1 đấu gạo là bao nhiêu

Hệ thống đo lường Trung Hoa thay đổi theo từng thời đại, từng địa phương. Tuy nhiên nhìn chung có xu hướng là càng ngài càng dài hơn, rộng hơn, nặng hơn. Có lẽ triều đại sau muốn chứng tỏ mình ưu việt hơn triều đại trước chăng???.

Chiều dài.
Có các đơn vị là: Ly, Phân, Thốn, Thước, Bộ, Trượng, Dẫn, Lý
Thời Chu thì chỉ thấy Thước và Bộ, 1 Bộ bằng 6 Thước, 1 Thước là 19.9cm
Sang các thời kỳ sau thì 1 Thốn bằng 10 Phân, 1 Thước thì bằng 10 Thốn, 1 Bộ là 5 Thước, 1 Trượng là 10 thước, 1 Dẫn là 10 Trượng, 1 Lý là 360 Bộ [Có thuyết nói là 10 Dẫn]
Từ Thời Đường thì có đơn vị Ly, 10 Ly được 1 Phân.

Lấy Phân làm chuẩn thì.
Tiền Hán 1 Phân là 2.77mm
Hậu Hán 1 Phân là 2.3mm
Tấn 1 Phân là 2.41mm
Nam Bắc 1 Phân là 2.79mm
Tùy 1 Phân là 2.95mm
Đường 1 Phân là 3.11mm
Tống, Nguyên 1 Phân là 3.07mm
Minh 1 Phân là 3.11 mm
Thanh 1 Phân là 3.20mm

Quan Công cao 9 thước là cỡ 2m.
Trương Phi, Triệu Vân, Khổng Minh … cao 8 thước là cỡ 1m8
Bát xà mâu dài 1 trượng 8 thước là cỡ hơn 4m.
Các sách thường viết: thân cao 7 thước chắc là lấy thước của nhà Hậu Hán, Ngụy Tấn làm chuẩn.

Diện tích:
Đơn vị diện tích là Bộ, Phân, Mẫu, Khoảng.

1 Bộ thì bằng 5 Thước vuông [Có nghĩa là diện tích hình vuông có cạnh dài 5 thước] . [Tuy nhiên đời Chu thì là 6 Thước vuông]
1 Phân thì bằng 24 Bộ.
1 Mẫu thì bằng 10 Phân. [Tuy nhiên đời Chu thì là 100 Bộ]
1 Khoảnh thì bằng 100 Mẫu.

Tùy theo các triều đại mà Thước thay đổi, từ đó tính ra diện tích tương ứng.

Thể tích:

Đơn vị thể tích là Toát, Thược, Cáp [Lẻ], Thăng [Thưng, Lít], Đấu, Hộc, Thạch.
1 Toát là tương đương với thể tích 256 hạt thóc. Vốn là dùng để đếm thóc, sau mới thành đơn vị thể tích.
1 Thược là 10 Toát.
1 Cáp là 10 Thược.
1 Thăng là 10 Cáp
1 Đấu là 10 Thăng.
1 Hộc là 10 Đấu [Cho đến Ngũ Đại]. Còn từ đời Tống trở đi thì chỉ là 5 Đấu.
còn Thạch thì thực ra là bằng Hộc. Tuy nhiên từ đời Tống trở đi thì lại là 2 Hộc. Tức là 1 Thạch lúc nào cũng là 10 Đấu.

Như vậy 1 Thược quy đổi là hệ chuẩn thì là bao nhiêu?
Chu: 1.94cc
Tần, Tiền Hán: 3.43cc
Hậu Hán: 1.98cc
Ngụy, Tấn: 2.02cc
Bắc Ngụy: 3.96cc
Tùy, Đường, Ngũ Đại: 5.94cc
Tống: 6.64cc
Nguyên: 9.49cc
Minh: 10.74cc
Thanh: 10.36cc

Cân nặng:

Đơn vị cân nặng là Ly, Phân, Tiền, Thù, Lạng, Cân, Quân, Thạch.
Trước đời Tống thì chỉ dùng Thù, Lạng, Cân, Quân, Thạch.
1 Lạng là 24 Thù.
1 Cân thì là 16 Lạng. [Cho nên có câu Kẻ 8 lạng, người nửa cân]
1 Quân thì là 30 Cân.
1 Thạch thì là 4 Quân.
Thời Chu thì 1 Thù là 0.62g
Thời Tần, Tiền Hán thì 1 Thù là 0.67g
Thời Hậu Hán thì 1 Thù là 0.58g
Thời Tùy thì 1 Thù là 1.74g
Đường, Ngũ Đại thì 1 Thù là 1.55g

Từ đời Tống thì dùng Ly, Phân, Tiền, Lạng, Cân, Quân, Thạch.
1 Ly là 0.0373g
1 Phân thì là 10 Ly.
1 Tiền thì là 10 Phân.
1 Lạng thì là 10 Tiền.
1 Cân thì là 16 Lạng.
1 Quân thì là 30 Cân.
1 Thạch thì là 4 Quân.

