2 băng nhóm chém nhau bị tù bao lâu

Đánh nhau dẫn đến chết người án phạt bao nhiêu năm tù?

Em sinh năm 94, có một nhóm bạn cùng tuổi vào đêm 30 Tết đi sang phường khác đánh nhau. Hiện nạn nhân đã tử vong lúc 4g sáng nay do chấn thương sọ não [nạn nhân được phẫu thuật vào mùng 3 Tết]. Theo em được biết, vào đêm 30, Đạt - một người trong nhóm, một mình đi sang phường khác đón người yêu thì bị nhóm thanh niên phường này đánh không rõ nguyên nhân. Trên đường chạy về phường gặp nhóm 94 đang đi, Đạt đã gọi nhóm bạn quay lại đánh nhóm thanh niên kia. Trong lúc xô xát, không rõ ai là người đã cầm cuốc bổ vào đầu nạn nhân dân đến nạn nhân bị chấn thương sọ não. Theo em biết thì Đạt không có thù oán gì với nhóm thanh niên trên và cũng không phải người làm cho nạn nhân bị chấn thương. Sau khi sự việc xảy ra khỏang 1 tiếng đồng hồ, bố Đạt đã đưa Đạt đến công an phường bạn đầu thú.

Em xin hỏi với những tình tiết như trên thì Đạt sẽ phải chịu mức phạt nào?

Em xin cảm ơn mọi người!

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi mà người phạm tội có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc chung thân. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật đối với hành vi trên và thủ tục tố giác, kiến nghị khởi tố tội phạm.

Tự ý xông vào nhà đánh gia chủ có thể bị phạt tù

>>>Xem thêm: Tự ý xông vào nhà người khác đánh người bị xử lý thế nào?

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có phạm tội không ?

Hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có thể bị truy tố về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác và tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Ngoài ra, nếu cố ý hủy hoại hoặc làm hư hỏng tài sản của người khác còn có thể truy tố tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác.

Theo đó người có năng lực hành vi dân sự, nếu tự ý xông vào nhà người khác mà không có sự đồng ý của chủ nhà đã đủ dấu hiệu cấu thành tội xâm phạm chỗ ở của người khác. Nếu có hành vi đánh người còn có thể bị kết tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của người khác.

Trường hợp người thực hiện hành vi trên cố tình đập phá làm hư hỏng tài sản của người khác còn có thể phạm tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác. Ngoài ra, người gây thiệt hại tài sản còn phải bồi thường thiệt hại tài sản của người khác do hành vi của mình gây ra theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015.

Nếu hành vi cố ý gây thương tích không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng theo điểm a khoản 3 Điều 5 tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP, và bồi thường thiệt hại do xâm phạm sức khỏe của người khác theo Điều 584 Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Quy định của pháp luật đối với hành vi xông vào nhà đánh người

Người có hành vi xông vào nhà đánh người khác phải do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Nếu người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, hoặc mất khả năng nhận thức, điều khiển hành vi, hoặc chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi trên.

Trường hợp thực hiện hành vi trong tình trạng mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình do dùng rượu, bia hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Theo quy định tại Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, người nào có hành vi xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác tức là tự ý xâm nhập chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của chủ nhà hoặc người quản lý hợp pháp, thì:

  1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  2. Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm, nếu có hành vi:
  • Có tổ chức;
  • Phạm tội 02 lần trở lên;
  • Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;
  • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Nếu hành vi cố ý gây thương tích được thực hiện trong trạng thái kích động mạnh và do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó, thì tại Điều 135 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 được quy định như sau:

  •  Tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60 thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
  •  Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương của mỗi người từ 31% đến 60% hoặc Gây thương tích mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Nếu không thuộc trường hợp trên, hành vi cố ý gây thương tích, theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017, có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm, nếu tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% – 30% hoặc dưới 11% mà thuộc trường hợp sau:

  • Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
  • Dùng a-xít hoặc hóa chất nguy hiểm;
  • Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người không có khả năng tự vệ;
  • Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
  • Có tổ chức;
  • Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  • Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính;
  • Thuê gây thương tích của người khác hoặc gây thương tích của người khác do được thuê;
  • Có tính chất CÔN ĐỒ;
  • Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trong trường hành vi đánh người gây ra tỷ lệ tổn thương cơ thể trên 30% hoặc làm chết người có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc tù chung thân, tùy vào mức độ nguy hiểm của hành vi.

