7/1920 có sự kiện gì ở đâu

“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của V.I.Lênin và con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc

Tại Đại hội II [1920] Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”.

Năm 1919, Quốc tế Cộng sản được thành lập tại Mátxcơva. Dưới sự lãnh đạo của V.I.Lênin, Quốc tế Cộng sản đã ra tuyên bố ủng hộ và giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Tại Đại hội II [1920] Quốc tế Cộng sản, V.I.Lênin đã trình bày “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”. Bản Sơ thảo gồm 12 luận điểm, trong đó vấn đề dân tộc và thuộc địa đã được Quốc tế Cộng sản và V.I.Lênin thừa nhận “như là sự mở rộng của nguyên tắc liên minh công nông trên quy mô toàn thế giới”[1]. Nguyễn Ái Quốc đã đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”của V.I.Lênin đăng trên báo Nhân đạo[7-1920]. Tác phẩm này đã đưa đến cho Nguyễn Ái Quốc những nhận thức mới về con đường giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

V.I.Lênin

1. Nội dung cơ bản của “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”

Luận cương xác định đúng đắn, khoa học vấn đề quốc gia dân tộc và mối quan hệ giữa các dân tộc trong một quốc gia, về quyền bình đẳng của các dân tộc. V.I.Lênin đã đề cập trong “Sơ thảo luận cương” những vấn đề về chủ quyền quốc gia dân tộc, mối quan hệ giữa các quốc gia dân tộc trong giai đoạn CNTB bước sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, phụ thuộc. V.I.Lênin đòi hỏi phải “phân biệt thật rõ nét những dân tộc bị áp bức, phụ thuộc, không được hưởng quyền bình đẳng, với những dân tộc đi áp bức, bóc lột, được hưởng đầy đủ mọi quyền lợi”[2]; khẳng định quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc không phân biệt màu da, Người yêu cầu các đảng cộng sản cần phải “tố cáo những việc vi phạm thường xuyên nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và những sự đảm bảo quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong tất cả các quốc gia tư bản chủ nghĩa”[3].

V.I.Lênin chỉ rõ rằng, ở các nước tư bản đang thống trị các dân tộc lạc hậu, thuộc địa, giai cấp vô sản phải ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của các dân tộc thuộc địa. Các nhà cách mạng ở chính quốc và thuộc địa phải đoàn kết với nhau trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc. Các đảng cộng sản ở chính quốc và cả thuộc địa “cần phải thi hành một chính sách thực hiện sự liên minh chặt chẽ nhất của tất cả các phong trào giải phóng dân tộc và thuộc địa với nước Nga Xô viết”[4]. Hơn nữa, với những nước cách mạng thành công như nước Nga, phải đóng vai trò thành trì cách mạng thế giới, phải có nhiệm vụ giúp đỡ các nước khác làm cách mạng.

Đồng thời, cách mạng thuộc địa không chỉ có nhiệm vụ giải phóng nước mình khỏi ách đô hộ của nước ngoài mà cần phải đấu tranh chống lại bọn phản động trong nước vì chúng là đồng minh của chủ nghĩa đế quốc; phải chú ý đến lực lượng nông dân đông đảo, xây dựng khối liên minh công - nông; phát triển cuộc đấu tranh chống đế quốc đi đôi với chống phong kiến, hình thành phong trào dân tộc dân chủ rộng rãi.

V.I.Lênin khẳng định: “điều quan trọng nhất trong chính sách của Quốc tế Cộng sản về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa phải là làm cho vô sản và quần chúng lao động của tất cả các dân tộc và tất cả các nước gần gũi nhau để tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng chung nhằm lật đổ bọn địa chủ và giai cấp tư sản. Bởi vì chỉ có sự gần gũi ấy mới bảo đảm việc chiến thắng chủ nghĩa tư bản, nếu không có chiến thắng đó thì không thể thủ tiêu được ách áp bức dân tộc và tình trạng bất bình đẳng”[5].

Luận cương đã giúp Nguyễn Ái Quốc nhận thức rõ ràng rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản, con đường mà Cách mạng Tháng Mười đã vạch ra. Luận cương đã trực tiếp chỉ ra con đường cứu nước của các dân tộc thuộc địa: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[6]. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng V.I.Lênin và Quốc tế Cộng sản.

Liên quan đến bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa”, còn có “Báo cáo của các tiểu ban về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”[26-7-1920] của V.I.Lênin và những văn kiện khác được trình bày trong Đại hội II Quốc tế Cộng sản, đã góp phần gợi mở cho Nguyễn Ái Quốc từng bước hoàn thiện lý luận của mình. Trong “Báo cáo của các tiểu ban về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa”,dựa trên kinh nghiệm đầu tiên của Đảng Bônsêvích [b] Nga rút ra qua công tác tại các nước Cộng hòa Xô viết ở Trung Á, V.I.Lênin đưa ra nhận định rằng: “với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu có thể tiến tới chế độ Xô viết, và qua những giai đoạn phát triển nhất định, tiến tới chủ nghĩa cộng sản, không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”[7]. Luận điểm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc.

2. Tác động của “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” đối với Nguyễn Ái Quốc

Thứ nhất, Luận cương làm thay đổi hoạt động thực tiễn của Nguyễn Ái Quốc

Sau chặng đường trải nghiệm ở khắp các nước Âu - Mỹ, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành - Nguyễn Ái Quốc đã chứng kiến cảnh lầm than của người lao động trên thế giới. Người trở lại Pháp tham gia các hoạt động chính trị. Tại đây, đầu năm 1919, Người gia nhập Đảng Xã hội Pháp với lý do đây là tổ chức duy nhất theo đuổi lý tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”. Kết thúc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, ngày 18-6-1919, đại biểu các nước đế quốc tham chiến họp Hội nghị ở Vécxây [Pháp]. Thay mặt Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường thảo ra bản“Yêu sách của nhân dân An Nam”gửi tới Hội nghị Vécxây [ký tên Nguyễn Ái Quốc]. BảnYêu sáchphản ánh nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, không được Hội nghị xem xét, song nó đã trở thành mối dự cảm đầy lo âu đối với thực dân Pháp rằng, “người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể là người sẽ đặt chữ thập cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương”[8].

Trong thời gian tham gia Đảng Xã hội Pháp, Nguyễn Ái Quốc luôn hướng các đảng viên trong Đảng nhìn nhận vấn đề Đông Dương thuộc địa một cách thực chất và tích cực nhất. Trong bài phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp [Đại hội Tua, tháng 12-1920], Người lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp, vì lợi ích của chúng, đã dùng lưỡi lê chinh phục Đông Dương và trong suốt nửa thế kỷ, nhân dân Đông Dương không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Với những bằng chứng chân thật, Nguyễn Ái Quốc tố cáo sự tàn bạo mà bọn thực dân Pháp đã gây ra ở Đông Dương, và cho rằng: “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức”, rằng “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa... đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa...”[9].

Tại Đại hội này của Đảng Xã hội Pháp, Người bỏ phiếu tán thành việc Đảng gia nhập Quốc tế Cộng sản và cùng với những người gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản, trở thành người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp. Đây là sự kiện đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa cộng sản, từ một chiến sĩ giải phóng dân tộc thành một chiến sĩ cộng sản quốc tế.

Là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, Nguời luôn tranh thủ mọi diễn đàn để đề cập vấn đề thuộc địa ở Đông Dương, góp phần tích cực vào việc xây dựng chính sách thuộc địa của Đảng Cộng sản Pháp. Trên các diễn đàn chính trị quốc tế, Người luôn đấu tranh bảo vệ tư tưởng của V.I.Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa, đồng thời cố gắng thu hút sự chú ý của các tổ chức quốc tế đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản [1924], Người nhấn mạnh vai trò quan trọng của cách mạng giải phóng dân tộc; về mối quan hệ giữa cách mạng vô sản phương Tây với cách mạng giải phóng dân tộc ở phương Đông; đồng thời Người cũng thẳng thắn phê bình nhiều đảng viên các Đảng Cộng sản ở chính quốc chưa thực sự quan tâm và hiểu đúng về cách mạng thuộc địa. Người thẳng thắn chỉ ra rằng nhiều đảng cộng sản còn nhận thức khá lệch lạc về thuộc địa, họ coi “người bản xứ là một hạng người thấp kém, không đáng kể, không có khả năng để hiểu biết và lại càng không có khả năng hoạt động”[10]; ngược lại người bản xứ thì coi “những người Pháp - mặc dầu họ là hạng người nào cũng đều là những kẻ bóc lột độc ác”[11]. Từ những nhận thức mơ hồ, cách nhìn lệch lạc về thuộc địa đã tạo điều kiện cho các chính quyền thực dân đế quốc gia tăng chính sách áp bức thuộc địa, lừa bịp chính quốc về công việc “xuất cảng văn minh sang các nước lạc hậu”. Vì vậy, Người kiến nghị: Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ, tổ chức họ lại, cần phải cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng và giải phóng.