Như vậy 1 Cân là khoảng 596.8g. Đao của Quan Công nặng 81 cân có nghĩa là gần 50kg.
1 Thạch là khoảng 71.616kg.

[c] setsunai@tathy

Share this:

  • Facebook
  • X

Like this:

Like Loading...

Related

~ by thanhkhiem on August 20, 2009.

Posted in Uncategorized

Cổ nhân dạy, tuổi trung niên “3 không so, 3 không nói, 3 không quên, 3 không tranh”: Hậu vận viên mãn hạnh phúc

  • Cổ nhân dạy: "Vào cửa thấy 3 điều, gia đình tiền mất tật mang'', đó là 3 điều gì?

  • Các cụ có câu "Mười người đầu trọc thì chín người giàu có": Có phải ai "trọc đầu" cũng giàu?

  • Trong cuộc sống, những người giỏi giang, thành đạt không nhất thiết phải có trí tuệ hơn bạn. Nhưng họ nhất định phải nỗ lực và làm việc chăm chỉ không ngừng. Người xưa dạy: “Siêng năng có thể bù đắp cho thiếu sót, một phân khổ một phân tài”. Không ai có thể dựa vào thiên phú để thành công, chỉ có chăm chỉ mới có thể biến thiên phú thành thiên tài. Ở đời, chẳng ai lười biếng mà có thể thành công được.

    Vì sao có câu nói: “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”?

    Liên quan đến chân lý sống ở đời, người xưa dạy rằng: “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù”. Vậy, ý nghĩa của câu nói này thực sự là gì? Đầu tiên phải nhắc đến câu chuyện dưới đây.

    Trước đây có hai gia đình là hàng xóm, trong đó có một nhà tương đối khá giả, nhà còn lại thì rất nghèo khó. Bình thường, hai bên gia đình vốn là hàng xóm láng giềng hòa thuận, không có ân oán gì, quan hệ với nhau cũng rất tốt. Thế nhưng đến một ngày nọ, ông trời nổi giận đã giáng tai họa xuống khiến cho lúa ngoài đồng bị mất trắng. Vì mất mùa nên gia đình nghèo khó lại càng thêm vất vả.

    Không có lương thực dự trữ nên chỉ còn cách nằm đó chờ chết mà thôi. Lúc ấy, gia đình già nua kia có rất nhiều lương thực, nghĩ đến hoàn cảnh của nhà hàng xóm đã cảm thấy vô cùng thương cảm. Vì vậy, gia đình giàu có đã tặng cho nhà bên một đấu gạo lúc nguy nan.

    Nhận được gạo, gia đình nghèo khó vô cùng cảm kích, nghĩ rằng gia đình giàu có kia thực sự là ân nhân cứu mạng của mình. Họ thầm nghĩ, đợi qua thời khắc khó khăn ấy, họ sẽ bày tỏ lòng biết ơn đối với ân nhân của mình. Khi gia đình đang nói chuyện thì bất chợt nhắc đến chuyện chưa có hạt giống của vụ gieo trồng tiếp theo. Do đó, gia đình giàu có lại hào phóng tặng thêm một đấu gạo cho nhà nghèo kia khiến họ cảm kích vô cùng.

    Thế nhưng khi về đến nhà, huynh đệ nhà nghèo kia lại nói rằng, chỉ một đấu gạo này thì làm được gì chứ? Ngoài việc để ăn thì không đủ để làm giống cho vụ sau, cái tên nhà giàu này của cải nhiều như thế mà lại keo kiệt. Họ giàu có như thế lẽ ra nên tặng cho chúng ta lương thực và thêm ít tiền nữa, cho được tí nhiêu này thật không bõ dính răng.  

    Câu chuyện này khi truyền đến tai người giàu kia đã khiến họ vô cùng tức giận. Gia đình nhà giàu nghĩ rằng, mình tặng cho người ta bao nhiêu lương thực như vậy không những chẳng nhận được lời cảm ơn nào mà còn bị ghét bỏ, chê bai, đúng không phải là người mà. Vậy là, mối quan hệ vốn tốt đẹp của cả hai gia đình từ đó mà trở thành thù hận, không nhìn mặt nhau nữa.

    “Đấu gạo dưỡng ân, gánh gạo dưỡng thù” ý chỉ khi việc cho đi và nhận lại trở thành một thói quen.

