng hay những băn khoăn trong quá trình mang thai để được các bác sĩ tư vấn. Điều này sẽ giúp mẹ có thể yên tâm và không bị stress khi mang bầu hoặc có thể chuẩn bị chế độ ăn uống 3 tháng đầu thai kỳ tốt nhất cho bé.

3. Những lưu ý cần nhớ khi đi khám thai lần đầu

Ngoài việc chú ý đến thời gian, mẹ bầu cũng cần lưu ý đến một số điều sau đây khi đi khám thai lần đầu:

  • Cần lựa chọn bác sĩ hoặc những cơ sở y tế uy tín để các bước khám thai lần đầu diễn ra đúng quy trình, an toàn và đạt hiệu quả cao.
  • Nên uống nhiều nước khoảng 1 tiếng trước khi siêu âm thai để bác sĩ siêu âm quan sát. Thai nhi dễ dàng hơn
  • Nên chuẩn bị trước những thắc mắc của bản thân bằng cách liệt kê ra giấy hoặc ghi chú lại để được giải đáp tốt nhất từ bác sĩ.
  • Lưu ý giữ lại kết quả khám thai lần đầu tiên để làm cơ sở chẩn đoán và theo dõi cho những lần khám thai sau.
  • Trong lần khám thai khám đầu tiên, bác sĩ sẽ lập kế hoạch khám thai định kỳ cho mẹ, tư vấn chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi, vệ sinh cá nhân, thể dục thể thao và sinh hoạt vợ chồng, cũng như hướng dẫn sử dụng các loại thuốc, vitamin tổng hợp thai kỳ cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
  • Đặc biệt, trong trường hợp thai phụ có các bệnh lý kèm theo hoặc tình trạng thai nhi qua việc đánh giá bằng hình ảnh siêu âm thai không được khả quan thì việc theo dõi và điều trị ngay từ đầu là vô cùng cần thiết và ý nghĩa cho người mẹ.

Khi đã xác định có thai thì trong 3 tháng đầu, thai phụ nên chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng bởi đây là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, mẹ cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp, tốt cho sự phát triển của thai nhi, đặc biệt trong 3 tháng đầu rất dễ sảy thai, những thai phụ có tiền sử sảy thai, sinh non cần hết sức thận trọng trong giai đoạn này.

Ngoài ra, 3 tháng đầu còn là thời điểm thực hiện các xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho bé chính xác nhất, sớm phát hiện dị tật bẩm sinh như bệnh Down. Vì vậy, lựa chọn địa chỉ chăm sóc thai sản và siêu âm thai hết sức quan trọng. Hiệu quả của phương pháp siêu âm chẩn đoán dị tật thai nhi phụ thuộc rất nhiều vào trình độ bác sĩ, trang thiết bị hiện đại.

Việc mang thai và sinh con khỏe mạnh là mục tiêu mà bất kỳ gia đình nào cũng mong muốn và hướng đến. Do đó, các bà mẹ cần trang bị kĩ các kiến thức về sinh sản, đặc biệt là ở lần khám thai đầu tiên.

Đặc biệt những phụ nữ trẻ, phụ nữ lần đầu mang thai không cần quá lo lắng. Sau khi khám thai lần đầu hãy ghi nhớ và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi. Việc khám thai định kỳ cũng vô cùng quan trọng để theo dõi sát những thay đổi của thai cũng như kịp thời phát hiện và xử lý những trường hợp bất thường.

Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Bà bầu nên hạn chế đi lại nhiều, làm các việc nặng. Để đảm bảo sức khoẻ cho cả mẹ và bé, ngoài việc khám thai định kỳ, bạn cần chú ý:

  • Hiểu rõ dấu hiệu sớm khi mang thai, ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ.
  • Khám thai lần đầu kịp thời, đúng và đủ, tránh khám quá sớm/ quá muộn.
  • Sàng lọc dị tật thai nhi tuần thứ 12 phát hiện những dị tật thai nhi nguy hiểm để có thể can thiệp sớm nếu cần thiết.
  • Phân biệt chảy máu âm đạo thông thường và chảy máu âm đạo bệnh lý để can thiệp giữ thai kịp thời.
  • Sàng lọc bệnh lý tuyến giáp trong 3 tháng đầu thai kỳ tránh những rủi ro nguy hiểm trước và trong khi sinh.