Tự chủ là gì lớp 9 năm 2024

- Tự chủ là làm chủ được bản thân, luôn ý thức được những gì mình đang làm và biết tự điều chỉnh hành vi cho phải, cho đúng mực.

- Biểu hiện của tính tự chủ: ngườib biết tự chủ là người làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống, luôn có thái độ bình tĩnh tự tin và biết tự điều chỉnh hành vi của mình.

- Ý nghĩa của tự chủ: tự chủ là một đức tính quí giá. Nhờ tính tự chủ mà con người biết sống một cách đúng đắn và biết cư xử có đạo đức, có văn hoá, tính tự chủ giúp ta đứng vững trước những tình huống khó khăn và những thử thách, cám dỗ.

Tự chủ là phần nội dung được học trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9 bài 2. Để giúp các bạn hiểu tự chủ là gì, VnDoc sẽ gửi tới các bạn tài liệu sau đây để các bạn tìm hiểu về khái niệm tự chủ và biểu hiện của tính tự chủ. Sau đây mời các bạn tham khảo.

I. Tự chủ là gì?

Tự chủ là làm chủ chính bản thân mình, được hiểu một cách cụ thể thì “tự” nghĩa là tự bản thân mình làm việc gì đó, tự mình điều khiển hành vi, suy nghĩa của mình, đồng thời cũng chính mình sẽ tự đưa ra quan điểm trong mọi vấn đề gặp phải, nói cách khác đây chính là yếu tố tự tác động đến mọi vấn đề, còn “chủ” ở đây có thể hiểu nghĩa chính là chủ quyền, là sự dân chủ.

Hiểu một cách đơn giản nhất thì tự chủ chính là khả năng tự bản thân mình sẽ đưa ra các quyết định sáng suốt, xuất phát từ chính bản thân mình mà không chịu sự tác động, ép buộc bởi bất cứ ai. Tự chủ được biểu thị qua hành động, qua lời nói, suy nghĩ, tâm tư hay tình cảm của chính bản thân mình trong mọi hoàn cảnh.

Tự chủ thể hiện khái niệm trên phương diện của nhiều lĩnh vực khác nhau, đây là một trong những đức tính tốt cần phải rèn luyện trong quá trình hoàn thiện chính bản thân mình đối với mọi cá nhân trong xã hội hiện tại.

Đức tính tốt đẹp này luôn được đề cao trong mọi giai đoạn hình thành, phát triển của xã hôi, các giá trị tốt đẹp này đã không ngừng phát triển và được phát huy ở nhiều khía cạnh khác nhau.

II. Biểu hiện của tính tự chủ

Tự chủ được xác định là đức tính tốt mà mỗi người cần phải phát huy và hoàn thiện nó, tự chủ trong những quyết định dù đơn giản hay phức tạp, trong mọi lĩnh vực của đời sống. Để xác định một người có tính tự chủ hay không thì ta xem xét ở những biểu hiện sau:

- Người có tính tự chủ thì trong mọi trường hợp, mọi vấn đề sẽ luôn có thái độ bình tĩnh, tự tin. Bởi họ sẽ tự tin vào chính khả năng, năng lực của bản thân mình, tin vào điều bản thân sẽ làm và tin vào kết quả mà hành động mình làm sẽ mang lại. Một học sinh có tính tự chủ thông qua việc tự giác học tập cao, tự nắm bắt thời cơ học tập để trau dồi bản thân.

- Người có tính tự chủ sẽ tự biết điều chỉnh hành vi của chính mình, biết mình sai và đúng ở đâu và sẽ nhận lỗi để sửa chữa lỗi lầm. Khi mà nhận thức được sai lầm của mình thì người ta sẽ biết cách sữa chữa, tiếp thu sự đóng góp ý kiến từ người khác để làm hoàn thiện chính bản thân mình.

- Tự đánh gia, kiểm điểm bản thân cũng chính là biểu hiện của tính tự chủ. Đánh giá được bản thân, hiểu được mình đang bị thiếu sót ở đây, cần bồi dưỡng thêm những kiến thức gì.

- Biểu hiện tính tự chủ còn được thể hiện thông qua cách cư xử trong mộ trường sống hàng ngày, thể hiện được sự khéo léo, nhẹ nhàng trong cách nói chuyện, trong việc lựa chon ngôn ngữ giao tiếp, đến biểu hiện để xử lý tình huống gặp pải một cách nhẹ nhàng nhưng đem lại hiệu quả, sự hài lòng cao.

