bạn hãy cho biết tập thơ nhật ký trong tù được bác hồ viết bằng chữ hán gồm bao nhiêu bài thơ?

“Toàn bộ tập thơ đó là 1 tuyên ngôn về tự do viết với tấm lòng yêu thưong,tinh thần kiên quyết , với khí phách anh hùng của 1 người cộng sản vĩ đại”

Hoàng Trung Thông khi nói về tác phẩm Nhật Kí trong tù đã nhận xét như vậy. Có thể nói đây được coi là một trong những bảo vật của quốc gia. Tác phẩm được hoàn thành trong tù ngục, nơi đã tôi luyện một Hồ Chí Minh can trường và mạnh mẽ. Chính vì hoàn cảnh ra đời vô cùng đặc biệt nên những bài thơ trong tác phẩm đều là thước phim quay chậm về cuộc sống của Bác, là tư liệu lịch sử quý giá.

Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm

“Nhật ký trong tù” là một cuốn sổ tay nhỏ, kích thước 12,5 cm x 9,5 cm, gồm 64 tờ viết trên một mặt bằng mực Tàu, chủ yếu theo hàng dọc từ trên xuống, từ phải sang trái và 18 tờ để trắng.

Bìa trước ghi bốn chữ Hán "Ngục trung nhật ký" tức “Nhật ký trong tù” kèm theo cặp số biểu thị ngày tháng năm là 29/8/1932 và 10/9/1933; bốn câu đề từ 

“Thân thể ở trong lao

Tinh thần ở ngoài lao

Muốn nên sự nghiệp lớn

Tinh thần càng phải cao”

và một hình vẽ hai tay bị xiềng, bàn tay đang nắm chặt. Phần ruột sách gồm 47 trang ghi 133 bài thơ, một bài đề từ. Ngoài một bài viết sau khi Ngươi đã ra tù, phần còn lại của cuốn sách đều được viết trong tù và bằng chữ Hán. Đây chính là tập thơ Người làm trong khoảng từ 29-8-1942 đến 10-9-1943].

Giữa tháng 8/1942, dưới danh nghĩa là đại biểu của “Việt Nam độc lập đồng minh hội” [Việt Minh] và “Quốc tế phản xâm lược Việt Nam phân hội”, Nguyễn Ái Quốc từ Pác Bó sang Trùng Khánh, Trung Quốc để kêu gọi sự ủng hộ của các nước Đồng minh chống phát xít đối với Mặt trận Việt Minh trong công cuộc đánh đuổi thực dân Pháp và phát xít Nhật. Khi đi, Nguyễn Ái Quốc mang theo tấm danh thiếp, ở giữa in tên Hồ Chí Minh, một bên in "Tân Văn ký giả", một bên in "Việt Nam - Hoa kiều". Tên gọi Hồ Chí Minh chính thức được sử dụng từ đây.

Ngày 27/8, trên đường từ Ba Mông, huyện Tĩnh Tây tới huyện lỵ Bình Mã [nay là Điền Đông] để bắt xe đi Trùng Khánh, Hồ Chí Minh bị chính quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt ở thị trấn Túc Vinh, huyện Thiên Bảo [nay là Đức Bảo] vì bị tình nghi là gián điệp. Từ đây, Hồ Chí Minh đã trải qua hành trình gian khổ “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/ Mười tám nhà lao đã ở qua”. Chính trong bối cảnh này, tập thơ “Nhật ký trong tù” đã ra đời.

Người dẫn đường cho Hồ Chí Minh trong chuyến đi này là Dương Đào, nhân vật trong bài thơ số 116 “Dương Đào ốm nặng”, một thanh niên trẻ người dân tộc Choang ở Tĩnh Tây, Quảng Tây cũng bị bắt và giải đi nhiều nơi. Sau khi Hồ Chí Minh được trả tự do ít lâu, Dương Đào cũng được ra tù nhưng chưa kịp về quê nhà thì chết tại Liễu Châu do bị lao lực vì tù đày. Dịp Quốc khánh Việt Nam năm 1963, Hồ Chí Minh đã mời những người có công giúp đỡ cách mạng Việt Nam ở hai huyện Tĩnh Tây và Nà Phạ sang thăm Việt Nam, trong đó có em ruột Dương Đào là Dương Thắng Cường. Khi đoàn về nước, Hồ Chí Minh đã gửi lụa biếu bà Dương Đào.