Thứ hai, Luận cương đã gợi mở lý luận cách mạng cho Nguyễn Ái Quốc

Nguyễn Ái Quốc nhận thức sâu sắc rằng, chủ nghĩa thực dân không chỉ là kẻ thù trực tiếp, nguy hại nhất của các thuộc địa mà còn là kẻ thù chung của giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới. Do đó, cách mạng giải phóng dân tộc ở các thuộc địa có mối quan hệ khăng khít với cách mạng vô sản ở chính quốc. Vì vậy, phải thực hiện sự liên minh chiến đấu giữa cách mạng thuộc địa với cách mạng vô sản chính quốc theo khẩu hiệu của Quốc tế Cộng sản: “Vô sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”. Khi vận dụng nội dung Luận cương của V.I.Lênin vào thực tiễn cách mạng ở thuộc địa, Nguyễn Ái Quốc nhận thấy rằng: “chủ nghĩa đế quốc hiện đại đặt nền móng trên sự bóc lột hàng triệu người lao động ở các nước thuộc địa và nửa thuộc địa. Bởi thế, nó chỉ tan rã hoàn toàn và vĩnh viễn khi nào chúng ta phá bỏ được nền móng đó của lâu đài đế quốc chủ nghĩa”[12]. Theo Người: “Cuộc đấu tranh cách mạng của công nhân các nước tư bản trực tiếp giúp cho các dân tộc bị áp bức tự giải phóng mình, vì cuộc đấu tranh đó đánh thẳng vào trái tim của bọn áp bức;... Trong khi đó, cuộc đấu tranh cách mạng của các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa lại trực tiếp giúp đỡ giai cấp vô sản các nước tư bản trong cuộc đấu tranh chống các giai cấp thống trị để tự giải phóng khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa tư bản. Sự nhất trí của cuộc đấu tranh chống đế quốc bảo đảm thắng lợi cho các dân tộc thuộc địa và nửa thuộc địa và cho giai cấp vô sản ở các nước tư bản”[13]. Đó là cơ sở để cách mạng vô sản ở thuộc địa có tính độc lập, chủ động không phụ thuộc vào cách mạng vô sản ở chính quốc, nó có thể nổ ra và thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc, góp phần thúc đẩy cách mạng chính quốc tiến lên.

Với điều kiện và thực tế lịch sử Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã nhận thấy rằng, cách mạng vô sản và độc lập dân tộc gắn liền với CNXH là con đường phát triển của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ con đường này chẳng những giải phóng hoàn toàn dân tộc Việt Nam khỏi ách nô lệ của chủ nghĩa đế quốc, mà còn giải phóng nhân dân Việt Nam khỏi mọi sự áp bức bóc lột, đi đến ấm no, hạnh phúc thực sự. Sự lựa chọn này vừa đáp ứng yêu cầu phát triển của dân tộc Việt Nam, vừa phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của nhân loại và thời đại mới - thời đại quá độ từ CNTB lên CNXH đã được mở ra, bắt đầu từ Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917.

Tư tưởng gắn độc lập dân tộc với CNXH đã trở thành đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam. Đây là lý luận cách mạng không ngừng của C.Mác, V.I.Lênin được Nguyễn Ái Quốc vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Theo Hồ Chí Minh, cách mạng giải phóng dân tộc, trước hết thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là đánh đuổi đế quốc xâm lược như “An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philíppin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do, bình đẳng cho dân nước mình”[14]. Người chủ trương “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”, gắn nhiệm vụ chống đế quốc, giành độc lập cho dân tộc là nhiệm vụ chống phong kiến Việt Nam lỗi thời, phản bội quyền lợi dân tộc, giành quyền dân chủ cho nhân dân. Để làm được điều đó phải tiến hành cách mạng đến cùng, phải “cách mệnh đến nơi”, phải đem chính quyền “giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người”; có như thế dân chúng mới được hạnh phúc.

Người xác định nòng cốt của cách mạng là liên minh công - nông, lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc là lực lượng toàn dân, cách mạng là sự nghiệp chung của dân chúng. Để đưa cuộc cách mạng đến thắng lợi, cần phải hình thành mặt trận dân tộc rộng rãi, đoàn kết tất cả các giai cấp, tầng lớp xã hội mong muốn được giải phóng khỏi ách thuộc địa. Vì vậy, Người cho rằng: “Một điều phải chú ý đặc biệt là vai trò của giai cấp tư sản nói chung tại các nước thuộc địa và phụ thuộc không giống vai trò của giai cấp tư sản tại các nước tư bản. Giai cấp tư sản dân tộc có thể tham gia tích cực vào cuộc cách mạng dân tộc - dân chủ”[15].

Người cho rằng, vì dân tộc cách mệnh thì chưa phân giai cấp, nghĩa là sỹ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền do bị áp bức mà sinh ra cách mạng, ai bị áp bức càng nặng, lòng cách mạng càng bền, chí cách mạng càng quyết. Do đó, giai cấp công nhân là giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam: “công, nông là gốc của cách mạng; còn học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư sản áp bức song không cực khổ bằng công nông; 3 hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mạng của công nông”[16]. Theo Người, Việt Nam là một quốc gia ở phương Đông, có chung một dân tộc, một dòng máu, chung phong tục, chung lịch sử và truyền thống, tiếng nói... Ở Việt Nam, các giai cấp trong xã hội chưa phân chia sâu sắc như trong xã hội các nước tư bản phương Tây. Do đó, tất cả các lực lượng ấy cần được tập hợp dưới ngọn cờ giải phóng dân tộc do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo.

“Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của V.I.Lênin đã trở thành “cẩm nang thần kỳ” cho con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Nhờ những quan điểm, đường lối đúng đắn của V.I.Lênin, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã tiếp thu và vận dụng sáng tạo, đưa cách mạng Việt Nam đến bến bờ vinh quang.

__________________

Bài đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 5-2016

[1] Đỗ Quang Hưng: Chính sách phương Đông của Quốc tế Cộng sản, lý thuyết và thực tiễn, Tạp chí Lịch sử Đảng số 4-1989, tr.9-14.

[2], [3], [4], [5], [7] V.I.Lênin: Toàn tập, t.41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tr.198-199, 201- 202, 200, 199, 295.

[6] Hồ Chí Minh: Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.127.

[8] Hồng Hà:Thời thanh niên của Bác Hồ, Nxb Thanh niên, Hà Nội, 1976, tr.81.

[9], [10], [11] Hồ Chí Minh:Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.23-24, 64, 64.

[12], [14], [16] Sđd, t.2, tr.126, 266, 266.

[13], [15] Sđd, t.8, tr.567, 569.

