Công ty trách nhiệm vô hạn là gì

Bạn thường nghe đến “trách nhiệm hữu hạn“,  “trách nhiệm vô hạn” trong các bài viết về doanh nghiệp. Có khi nào bạn tự hỏi hai thuật ngữ pháp lý trên có nghĩa là gì không. Bài viết này của Luật sư X sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề.

//www.youtube.com/watch?v=k11otcgt-V4

Trách nhiệm hữu hạn hay trách nhiệm vô hạn là sự ràng buộc của người góp vốn hay chủ sở hữu đối với các nghĩa vụ của công ty. Tuy nhiên, vì có trách nhiệm khác nhau nên những ràng buộc này cũng có mức độ khác biệt.

Trách nhiệm hữu hạn là việc người góp vốn; chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp trong phạm vi vốn góp của mình.

Có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể; phải thanh toán các khoản nợ tài chính thì chủ sở hữu; người góp vốn kinh doanh chỉ phải chịu trách nhiệm  trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; mà không phải chịu trách nhiệm bằng tài sản riêng của mình.

Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm hữu hạn: công ty TNHH 1 thành viên; công ty TNHH 2 thành viên; công ty cổ phần. Đồng thời, các công ty này có tài sản riêng và chịu trách nhiệm với tài sản này nên các công ty trên sẽ có tư cách pháp nhân.

Ví du: A, B, C cùng góp vốn thành lập công ty TNHH hai thành viên trở lên với vốn công ty là 10 tỷ [ trong đó A  góp 3 tỷ, B góp 2 tỷ, C góp 5 tỷ]. Khi doanh nghiệp phá sản và thanh toán khoản nợ là 20 tỷ thì công ty này chỉ chịu trách nhiệm trong số vốn là 10 tỷ; đồng thời thì A, B, C cũng chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ của công ty tương ứng với phần vốn góp không ảnh hưởng đến bất kỳ tài sản nào khác của A, B, C.

Công ty TNHH có các đặc điểm tối ưu và cũng có đặc điểm hạn chế.

Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân. Do đó công ty có tài sản độc lập; có con dấu riêng, trụ sở riêng và có thể tự nhân danh mình tham gia quan hệ pháp luật một cách độc lập mà không bị lệ thuộc vào tư cách của chủ sở hữu.

Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ; và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

Đây là một ưu điểm lớn của công ty TNHH cũng giống như công ty cổ phần. Việc những thành viên góp vốn vào công ty chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp; tách bạch tài sản cá nhân đảm bảo sự an toàn nhất định cho những người tham gia kinh doanh.

Công ty TNHH được huy động vốn thông qua hoạt động vay vốn; tín dụng từ các cá nhân, tổ chức. Công ty TNHH cũng có quyền phát hành trái phiếu.

Cả công ty TNHH một thành viên lẫn công ty TNHH hai thành viên trở lên không được phép phát hành cổ phiếu. Công ty TNHH không được phép phát hành nhiều loại Chứng khoán dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử phát hành như công ty cổ phần.

Như trên đã nói; thành viên góp vốn là người [cá nhân hoặc tổ chức] sở hữu một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của Công ty.

Đối với công ty TNHH một thành viên chỉ duy nhất có một thành viên góp vốn làm chủ hoàn toàn công ty. Nếu muốn thêm thành viên góp vốn; công ty TNHH một thành viên phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Trách nhiệm vô hạn là việc người góp vốn; chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về các khoản tài chính của doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản của mình.

Có thể hiểu đơn giản là khi doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể; và phải thanh toán các  khoản nợ tài chính của doanh nghiệp thì chủ sở hữu; người góp vốn doanh nghiệp phải sử dụng toàn bộ tài sản của mình để giải quyết.

Các loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn : doanh nghiệp tư nhân;  công ty hợp danh [thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn nhưng thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn]. Đồng thời, các doanh nghiệp này không có tư cách pháp nhân.

