Nôn ra máu tươi là bệnh gì năm 2024

Nôn là máu là một trong những triệu chứng mà nhiều người gặp, nếu lơ là không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể nguy kịch, thậm chí là tử vong.

ThS.BS Phạm Công Khánh – Phó Trưởng khoa nội soi, Bệnh viện Đại học Y dược TPHCM cho biết, bệnh viện thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân bị nôn ra máu, tình trạng kéo dài mới đi đến bệnh viện để khám bệnh. Sự chủ quan này khiến nhiều người đối mặt với các biến chứng khó lường.

Nôn ra máu không phải là bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng của đường tiêu hoá. Bệnh nhân có thể nôn ra máu đỏ tươi, hoặc nôn ra máu bầm, máu cực, dịch nôn đen kèm với thức ăn.

Nôn ra máu có thể biểu hiện nhiều bệnh lý, thường xuất hiện trên 2 nhóm bệnh lý. Nhóm bệnh lý không do tăng áp cửa, tức họ có thể bị viêm loét dạ dày, viêm loét tá tràng, hay những tình trạng khác như dị dạng mạch máu ở trong dạ dày, hoặc khi người bệnh nôn nhiều xảy ra tình trạng rách niêm mạc vùng quãng, đó có thể là biểu hiện gây ra nôn ra máu. Biểu hiện của nhóm này là đau bụng vùng trên rốn, thấy nóng rát vùng trên rốn, đôi khi cảm giác đầy hơi, khó tiêu.

Nhóm bệnh lý thứ hai là tăng áp cửa, thường xảy ra trên bệnh nhân sơ gan, đối với nhóm này tình trạng nôn ra máu thường xuất hiện khi vỡ các mạch máu bị giãn ở thực quản hoặc ở dạ dày.

Khi người bệnh bị nôn ra máu, nhẹ cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt hoa mắt, nặng có thể ngất xỉu.

Đối với những người bệnh xơ gan, nôn ra máu vì tăng áp lực tĩnh mạch cửa, thông thường có các biểu hiện của xơ gan, bệnh nhân có tình trạng báng bụng, vàng da, vàng mắt….

Trên thực tế nôn ra máu là dấu hiệu nguy hiểm, nên khi có triệu chứng này thì nên đến cơ sở y tế được thăm khám, chẩn đoán mức độ nặng của nôn ra máu.

Nếu bị bệnh mà không điều trị thì biến chứng nôn ra máu nhẹ có thể không có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên, mất máu nhiều cơ thể bệnh nhân sẽ giảm hiệu quả tuần hoàn trong cơ thể, tụt huyết áp. Đặc biệt là người lớn tuổi có thể bị nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, sốc mất máu, sốc có thể suy đa cơ quan thậm chí là tử vong.

Trong phương án điều trị hiện nay, nội soi là phương pháp phổ biến để tìm nguyên nhân nôn ra máu, qua nội soi các bác sĩ sẽ điều trị cầm máu với nhiều phương pháp tiến bộ, tăng tỉ lệ thành công cao hơn.

Đối với nhóm nôn ra máu do tăng áp cửa xơ gan, qua nội soi có thể thắt thun, chích keo cầm máu.

“Trước đây nếu phẫu thuật xong vẫn bị chảy máu thì người bệnh sẽ phải phẫu thuật mổ để cầm máu, hiện nay với sự tiến bộ của y học chúng ta có thể cầm máu qua can thiệp nội mạch, tức là luồn một thiết bị hiện đại trong mạch máu, tìm mạch máu đang chảy và xử lý ngưng chảy máu. Bên cạnh đó, nôn ra máu là triệu chứng giảm thể tích tuần hoàn, cho nên việc điều trị quan trong là sớm bù hoàn lại thể tích bị mất đó bằng cách truyền dịch, hoặc truyền máu, dùng thuốc giảm tiết axit trong dạ dày, giảm tỷ lệ chảy máu tái phát” ThS.BS Phạm Công Khánh nói thêm.

Trong nhiều trường hợp, nôn ra máu chỉ là do cơ thể suy nhược hay đau họng, nhưng ở các trường hợp khác, nôn ra máu lại là dấu hiệu của nhiều căn bệnh nguy hiểm.

1. Loét tá tràng

Loét tá tràng là căn bệnh có dấu hiệu nôn ra máu nhiều nhất. Bệnh do vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra khiến bạn thường xuyên cảm thấy đau vùng thượng vị. Thông thường, bạn sẽ đau nhiều khi đói và bớt đau khi no. Khi bệnh trở nặng, vi khuẩn ăn mòn vào mạch máu, gây hiện tượng nôn ra máu.

2. Viêm dạ dày

Viêm dạ dày cũng giống như loét tá tràng đều do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, do tăng bạch cầu ưa xit, do thuốc, hóa chất, thức ăn... Bạn sẽ thấy hiện tượng chảy máu, sung huyết khi thành dạ dày ma sát với các thực phẩm cứng. Chính vì thế, khi các bệnh nhân viêm dạ dày ăn các đồ cay, nóng, cứng [mà không nhai kĩ]... sẽ dễ bị nôn ra máu.

Vi khuẩn Helicobacter pylori gây ra nhiều bệnh dạ dày, tá tràng.

3. Loét dạ dày

Loét dạ dày cũng gây nôn ra máu, chiếm tỉ lệ lên tới 20% các bệnh gây nôn ra máu. Nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori, do căng thẳng, ăn uống không khoa học... Loét dạ dày gây đau bụng thượng vị, cảm giác đau tăng dần khi bạn ăn quá no, giảm khi bạn uống thuốc trung hòa axit. Nếu loét tới các mạch máu sẽ gây nôn ra máu, phân đen.