TS Trịnh Thị Hoa, Viện Quan hệ quốc tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh

Một số hoạt động của đồng chí Nguyễn Ái Quốc năm 1920

15/11/2013

Share

Facebook

Email

Print

Viber

Pinterest

Linkedin

NĂM 1920
Tháng 1, ngày 8

Nguyễn Ái Quốc cùng với một số trí thức Việt Nam dự cuộc họp củaHội địa dư Phápthảo luận về quyền tự quyết của người Triều Tiên, có đề cập đến vấn đề Đông Dương.
– Thư của Pie Ghétxđơ, Tổng thanh tra kiểm soát người Đông Dương tại Pháp gửi Bộ trưởng Bộ Thuộc địa đề ngày 12-10-1920. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 1, ngày 14
Hồi 20 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc nói chuyện với các đồng chí thanh niên nhóm 14 [Camarades de la 14cjeunesse] về đề tàiSự tiến triển trong xã hội của những dân tộc vùng châu Á và những lời yêu cầu của xứ An Nam,tại số 3 đường Satô [Château], có khoảng 70 người tham dự.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 1, sau ngày 16, trước ngày 30
Nguyễn Ái Quốc cho in một số truyền đơn để trả lời những bài báo của Anbe đơ Puốcvin [Albert de Pourville], đăng trên báoLa Dépêche coloniale9viết về Đông Dương. Nội dung truyền đơn vạch rõ những luận điệu xuyên tạc của các bài báo đó.
– Báo cáo mật ngày 30-1-1920 của Văn phòng Tổng Giám đốc Sở An ninh Pháp. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 1, ngày 19
20 giờ, Nguyễn Ái Quốc đi xem hát ở rạp Nuvô Liricơ [Nouveau Lyrique]. Trong khi trò chuyện với một người Việt Nam quen biết cùng đi, Nguyễn Ái Quốc cho biết đang chuẩn bị tài liệu để viết một quyển sách về tình hình Đông Dương, dự định đặt tên làNhững người bị áp bức [Les opprimés].
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 1, trước ngày 29
Nguyễn Ái Quốc nhờ một người Việt Nam quen thân đánh máy một số đoạn cắt trong nhiều sách đã in để làm tài liệu cho cuốn sách đang viếtNhững người bị áp bứcvà tỏ ý muốn nhờ mua một số ảnh chiếu để minh hoạ những buổi nói chuyện về tình hình Đông Dương.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 1, ngày 30
Nguyễn Ái Quốc gặp một sinh viên Trung Quốc tên là Tjo So Wang ở nhà số 6, phố Gây Luyxắc. Người này đến Pari vào tháng 8-1919, ở nhà số 159 đại lộ Môngpácnaxơ.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 1
Nguyễn Ái Quốc liên hệ với Văn phòng Thông tin của Cộng hoà Triều Tiên đặt tại Pari và được Văn phòng này đồng ý dành mọi điều kiện dễ dàng trong việc sử dụng tất cả những tài liệu, thông tin, tạp chí, đặc biệt là những sách báo tiếng Anh viết về vấn đề thuộc địa, trong đó có tờKorea Reviewphát hành ở bang Philađenphia [Mỹ], do nhóm sinh viên người Triều Tiên phụ trách.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 2, ngày 1
Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của những đảng viên Xã hội. Nhân buổi họp đó, anh phát được một số truyền đơn về bảnYêu sách.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 2, ngày 6
Hồi 9 giờ, Lâm đến nhà Nguyễn Ái Quốc để sắp xếp những đoạn trích trong cuốn sáchNhững người bị áp bức[Les opprimés] mà anh đang dự định viết.
Hồi 11 giờ 45, Lâm ra về, Nguyễn Ái Quốc đưa cho Lâm một lá thư gửi về Huế, người nhận là Ngô Can, nhờ chuyển lại cho Phong, địa chỉ: Sở Công chính Huế.
Nguyễn Ái Quốc nhờ Lâm ra bờ sông Xen tìm mua cho anh một ít sách có in những báo cáo của Métximi [Messimi] và Viôlê [Violet] để trích đoạn cho cuốn sách đang viết.
– Mật báo của Giăng. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại [CAOM] tại Aix en Provence, Hồ sơ SPCE/364.
– Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari [1917 – 1923], Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.141.
Tháng 2, ngày 11
Nguyễn Ái Quốc trình bày đề tàiChủ nghĩa bônsêvích ở châu Átại Hội nghị những người thanh niên cộng sản Quận 2. Anh còn nói về vấn đề ruộng đất công ở Trung Quốc và Việt Nam.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 2, trước ngày 19
Nguyễn Ái Quốc gặp gỡ và nói chuyện với một người lính Việt Nam. Câu chuyện đó như sau:
Người lính: Ông đến Pháp để làm một nghề gì chứ?
Nguyễn Ái Quốc: Chỉ khi nào bọn Pháp rút hết khỏi Việt Nam, tôi mới có một nghề.
Người lính: Chúng tôi rất hạnh phúc được về Đông Dương. Chúng tôi sẽ ăn Tết ở nhà.
Nguyễn Ái Quốc: Làm sao anh có thể nhắc đến hạnh phúc được? Anh có biết rằng bao nhiêu người Việt Nam đã chết ở Pháp mà không có ích gì cho Tổ quốc của mình không?
– Báo cáo của mật thám Giắccơ [Jacques]. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 2, ngày 23
Nguyễn Ái Quốc gặp gỡ và nói chuyện với một người lính Việt Nam. Anh hứa với người lính sẽ tặng vài số báo, nhưng chưa in được. Anh nêu ý định viết một cuốn sách bằng tiếng Việt phân phát cho binh lính người Việt để họ nhớ tới đất nước mình.
– Báo cáo của mật thám Giắccơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 2, ngày 24
Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Hoàng thân Vĩnh San [tức Duy Tân] gửi cho chủ nhiệm báoL’Humanité.
– Báo cáo của mật thám Giắccơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 3, sau ngày 9
Nguyễn Ái Quốc gặp Mácxen Casanh và Giăng Lôngghê hỏi về việc thư của Hoàng thân Vĩnh San không được báoL’Humanitéđăng.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 3, trước ngày 12
Nguyễn Ái Quốc được báoL’Humanitémời đến trụ sở để cho xem và hỏi ý kiến về bức thư của Hoàng thân Vĩnh San đòi độc lập cho Việt Nam.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 3, ngày 16
Nguyễn Ái Quốc gặp một người Việt Nam tên là Lâm, báo tin đã viết xong cuốn sáchNhững người bị áp bức.
Anh nói với Lâm về ý định gặp Mácxen Casanh và Giăng Lôngghê đề nghị viết lời tựa cho cuốn sách, và cho Lâm biết đã dành được 300 phrăng để in, sau đó sẽ đến Pông [Pons] làm nghề chụp ảnh để có tiền in lần thứ hai cuốn sách đó.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 3, ngày 25
Nguyễn Ái Quốc nhận được phác thảo bản vẽ bìa cuốn sáchNhững người bị áp bứcdo một đảng viên Xã hội trẻ tuổi là hoạ sĩ trang trí vẽ giúp. Nội dung bản vẽ:
Trên bản đồ Đông Dương được trình bày như một con vật dính đầy máu bị trói trong dây xích, nổi lên hình ảnh một tên lính thuộc địa đang giơ tay đánh.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 3, ngày 27
Nguyễn Ái Quốc nói chuyện với thanh niên Quận 13, Pari về chủ nghĩa xã hội.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ [Devèze]. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 4, ngày 14
Nguyễn Ái Quốc gặp ông Bácđê [Bardet], Thư ký Hội liên minh nhân quyền tại số 6, phố Xơ Rôdali [Soeur Rosalie].
Cùng ngày, anh nhận được nhiều thư gửi từ Anh, Cuba, Bắc Mỹ và Đông Dương.
– Báo cáo của Giám đốc Tổng mật vụ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 4, trước ngày 29
Mấy hôm liền, Nguyễn Ái Quốc tiếp ông Bạch Thái Tòng, thợ chụp ảnh ở Xoátxông [Soissons] đến gặp để mượn sách.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 5, ngày 1
Nguyễn Ái Quốc dự mít tinh kỷ niệm ngày 1-5 với nhóm đảng viên Xã hội ở Cremlanh – Bixéttơrơ [Kremlin – Bicêtre]. Anh đã lên diễn đàn, đề cập đến vấn đề đang được bàn trên báoL’Humanité:“Chương trình hoạt động của nhóm Xã hội đòi ngừng gửi người thuộc địa sang Pháp”.
– Báo cáo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 5, ngày 2
Nguyễn Ái Quốc đến Bệnh viện Van đơ Graxơ [Val de Grâce] nơi quản Lâm làm việc để thăm anh, anh bị phạt không được ra khỏi bệnh viện, vì anh đã đình công hôm 30-4.
Nguyễn Ái Quốc đã đem báo đến cho Lâm cùng những tin tức của ngày 1-5.
– Mật báo của mật thám Giăng. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
– Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari [1917 – 1923], Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.148.
Tháng 5, ngày 5
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc, nhan đềTại Đông Dươngđăng trên báoL’Humanité.
Bài viết nêu rõ: “Tại Hải Phòng cũng có những buổi đình công của lính thuỷ. Sự kiện này đã diễn ra vào ngày 15-8 vừa qua, khi hai chiếc tàu sửa soạn đưa một số lớn lính thợ An Nam sang Xiri.