Ví dụ: Công ty hợp danh Y thành lập với vốn điều lệ là 10 tỷ, trong đó A [Thành viên hợp danh] góp 6 tỷ; B [Thành viên góp vốn] góp 3 tỷ; C [Thành viên góp vốn] góp 1 tỷ. Khi công ty phá sản và phải thanh toán khoản nợ là 20 tỷ thì B; C chỉ  chịu trách nhiệm khoản nợ trong phạm vi vốn góp của mình mà không phải đem bất kì tài sản nào ra thanh toán; trong khi đó, A phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với khoản nợ của công ty.

Xem thêm: Các hình thức góp vốn thành lập công ty

Hi vọng bài viết hữu ích với bạn!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102

Trong kinh doanh, chủ sở hữu Doanh nghiệp [DN] cần phải chịu trách nhiệm về tài sản. Trong đó bao gồm các nghĩa vụ về tài sản & các khoản nợ của chính DN. Thực tế, hoạt động này được phân chia thành hai chế độ là chịu trách nhiệm vô hạn & hữu hạn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về hai chế độ này. Căn cứ theo Luật Doanh nghiệp 2014, chúng có những ưu điểm & nhược điểm gì? Những thông tin dưới đây, TaxPlus sẽ giúp giải đáp thắc mắc. 

Trách nhiệm vô hạn

Trách nhiệm vô hạn tiếng anh là [Infinite responsibility]. Trước khi đi vào tìm hiểu sâu hơn về ưu điểm & nhược điểm, mỗi người cần phải biết được trách nhiệm vô hạn là gì. Thực tế, trách nhiệm vô hạn là trách nhiệm của chủ sở hữu DN đối với tài sản.

Điều này có nghĩa là chủ sở hữu DN bắt buộc phải chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ trong doanh nghiệp bằng toàn bộ tài sản cá nhân. Những tài sản không được thông qua doanh nghiệp cũng được tính gộp vào. 

Chế độ trách nhiệm này được xem là căn cứ dùng để xác định tư cách pháp nhân của tổ chức, công ty. Loại hình doanh nghiệp chịu trách nhiệm vô hạn bao gồm doanh nghiệp tư nhân và cả thành viên góp vốn của các công ty hợp danh. Đây là hai đối tượng khá phổ biến hiện nay ở Việt Nam.

–> Xem ưu nhược điểm của doanh nghiệp tư nhân

Ví dụ cụ thể:

Ví dụ 1: Doanh nghiệp tư nhân ABC được thành lập & hoạt động với số vốn điều lệ lên đến 5 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong quá trình kinh doanh, DN gặp phải nhiều vấn đề nên số nợ lên đến 15 tỷ đồng.

Lúc này, công ty tiến hành thủ tục phá sản và tất nhiên phải thanh toán hết tất cả các khoản nợ và chịu trách nhiệm về mặt tài chính. Với số vốn điều lệ đó công ty sẽ không đủ khả năng chi trả. Điều này có nghĩa là chủ sở hữu doanh nghiệp phải sử dụng mọi loại tài sản để thanh toán nợ nần. 

Ví dụ 2: Công ty hợp danh XYZ thành lập với vốn điều lệ là 8 tỷ, trong đó Anh A [Thành viên hợp danh] góp 5 tỷ, Chị B [Thành viên góp vốn] góp 2 tỷ, Chị C [Thành viên góp vốn] góp 1 tỷ.

Khi công ty phá sản và phải thanh toán khoản nợ là 20 tỷ thì B, C chỉ chịu trách nhiệm khoản nợ trong phạm vi vốn góp của mình mà không phải đem bất kì tài sản nào ra thanh toán; trong khi đó, A phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình đối với khoản nợ của công ty.