    Điều đó có thể trở thành một trách nhiệm không thể chối đẩy. Người xưa có câu rằng “Dục vọng như nước biển, khi uống càng nhiều thì con người ta càng khát”. Thực tế, dục vọng giống như một chỗ ngứa ngáy trong tâm hồn con người, đau thì có thể nhịn, nhưng một khi đã ngứa, càng gãi lại càng ngứa ngáy khó chịu hơn.

    Một người khi rơi vào hoàn cảnh khốn khó và bức bách, bạn cho họ một đấu gạo chính là giúp họ giải quyết một vấn đề lớn, điều này khiến họ vô cùng cảm kích. Tuy nhiên, nếu như bạn cứ tốt bụng cho họ thêm gạo, họ sẽ nghĩ rằng đây là một điều đương nhiên. Một đấu gạo không đủ, hai đấu gạo cũng vẫn chưa ăn thua, thậm chí một gánh gạo vẫn khiến họ cảm thấy đồ mà bạn cho chỉ là hạt muối bỏ biển mà thôi. 

    Trong cuộc sống, việc như vậy xảy ra khá thường xuyên. Lần đầu tiên bạn giúp đỡ họ, họ sẽ cảm thấy vô cùng biết ơn bạn; lần thứ hai tâm ý biết ơn của họ sẽ nhạt dần. Tới lần giúp đỡ thứ n, họ sẽ cho rằng những điều bạn làm là đương nhiên và bạn vốn dĩ nên giúp đỡ họ. Đến khi bạn không giúp đỡ họ nữa, họ sẽ quay ra khó chịu, ganh ghét, thậm chí oán hận đối với bạn. 

    Do đó sống ở đời, lòng tốt của con người cũng phải có mức độ, đừng nên phân phát một cách bừa bãi. Khi đối mặt với một người không có chí tiến thủ, suốt ngày ngồi đợi chờ người khác đến giúp đỡ thì làm ơn hãy kịp thời thu lại sự lương thiện của bạn càng sớm càng tốt.

    Tất nhiên, không phải không thể làm việc thiện. Thiện ác có báo, giúp người đồng thời cũng mang đến vận may cho mình. Tuy nhiên, nếu như việc cho nhận đã trở thành một thói quen thì điều này sẽ trở thành trách nhiệm không thể chối bỏ. Vì thế, trước mỗi một hành động của mình, lúc đó hãy suy nghĩ thật kỹ rồi hãy làm.

    Có thể nói, tư tưởng và quan niệm của một người sẽ quyết định con đường mà họ sẽ đi trong tương lai là gì. Nếu như trong lòng luôn chất chứa lòng biết ơn, hạnh phúc cũng tự nhiên mà từng chút từng chút tìm đến bạn. Còn nếu lười biếng, không chịu làm ăn mà chỉ đi ghen ghét, đố kỵ với người khác, cuộc sống của bạn sẽ mãi chẳng thể nào khấm khá lên được.  

    1 đầu bằng bao nhiêu lít?

    Mỗi đấu bằng 1 lít hay 2 bát.

    1 tạ khoai bằng bao nhiêu kg?

    Tạ bằng 100kg = 10 yến, được tính với hàng hóa có số lượng nhiều như gạo, khoai, bắp, heo… Tạ ta = 100 cân = 60kg, dùng trong mua bán khoai lang, khoai mì… Nhưng 1 tạ heo thì phải đủ 100kg. Tấn bằng 1.000kg, cũng dùng trong mua bán lớn.

    1 tấn lúa xảy ra được bao nhiêu gạo?

    Máy xay xát lúa có công suất hoạt động từ 300 - 500 kg gạo/giờ, mỗi lần xay chỉ sản xuất hơn 1,2 tấn gạo với tỷ lệ thành phẩm như sau: cứ 1.000 kg lúa sẽ xay xát được 600 kg gạo [tỷ lệ 60%], 140 kg cám [tỷ lệ 14%] và 260 kg vỏ trấu [tỷ lệ 26%], gạo trắng được nhập Bếp ăn tập thể, gạo tấm và cám gạo dùng để nuôi heo và ...

    1 tạ thóc là bao nhiêu?

    Một tạ gạo được ấn định là 100 ký trong khi một tạ thóc là 68 ký và một tạ than là 60 ký. Một tạ cũng bằng 1/10 tấn, 10 yến và bằng 100 cân. Theo, trước kia, giá trị của tạ trong hệ đo lường cổ của Việt Nam là 60,45 kg. Đến đầu thế kỉ 21, một số vùng ở Việt Nam vẫn dùng đơn vị tạ với giá trị bằng 60 kg.

    Chủ Đề