Ấn phẩm 50 năm thành lập trường gọi là gì năm 2024

Trường THPT Như Thanh trước kia là trường phổ thông cấp 3 Như Xuân, được thành lập vào năm 1966 trong hoàn cảnh chiến tranh phá hoại ác liệt của đế quốc Mỹ. Trải qua những bước thăng trầm của lịch sử, trường THPT Như Thanh đến nay đã tròn 50 tuổi, 50 năm - một chặng đường nhìn lại, khó khăn, gian khổ nhiều, nhưng cũng vô cùng vẻ vang, tự hào.

50 năm phát triển và trưởng thành trên mảnh đất Như Thanh sơn thủy hữu tình, trường THPT Như Thanh xứng đáng là cái nôi ươm mầm cho những ước mơ diệu kỳ của thời áo trắng. Nửa thế kỷ qua, từ mái trường này đã có biết bao ước mơ được chắp cánh để bay cao, bay xa. 50 năm tuy chưa phải là quá dài nhưng cũng là khoảng thời gian đủ để khẳng định sự phát triển bền vững cũng như tầm vóc của nhà trường.

Thể theo tâm nguyện của các thế hệ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh, trường THPT Như Thanh đã làm Tờ trình xin ý kiến và được sự đồng ý của Ban Thường vụ Huyện ủy Như Thanh, Sở GD&ĐT Thanh Hóa về việc tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường. Đây là dịp để ôn lại truyền thống xây dựng và phát triển, ghi nhận và biểu dương những đóng góp to lớn của những thế hệ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và học sinh của nhà trường trong 50 năm qua. Trên sơ sở đó tiếp tục giáo dục truyền thống của nhà trường đối với các thế hệ trẻ hôm nay để các em cố gắng phấn đấu, rèn luyện trở thành những công dân có ích trong tương lai.

Nhiều tháng qua, nhà trường đã phát động các phong trào thi đua, lập nhiều thành tích chào mừng Lễ kỷ niệm 50 năm thành lập trường. Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã nhiệt tình tham gia, hưởng ứng bằng các hoạt động thiết thực, ý nghĩa.

Nhận thức được, 50 năm thành lập trường chính là nhịp cầu kết nối mọi thế hệ giáo viên và học sinh, Ban tổ chức đã rất chú trọng trong việc tuyên truyền, chủ động kết nối, liên lạc với các thế hệ giáo viên, học sinh đã từng làm việc và học tập dưới mái trường Như Thanh. Đến nay, đã có hơn 30 khóa học sinh tổ chức giao lưu gặp mặt dưới nhiều hình thức phong phú nhằm hướng tới ngày kỷ niệm. Nhiều khóa, lớp cựu học sinh và phụ huynh học sinh với tình cảm tri ân thầy cô và mái trường đã chung tay, giúp sức cùng nhà trường trong việc cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất trường lớp, thành lập qũy khuyến học, tặng các công trình có giá trị hàng trăm triệu đồng. Huyện đã quan tâm, cấp nguồn kinh phí trên 1 tỷ đồng xây dựng Nhà truyền thống, lát đá đường vào khu Văn phòng, cải tạo sân vận động…Cho đến thời điểm này, các hạng mục cơ bản đã hoàn thiện, cảnh quan nhà trường thay đổi từng ngày, khang trang, sạch đẹp, đầy đủ hương sắc để chào đón các thế hệ thầy cô giáo, học sinh về dự ngày hội trường.

Song song với việc xây dựng cơ sở vật chất, Ban tổ chức đã chỉ đạo tiểu ban Nội dung - Tuyên truyền - Khánh tiết hoàn thành cuốn sách“Trường THPT Như Thanh - 50 năm xây dựng và phát triển”. Ấn phẩm này được xem như một tư liệu quý giá về quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường trong suốt 50 năm qua. Được tuyển chọn từ những bài viết từ khắp mọi miền đất nước gửi về, mỗi trang viết là những suy nghĩ, những trăn trở và cả những kỉ niệm khó quên, những giọt nước mắt, những nụ cười của biết bao thầy cô và học sinh đã từng gắn bó một thời với mái trường cấp 3 mến yêu. Những tình cảm đó đã được lưu giữ lại trong cuốn sách với tất cả sự xúc động và tự hào.