.................................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn tài liệu Tự chủ là gì? Chắc hẳn thông qua tài liệu này, các bạn có thể hiểu rõ hơn thế nào là tự chủ, và biểu hiện của tính tự chủ là như thế nào? Đây là một đức tính tốt cần có, hy vọng mỗi chúng ta luôn có tính tự chủ để có thể dễ dàng xử lý các tình huống trong cuộc sống cũng như ứng xử trong xã hội.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 9 như: Toán lớp 9, Ngữ văn lớp 9, Tiếng Anh 9... được cập nhật liên tục trên VnDoc.

Tóm tắt lý thuyết Giáo dục công dân lớp 9 Bài 2: Tự chủ ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm GDCD 9 Bài 2.

Lý thuyết GDCD 9 Bài 2: Tự chủ

  1. Tóm tắt nội dung câu truyện

1. Một người mẹ

- Bà Tâm có một người con trai tên là M. Anh là một người đi biển giỏi, là trụ cột gia đình nhưng lại nghiện ma túy và đã nhiễm HIV/AIDS.

- Biết chuyện, bà Tâm choáng váng, đau khổ nhưng nén nỗi đau để chăm sóc con được tốt. Bà thường giúp đỡ, an ủi động viên những gia đình có người nhiễm HIV.

2. Chuyện của N

- N là con út trong một gia đình khá giả và là một học sinh ngoan, học khá. Do bị bạn bè xấu rủ rê, N đã bỏ bê việc học hành dẫn đến thi trượt cấp 3.

- Buồn chán và tuyệt vọng, N đã hút thử ma túy và bị nghiện. Để có tiền hút chích, N đã tham gia trộm cắp và bị bắt trong lúc đi trộm.

N hút thử ma túy và bị nghiện [minh họa]

II. Nội dung bài học

1. Thế nào là tự chủ?

- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, tình cảm, hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, điều kiện của cuộc sống.

2. Lợi ích của tự chủ.

- Con người biết sống đúng đắn, cư xử có đạo đức, có văn hoá.

- Giúp con người đứng vững trước những khó khăn, thử thách và cám dỗ.

Vững vàng trước những thử thách, cám dỗ [minh họa]

3. Cần rèn luyện tính tự chủ bằng cách nào?

- Tập suy nghĩ kĩ trước khi hành động.

- Xem xét thái độ, hành động, lời nói của mình là đúng hay sai và có sự sửa chữa, rút kinh nghiệm kịp thời.

III. Liên hệ bài học với cuộc sống

- Tính tự chủ là một đức tính cần thiết ở mỗi người.

- Nếu chúng ta mất tự chủ trong suy nghĩ, sẽ dẫn đến những lời nói, hành động và điều này có thể gây nên những hậu quả không tốt.

Trắc nghiệm GDCD 9 Bài 2: Tự chủ

Câu hỏi nhận biết

Câu 1: Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống là người có đức tính

  1. tự lập.
  1. tự tin.
  1. tự chủ.
  1. tự ti.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Người làm chủ được suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh tình huống là người có đức tính tự chủ

Câu 2: Biểu hiện nào dưới đây là biểu hiện của tính tự chủ?

  1. Luôn luôn hành động theo ý mình, không nghe ý kiến của người khác
  1. Sống đơn độc, khép kín.
  1. Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối.
  1. Dễ bị người khác lôi kéo làm theo họ.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Tự quyết định công việc của mình, không bị hoàn cảnh chi phối là biểu hiện của người biết tự chủ.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện ý nghĩa của lối sống tự chủ?

  1. Khiến con người dao động trước những khó khăn thử thách.
  1. Giúp con người biết sống đúng đắn và cư xử có văn hóa.
  1. Giúp cong người vượt qua nghịch cảnh mà không cần suy nghĩ.
  1. Chỉ giúp con người làm chủ được hành vi trong một số hoàn cảnh.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Giúp con người biết sống đúng đắn và cư xử có văn hóa, đó chính là ý nghĩa của tự chủ.

Câu 4: Người có lối sống tự chủ là người

  1. làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình.
  1. hay nóng nảy, cáu gắt mỗi khi người khác góp ý, phê bình.
  1. không bao giờ chú ý đến đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp.
  1. không nghe ý kiến nhận xét, góp ý của người khác.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Người có đức tính tự chủ là người làm chủ bản thân, làm chủ được suy nghĩ, hành vi và tình cảm của mình trong mọi hoàn cảnh, tính huống. Đây chính là khái niệm của tự chủ

Câu 5: Hành vi nào dưới đây thể hiện tính tự chủ?