Tốp thợ trên đã từ chối không chịu làm việc, lấy cớ là họ không được trả lương bằng tiền đồng. Hiện thời giá đồng bạc Đông Dương được vào “khoảng 10 quan thay vì 2 quan 50”. Những hãng chuyên chở hàng hải này đã lợi dụng một cách quá đáng, họ trả lương thuỷ thủ bằng tiền phrăng, trong lúc đó công chức được lĩnh đồng bạc Đông Dương.
Người ta bắt mọi người rời khỏi tàu, và những người trong ê kíp đều bị bắt”.
Bài báo viết: “Chúng tôi quyết liệt chống việc gửi lính người An Nam sang Xiri”.
Nguyễn Ái Quốc tố cáo: “Nước Pháp đã để hàng ngàn đồng bào chúng tôi chết đói, và hàng ngàn người bị làm bia thịt cho đạn đại bác ở vùng Trung Đông. Đó là cách nước Pháp đã bảo hộ chúng tôi!”.
– Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari [1917 – 1923], Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.164 – 165.
Tháng 5, ngày 13
Nguyễn Ái Quốc đưa cho Mácxen Casanh bản thảo cuốn sáchNhững người bị áp bứcđể nhờ đề tựa.
Nguyễn Ái Quốc nói rằng Ban quản lý báoL’Humanitéđã hứa sẽ in quyển sách này không lấy tiền, báoL’Humanitésẽ bán sách để thu lại vốn.
Nguyễn Ái Quốc còn nói sẽ đưa đến cho Chủ tịch nhóm phụ nữ để xin đề tựa.
– Mật báo của Giăng ngày 15-5-1920.
– Thu Trang: Nguyễn Ái Quốc ở Pari [1917 – 1923], Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.149.
Tháng 7, trước ngày 17
Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của một nhóm người Việt Nam tổ chức tại 59 TER phố Bônapác [Bonaparte], nơi ở của Đốc Phủ Bảy. Dự họp có Đốc Phủ Bảy, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Trần Xuân Hồ.
Nguyễn Ái Quốc không phát biểu gì, chỉ chăm chú nghe tranh luận về vấn đề định ngày Quốc khánh tương lai của Việt Nam.
– Báo cáo của mật thám Giôxenmơ [Josselme]. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 7, sau ngày 17
Nguyễn Ái Quốc đọc tác phẩm của V.I. Lênin:Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa,đăng trên báoL’Humanité, số ra ngày 16 và 17-7-1920. Trong văn kiện này, Lênin phê phán mọi luận điểm sai lầm của những người cầm đầu Quốc tế II10, về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa, lên án mạnh mẽ tư tưởng sô vanh, tư tưởng dân tộc hẹp hòi, ích kỷ, đồng thời nhấn mạnh nhiệm vụ của các Đảng Cộng sản là phải giúp đỡ thật sự phong trào cách mạng của các nước thuộc địa và phụ thuộc, nhấn mạnh sự đoàn kết giữa giai cấp vô sản các nước tư bản với quần chúng cần lao của tất cả các dân tộc để chống kẻ thù chung là đế quốc và phong kiến.
Tác phẩm của Lênin đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc con đường giành độc lập cho dân tộc và tự do cho đồng bào. Sau này, khi kể lại sự kiện quan trọng đó, Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!
Từ đó, tôi hoàn toàn tin theo Lênin, tin theo Quốc tế III”.
– Báo L’Humanité, ngày 16 và 17-7-1920.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.126.
Tháng 8, ngày 21
Nguyễn Ái Quốc ốm, phải vào nằm điều trị tại Bệnh viện Côsanh [Cochin].
– Mật báo của Đơvedơ. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại [CAOM] tại Aix en Provence, Hồ sơ SPCE/372.
– Lê Thị Kinh: Phan Châu Trinh qua những tư liệu mới, Nxb. Đà Nẵng, 2003, t.II, tr.109.
Tháng 8, ngày 24
Nguyễn Ái Quốc đến nhà số 6 phố Buyô [Buot] tìm người chủ gian hàng mà Phan Châu Trinh đã thuê để đặt xưởng ảnh.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Khoảng cuối tháng 8
Nguyễn Ái Quốc tham dự cuộc mít tinh lớn do Đảng Xã hội Pháp tổ chức tại rạp xiếc Mùa Đông [Pari] để nghe Mácxen Casanh và L.O. Phơrốtxa [L.O. Frossaard], đại biểu vừa được Đảng cử đi Nga về báo cáo những vấn đề liên quan đến Quốc tế III.
– Giắc Đuyclô: Những ngày Pari. In trong tập Bác Hồ ở Pháp, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, tr.27 – 28.
Tháng 9, ngày 17
Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Phan Văn Trường và Khánh Ký gửi từ Mayăngxơ.
Hồi 14 giờ, đến Vécxây thăm Nguyễn Văn Duy; 16 giờ 45 rời địa chỉ này.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 18
Hồi 13 giờ 15, Nguyễn Ái Quốc đi bộ ra bưu trạm 77 ở 55 phố Gôbơlanh để bỏ thư.
14 giờ, đi tàu điện ngầm từ Quảng trường Italia, lên ga 4-9, đi bộ đến số nhà 19 phố 4-9 vào hãng Lôyennơ [Loyenne] và số nhà 27 cùng phố là hãng Cônilơminê [Colileminet] để lấy danh bạ các loại máy ảnh.
Lại tiếp tục đi tàu điện ngầm từ ga Buốcxơ [Bourse] đến ga Satơlê [Châtelet], đi bộ đến Luvơrơ, rồi từ đó đi tàu điện đến Vécxây.
16 giờ 15, đến Viện dục anh Pupônniê [Pouponnier] ở phố Virôphlây [Viroflay] thăm vợ ông Nguyễn Văn Duy.
16 giờ 45, rời Viện dục anh.
18 giờ 20, đi tàu điện về Luvơrơ.
19 giờ 15 về đến nhà, số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 19
Hồi 9 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc đi tàu điện ngầm đếnBảo tàng Bandắc [Balzac] ở số 47 phố Râynua[Reynouard] dự buổi nói chuyện có khoảng 30 người.
12 giờ 30 về nhà, số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 20
Buổi sáng, Nguyễn Ái Quốc nhận được thiếp thư của Ăngđờrê Béctông [André Berthon].
9 giờ 10 đến Bệnh viện Côsanh ở 27 phố Phôbua để chữa nhọt ở tay.
11 giờ 30, về số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 21
Hồi 17 giờ, Nguyễn Ái Quốc đi chợ quán Vingram [Vilgram] phố Côngxiê [Consier] và cửa hàng ở phố Môphơta [Mauffetard].
17 giờ 30, về đến nhà.
19 giờ 30, đến Thư viện bình dân của những người bạn giáo dục Quận 13, số 61 đại lộ Gôbơlanh.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 23
Nguyễn Ái Quốc nhận được một lá thư bảo đảm của báoLa Bataille.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 24
Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của Hội liên minh nhân quyền [trụ sở ở số 10 phố Uynivécxitê] về việc đóng niên phí cho hội.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 26
Hồi 19 giờ, Nguyễn Ái Quốc tiếp vợ chồng ông Mátxông [Masson] làm nghề thợ máy, ăn cơm tại số 6 phố Vila đê Gôbơlanh.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 28
Nguyễn Ái Quốc đi trả ảnh và nhận việc tại nhà ảnh số 35 phố Phroađơvô [Froidevaux].
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 29
Nguyễn Ái Quốc đi Bệnh viện Côsanh lúc 8 giờ. Đến 9 giờ 30 rời bệnh viện.
Buổi chiều, lúc 14 giờ 15 đến nhà số 35 phố Phroađơvô hỏi xin việc làm.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 9, ngày 30
Lúc 10 giờ, Nguyễn Ái Quốc đi tàu điện ngầm đến nhà hàng Lanlơmăng [L’Allemand] mua đồ làm ảnh.
Lúc 20 giờ 45, đến hiệu cà phê Mâyê [Mayer], số 167 phố Soadi [Choisy] họp Chi bộ 13 Đảng Xã hội. Cuộc họp kết thúc hồi 22 giờ 30.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 10, ngày 3
Buổi sáng, Nguyễn Ái Quốc dự cuộc nói chuyện do Hội Nghệ thuật tổ chức tại Sở Cảnh sát.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 10, ngày 5
Nguyễn Ái Quốc cùng với Phan Châu Trinh, Võ Văn Toàn [còn có tên là Marcel], Ba Sóc và Trần Xuân Hộ rời số 6 Vila đê Gôbơlanh đến 167 đại lộ Soadi dự cuộc họp của Uỷ ban Đệ tam quốc tế, nhóm Quận 13.
– Mật báo của Đơvedơ ngày 6-10-1920. Tài liệu lưu tại Trung tâm lưu trữ hải ngoại [CAOM] tại Aix en Provence, Hồ sơ SLOTFOM 15/2.
– Lê Thị Kinh: Phan Châu Trinh qua những tư liệu mới, Nxb. Đà Nẵng, 2003, t.II, tr.153.
Tháng 10, ngày 9
Nguyễn Ái Quốc nhận được thư của ông Tixo Duypông [Tissot Dupont] ở 24 đại lộ Crôxnơ [Crosne] mời đến chơi ngày chủ nhật 10-10.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 10, ngày 10
Nguyễn Ái Quốc rời số 6 phố Vila đê Gôbơlanh lúc 6 giờ sáng và đi tới 1 giờ khuya mới về nhà.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 10, từ ngày 10 đến ngày 16
Suốt tuần, ngày nào Nguyễn Ái Quốc cũng đến nhà Phan Châu Trinh vào các buổi chiều để sửa ảnh.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 10, ngày 20
Nguyễn Ái Quốc nhận được thư gửi từ Boócđô [Bordeaux] của một người tên là Thuyết, phục vụ trên tàu Manila [Manilla] hoạt động ở vùng nam Đại Tây Dương.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 10, ngày 21
Nguyễn Ái Quốc cùng một số người Việt Nam dự cuộc mít tinh do các đảng viên Đảng Xã hội Quận 13 tổ chức tại Phòng hoà nhạc Ếchxenxiơ [Exelsieur], số 13 Pácgông [Pargon], dưới sự chủ toạ của A.Phrăngxơ [A.France] nhằm lên tiếng ủng hộ một số đồng chí bị giam giữ độc đoán.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 10, ngày 24