Hướng tới Lễ kỷ niệm, công tác văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cũng đang trong giai đoạn hoàn tất. Các đoàn thể, đặc biệt là Đoàn trường đã tổ chức luyện tập bài hát truyền thống của nhà trường và những tiết mục văn nghệ đặc sắc, hội thi TDTT đã bắt đầu khởi động, công tác chuẩn bị cho hoạt động cắm trại, giao lưu văn hóa văn nghệ vào đêm 5/11 đã hoàn thành… Những hoạt động này đều nhận được sự ủng hộ nhiệt tình, chung sức, đồng lòng của thầy cô và các em học sinh, mỗi người đều nhận thức được trách nhiệm cũng như niềm vinh dự được góp một phần công sức cho mái trường mình đang gắn bó.

Ngày lễ đang đến gần, lòng người cũng nô nức, xốn xang, bởi đây chính là dịp gặp gỡ của bao thế hệ thầy trò, dịp hội ngộ của bao tấm lòng nhiệt huyết. Thăm lại trường cũ, gợi lại những ký ức, những kỷ niệm xưa, gặp gỡ những người bạn lâu năm xa cách tưởng như một điều giản dị lại chính là ước mong của bao người. Bởi ai không nặng lòng với quá khứ, ai chẳng bồi hồi khi nhớ những khoảnh khắc thanh xuân. Bạn bè, thầy cô chính là mảnh ký ức đẹp đẽ nhất của một thời, vẹn nguyên của một thời say đắm. Với tình cảm đó, chúng ta tin tưởng rằng, Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập trường [được tổ chức vào ngày mùng 5, 6/11/2016] thực sự là một nhịp cầu kết nối những trái tim mà bao thế hệ những người con Như Thanh đang chờ đón!

GD&TĐ - Một trường THPT ở Thanh Hóa lên kế hoạch kêu gọi ủng để tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày thành lập trường, với số tiền hơn 2,6 tỷ đồng.

Huy động hơn 2,6 tỷ đồng

Trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa [Thanh Hóa] đã ban hành “Dự kiến kế hoạch thực hiện các công việc chuẩn bị các điều kiện và tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường”.

Theo kế hoạch của nhà trường, lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường sẽ được tổ chức vào đầu, hoặc trung tuần tháng 11/2023.

Ngoài các hoạt động chào mừng kỷ niệm thành lập trường, như: Tổ chức phát động thi đua “Dạy tốt - Học tốt”..., nhà trường đã xây dựng kế hoạch kêu gọi sự ủng hộ kinh phí từ các thầy, cô giáo, thế hệ cựu học sinh, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp...

Bản dự kiến các khoản chi trong dịp kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Trường THPT Lê Văn Hưu. Ảnh: TL.

Theo đó, nhà trường đưa ra các hạng mục cần phải làm và dự kiến tổng kinh phí, là: 2.655.000.000 đồng [chưa bao gồm công trình đặt tượng, tổ chức tiệc giao lưu giữa các thế hệ thầy, cô giáo và thế hệ cựu học sinh], gồm: Xây dựng nội thất nhà truyền thống: Từ 350 đến 450 triệu đồng. Sơn, làm lan can khu hiệu bộ 3 tầng: 300 triệu đồng.

Xây dựng thư viện xanh: 200 triệu đồng. Xây dựng công trình đặt tượng nhà Sử học Lê Văn Hưu tại khuôn viên trường: 900 triệu đồng [số tiền này do cựu học sinh khóa 1988-1991 đã đăng ký làm và đang thực hiện các thủ tục để xây dựng].

Trang trí khuôn viên trường: 80 triệu đồng. Biên tập, xuất bản và in kỷ yếu 1.500 cuốn: 225 triệu đồng. Công tác tuyên truyền, truyền thông: Làm phóng sự, viết bài trên báo, đưa tin trên đài truyền hình, in báo, bảng biểu, lắp đặt pano, áp phích: 150 triệu đồng. Giấy mời, lễ tân, tổ chức thể thao, văn nghệ, đốt lửa trại: Dự kiến 100 triệu đồng.

Giao lưu gặp mặt, tổ chức tiệc đứng của các thể hệ cựu học sinh, thầy, cô giáo chiều thứ 7 [trước ngày đại lễ]: Số lượng tuỳ vào đăng ký của các lớp, khoá cựu học sinh: dự kiến mỗi suất 300.000 đồng.