Sau nửa tháng đi bộ, ngày 29-8, vừa tới Túc Vinh, một thị trấn thuộc huyện Tĩnh Tây, tỉnh Quảng Tây thì Người bị bọn Quốc dân đảng Trung Quốc bắt giữ. Chúng giam cầm và đày đoạ người dã man trong 13 tháng, giải qua gần 30 nhà giam của 13 huyện.

Trần Dân Tiên đã kể về những ngày bị giam cầm của Bác: “Tay bị tróc cổ mang xiềng xích, có sáu người lính mang súng giải đi. Cụ hồ đi mãi đi mãi nhưng vẫn không biết là đi đến đâu... Mỗi buổi sáng khi gà gáy đầu làng người ta lại giải cụ Hồ đi. Mỗi buổi chiều khi chim về tổ người ta lại dừng lại ở một địa phương nào đó, giam cụ vào xà lim, trên một đống gio bẩn, không cởi trói cho cụ ngủ. Đau khổ như vậy, nhưng cụ vẫn vui vẻ. Cụ sung sướng được thấy phong cảnh thay đổi. Thỉnh thoảng cụ Hồ làm thơ..”. 10-9-1943, chính quyền Tưởng Giới Thạch buộc phải trả tự do cho Bác. Kết thúc 13 tháng bị giam cầm của Người.

Giá trị lịch sử của tác phẩm

“Nhật kí trong tù” là một tác phẩm có giá trị lịch sử to lớn, được hoàn thành trong ngục tối, thể hiện ý chí của người chiến sĩ cộng sản, cũng như ghi dấu lại chặng đường đi tìm độc lập tự do cho dân tộc. Tiếng thơ được ngân rung từ trái tim một con người vĩ đại trong một hoàn cảnh rất  đen tối. Hoàn cảnh đó là hoàn cảnh tù đày, giam hãm, xiềmg xích, tra xét. Con người mất tự do, còn là sự lo âu về sống chết, mất còn. Tất cả những bài thơ của Bác đều thể hiện ý chí lạc quan kiên cường. Xuân Diệu có viết: "Thơ Nhật ký trong tù theo ý tôi, rất dễ và rất khó. Dễ là dễ hiểu, giản dị, gần gũi với mọi người, các bài có cơ sở đầu tiên ở thực tế dễ thông cảm. Nhưng nếu chưa nâng tâm trí mình lên đúng mức thì chưa thấy hết các tinh tuý ở bên trong thơ, cho nên nói là rất khó... Người xưa nói: "Đối diện đàm tâm" nghĩa là mặt nhìn mặt miệng không nói mà hai tâm hồn trò chuyện, như vậy là tinh vi lắm, là cái thứ im lặng rất cao đàm tâm được với nhau... Cái hay vô song của tập thơ là chất người cộng sản Hồ Chí Minh, được đào tạo trong lò hun đúc của Lênin mà vẫn mang cái tinh anh của Nguyễn Trãi, Văn Thiên Tường..."

Giá trị tư tưởng lớn nhất của tập thơ “Nhật kí trong tù” chính là tinh thần, khát vọng tự do của người chiến sĩ cộng sản. Cuốn nhật kí bằng thơ này không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá về một giai đoạn hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh, mà nó còn là một tác phẩm văn học lớn, là bức chân dung tự họa bằng thơ của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh, với khát vọng tự do, tinh thần và ý chí thép.

Có thể nói “Nhật kí trong tù” là một trong những tác phẩm có giá trị lịch sử quý giá nhất đối với văn học Việt Nam, những tư tưởng trong tác phẩm cho đến tận bây giờ vẫn còn là bền vững. Chúng ta, những thế hệ tương lai có nhiệm vụ là tiếp nối những tư tưởng quý giá ấy.