4. Viêm loét thực quản

Viêm thực quản hay còn gọi là loét thực quản, nguyên nhân do vi khuẩn, do uống thuốc quá liều gây tổn thương thực quản... Máu nôn ra thường có màu đỏ sẫm kèm theo thức ăn, đôi khi máu có màu đỏ tươi. Các triệu chứng thường gặp của bệnh gồm: đau tức ngực, cơn đau tăng khi bạn uống nước hay ăn cơm. Cơn đau giảm khi bạn đói. Bạn thường xuyên có cảm giác nghẹn ở cổ họng khi ăn uống.

5. Hội chứng Mallory Weiss

Hội chứng Mallory Weiss là xuất huyết đường tiêu hóa trên do rách niêm mạc ở đường thực quản tới dạ dày. Hội chứng này do uống rượu say, nôn ói nhiều, khi nôn thường nôn thức ăn kèm máu. Nôn ra máu do hội chứng Mallory Weiss có thể cầm máu được nhưng cũng rất nhiều trường hợp không thể cầm máu dẫn tới kiệt sức do mất máu quá nhiều phải cấp cứu.

Mallory Weiss có thể gây nôn kịch liệt đến mức phải đi cấp cứu.

6. Giảm tĩnh mạch thực quản

Nguyên nhân của bệnh là do sự giãn đột ngột các tĩnh mạch ở phần dưới của thực quản, thường bệnh này sẽ đi kèm với bệnh gan. Nôn ra máu do tĩnh mạch thực quản thường là nôn ồ ạt, có thể kèm theo thức ăn và máu thường có màu sẫm. Tỉ lệ tử vong do bệnh giảm tĩnh mạch thực quản chiếm khoảng 5-7%.

7. Xơ gan

Xơ gan có nguyên nhân do nhiều bệnh gan mãn tính làm cho cấu trúc gan bị thay đổi bất thường các mô xơ, mô sẹo không còn đảm bảo chức năng. Xơ gan là giai đoạn gần nhất với ung thư gan, các tế bào gan bị tổn thương và hư hại nghiêm trọng. Xơ gan gây áp lực trong gan, áp lực lên tĩnh mạch thực quản. Nôn ra máu do tĩnh mạnh giãn quá to làm vỡ tĩnh mạch.

8. Ung thư dạ dày

Đây là một căn bệnh ác tính vô cùng nguy hiểm của đường tiêu hóa. Nhũng biểu hiện đầu tiên của bệnh là mệt mỏi, khó tiêu, chán ăn, sụt cân,... rất giống với viêm dạ dày. Bệnh này nguy hiểm ở chỗ rất ít khi được phát hiện sớm vì biểu hiện của nó giống với nhiều căn bệnh khác. Bệnh ung thư dạ dày gây nên hiện tượng loét dạ dày và dẫn tới nôn ra máu.

Bệnh ung thư dạ dày rất khó phát hiện sớm.

9. Ung thư thực quản

Cùng với các bệnh ung thư về đường tiêu hóa khác thì ung thư thực quản có rất ít biểu hiện ở giai đoạn đầu, với các dấu hiệu chung chung như nuốt khó, gây đau, hơi thở hôi... Ung thư thực quản gây nôn ra máu khi nó đi sâu vào tĩnh mạch máu.

10. Chấn thương

Rất nhiều chấn thương ở vùng bụng gây nôn ra máu, nhưng thường không nôn ồ ạt. Những chấn thương như vết đạn bắn, đập mạch, bị đâm... tại vùng bụng sẽ gây vỡ mạch máu, rách dạ dày dẫn tới bị nôn ra máu. Máu khi nôn có thể có màu đỏ sẫm hoặc đỏ tươi, cũng có thể kèm theo thức ăn.

Nôn ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?

Các bệnh lý như: viêm dạ dày, ruột; trào ngược dạ dày; rối loạn mạch máu ruột; viêm thực quản, ruột hoặc tuyến tụy; ung thư tuyến tụy; một vài bệnh gan như suy gan cấp, xơ gan; bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa; bệnh về máu như tiểu cầu thấp, rối loạn đông máu, thiếu máu hoặc bệnh bạch cầu.

Nôn ra máu thì nên ăn gì?

Không để bệnh nhân ăn khi đường ruột đang bị chảy máu dù họ đã tỉnh táo. Khi đã qua cơn nguy hiểm, tình trạng chảy máu đã được kiểm soát, người bệnh nên ăn uống lại bình thường nhưng ưu tiên sử dụng thực phẩm lỏng, mềm, dễ tiêu. Sau đó, có thể tăng dần độ đặc của thức ăn bằng cách cho bệnh nhân chuyển qua ăn cơm mềm.

Bị nôn ra máu nên khám ở đâu?

Nếu người bệnh không chắc chắn gì về tình trạng buồn nôn ra máu của mình. Hãy đi khám ở bệnh viện càng nhanh càng tốt. Bác sĩ sẽ thực hiện nhiều xét nghiệm như xét nghiệm máu và nội soi dạ dày để xác định rõ nguyên nhân.

Nôn ra dịch đen là bệnh gì?

Chất nôn giống bã cà phê, nôn ra máu bầm đen có thể xảy ra do các tình trạng khác nhau, bao gồm loét dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản liên quan đến xơ gan hoặc viêm dạ dày. Nếu bạn có triệu chứng này, hãy đi khám càng sớm càng tốt để được chẩn đoán chính xác.

Chủ Đề