–> Xem thủ tục giải thể công ty

Ý nghĩa

Đối với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn thì chủ sở hữu có quyền quyết định mọi việc liên quan đến doanh nghiệp. Trong trường hợp doanh nghiệp làm ăn thu được lợi nhuận thì sẽ được hưởng toàn bộ. Tuy nhiên, trường hợp làm ăn thất bại thì chính chủ sở hữu là người chịu thua lỗ nặng nề nhất. 

Ưu điểm

Như các bạn đã biết, mỗi chế độ chịu trách nhiệm sẽ gắn liền với loại hình doanh nghiệp phù hợp. Điều hiển nhiên, chế độ này sẽ tồn tại một vài ưu điểm nhất định. Chính điều này đã giúp cho những người có ý định kinh doanh lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp.

Dưới đây là ưu điểm nổi bật của chế độ trách nhiệm vô hạn.

  • Chủ sở hữu doanh nghiệp có khả năng huy động số vốn vay lớn hơn nhiều lần so với số vốn đầu tư vào. Như vậy, việc kinh doanh sẽ được thúc đẩy nhanh chóng. Điều này khiến cho các đối tác & khách hàng tin tưởng hơn về tiềm lực của DN. Việc làm ăn kinh doanh sẽ trên đà phát triển. 
  • Chủ sở hữu doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản ngay cả khi những tài sản này không được sử dụng vào đầu tư kinh doanh. Vì thế, người cho vay sẽ dễ dàng thu hồi được phần tiền đã cho vay trước đó đúng theo thỏa thuận. 

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì chế độ này còn tồn tại những nhược điểm lớn. Nếu tìm hiểu kỹ hơn sẽ giúp ích cho việc xác định tư cách pháp nhân. Đồng thời, mỗi người chủ sở hữu sẽ biết được bản thân có trách nhiệm gì khi vận hành DN của mình. 

  • Chủ sở hữu trong trường hợp này sẽ không có sự phân tán rõ rệt. Đồng thời, những nhà đầu tư thường không bỏ vốn vào kinh doanh, đặt biệt là những lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm. Điều này khiến cho nền kinh tế mất cân đối. 
  • Những người cho vay liên quan đến chế độ này thì khó xác định & kiểm soát được tài sản đảm bảo khi vay. 
  • Rất dễ bị phá sản.

Thông qua việc tìm hiểu ưu điểm & nhược điểm, mỗi người chủ sở hữu sẽ hiểu rõ hơn về trách nhiệm của mình khi vận hành doanh nghiệp trong thực tế. Như vậy, việc làm sai sẽ khó có khả năng xảy đến. 

Trách nhiệm hữu hạn

Trách nhiệm hữu hạn [tiếng anh là limited liability] được định nghĩa là trách nhiệm của người chủ sở hữu doanh nghiệp, người góp vốn đối với các khoản tài chính trong phạm vi góp vốn của chính mình.

Hiểu đơn giản hơn là trong trường hợp rủi ro xảy đến như giải thể hoặc phá sản thì bạn chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi số vốn đã góp không bao gồm tài sản riêng.

Chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn thường gặp ở những loại hình như công ty Cổ Phần [CP], công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn [TNHH].

Những DN hoạt động theo loại hình này sẽ có phần tài sản riêng và chịu trách nhiệm đối với phần tài sản này. Chính vì thế, công ty sẽ có tư cách pháp nhân.

–> Xem tư cách pháp nhân là gì

Ví dụ cụ thể:

Ba người A, B và C cùng góp vốn theo tỷ lệ là 5 tỷ, 3 tỷ, 2 tỷ để cùng thành lập công ty TNHH. Trường hợp DN phá sản và số nợ trong quá trình kinh doanh cần phải thanh toán lên đến 20 tỷ. Lúc này, các cá nhân chỉ chịu trách nhiệm về khoản nợ tương ứng với phần vốn đã góp [người A: 5 tỷ, người B: 3 tỷ, người C: 2 tỷ]. Việc thanh toán nợ không ảnh hưởng đến bất kỳ tài sản cá nhân nào ngoài số vốn đã đăng ký theo tỷ lệ góp vốn tại Điều lệ Công ty TNHH.