Thuê tổ chức sự kiện ngày đại lễ: Dự kiến 300 triệu đồng. Tiệc đứng sau buổi lễ sáng ngày Chủ nhật [đại biểu là các thế hệ thầy, cô giáo, đại diện thế hệ cựu học sinh, khoảng 1.500 người]: Dự kiến 450 - 500 triệu đồng.

Quà lưu niệm cho các thầy, cô giáo, các đại biểu: 250 triệu đồng. Công tác an ninh bảo vệ, y tế...: 50 triệu đồng. Kinh phí dự phòng: 50 triệu đồng.

Hiệu trưởng nói gì?

Làm việc với PV Báo GD&TĐ, ông Lê Đình Sinh - Hiệu trưởng Trường THPT Lê Văn Hưu xác nhận, kế hoạch nêu trên là do nhà trường xây dựng, để chuẩn bị tổ chức 60 năm ngày thành lập trường. Ban giám hiệu nhà trường đã báo cáo Thường trực Huyện ủy Thiệu Hóa về vấn đề này. Đồng thời, tháng 5 tới, nhà trường sẽ làm báo cáo gửi Sở GD&ĐT.

“Việc tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập trường là mang ý nghĩa giáo dục, kết nối các thế hệ học sinh để quan tâm đến sự phát triển giáo dục của nhà trường. Chủ trương của Đảng bộ nhà trường, giáo viên là như vậy.

Số kinh phí huy động được sẽ xây dựng nhà truyền thống của nhà trường, hỗ trợ để tu sửa các hạng mục cơ sở vật chất, để phục vụ giáo dục trong nhà trường”, ông Sinh nói.

Cũng theo ông Sinh, tính đến ngày 31/3, số tiền ủng hộ từ các khóa học sinh về cho nhà trường là 850 triệu đồng.

Trường THPT Lê Văn Hưu, huyện Thiệu Hóa đang được Nhà nước đầu tư xây dựng công trình với số tiền hàng chục tỷ đồng. Ảnh: TL.

“Sự kiện kỷ niệm là rất có ý nghĩa cho nhà trường. Việc vận động các cựu học sinh là hoàn toàn tự nguyện, không đưa ra mức hỗ trợ cụ thể. Không huy động phụ huynh học sinh đang học tại trường”, ông Sinh nói.

Sáng 13/4, trao đổi với GD&TĐ, ông Tạ Hồng Lựu - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Thanh Hóa, cho biết: Trường THPT Lê Văn Hưu đã có tờ trình gửi Sở về việc tổ chức kỷ niệm 60 năm thành lập trường, nhưng Sở chưa có văn bản trả lời. Về chủ trương, thì Sở sẽ thống nhất cho nhà trường tổ chức lễ kỷ niệm này, vì 60 năm là năm chẵn.

“Việc huy động tài trợ từ nguồn xã hội hóa để tổ chức kỷ niệm ngày thành lập trường, thì cũng được phép, nhưng cách huy động như thế nào đó vừa phải. Tuy nhiên, lẽ ra nhà trường cứ huy động thôi, còn được nhiều hay được ít đều tốt cả, chứ không nên ấn định là phải huy động với số tiền như vậy. Nhà trường cần có cách làm phù hợp, không ép buộc. Qua đây, cũng để ông Lê Đình Sinh rút kinh nghiệm trong việc kêu gọi xã hội hóa”, ông Lựu nói.

Tuy nhiên, theo tìm hiểu của PV Báo GD&TĐ, sau khi nhà trường phát hành bản dự kiến kế hoạch kêu gọi và ấn định số tiền 2.655 triệu đồng, để tổ chức tu sửa cơ sở vật chất, tổ chức sự kiện ngày thành lập, nhiều cựu học sinh của ngôi trường này có ý kiến không đồng tình với cách làm nêu trên.

Bởi lẽ, việc tổ chức kỷ niệm thành lập trường là để các thế hệ giáo viên, học sinh gặp gỡ nhau, giao lưu, ôn lại những kỷ niệm, truyền thống dạy và học của nhà trường. Nhưng, lễ kỷ niệm nên tổ chức trang trọng, tiết kiệm, không phô trương, lãng phí và càng không nên gây ra sự “so sánh mức đóng góp” của các khóa học sinh lẫn nhau.

Chủ Đề