Âm tính nghĩa là gì

Cập nhật: 12:52 - 23/12/2021 | Lần xem: 800732

Theo Quyết định số 4689/QĐ-BYT về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành ngày 6 tháng 10 năm 2021. Nhiều người thắc mắc tại sao Bộ y tế  lại đặt tiêu chuẩn xuất viện của bệnh nhân COVID-19 là xét nghiệm PCR cho kết quả âm tính hoặc kết quả dương tính với Ct > 30. Ý nghĩa của con số Ct > 30 là gì?

Ct value [threshold cycle value] được gọi là giá trị chu kỳ ngưỡng. Ct là chu kỳ nhiệt mà ở tại một thời điểm thiết bị RT-PCR [Real-time Polymerase Chain Reaction] bắt đầu ghi nhận được tín hiệu huỳnh quang phát ra từ phản ứng PCR vượt qua cường độ huỳnh quang nền, hay nói một cách dễ hiểu là số chu kỳ máy phải chạy để phát hiện được tín hiệu huỳnh quang từ mẫu bệnh phẩm. Do đó Ct value tỷ lệ nghịch với nồng độ virus bởi mẫu càng nhiều virus Sars-CoV-2 thì tín hiệu huỳnh quang sẽ xuất hiện sớm ở những chu kỳ đầu tiên [Ct nhỏ], và ngược lại mẫu càng ít virus Sars-CoV-2  thì tín hiệu huỳnh quang sẽ xuất hiện muộn ở những chu kỳ lớn [Ct lớn].

Ct trên 30 thể hiện máy RT-PCR phải chạy nhiều hơn 30 chu kỳ mới phát hiện được tín hiệu huỳnh quang. Ở ngưỡng này thì nồng độ virus thấp, thường dưới 10 mũ 3 copies nên nguy cơ lây nhiễm không đáng kể. Chính vì thế bệnh nhân vẫn có thể được xuất viện và tiếp tục theo dõi tại nhà. Theo một số nghiên cứu mới nhất thì Ct trên 33 thì khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 gần như là không có.

Một đặc điểm nữa là với Ct trên 30 [Ct>30] thì các kit xét nghiệm khác nhau có thể cho kết quả không đồng nhất [âm tính giả hoặc dương không rõ ràng], do lúc này tải lượng virus thấp nên giá trị Ct thay đổi phụ thuộc hóa chất và máy móc xét nghiệm, giá trị cut-off tại mỗi labo xét nghiệm. Chính vì thế lúc này giá trị Ct chỉ mang tính chất tham khảo chứ không dùng để so sánh trực tiếp giữa các labo được.

Khi xuất viện, bệnh nhân cần thông báo cho Y tế cơ sở và CDC địa phương biết. Người bệnh cần ở tại nhà và tự theo dõi trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.

Lưu ý: đối với người bệnh xuất viện thuộc trường hợp cách ly điều trị trên 10 ngày và có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp real-time RT-PCR nhiều lần có Ct < 30 thì cần:

+Thực hiện cách ly y tế tại nhà trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. + Nếu thân nhiệt cao hơn 38°C ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời.

Tuấn Linh – Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM

Không ít người sau khi nhận kết quả thăm khám bệnh thì thấy một loạt các chỉ số và kết luận nhưng lại không biết kết quả xét nghiệm dương tính và xét nghiệm âm tính là sao.

Vậy Âm tính là? Âm tính tiếng anh là gì? Âm tính có khác dương tính hay không? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây.

Âm tính là gì?

Âm tính có nghĩa là không bị bệnh, không có bệnh, không mắc bệnh.

Ví dụ: Một người đi xét nghiệm viên gam B mà nhận được kết quả là Âm tính thì người đó hoàn toàn không có bệnh còn Dương tính tức là đã bị bệnh. Tương tự đối với các bệnh khác như: Đau dạ dày, Vô sinh, Tiểu đường, Hbsag, HIV… cũng vậy, sau khi biết Âm tính là gì chung ta hoàn toàn có thể đọc được kết quả của chúng.

Âm tính tiếng Anh là gì?

Âm tính tiếng Anh là Negative – một khái niệm được sử dụng trong y khoa hiện đại nhằm chỉ kết quả của một xét nghiệm nào đó mà người bệnh thực hiện. Nếu bạn nhận được kết quả có ghi âm tính, [-] hoặc Negative thì có nghĩa là bạn không bị bệnh hoặc không mang mầm bệnh trong cơ thể.

Lưu ý: Mặc dù đa số kết quả xét nghiệm âm tính là chính xác, nhưng vẫn có một vài trường hợp nghi ngờ và cần tiến hành xét nghiệm lại hoặc thực hiện các phương pháp kiểm tra khác, bởi:

Thứ nhất là trường hợp âm tính giả, nghĩa là khi yếu tố gây bệnh có tồn tại trong cơ thể nhưng không đủ ngưỡng kích thích khiến cho quá trình xét nghiệm không tìm thấy dấu vết gây bệnh.