Nguyễn Ái Quốc và một số người Việt Nam dự cuộc họp của Chi bộ 13 Đảng Xã hội ở 163 đại lộ Ôpitan [Hôpital].
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 11, ngày 3
Nguyễn Ái Quốc và một số người Việt Nam dự cuộc họp do nhóm Uỷ ban Quốc tế III Quận 13 tổ chức tại 167 phố Soadi.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 11, ngày 4
Bài viết của Nguyễn Ái Quốc nhan đềỞĐông Dương, đăng trên báoL’Humanité. Nhắc lại những cuộc đình công của lính thuỷ Việt Nam ở Hải Phòng ngày 15-8-1920 khi hai chiếc tàu chuẩn bị đưa một số lớn lính pháo Việt Nam sang Xiri [Syrie], bài báo nêu rõ: “Chúng tôi cực lực phản đối việc đưa lính An Nam sang Xiri… Nước Pháp đang để cho hàng triệu anh em chúng ta chết đói, trong khi đó hàng nghìn người khác bị đưa sang Tiểu Á làm bia đỡ đạn”.
– Báo L’Humanité, ngày 4-11-1920.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.20 – 21.
Tháng 11, ngày 9
9 giờ 30, Nguyễn Ái Quốc dự mít tinh tại phòng Vagram, đại lộ Vagram [Wagram] do Đảng Xã hội tổ chức để kỷ niệm lần thứ 3 ngày thành lập nước Nga Xôviết. Cùng dự có
M. Casanh, S. Ráppôpo, Rơnu, Tômadi [Tomasie], Ribô [Ribaud], Tanh [Teint], P. Vayăng Cutuyriê…
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 11, ngày 15
Nguyễn Ái Quốc và một số người Việt Nam dự cuộc họp của Chi bộ 13 Đảng Xã hội tại 163 đại lộ Ôpitan.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 11, ngày 19
Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của Chi bộ 13 Đảng Xã hội tại 167 phố Soadi.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 11, ngày 27
Nguyễn Ái Quốc viết thư cho một người Việt Nam quen biết ở Mácxây, khuyến khích người đó gửi cho những tin tức từ trong nước để làm tài liệu viết báo.
Lá thư này đã bị Sở Kiểm duyệt giữ lại, dịch sang tiếng Pháp và gửi về Bộ Thuộc địa.
– Bản chụp bức thư bằng tiếng Việt. Lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 12, ngày 2
Nguyễn Ái Quốc nhận được cuốn Tạp chíLa Revue Communiste, số 9, kèm theo bản mục lục của tạp chí.
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 12, ngày 11
Nguyễn Ái Quốc dự cuộc họp của Chi bộ 13 Đảng Xã hội tại phố Crulơbácbơ [Croulebarbe].
– Báo cáo của mật thám Đơvedơ. Bản chụp lưu tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Tháng 12, ngày 25
Nguyễn Ái Quốc tham gia Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp11với tư cách là đại biểu Đông Dương.
Đại hội khai mạc lúc 10 giờ 35 phút ngày 25-12-1920 tại phòng họp lớn của nhà Mane ở thành phố Tua [Tours], cách Pari 237km.
Khi Đoàn Chủ tịch giới thiệu Nguyễn Ái Quốc là đại biểu Đông Dương, cả Đại hội đứng dậy vỗ tay. Lần đầu tiên có một người Việt Nam tham gia một đại hội đại biểu của một chính đảng Pháp. Nguyễn Ái Quốc cũng là người bản xứ duy nhất trong số đại biểu các thuộc địa có mặt trong đại hội.
Trong hội trường đại hội, các đại biểu ngồi theo khuynh hướng chính trị. Những người cùng quan điểm ngồi cạnh nhau. Nguyễn Ái Quốc ngồi dãy ghế thứ hai phía trái [nhìn từ Đoàn Chủ tịch xuống], cạnh Pôn Vayăng Cutuyriê và những người thuộc phe tả.
Một nhà báo đã chụp ảnh Nguyễn Ái Quốc và in trên tờLe Matin12. Ngày hôm sau cảnh sát tìm đến Nguyễn Ái Quốc. Những nghị viên Đảng Xã hội can thiệp, mật thám không dám vào phòng họp và Nguyễn Ái Quốc vẫn đàng hoàng dự đại hội.
– Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.43.
– Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương: Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tiểu sử và sự nghiệp, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1980, tr.48.
Tháng 12, ngày 26
Tại phiên họp buổi chiều của đại hội, sau lời mời của Chủ tịch Đại hội Gútđơ [Goude], Nguyễn Ái Quốc với tư cách là đại biểu Đông Dương đã phát biểu ý kiến.
Trong lời phát biểu, Nguyễn Ái Quốc lên án chủ nghĩa đế quốc Pháp, vì lợi ích của nó, đã dùng lưỡi lê chinh phục Đông Dương và trong suốt nửa thế kỷ qua, nhân dân Đông Dương không những bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách thê thảm. Bằng những sự thật, Nguyễn Ái Quốc tố cáo những sự tàn bạo mà bọn thực dân Pháp đã gây ra ở Đông Dương, và cho rằng “Đảng Xã hội cần phải hoạt động một cách thiết thực để ủng hộ những người bản xứ bị áp bức”, rằng “Đảng phải tuyên truyền chủ nghĩa xã hội trong tất cả các nước thuộc địa… đánh giá đúng tầm quan trọng của vấn đề thuộc địa…”.
Nguyễn Ái Quốc đã kết thúc bài phát biểu được Đại hội nhiệt liệt hoan nghênh bằng lời kêu gọi thống thiết: “Nhân danh toàn thể loài người, nhân danh tất cả các đảng viên xã hội, cả phái hữu lẫn phái tả, chúng tôi kêu gọi: Các đồng chí, hãy cứu chúng tôi!”.
– Bài phát biểu của Nguyễn Ái Quốc, in trong cuốn Đại hội lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp, ấn hành tại Pari, năm 1921. Bản chụp lưu tại Viện Hồ Chí Minh.
– Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, t.1, tr.22 – 24.
Tháng 12, ngày 29
22 giờ, Đại hội Tua tiến hành bỏ phiếu quyết định việc Đảng ở lại Quốc tế II hay gia nhập Quốc tế III. Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành tham gia Quốc tế III [Quốc tế Cộng sản].
Sau cuộc bỏ phiếu, nữ đồng chí Rôdơ [Rose], người ghi biên bản tốc ký đại hội, hỏi Nguyễn Ái Quốc:
– Tại sao đồng chí lại bỏ phiếu cho Quốc tế III?
– Rất đơn giản. Tôi không hiểu chị nói thế nào là chiến lược, chiến thuật vô sản và nhiều điểm khác! Nhưng tôi hiểu rõ một điều: Quốc tế III rất chú ý đến vấn đề giải phóng thuộc địa… Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn, đấy là tất cả những điều tôi hiểu.
– Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.49.
– Báo L’Humanité, ngày 30-12-1920.
Tháng 12, ngày 30
Hồi 2 giờ, Nguyễn Ái Quốc cùng những người chủ trương gia nhập Quốc tế III tuyên bố thành lập Phân bộ Pháp của Quốc tế Cộng sản [Section Française de L’Internationale Communiste, viết tắt là SFIC].
Từ phút ấy, Nguyễn Ái Quốc trở thành người cộng sản. Là một trong những người sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đồng thời cũng là người cộng sản đầu tiên của dân tộc Việt Nam.
– Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1975, tr.43 – 44.
– Báo L’Humanité, ngày 30-12-1920.
Tháng 12, từ ngày 25 đến ngày 30
Trong những ngày dự Đại hội Tua, Nguyễn Ái Quốc đã gặp gỡ đồng chí Clara Détkin [Clara Zetkin], nữ chiến sĩ cách mạng nổi tiếng của Đức, Uỷ viên Ban Thường vụ Quốc tế Cộng sản, được Quốc tế Cộng sản cử đến dự đại hội.
– Giắc Đuyclô: Những ngày Pari. In trong tập Bác Hồ ở Pháp, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, tr.31.
– Bài viết Kỷ niệm 40 năm thành lập Đảng Cộng sản Pháp, Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996, t.10, tr.238 – 241.
Trong năm
Nguyễn Ái Quốc được cử tham gia công việc của Uỷ ban liên công đoàn Quận 17 Pari, đặt trụ sở tại nhà số 172 phố Lêgiăngđrơ [Légendre], Quận 17.
– Hăngri Phrađanh: Người đoàn viên công đoàn Quận 17. In trong tập Bác Hồ ở Pháp, Nxb. Văn học, Hà Nội, 1970, tr.18.
Khoảng cuối năm
Nguyễn Ái Quốc tham gia cuộc mít tinh tại phòng họp Vagram để phản đối nhà cầm quyền Mỹ đã vu khống và kết án tử hình một cách trái phép hai công nhân người Mỹ là Xáccô [Sacco] và Vandétti [Valzetti], đòi trả lại tự do cho họ.
– Giăng Lacutuya: Hồ Chí Minh, Nxb. Seuil, Pari, 1967, tr.17 – 21.
– Báo Nhân dân, ngày 22-5-1975.
Trong năm
Với tên gọi Văn Cô, Nguyễn Ái Quốc thường đến nhà ông Pêra [Péra], thợ ảnh, ở số 4 phố Muchiê Ôbécviliê [Moutier Aubervilliers], Pari để sửa ảnh, phóng ảnh. Đôi lúc Nguyễn Ái Quốc ở lại ăn cơm với gia đình Pêra. Nguyễn Ái Quốc thường trò chuyện với ông Pêra; ông là đảng viên Đảng Xã hội Pháp, cựu tù nhân chính trị Italia, là người tán thành Quốc tế Cộng sản1].
– Theo Léo Figuères, Charles Fourniau: Hồ Chí Minh – đồng chí của chúng ta [Ho Chi Minh – notre camarade], bản tiếng Pháp, Nxb. Xã hội, Pari, 1970, tr.109.
_______________________
1]Theo lời kể của Hăngri Phơradanh [Henri Fradin], con trai ông Pêra[B.T].