  1. Im lặng trong mọi hoàn cảnh.
  1. Dễ nản lòng khi gặp khó khăn.
  1. Luôn ủng hộ theo ý kiến của số đông.
  1. Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Bình tĩnh suy xét sự việc trước khi đưa ra quyết định đây chính là biểu hiện của người có tính tự chủ. Điều đó giúp con người sống đúng đắn, cư xử có văn hóa, có đạo đức

Câu 6: Người tự chủ là người

  1. làm việc gì cũng đúng.
  1. luôn hành động theo ý mình.
  1. luôn quyết định vội vàng trong mọi vấn đề.
  1. biết kiềm chế những ham muốn của bản thân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: D

Giải thích: Người tự chủ là người biết kiềm chế những ham muốn của bản thân, giúp con người sống đúng đắn, đứng vững trước những khó khăn thử thách.

Câu hỏi thông hiểu

Câu 1: Biểu hiện nào sau đây thể hiện người không có tính tự chủ?

  1. Biết kiềm chế cảm xúc của mình trước những tình huống bất ngờ
  1. Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình
  1. Bình tĩnh giải quyết khi gặp xích mích với những người xung quanh
  1. Không nóng nảy vội vàng khi quyết định một việc gì đó

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Không lỡ từ chối khi bị bạn bè rủ rê quá nhiệt tình thể hiện người không có tính tự chủ, không làm chủ được bản thân trước những lời rủ rê của bạn bè.

Câu 2: Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân” nói về phẩm chất đạo đức nào sau đây?

  1. Nhân nghĩa.
  1. Tự tin
  1. Tự chủ
  1. Chí công vô tư.

Hiển thị đáp án

Đáp án: C

Giải thích: Câu ca dao: “Dù ai nói ngả nói nghiêng /Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”, nói về phẩm chất đạo đức tự chủ. Khi con người đã có quyết tâm thì dù bị người khác ngăn trở cũng vẫn vững vàng, không thay đổi ý định của mình.

Câu 3: Biểu hiện nào dưới đây là của người không có tính tự chủ?

  1. Biết kiềm chế cảm xúc của bản thân.
  1. Nao núng, hoang mang khi khó khăn
  1. Bình tĩnh, chủ động khi gặp chuyện.
  1. Không bị dao động trước các áp lực.

Hiển thị đáp án

Đáp án: B

Giải thích: Biểu hiện của người không có tính tự chủ là nao núng, hoang mang khi khó khăn.

Câu 4: Câu nào dưới đây thể hiện sự thiếu tự chủ?

  1. Cả giận mất khôn.
  1. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  1. Sông sâu sóng cả, chớ ngã tay chèo.
  1. Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.

Hiển thị đáp án

Đáp án: A

Giải thích: Cả giận mất khôn là thể hiện sự thiếu tự chủ, không làm chủ được cảm xúc của bản thân có thể dẫn đến những hành động thiếu chín chắn, vô văn hóa.

Thế nào là tự chủ cho ví dụ GDCD 9?

- Tự chủ là làm chủ bản thân, làm chủ được những suy nghĩ, tình cảm và hành vi của mình trong mọi hoàn cảnh, tình huống luôn bình tĩnh tự tin và tự điều chỉnh hành vi của mình. - Ví dụ: Trong giờ kiểm tra gặp bài khó kiên quyết không xem bài của bạn, ko quay cóp; tự kiếm tiền nuôi bản thân...

Tự chủ là gì ngắn gọn?

Hiểu một cách đơn giản nhất, tự chủ là khả năng tự bản thân mình sẽ đưa ra những quyết định sáng suốt, xuất phát từ chính bản thân mà không chịu sự tác động hay ép buộc của bất kỳ ai. Tự chủ cũng được thể hiện qua hành động, lời nói, tình cảm của mỗi cá nhân.

Giải thích tại sao con người phải biết tự chủ?

- Tính tự chủ rất cần thiết vì trong cuộc sống, con người luôn luôn gặp những tình huống đòi hỏi phải có sự ứng xử đúng đắn, phù hợp. - Tính tự chủ giúp con người tránh được những sai lầm không đúng, sáng suốt lựa chọn cách thức thực hiện mục đích cuộc sống của mình.

Thế nào là tự chủ cho biết ý nghĩa của tự chủ?

Tự chủ có thể được định nghĩa là khả năng của người đó đưa ra quyết định của riêng mình. Niềm tin vào sự tự chủ này là tiền đề trung tâm của khái niệm đồng ý và đưa ra quyết định chung. Ý tưởng này, trong khi được coi là thiết yếu đối với thực hành y học ngày nay, đã được phát triển trong 50 năm qua.

Chủ Đề