Thứ hai là thời gian xét nghiệm quá sớm, nồng độ các chất còn chưa vượt ngưỡng nên cho kết quả âm tính.

Thứ ba là trường hợp sai sót y tế do lỗi máy xét nghiệm, quy trình lấy mẫu không đúng, sai sót trong quá trình vận chuyển, bảo quản, xử lý mẫu,…

Thứ tư là khả năng “tái kích hoạt” của một số loại mầm bệnh như virus, vi khuẩn nên nhiều bệnh nhân sau một quá trình điều trị đã cho kết quả xét nghiệm trở về âm tính, cơ thể hồi phục và được xem là khỏe mạnh. Tuy nhiên, một thời gian sau thì kết quả xét nghiệm lại là dương tính.

Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm âm tính

Theo đó, xét nghiệm chính là hoạt động giúp kiểm tra, là quá trình phân tích chức năng, tình trạng các cơ quan trên cơ thể và bao gồm nhiều bước. Kết quả cuối cùng của hoạt động xét nghiệm đó là nhằm chứng minh, hỗ trợ cho chẩn đoán sơ bộ trước đó hoặctheo dõi kết quả điều trị xem có đạt hiệu quả hay không.

Âm tính [tiếng Anh là Negative] là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ kết quả xét nghiệm trong y học. Nếu nhận được kết quả có ghi âm tính tức là người thăm khám không bị bệnh hoặc không mang mầm bệnh trong cơ thể.

Dương tính là gì?

Ngược với trường hợp âm tính là gì thì kết quả xét nghiệm dương tính, [+] hay Positive là trường hợp bạn đã mắc bệnh hay có nguy cơ mắc một bệnh nào đó do mang yếu tố gây bệnh trong cơ thể.

Ví dụ: Một người đi xét nghiệm nước bọt xem mình có bị nhiễm virus Covid-19 hay không, nếu kết quả âm tính chúng ta hiểu rõ âm tính tức là người bệnh không bị lây nhiễm virus Covid-19. Còn dương tính là người bệnh có bị nhiễm virus này.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi muốn chia sẻ về giải đáp thắc mắc âm tính tiếng anh là gì? Khách hàng theo dõi nội dung bài viết có vướng mắc nào khác vui lòng phản ánh trực tiếp để được nhân viên hỗ trợ sớm nhất.

1. Virus HIV là gì?

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

HIV lây truyền qua con đường nào?

  • Đường máu: HIV có nhiều trong máu cũng như trong các thành phần của máu như hồng cầu, tiểu cầu, huyết tương, các yếu tố đông máu. Do đó, HIV có thể lây truyền qua máu và các chế phẩm của máu có nhiễm HIV.
  • Đường tình dục: Tất cả các hình thức quan hệ tình dục với một người nhiễm HIV đều có nguy cơ lây nhiễm HIV. Nguy cơ lây nhiễm cao nhất là qua đường hậu môn, rồi tiếp đến là qua đường âm đạo và cuối cùng là qua đường miệng.
  • Lây truyền từ mẹ sang con: Từ giai đoạn mang thai, khi sinh, khi cho con bú, HIV có thể lây truyền từ mẹ sang con. 

Xét nghiệm là cách duy nhất để xác nhận bệnh nhân có nhiễm HIV hay không?

Xét nghiệm HIV bao gồm một số xét nghiệm về máu hoặc dịch trong cơ thể để xác định xem bạn có bị nhiễm virus HIV hay không.

Xét nghiệm HIV bao lâu là thắc mắc được nhiều người quan tâm hiện nay. Hầu như không thể phát hiện nhiễm HIV ngay lập tức, cơ thể phải cần phải có thời gian để tạo ra kháng thể hoặc lượng virus đủ để phát triển. Người xét nghiệm có thể mất khoảng 3–6 tháng trước khi nhận được kết quả xét nghiệm dương tính hoặc âm tính với HIV. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu xét nghiệm sớm, có thể bị âm tính giả trong khi thực tế đã nhiễm bệnh.

2. Xét nghiệm HIV âm tính là gì?

Âm tính hay dương tính là thuật ngữ được sử dụng trong y khoa nhằm mục đích chỉ ra kết quả của một xét nghiệm nào đó mà người bệnh đã thực hiện.

Xét nghiệm HIV âm tính là gì? Có đáng lo không? Trên thực tế, nếu kết quả xét nghiệm HIV âm tính có nghĩa là tại thời điểm xét nghiệm, người xét nghiệm không mang trong mình virus HIV hoặc xét nghiệm chưa phát hiện được virus trong cơ thể người xét nghiệm, bởi có thể đang ở trong thời kỳ “cửa sổ” [sau khi nhiễm virus HIV, phải mát 3 đến 6 tháng để cơ thể sản xuất ra kháng thể, đây được xem là giai đoạn cửa sổ]. Nếu thấy mình có nguy cơ bị lây nhiễm HIV và nghĩ rằng mình đang trong thời kỳ “cửa sổ” thì hãy làm xét nghiệm lại để khẳng định chắc chắn mình có bị nhiễm HIV hay không.