1 / 5 [ 1 bình chọn ]

  • TAGS
  • ái quốc
  • báo cáo
  • bảo tàng
  • cach mang
  • chí minh
  • chinh tri
  • dân tộc
  • dang
  • dang bo
  • dang spkt
  • dang uy
  • dangbo
  • đồng chí
  • hcmute
  • kiểm soát
  • ly luan
  • mật thám
  • nói chuyện
  • nội dung
  • spkt
  • tham dự
  • thanh niên
  • thuộc địa
  • tổng thanh tra
  • trả lời
  • trí thức
  • truyền đơn
  • tự quyết
  • ute
  • vấn đề
  • xã hội
  • yêu cầu

Share

Facebook

Email

Print

Viber

Pinterest

Linkedin

Bài trướcTại sao Liên Xô tan rã?

Bài tiếp theoNghị quyết số 117/NQ-CP, ngày 01/11/2013 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2013

Nguyễn Ái Quốc với Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênnin

22 Tháng 01 Năm 2013 / 185130 lượt xem

Th.s Lường Thị Lan

Phòng Sưu tầm-Kiểm kê-Tư liệu

Năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành lên con tàu Latutso Tơrevin sang phương Tây với quyết tâm tìm lại độc lập tự do cho dân tộc. Người muốn đi sang phương Tây xem nước Pháp họ làm thế nào rồi về giúp đồng bào ta. Đây được coi là quyết định táo bạo thể hiện tư duy khoa học và thức thời của Nguyễn Tất Thành. Bởi lẽ con đường cứu nước của các nhà yêu nước Hoàng Hoa Thám mang nặng tư tưởng phong kiến lỗi thời; Phan Bội Châu đi sang Nhật cầu viện thì chẳng khác gì “đuổi hổ cửa trước rước beo cửa sau”; con đường cải cách cải lương của Phan Châu Trinh chỉ là đến xin giặc rủ lòng thương; hay cuộc cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Dật Tiên cũng không đủ sức hút với người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành. Người quyết tâm ra đi tìm một hướng mới cho phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Vì thế, Nguyễn Ái Quốc đã hướng sang phương Tây, đến Pháp - nơi đang đô hộ dân tộc mình để xem họ thế nào rồi mới về giúp đồng bào.

Trên cuộc hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Tất Thành đến Pháp, Mỹ, Anh… Tại những nơi này Người đã nghiên cứu một số cuộc cách mạng tư sản tiêu biểu nhất thời cận đại, những cuộc cách mạng đã đưa các nước này từ phong kiến lạc hậu trở thành đế quốc thực dân hùng mạnh. Người nhận thấy trong Bản tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng tư sản Pháp những giá trị chân chính, những nhân tố tích cực tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản: tư tưởng tự do bình đẳng bác ái, giải phóng con người khỏi sự thống trị của quan hệ sản xuất phong kiến; Tuyên ngôn độc lập của Mỹ cho Người biết được quyền bình đẳng, quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của con người; cách mạng Tân Hợi là tư tưởng Tam dân… nhưng những cuộc cách mạng này không triệt để, ở đó vẫn tồn tại chế độ người bóc lột người, đại bộ phận người dân lao động không có cuộc sống tự do, bình đẳng, ấm no hạnh phúc. Bản chất của chế độ đó là: “…trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa”[1]. Tại các nước Pháp, Mỹ, Anh… được coi là những nước dân chủ bậc nhất, nhưng đằng sau những ngôn từ tự do, bình đẳng, bác ái là sự phản bội, lừa bịp nhân dân của chính quyền tư sản, là nỗi đau khổ tột cùng của người dân lao động bị áp bức, bóc lột. Người rút ra cho mình những bài học quí và nhận thức được rằng các cuộc cách mạng đó không triệt để, cách mạng không đến nơi. Hơn nữa phong trào cách mạng tư sản vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đã trở nên lỗi thời, không phù hợp với dòng thác cách mạng của thế giới; Chủ nghĩa tư bản đã bộc lộ bản chất xấu xa, những hạn chế lịch sử nên không còn là hình thái kinh tế xã hội mà con người hướng đến. Sự thất bại của các cuộc cách mạng tư sản đầu thế kỷ XX như: cách mạng Tân Hợi [Trung Quốc] năm 1911, cách mạng tư sản ở Ấn Độ, Quốc dân Đảng và khởi nghĩa Yên Bái [Việt Nam] năm 1930… là minh chứng tiêu biểu.

Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp sống, học tập và hoạt động. Vì Người biết rằng sống ngay tại đất nước đi đô hộ dân tộc ta thì mới hiểu rõ được chúng, phải “biết địch biết ta” mới đánh thắng được kẻ thù. Ở Pháp, Nguyễn Tất Thành đã chủ động hòa mình vào cuộc sống của những người dân lao động, đến các buổi sinh hoạt chính trị, các buổi mít tinh, nói chuyện ở các đường phố, gặp những người bạn Pháp đấu tranh trong phong trào công nhân. Cũng trong năm 1917, cuộc cách mạng tháng Mười Nga bùng nổ. Một cuộc cách mạng do nhân dân lao động tiến hành đấu tranh với bọn tư sản, đế quốc đã giành thắng lợi. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời kỳ mới cho lịch sử thế giới. Nhưng không phải ai cũng nhận ra ngay ý nghĩa thời đại, ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc cách mạng này. Cuộc cách mạng tháng Mười Nga đã có tác động mạnh mẽ đến Nguyễn Tất Thành. Người đã đi đến kết luận cơ bản: Lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, ở nước Nga, những người lao động đã nắm được chính quyền. Chính quyền thực dân Pháp cố tình bưng bít thông tin về cuộc cách mạng này, nhưng Người vẫn kiên trì tìm mọi cách để biết về cuộc cách mạng tháng Mười từ việc theo dõi sách báo, thu thập những tài liệu ít ỏi từ bạn bè. Đến năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, các nước thắng trận họp tại Versailles[Pháp], Người với tên gọi Nguyễn Ái Quốc đã gửi bản yêu sách gồm 8 điểm đòi lại quyền lợi cho dân tộc. Nhưng bản yêu sách không được đáp ứng, các nước thắng trận chỉ lo phân chia quyền lợi cho mình. Từ đây, Người nhận thức một điều sâu sắc đó là: Trong cuộc đấu tranh giành độc lập thì phải dựa vào sức mình để giải phóng mình, đừng bao giờ hy vọng trông chờ vào sự “ban ơn” của chính quyền tư sản.Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào mình, trông cậy vào lực lượng bản thân mình[2]. Tuy Bản yêu sách không được đáp ứng những nó có tiếng vang lớn, khiến cho nhân dân Pháp hiểu rõ hơn về An Nam; đồng thời bản yêu sách được truyền bá về Việt Nam làm thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân ta nhất là tầng lớp thanh niên. Năm 1919, Người đã gia nhập Đảng xã hội Pháp, một tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực quyền lợi của Việt Nam và theo đuổi lý tưởng tự do, bình đẳng, bác ái của cách mạng Pháp. Gia nhập Đảng xã hội Pháp Nguyễn Ái Quốc trở thành nhà “cách mạng chuyên chính” đấu tranh cho quyền lợi của dân tộc.

Những hoạt động tích cực của Nguyễn Ái Quốc trong phong trào công nhân, nhân dân lao động nghèo khổ khắp đường phố Pari, đặc biệt các hoạt động kêu gọi nhân dân Pháp ủng hộ cuộc cách mạng của nước Nga Xô viết chống lại cuộc bao vây của các nước đế quốc như: rải truyền đơn, tuyên truyền vận động nhân dân Pháp quyên góp tiền ủng hộ nước Nga Xô viết… đã làm cho nhận thức về chính trị xã hội của Người được nâng cao. Những hoạt động thực tiễn và tiếp thu chân lý ban đầu đã làm sáng tỏ hơn con đường cứu nước mà Người hướng tới. Trong quá trình hoạt động, tư tưởng và lý luận của Nguyễn Ái Quốc đã hướng gần với cách mạng tháng Mười Nga và chủ nghĩa Mác – Lênin. Theo lời báo cáo của mật thám Giăng và Đơveđơ Theo Báo L’Humanité các số ra ngày 13 và 14/1/1920 ngày 14/1/1920, tại số 3 đường Chateau - Pari, Nguyễn Ái Quốc diễn thuyết về đề tài Sự tiến triển trong xã hội các dân tộc châu Á và những yêu cầu của nước Nam. Ngày 11/2/1920, Nguyễn Ái Quốc thuyết trình đề tài Chủ nghĩa cộng sản ở châu Á và vấn đề ruộng công điền ở Trung Quốc và Việt Nam tại Hội nghị những người thanh niên Cộng sản Quận 2 [Pari]. Đến ngày 27/3/1920, Người nói chuyện với thanh niên ở quận này về Chủ nghĩa xã hội… Những hoạt động trên của Nguyễn Ái Quốc chứng tỏ nhận thức chính trị của Người đã có bước phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ chưa hiểu bản chất cuộc cách mạng tháng Mười Nga giờ đây Người đã có xu hướng theo cuộc cách mạng tiến bộ nhất trên thế giới này. Người liên tục theo dõi các sự kiện chính trị xã hội trên các báo ra hàng ngày, đặc biệt Người quan tâm hơn cả là vấn đề Lênin và cách mạng tháng Mười Nga. Chính vì thế, trong hai ngày 16 và 17/7/1920 trên báo Nhân đạo đăng Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của V.I.Lênin [được gọi tắt là Sơ thảo luận cương] với tiêu đề chạy suốt cả trang báo đã ngay lập tức thu hút sự chú ý của Nguyễn Ái Quốc. Tên bài báo có liên quan đến vấn đề thuộc địa - một vấn đề mà Người đang theo đuổi tìm kiếm. Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin là sự kiện mang tính chất bước ngoặt đối với Nguyễn Ái Quốc. Người đã khẳng định: “Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”[3]. Sau nhiều năm tìm tòi cuối cùng Nguyễn Ái Quốc cũng tìm ra được “cẩm nang” để giải phóng dân tộc. Từ chủ nghĩa yêu nước Người đến với chủ nghĩa Mác – Lênin: "Chính chủ nghĩa yêu nước đã đưa Nguyễn Ái Quốc đến cuộc gặp gỡ kỳ thú đó. Nó tạo ra bước chuyển căn bản, quyết định trong nhận thức tư tưởng của nhà cách mạng Việt Nam trẻ tuổi và mở đầu một chuyến biến cách mạng thực sự trong lịch sử tư tưởng nước ta"[4].

Bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa được đăng trên báo Nhân đạo, một tờ báo uy tín ở Pháp và có rất nhiều độc giả trong đó có cả những người Việt Nam yêu nước. Nhưng tại sao chỉ có Nguyễn Ái Quốc tìm thấy được con đường cách mạng trong Sơ thảo luận cương của Lênin? Cần phải khẳng định rằng không chỉ có Nguyễn Ái Quốc tiếp cận được vớiSơ thảo luận cương mà còn rất nhiều người Việt Nam yêu nước sống và hoạt động tại Pháp. Nội dung của Sơ thảo được đăng trên báo Nhân đạo và sau trở thành nghị quyết đại hội của Quốc tế III Quốc tế cộng sản. Những người Việt Nam yêu nước ở Pháp rất nhiều trong đó tiêu biểu như: Phan Châu Trinh, tiến sĩ luật Phan Văn Trường, Khánh Ký,… họ đều là những nhà trí thức yêu nước, có hiểu biết và trình độ học vấn cao được đào tạo bài bản, chuyên sâu hơn rất nhiều so với Nguyễn Ái Quốc. Họ cũng rất quan tâm đến tình hình nước Pháp. Nhưng những nhà yêu nước này đã không rũ bỏ được ý thức hệ tư tưởng cũ của mình để hòa vào dòng thác cách mạng vô sản trong thời đại mới. Còn Nguyễn Ái Quốc ngay từ đầu đề ra mục tiêu tìm đường cứu nước táo bạo nhưng rất sáng suốt; lạisống và chiến đấu trong phong trào công nhân, nhân dân lao động. Bởi vậy, ngay khi đọc được Sơ thảo luận cương của Lênin Nguyễn Ái Quốc đã nhận ra con đường duy nhất đúng đắn cho cách cuộc cách mạng giải phóng thuộc địa đó là con đường cách mạng vô sản, trong đóChủ nghĩa Mác – Lênin là kim chỉ nam cho cho mọi hành động. Chân lý này không phải ai tiếp cận với Sơ thảo luận cương của Lênin cũng có thể nhận thức được.

Đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã rút ra những lý luận cách mạng phù hợp với con đường cách mạng Việt Nam, cụ thể là:

Thứ nhất, Người đã xác định rõ đâu là kẻ thù của giai cấp, của dân tộc và phải chĩa ngọn cờ cách mạng vào đúng kẻ thù. Nhận thức về bản chất chế độ tư bản chủ nghĩa, Lênin viết: “Chế độ dân chủ tư sản, do bản chất của nó, vốn có cái lối đặt vấn đề một cách trừu tượng hoặc hình thức về quyền bình đẳng nói chung, trong đó bao gồm cả quyền dân tộc bình đẳng. Nấp dưới quyền bình đẳng của cá nhân nói chung, chế độ dân chủ tư sản tuyên bố quyền bình đẳng hình thức hoặc quyền bình đẳng trên pháp luật giữa kẻ hữu sản và người vô sản, giữa kẻ bóc lột và người bị bóc lột; do đó làm cho những giai cấp bị áp bức bị lừa dối một cách ghê gớm”[5]. Nội dung của Luận cương Lênin đã đánh giá đúng tình hình lịch sử cụ thể; phải phân biệt rõ rệt lợi ích giai cấp của những người lao động, những người bị bóc lột, làm sáng tỏ bức tranh của chế độ tư bản chủ nghĩa. Chính giai cấp tư bản chủ nghĩa áp bức, bóc lột nhân dân lao động chính quốc, đồng thời đô hộ đàn áp các nước thuộc địa. Về kẻ thù của cách mạng Việt Nam được Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt năm 1930 đó là: thực dân Pháp và bọn phong kiến. Đồng thời phân tích rõ mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn dân tộc để lôi kéo, đoàn kết tập trung mọi lực lượng tiến hành cách mạng, nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của giai cấp vô sản, nhân dân lao động.

Thứ hai, Sơ thảo luận cương của Lênin chỉ rõ cho Nguyễn Ái Quốc thấy động lực to lớn và lực lượng chính của cách mạng đó là giai cấp công nhân và nông dân. Từ ý chí tìm lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, từ thực tiễn hoạt động cách mạng, thấy được sức mạnh to lớn của nhân dân trong các cuộc đấu tranh nhất là cuộc cách mạng tháng Mười Nga, lại được lý luận chủ nghĩa Mác – Lê nin soi đường, Nguyễn Ái Quốc đã xác định động lực của cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân và nông dân: “công nông là gốc cách mạng; còn học trò, địa chủ nhỏ nhà buôn nhỏ…là bầu bạn cách mạng của công nông”[6]. Đồng thời công - nông cũng là lực lượng nòng cốt của cách mạng.

Thứ ba, Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy hướng đi của cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa mà Sơ thảo luận cương của Lênin đã vạch ra đó là: Con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng con người. Đây cũng là nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam.Trong “Con đường dẫn tôi đến chủ nghĩa Lênin", Người đã nói: “Luận cương của Lênin làm cho tôi rất cảm động, phấn khởi, sáng tỏ, tin tưởng biết bao! Tôi vui mừng đến phát khóc lên. Ngồi một mình trong buồng mà tôi nói to lên, như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đày đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta!”[7]. Khi ủng hộ Quốc tế III, tin theo Lênin Người vẫn chưa thực sự hiểu về cách mạng tháng Mười Nga, càng chưa thể hiểu được những học thuyết của chủ nghĩa Mác – Lênin là gì. Nhưng sau khi đọc Sơ thảo luận cương của Lênin, Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" [8].

Thứ tư, Sơ thảo luận cương của Lênin đã chỉ ra tầm quan trọng của cách mạng thuộc địa, mối quan hệ và đặc điểm giữa cách mạng chính quốc với các nước thuộc địa. Lênin viết: “…Đối với các quốc gia, dân tộc chậm tiến hơn…nhất thiết phải có sự giúp đỡ của các đảng cộng sản đối với phong trào giải phóng dân tộc dân chủ tư sản của những nước ấy; công nhân của một nước đang thống trị một dân tộc chậm tiến về mặt thuộc địa hoặc về mặt tài chính phải có nhiệm vụ trước tiên ủng hộ tích cực nhất phong trào giải phóng của dân tộc ấy!”[9]. Lênin là người đã phát hiện ra vai trò to lớn của cách mạng thuộc địa, vàNguyễn Ái Quốc tiếp nhận một cách sâu sắc. Tại Đại hội lần thứ I của Quốc tế III, Nguyễn Ái Quốc đã kêu gọi vô sản các nước đoàn kết lại.Trong Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt của Đảng năm 1930 Nguyễn Ái Quốc viết: “Phải thực hành liên lạc với các dân tộc bị áp bức và giai cấp vô sản thế giới, nhất là vô sản Pháp”[10].

Từ hành trang để người thanh niên Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước là lòng yêu nước thiết tha cùng với sự hấp dẫn của những tư tưởng tự do bình đẳng, bác ái của các nhà khai sáng Pháp mà Người đã tình cờ đọc được khi học ở trường tiểu học Pháp. Điều này đã được Người nói rõ khi trả lời phỏng vấn tạp chí Ngọn lửa nhỏ vào năm 1923 của Liên Xô: “Vào trạc 13 tuổi, lần đầu tiên tôi đã được nghe về những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái – đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng đều được coi là người Pháp – thể là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ngữ ấy”[11]. Rõ ràng trước khi đi ra nước ngoài, Người đã nhận thức được rằng: "Cái mà dân tộc cần trước tiên chưa phải là súng đạn, của cải, mà là cách đuổi giặc cứu nước, là làm cách mạng, hay nói cách khac là lý luận cách mạng và phương pháp cách mạng" [12].Sau 9 năm gian khổ đi tìm chân lý Người đã tìm thấy trong Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và dân tộc thuộc địa của Lênin: “Một học thuyết thực sự cách mạng, vô cùng phong phú và có tính chất phổ biến. Những nguyên tắc cơ bản của học thuyết này đều phù hợp với các nước tư bản phát triển và các nước tư bản lạc hậu ở phương Đông”[13].
Như vậy, sau khi nghiên cứu, phân tích kỹ lưỡng Sơ thảo luận cương của Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm được con đường cách mạng giải phóng dân tộc, đó là con đường cách mạng vô sản, giải phóng dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Những lý luận cách mạng cách mạng đóđược hiện thực hóa trong quá trình hoạt động thực tiễn tiếp theo của Người. Đặc biệt là trong công cuộc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin về Việt Nam, đểchuẩn bị những tiền đề về tổ chức, lãnh đạo, lực lượng cách mạng thực hiện cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

Chú thích:

[1] Hồ chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t2, tr274.

[2] Trần Dân Tiên: Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, H.1975, tr33.

[3] Hồ chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t12, tr417.

[4] [12] PGS.TS Phạm Xanh, Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin ở Việt Nam [1921-1930], H.2009.

[5] Lênin toàn tập, Nxb Tiến bộ, Mát.xco-va, 1978, tập 41, tr198.

[6] Lênin toàn tập, Nxb Tiến Bộ, Matxcova, 1978, t41, tr 203.

[7] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t12, tr417.
[8] H
ồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t9, tr314.

[9] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, tập 2, trang 266
[10]
Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, 2002, t2, tr266.

[11] Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, Hà Nội, 2002, t1, tr477.

[13] Ecobelep, Đồng chí Hồ Chí Minh, Nxb Tiến Bộ, Matxcova, 1985, tr69.

Video liên quan

Chủ Đề