Dưới 16 tuổi đi xe máy bị phạt bao nhiêu?

Hiện tượng học sinh đi xe máy phân khối lớn đến trường diễn ra rất phổ biến. Phụ huynh đưa ra nhiều lí do cho con em mình đi xe máy đến trường nhà xa, không có phương tiện khác, bố mẹ không thể đưa đón... Tuy nhiên, việc học sinh điều khiển xe máy phân khối lớn đến trường là vi phạm quy định của pháp luật.

Mục lục bài viết

Luật Giao Thông đường bộ 2008 có quy định về điều kiện của người lái xe tham gia giao thông, theo đó người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ theo quy định Điều 58, Điều 60 Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định về độ tuổi lái xe như sau:
"1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

..."

Trường hợp không đủ tuổi để điều khiển các loại xe như trên [đồng nghĩa với việc chưa được cấp GPLX] thì các bạn đã vi phạm, có thể bị xử phạt. Theo Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới: 

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

...

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

...

5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

b] Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia.

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:

a] Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 [sáu] tháng trở lên;

b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;

Việc xử phạt đối với hành vi điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe như sau:

  • Dưới 16 tuổi thì sẽ không bị phạt tiền mà chỉ bị phạt cảnh cáo, cảnh cáo bằng văn bản và ra Quyết định xử phạt;

  • Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi bị phạt 500.000 đồng.

  • Đủ 18 tuổi thì bị phạt 1.000.000 đồng;   

Đối với các lỗi vi phạm giao thông khác dựa theo quy định tại Khoản 3, Điều 134, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012:

  • Dưới 16 tuổi không bị phạt tiền;
  • Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: Nộp 50% tiền phạt áp dụng với người thành niên;
  • Đủ 18 tuổi: Nộp đủ 100% tiền phạt.

Trường hợp nếu chưa đủ 18 tuổi hoặc không có bằng lái [trừ xe gắn máy, dưới 50cm3] thì nghĩa là không đủ điều kiện lái xe, người giao xe [chủ xe] cho người vi phạm sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

"4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

...

đ] Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông [bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng]."

Như vậy, nếu chưa đủ tuổi; không có GPLX thì ngoài việc người điều khiển bị phạt ra,người giao xe cũng bị liên đới trách nhiệm và bị phạt.

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn

Hiện nay, hiện tượng học sinh đi xe mô tô đến trường diễn ra rất phổ biến. Phụ huynh đưa ra nhiều lí do để cho con em mình đi xe mô tô đến trường như nhà xa, không có phương tiện khác, bố mẹ không thể đưa đón...

Bao nhiêu tuổi được đi xe máy 125cc?

Trong đó, độ tuổi của lái xe máy được quy định tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ như sau: Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cc; Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cc trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự.

Dưới 16 tuổi lái xe 110cc phạt bao nhiêu?

Trong một số trường hợp, nếu gây thiệt hại về tài sản, thiệt hại về sức khỏe, tính mạng có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự tương ứng đối với hành vi vi phạm. Như vậy người chưa đủ tuổi lái xe 110cc sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Giao xe cho người dưới 18 tuổi bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi vi phạm này sẽ bị xử phạt cảnh cáo đối với người từ 14 – 16 tuổi, và phạt tiền từ 400.000 – 600.000 đồng đối với người từ 16 đến dưới 18 tuổi. Bên cạnh đó, người giao xe máy trên 50 cm3 cho người chưa đủ tuổi điều khiển sẽ bị xử phạt nặng, với mức phạt tối đa lên tới 4 triệu đồng.

Học sinh đi xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, có thể bị phạt tiền lên đến 600.000 đồng với hành vi này. Đối với người đủ 18 tuổi trở lên mới được lái xe mô tô có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên. Phụ huynh giao xe cho con chạy nhưng chưa đủ tuổi bị phạt thế nào?

Chủ Đề