Ý nghĩa

Đối với chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn thì các thành viên góp vốn, chủ đầu tư vẫn có quyền đóng góp ý kiến trong quá trình quản lý công ty. Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp làm ăn phát đạt họ sẽ được chia lợi nhuận trong phạm vi góp vốn. Điều hiển nhiên, khi thua lỗ thì trách nhiệm cũng được giới hạn trong phạm vi này. 

Ưu điểm

Nắm được ưu điểm của chế độ này sẽ giúp bạn dễ dàng biết được sự khác nhau cũng như lợi thế của chế độ chịu trách nhiệm hữu hạn so với chế độ chịu trách nhiệm vô hạn. 

  • Những thành viên góp vốn hay chủ sở hữu tạo nên sự phân tán rủi ro. Đặc biệt, các lĩnh vực kinh doanh mạo hiểm cũng được khuyến khích đầu tư. Chính vì thế, nền kinh tế sẽ được cân đối. 
  • Với những người cho vay thì có thể dễ dàng xác định đồng thời kiểm soát được tài sản đảm bảo trong quá trình cho vay.

Nhược điểm

Tương tự như chế độ trách nhiệm vô hạn, chế độ trách nhiệm hữu hạn cũng tồn tại những nhược điểm phổ biến. Khi bước vào kinh doanh cần phải nắm rõ cả những yếu tố tích cực và cả tiêu cực. Như vậy, khi có vấn đề thì sẽ biết cách ứng phó đồng thời xác định được mức độ chịu trách nhiệm tới đâu.

  • Nếu doanh nghiệp/công ty làm ăn thua lỗ thì các khoản nợ sẽ rất khó đòi. Như đã đề cập ở ví dụ trên, chủ sở hữu hoặc mỗi thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm với đúng số vốn góp không bao gồm tài sản cá nhân. Vì thế, nếu số nợ vượt quá vốn Điều lệ thì sẽ rất khó đòi. Đây chính là nhược điểm lớn nhất của chế độ này. 
  • Bên cạnh đó, đối với các chủ sở hữu khi có ý định bổ sung vốn thì sẽ gặp phải hạn chế trong quá trình huy động vốn.

Lời kết

Trên đây là những thông tin cơ bản về chế độ chịu trách nhiệm vô hạn & hữu hạn của doanh nghiệp. Hy vọng sau khi tham khảo mỗi người sẽ hiểu rõ hơn về trách nhiệm của chủ sở hữu và các thành viên đối với các loại hình công ty nhất định. Đồng thời, nhận biết được sự khác nhau và nắm rõ ưu điểm của hai chế độ này. 

Nếu có thắc mắc hãy để lại câu hỏi ở phần bình luận cuối bài viết hoặc gọi hotline: 0853 9999 77 để được TaxPlus giải đáp & tư vấn trực tiếp nhé! 

–> Tham khảo dịch vụ kế toán trọn gói của TaxPlus có gì nổi bật nhé!

Nguồn: //taxplus.vn

Hãy đăng ký ngay để nhận tin mới nhất từ chúng tôi

Bài viết liên quan

  • Tư cách pháp nhân là gì? Lợi ích cũng như điều kiện để có tư cách pháp nhân...

  • Vốn điều lệ cũng thể hiện cho phía đối tác thấy được tiềm lực của doanh nghiệp...

Đánh giá chất lượng bài viết, bạn nhé!

Chọn đánh giá

Thật tuyệt, cảm ơn bạn đã đánh giá, nếu cần bổ sung điều gì hãy viết vào ô đánh giá bạn nhé, chúng tôi luôn lắng nghe bạn.

Hãy để lại câu hỏi của bạn bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT

Video liên quan

Chủ Đề