Như vậy, hành vi tự ý xông vào nhà đánh người có thể bị phạt tù lên đến 20 năm hoặc chung thân. Ngoài ra còn phải bồi thường về thiệt hại do hành vi xâm phạm sức khỏe, tính mạng, danh dự, uy tín, tài sản theo Điều 584 Bộ luật dân sự 2015 về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

Thủ tục tố giác và kiến nghị khởi tố hành vi xông vào nhà đánh người

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo, kiến nghị khởi tố theo khoản 1 Điều 5 Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT-VKSNDTC, bao gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;
  • Viện kiểm sát các cấp;
  • Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

Quy trình tố giác và kiến nghị khởi tố được thực hiện theo các trình tự sau:

Bước 1: Xác định cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố

Bước 2: Tiến hành tố giác, báo tin về tội phạm và kiến nghị khởi tố theo các hình thức sau:

  • Trực tiếp đến trình báo, tố giác;
  • Báo tin qua điện thoại tới cơ quan có thẩm quyền;
  • Gửi văn bản trực tiếp hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính [bưu điện] tới cơ quan có thẩm quyền.

Bước 3: Theo dõi kết quả giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố

  • Khi hết thời hạn 03 ngày kể từ ngày tố giác mà chưa nhận được thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về việc tiếp nhận tố giác.
  • Khi hết thời gian giải quyết tố giác mà chưa nhận được văn bản thông báo kết quả giải quyết, cá nhân có quyền đề nghị cơ quan tiếp nhận thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết.

Trường hợp cơ quan điều tra khởi tố, thì có thể yêu cầu bồi thường trong phần yêu cầu trách nhiệm dân sự trong vụ án hình sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do thiệt hại về sức khỏe, tài sản, tính mạng.

Trên đây là toàn bộ nội dung bài tư vấn chung về hành vi tự ý xông vào nhà đánh nhau với chủ nhà và thủ tục kiến nghị khởi tố hành vi trên. Nếu bạn đọc gặp phải trường hợp trên hoặc có thắc mắc chi tiết hơn về vấn đề trên, xin vui lòng liên hệ hotline để được luật sư tư vấn cụ thể và hỗ trợ kịp thời. Xin cảm ơn./.

Đồng phạm trong vụ án giết người thuộc đối tượng tội phạm được pháp luật hình sự điều chỉnh. Việc xác định tư cách đồng phạm, trách nhiệm hình sự đối với đồng phạm nhằm giúp xác định được đúng tội danh và làm sáng tỏ tư cách đồng phạm trong vụ án giết người. Phạm vi bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu thêm về đồng phạm trong vụ án giết người.

Đồng phạm có từ hai người trở lên và khi thực hiện hành vi phạm tội đều có tổ chức

Đồng phạm là gì? Đồng phạm trong vụ án giết người là như thế nào?

Đồng phạm là gì?

Theo quy định [Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017], đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

Đồng phạm không phải là tình tiết tăng nặng, cũng không phải là tình tiết định khung, nhưng trong một số trường hợp, đồng phạm có ý nghĩa rất lớn đến việc xác định có dấu hiệu tội phạm.

Đồng phạm trong vụ án giết người được hiểu như thế nào?

Giết người là hành vi trái pháp luật, cố ý tước đi mạng sống của người khác.

  • Đồng phạm trong vụ án giết người là những người trực tiếp hoặc không trực tiếp bằng hành động hoặc không hành động cùng cố ý thực hiện hành vi phạm tội và dẫn đến hậu quả giết người.
  • Đồng phạm trong vụ án giết người được thực hiện từ hai người trở lên. Nhóm người này thực hiện quá trình từ lúc lên kế hoạch, thỏa thuận và bàn bạc cùng nhau để đi đến mục đích cuối cùng là lấy đi tính mạng của người khác.
  • Đồng phạm thể hiện quy mô đối tượng trong một vụ án giết người. Họ có chung mục đích và có hành động chặt chẽ để đạt được mục đích nhưng hậu quả là gây ảnh hưởng đến tính mạng của người khác.

