100g đậu bao nhiêu dặm?

Nếu bạn đau đầu không biết nên nấu món gì cho bé thì món cháo đậu đen cho bé ăn dặm sẽ là sự lựa chọn mà bạn có thể cân nhắc. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm cùng với cách nấu đơn giản nhưng lại vô cùng bổ dưỡng, chắc chắn sẽ khiến bé hứng thú hơn với bữa ăn của mình. Vậy khi cho bé ăn dặm, các mẹ nên chuẩn bị cháo đậu đen ăn kèm với gì cho bé thêm ngon miệng? Hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu 4 cách nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm cực kỳ dễ làm nhé!

Trẻ mấy tháng tuổi có thể ăn đậu đen?

Nhiều bậc phụ huynh lo ngại:”Trẻ mấy tháng ăn được đỗ đen?” Bạn có thể cho trẻ ăn đậu đen nấu chín mềm ở giai đoạn bé mới bắt đầu tập ăn dặm, thường là khoảng 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, do lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non nớt, trong khi đậu đen lại khó tiêu hóa nên bé dễ bị đầy hơi, khó tiêu. Do đó, tốt nhất, bạn có thể đợi cho đến khi bé được 8 tháng đến 1 tuổi rồi mới nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm.

Trẻ nhỏ ăn đậu đen có tốt không?

Câu trả lời chắc chắn là “Có” nếu bạn cho trẻ ăn cháo đậu đen cho bé ăn dặm đúng cách. Đậu đen rất giàu chất xơ, chất béo lành mạnh và protein. Không những vậy, đậu đen còn có lượng chất chống oxy cao gấp 10 quả cam. Cụ thể, các hợp chất thực vật anthocyanins có trong đỗ đen có tác dụng chống lại các gốc tự do trong cơ thể, giúp bảo vệ trẻ khỏi ung thư và các bệnh tim mạch.

Bên cạnh đó, đậu đen còn rất giàu vitamin B, đặc biệt là vitamin B1 và ​​folate. Những dưỡng chất có thể giúp cơ thể xử lý carbohydrate, chất béo và protein, đồng thời cung cấp năng lượng cho não và hệ thần kinh.

Đặc biệt, đậu đen còn chứa nhiều sắt và kẽm, hai chất dinh dưỡng thiết yếu thường bị thiếu hụt ở trẻ sơ sinh. Bắt đầu từ 6 tháng tuổi, nhu cầu sắt mà bé cần sẽ tăng lên khi nguồn dự trữ trong cơ thể dần cạn kiệt. Với trẻ bú mẹ thì việc bổ sung sắt lại càng đặc biệt quan trọng bởi sữa mẹ chứa rất ít chất sắt. Đây là lý do tại sao bác sĩ nhi khoa khuyên mẹ nên cho bé bổ sung thêm các thực phẩm có hàm lượng sắt cao như đậu đen vào chế độ ăn của bé để tăng cường sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu.

Hơn nữa, đậu đen còn rất giàu magie, kẽm, canxi, phốt pho, mangan và đồng. Phốt pho và canxi là 2 chất tham gia vào quá trình hình thành cấu trúc xương, trong khi kẽm và sắt giúp nâng cao độ cứng cáp của xương.

Bạn cũng có thể nấu cháo đậu đen cho bé ăn dặm với các với thực phẩm chứa nhiều vitamin C như bông cải xanh, súp lơ… để tăng khả năng hấp thụ sắt của cơ thể.

Theo các nghiên cứu của người phương Tây về tác dụng của đậu phụ cho kết quả rằng đậu hũ đem lại khá nhiều lợi ích về sức khỏe, đặc biệt cho những đối tượng mắc các bệnh tim mạch, phòng chống được các tế bào gây ung thư, hay phòng và điều trị bệnh thừa cân béo phì, điều trị bệnh đái tháo đường loại 2, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính COPD, bệnh thoái hóa thần kinh...

Còn với các nghiên cứu của người phương Đông thì cho rằng đậu phụ như một thần dược giúp tăng cường năng lượng cơ thể, hỗ trợ tiêu hoá. Hơn nữa đậu phụ còn có tính chất giúp thanh nhiệt và thải độc ra khỏi cơ thể, làm giảm tình trạng tắc nghẽn ruột cũng như có thể làm dịu các cơn đau do khớp gây nên.

Theo Đông y, đậu phụ thuộc nhóm thực phẩm có nguồn dinh dưỡng tuyệt vời đối với những người đang bị bệnh dạ dày. Bởi vì đậu phụ có thể hỗ trợ dạ dày hoạt động tốt hơn trong việc trao đổi chất và tiêu hóa thức ăn khi nạp vào cơ thể. Hơn nữa, đậu phụ cũng thuộc nhóm có vị mát, thanh nhiệt và thải độc, nên rất phù hợp với những người bị bệnh táo bón.

Đậu phụ được biết đến như một loại thực phẩm có chứa chất dinh dưỡng khá phong phú, đặc biệt với hàm lượng protein trong đậu phụ khá cao. Tuy nhiên, ngoài việc bổ sung cho cơ thể lượng protein cần thiết, thì với lượng protein trong đậu phụ sẽ có thể khiến cho trẻ khó tiêu, bởi vì dạ dày của trẻ chưa phát triển toàn diện. Cho nên trẻ ăn nhiều đậu phụ có thể sẽ không tốt. Nhưng để khắc phục nhược điểm này, các bác sĩ nhi khoa đều khuyến khích mẹ và người chăm sóc trẻ nên cho trẻ ăn đậu phụ kèm thịt, lòng đỏ trứng gà cũng như một số thực phẩm có chứa protein phức hợp khác khi bé được khoảng tám tháng tuổi hoặc lớn hơn nữa.

Đối với trẻ sơ sinh khi bắt đầu bước vào thời kỳ ăn dặm hay ăn bổ sung bạn không nên cho trẻ ăn đậu hũ bởi vì trẻ ở độ tuổi này có thể xảy ra các phản ứng dị ứng với thành phần đậu tương - nguồn nguyên liệu chủ yếu làm thành đậu phụ.

Cùng với thành phần dinh dưỡng của đậu phụ khá phong phú thì khi sử dụng đậu phụ cần chú ý ăn đậu phụ một lần không nên ăn quá nhiều. Bởi vì, glucid trong đậu phụ chủ yếu gồm chất xơ và đa đường, nên hàm lượng tinh bột ít, khi vi khuẩn trong ruột phân giải các glucid này sẽ sinh ra nhiều khí. Cho nên ăn nhiều đậu phụ có thể dễ gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Thêm nữa, không nên ăn hạt đậu sống, vì trong thành phần của nó có chúa những hợp chất bao gồm: Chất khoáng toripxin, chất ngưng tụ hồng cầu đều không tốt cho sức khỏe. Và những thành phần này chỉ có thể được phân huỷ bởi nhiệt độ, nên ăn sử dụng đậu phụ sống có thể xuất hiện các tình trạng về tiêu hoá như: Buồn nôn, nôn, đầy bụng...

Chủ Đề