Thảo Nguyên

Nhật ký trong tù hay Ngục trung nhật ký là một tập thơ nổi tiếng của Bác [Hồ Chí Minh] gồm 133 bài thơ được viết bằng chữ hán. Tháng 8 năm 1942, dưới danh nghĩa là đại biểu của “Việt Nam độc lập đồng minh hội” Bác lấy tên là Hồ Chí Minh.  Ngày 27/8 Bác bị Tưởng Giới Thạch bắt vì bị tình nghi là gián điệp. Từ đây, Bác đã trải qua hành trình gian khổ “Quảng Tây giải khắp mười ba huyện/ Mười tám nhà lao đã ở qua”. Chính trong bối cảnh này, tập thơ “Nhật ký trong tù” đã ra đời. Bài viết sau đây top10tphcm sẽ liệt kế 10 bài thơ hay trong nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh.

Cho đến nay con người đang sống trong thời kỳ Hòa Bình của thế kỷ 21 thì cũng không thể nào quên tên người – Bác Hồ Vĩ Đại Sống Mãi Trong Sự Nghiệp của chúng ta. Những bước đi của bác, đều được lịch sử ghi lại và để con cháu bác bây giờ cùng nhau nhìn lại những thời khắc huy hoàng đó của Bác.

Nhật ký trong tù là một chặng đường dài và gian khổ mà Bác đã trải qua trên con đường cứu nước của mình, những bài thơ thể hiện tính nhân văn và tinh thần yêu nước sâu sắc nhất của Bác.

Bài thơ viết về một cảnh ngắm trăng, một tư thế ngắm tràng trong tù, qua đó biểu hiện một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của nhà thơ – chiến sĩ.

Ngắm trăng và thế giới trăng ấy phản chiếu một hồn thơ mênh mông bát ngát tình của Bác. Ngắm trăng vì yêu trăng và cũng là yêu tự do.

Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan Trùng san chi ngoại hựu trùng san Trùng san đăng đáo cao phong hậu

Vạn lý dư đồ cố miện gian.

Trong những ngày bị tù đày, Hồ Chí Minh bị áp giải qua nhiều nhà lao. Đi đường là một bài thơ hay có nhiều lớp nghĩa, nghĩa đen, nghĩa bóng. Bài thơ có ý nghĩa đúc kết về kinh nghiệm, kinh nghiệm đi đường, kinh nghiệm đầu tiên của chặng đường cách mạng. Trong mấy câu thơ đầu, thiên nhiên với những vùng núi non hiểm trở như che lấp con người.

Nhưng rồi con người đã chủ động vượt qua thử thách và thở thành nhân vật trung tâm của bức tranh. Đường đời gian khổ, đường cách mạng và đầy chông gai, nhưng quyết tâm vượt khó và theo đuổi đến cùng thì rồi cũng có ngày đi tới thành công, giành được chiến thắng.

Nhất thứ kê đề dạ vị lan, Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san. Chinh nhân dĩ tại chinh đồ thượng,

Nghênh diện thu phong trận trận hàn.

Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng, U ám tàn dư tảo nhất không. Noãn khí bao la toàn vũ trụ,

Hành nhân thi hứng hốt gia nồng.

Nhắc đến Bác Hồ ta nhắc đến một tình yêu thương bao la và vĩ đại. Trong trái tim nhân ái của mình Bác vẫn không quên dành một vị trí đặc biệt cho thiên nhiên. Chỉ một chút thôi cùng đủ để thiên nhiên bừng sáng trong thơ Người. Giải đi sớm và Chiều tối không chỉ là hai bài thơ mang đậm giá trị nhân văn mà còn là những bức tranh thiên nhiên đẹp đẽ, vận động từ bóng tối đến ánh sáng qua đó thể hiện tâm hồn cao đẹp của Hồ Chí Minh.