Tội danh đồng phạm trong vụ án giết người đã được Tòa án giải quyết và có các án lệ về loại tội này chẳng hạn như Án lệ số 17/2018/AL về tình tiết có tính chất côn đồ trong tội giết người có đồng phạm.

Hành động giết người được xuất phát từ những mâu thuẫn trong đời sống. Đó có thể là mâu thuẫn của chính người gây án hoặc từ bản thân những người đồng phạm.

Các loại đồng phạm

Người giúp sức là một trong các loại đồng phạm

Đồng phạm được thực hiện bằng các hình thức như sau:

  • Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
  • Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
  • Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
  • Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

Dịp Xuân Canh Tý [ năm 2020] vừa qua xảy ra một vụ án giết người mà người gây án là Lê Quốc Tuấn [tức Tuấn Khỉ]. Do phát sinh mâu thuẫn trong việc chơi sới bạc mà Tuấn đã xả súng bắn chết 5 người và bỏ trốn. Cơ quan cảnh sát điều tra tra lệnh truy nã đối với Tuấn.

Trong quá trình bỏ trốn [khoảng 15 ngày] có rất nhiều người nghi ngờ về quá trình sinh hoạt của Tuấn. Ai là người che giấu nơi ẩn náu và tiếp tế lương thực, nơi ở, nơi sinh hoạt của hắn.

Trong vụ án này tuy những người đồng phạm không trực tiếp giết người nhưng họ đã có hành vi bao che, mặc dù biết được nơi kẻ phạm tội đang ẩn trốn nhưng họ không báo cho cơ quan công an để bắt giữ. Đây được xem là người giúp sức trong vụ án giết người.

Cấu thành tội đồng phạm

Về mặt khách quan

  • Đồng phạm có từ hai người trở lên tham gia vụ án giết người. Nếu chỉ thực hiện hành vi riêng lẻ thì không gọi là đồng phạm.
  • Đồng phạm là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự, có đầy đủ nhận thức về hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội và có khả năng điều khiển hành vi.

Về mặt chủ quan

  • Lỗi ở đây được xác định là lỗi cố ý. Đồng phạm cùng thực hiện, thỏa thuận và thống nhất mục tiêu của mình, dù biết được hành vi của mình gây nguy hiểm đến xã hội đặc biệt là tính mạng của con người nhưng họ vẫn để mặc hậu quả xảy ra.
  • Trong quá trình cố ý cùng thực hiện một tội phạm, mục đích phạm tội của mỗi người đồng phạm có thể khác nhau.

Hình thức xử phạt tội đồng phạm giết người

Bắt giữ đồng phạm để xem xét định danh đúng tội và không để lọt tội phạm

Mức xử phạt đối với tội danh giết người có tổ chức bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù  chung thân hoặc tử hình theo quy định [Điều 123 Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017].

Cách thức xử lý

  1. Khi phát hiện tội phạm giết người, cơ quan điều tra sẽ khoanh vùng tội phạm và bắt giữ những đồng phạm có liên quan đến vụ án.
  2. Tiến hành điều tra, lấy lời khai đồng phạm để làm sáng tỏ vụ án, truy cứu tội danh.
  3. Tùy từng mức độ đồng phạm [người giúp sức, người xúi giục,…] sẽ là căn cứ xem xét và định tội danh cho những người đồng phạm.

Hình thức xử phạt

Theo [Điều 58 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017] mức hình phạt trong trường hợp đồng phạm được quy định như sau:

  • Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.
  • Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự cấu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm. Phạm tội giết người có tổ chức là hành vi giết người có đồng phạm. Đây là tội danh được luật hình sự quy định.

Bài viết trên đây là những thông tin pháp lý về tội đồng phạm trong vụ án giết người được cung cấp đến quý bạn đọc. Nếu có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hoặc cần chúng tôi hỗ trợ trực tiếp, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900636387. Xin cảm ơn.

Có thể bạn quan tâm

Video liên quan

Chủ Đề