Trường hợp kết quả xét nghiệm HIV dương tính thì ngược lại với kết quả xét nghiệm HIV âm tính, điều này có nghĩa là đã mang virus HIV trong cơ thể. Hãy liên hệ bác sĩ ngay lập tức để trao đổi cách làm kìm hãm sự phát triển của virus; ngưng mọi hoạt động gây hại tới hệ miễn dịch như hút thuốc, dùng ma túy, uống rượu bia quá mức hay ăn uống không lành mạnh; làm kiểm tra bổ sung để xác nhận các loại bệnh khác; thông báo cho những người bạn đã, đang và sẽ quan hệ biết về bệnh tình của mình.

3. Ai nên xét nghiệm HIV?

Các chuyên gia khuyến khích tất cả mọi người trong độ tuổi từ 13–64 nên thực hiện xét nghiệm HIV ít nhất một lần. Nếu chẳng may nhiễm virus HIV, phát hiện sớm sẽ giúp bạn chuẩn bị tinh thần điều trị tốt hơn đồng thời có những biện pháp đề phòng lây truyền HIV cho người khác.

Với những người có nguy cơ cao hơn nên kiểm tra thường xuyên hơn. Nếu bạn có kết quả xét nghiệm HIV âm tính trong lần cuối cùng hoặc xét nghiệm đã được thực hiện hơn một năm trước, và thuộc một trong số những người dưới đây thì bạn nên đi xét nghiệm HIV càng sớm càng tốt:

  • Người có quan hệ đồng tính nam.
  • Đã có quan hệ tình dục qua đường hậu môn hoặc âm đạo với một người dương tính với HIV.
  • Đã quan hệ với nhiều người kể từ lần xét nghiệm HIV cuối cùng.
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc vật dụng khác như nước hoặc bông y tế với người khác.
  • Đã từng bán dâm.
  • Đã từng được chẩn đoán hoặc điều trị một bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.
  • Đã được chẩn đoán hoặc điều trị lao, viêm gan. 
  • Đã có quan hệ tình dục với một ai đó có ít nhất một trong các đặc điểm kể trên.

Tất cả phụ nữ mang thai nên được xét nghiệm HIV để có thể bắt đầu điều trị cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV. Khi một phụ nữ được điều trị HIV sớm trong thai kỳ, nguy cơ truyền HIV sang em bé thường rất thấp.

Xét nghiệm là cách duy nhất để xác nhận bệnh nhân có nhiễm HIV hay không

4. Cách phòng tránh bệnh HIV

Dựa trên các con đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng tránh bệnh HIV như sau:

  • Cách tốt nhất để phòng tránh HIV là không tiêm chích ma túy.
  • Thực hiện một lối sống lành mạnh, không quan hệ tình dục bừa bãi, chung thuỷ một vợ một chồng.
  • Đối với trường hợp quan hệ tình dục với đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV hay không thì bạn nên thực hiện tình dục an toàn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao cao su đúng cách; không để dịch sinh dục như tinh dịch, dịch âm đạo của bạn tình tiếp xúc trực tiếp với da, niêm mạc của mình trong khi quan hệ tình dục.
  • Với những người trẻ, không quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng là cách phòng lây nhiễm HIV qua đường tình dục có hiệu quả.
  • Chỉ nên truyền máu và các chế phẩm máu khi thật sự cần thiết; nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
  • Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
  • Khi biết một người đã nhiễm HIV nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người đó.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải răng, bấm móng tay, dao cạo,...
  • Phụ nữ nhiễm HIV tốt nhất không nên mang thai, bởi tỷ lệ lây truyền HIV sang cho thai nhi là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp đã có thai thì nên đến cơ sở y tế để khám thai và được tư vấn cách xử lý.

Phòng khám đa khoa Biển Việt, địa chỉ uy tín hàng đầu về xét nghiệm, điều trị phơi nhiễm HIV, điều trị HIV tại Hà Nội.

Tại Phòng khám đa khoa Biển Việt có cung cấp Gói Khám, Sàng lọc các bệnh xã hội trong đó có sàng lọc HIV, giúp cho khách hàng có thể phát hiện sớm các bệnh lý và có hướng điều trị hiệu quả, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Gói khám sàng lọc các bệnh xã hội tại Biển Việt dành cho mọi lứa tuổi, cả nam giới và nữ giới.

Để đăng ký khám và điều trị tại PKĐK Biển Việt, Quý Khách có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 0812217575/ 0912075641/ 02435420311 hoặc đăng ký khám tại TẠI ĐÂY.

Video liên quan

Chủ Đề