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không. Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc,

Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng

Một cái nhìn man mác, một thoáng ươc mơ thầm kín về một mái ấm, một chỗ dừng chân…của nhà thơ trên con đường lưu đày khổ ải muôn dặm, được hé lộ qua bài thơ, đọc qua tưởng như chỉ tả cảnh chiều tối nơi xóm núi xa lạ.

“Chiều tối” – một bài thơ đáng yêu: màu sắc cổ điển hàm súc kết hợp với tính chất trẻ trung, hiện đại, bình dị. Tứ thơ vận động từ cảnh đến tình, từ trong bóng  tối đến sự sống, đến ánh sáng và tương lai. Nét vẽ linh tế, thể hiện một hồn thơ “bát ngát tình”. Bài thơ thấm đượm một tình yêu mênh mông đối với tạo vật và con người. Trong đoạ đầy gian khổ, tâm hồn Bác vẫn dào dạt sự sống.

Trung thu thu nguyệt viên như kính, Chiếu diệu nhân gian bạch tự ngân. Gia lý đoàn viên ngật thu tiết,

Bất vong ngục lý ngật sầu nhân.

Ngục trung nhân dã thưởng trung thu, Thu nguyệt thu phong đới điểm sầu. Bất đắc tự do thưởng thu nguyệt,

Tâm tuỳ thu nguyệt cộng du du!

Trong bài thơ Trung thu, ta thấy Người đón trung thu trong chốn ngục tù, nơi mà chỉ có giam cầm, đau khổ và sự chờ mong không biết khi nào mới có thể tự do. Bên ngoài, trăng vẫn tròn vành vạnh, nhà nhà vẫn đang đón tết trung thu.

Một nỗi buồn, một “kẻ ăn sầu” như chợt lắng lại, bùi ngùi trước cảnh đoàn viên của mọi nhà. Nhưng Người vẫn luôn giữ cho mình một tinh thần lạc quan, vẫn đón Tết tù. Một cái tết trung thu đón bằng sự lạc quan ngay trong tâm hồn nhưng vẫn phảng phất nỗi buồn, phảng phất sự mong ngóng ngày tự do.

Ví không có cảnh đông tàn Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân Nghĩ mình trong bước gian tuân

Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng

Bài thơ ngắn gọn nhưng đã đem đến cho mỗi chúng ta bài học vô cùng quý báu đế có thế sống vững, sống tốt trong đời và cho đời. Chặng đường học tập vẫn còn đang ở phía trước với biết bao trở ngại, khó khăn đòi hỏi nghị lực dẻo dai, bền bí của mỗi chúng ta. Hi vọng rằng, lời dạy của Bác đã, đang và sẽ thấm sâu mỗi ngày trong mỗi chúng ta, giúp chúng ta bước vào tương lai tự tin, bản lĩnh, vững vàng.

Tráng sĩ đua nhau ra mặt trận Hoàn cầu lửa bốc rực trời xanh Trong ngục người nhàn nhàn quá đỗi

Chí cao mà chẳng đáng đồng chinh

Trong bài thơ Buồn bực, Bác Hồ liên tưởng đến các vị tráng sĩ ngày xưa xuất trận với khí thế ngất trời, họ đi bảo vệ quê hương, bảo vệ đất nước. Còn bây giờ, Bác ngồi trong tù bực tức vì không có cơ hội tham gia cùng các tráng sĩ, bảo vệ quê hương đất nước, không được thỏa chí làm trai.

Một canh…hai canh…lại ba canh Trằn trọc băn khoăn giấc chẳng lành Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt

Sao vàng năm cánh mộng hồn bay.

Có thể nói rằng, ở bài thơ Không ngủ được cũng như trong toàn bộ sáng tác thi ca của mình, “con người thường ít ngủ” ấy “Con người đi trong những giấc mơ của ta” đã kết hợp bút pháp cổ điển và hiện đại một cách khéo léo nhuần nhị. Chính vì thế, thơ Người vừa mới mẻ cô đọng, hàm súc; vừa bất tử với thời gian.

Video liên quan

Chủ Đề