Ấu triệu ở đâu

  • Ác quy, Pin tại Ấu Triệu
  • Băng, đĩa tại Ấu Triệu
  • Điện thoại cố định, Máy fax tại Ấu Triệu
  • Điện thoại di động tại Ấu Triệu
  • Điện tử, điện lạnh tại Ấu Triệu
  • Động cơ, máy phát điện tại Ấu Triệu
  • Kim từ điển tại Ấu Triệu
  • Linh kiện điện tử tại Ấu Triệu
  • Loa, Âm ly tại Ấu Triệu
  • Máy ảnh, máy quay phim tại Ấu Triệu
  • Máy vi tính tại Ấu Triệu
  • Phụ kiện điện thoại di động tại Ấu Triệu
  • Quảng cáo điện tử tại Ấu Triệu
  • Sim, Thẻ điện thoại tại Ấu Triệu
  • Sửa chữa điện, nước tại Ấu Triệu
  • Sửa chữa, bảo hành điện thoại di động tại Ấu Triệu
  • Sửa chữa, bảo hành điện tử - điện lạnh tại Ấu Triệu
  • Thiết bị âm thanh, ánh sáng tại Ấu Triệu
  • Thiết bị an ninh, giám sát tại Ấu Triệu
  • Thiết bị điện gia dụng tại Ấu Triệu
  • Thiết bị điện tử tại Ấu Triệu
  • Thiết bị vi tính tại Ấu Triệu
  • Vi tính - Sửa chữa & bảo hành tại Ấu Triệu

Page 2

0 video

0 ảnh

5 ảnh

0 ảnh

3 ảnh

0 ảnh

Tỉnh thành VN > Hà Nội > Quận Hoàn Kiếm > Phố Ấu Triệu

Phố Ấu Triệu thuộc địa phận phường Hàng Trống quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đi từ phố Nhà Chung qua Nhà Thờ Lớn Hà Nội tới phố Phủ Doãn.

Phố dài 200m, rộng 5 - 6m.

Một số địa điểm nổi bật trên phố Ấu Triệu:

  • Thẩm mỹ viện Top Spot

  • Quán Phở Bò Ấu Triệu

Phố Ấu Triệu nằm ở phía phía Tây phường Hàng Trống, tiếp giáp phường Hàng Bông quận Hoàn Kiếm.

Là khu vực đông dân cư, dân trí cao. Phố Kinh doanh nhộn nhịp với nhiều nhà nghỉ, khách sạn cao cấp. Rải rác có các nhà hàng, quán ăn, shop thời trang và một vài cửa hàng hàng kinh doanh nhỏ.

Gần đó là các bệnh viện lớn; Bệnh Viện Hữu Nghị Việt Đức, Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương, Bệnh Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội.

Tiếp giáp các tuyến đường phố; Tràng Thi, Hàng Bông, Hàng Trống, Quán Sứ.

Ấu Triệu là ai?

Ấu Triệu [? – 1910] là là một liệt nữ cách mạng trong Duy Tân hội và Phong trào Đông du ở Việt Nam.. Bà tên thật là Lê Thị Đàn, quê tại làng Thế Lại Thượng, thuộc huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Ấu Triệu hay “bà Triệu trẻ”. Đó là danh hiệu mà Phan Bội Châu đặt sau khi bà đã qua đời, với hàm ý so sánh bà với Bà Triệu, người anh hùng đã khởi nghĩa cứu nước hồi đầu thế kỷ III. Bà Đàn gặp Phan Bội Châu ở Huế và sau đó đã trở thành một người tích cực trong phong trào Đông du. Bà đảm nhiệmh việc liên lạc với các cơ sở trong nước và đưa những người yêu nước xuất dương. Năm 1910 bà bị địch bắt, bị tra tấn dã man nhưng vẫn giữ vững khí tiết, không để lộ thông tin gì. Đêm ngày 25/4/1910, sau khi đã cắt ngón tay lấy máu viết tên tường nhà giam những lời kêu gọi đồng bào, đồng chí giữ vững ý chí tranh đấu, bà đã dùng tấm khăn lụa thắt cổ tự vẫn.


Đường phố cùng tên Ấu Triệu:
  • Phố Ấu Triệu - Thành phố Huế - Tỉnh Thừa Thiên Huế

Xem thêm:


Đường phố Ấu Triệu - Hoàn Kiếm

Hiện chưa có dự án nào tại Phố Ấu Triệu, Hoàn Kiếm - Hà Nội

STTNgân hàngTên cây ATMĐịa chỉ
1TechcombankHanoi Spring 2 Hotel38 Ấu Triệu, Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội

Thông tin về Phố Ấu Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội liên tục được cập nhật tại tinbds.com. Nếu bạn thấy thông tin không chính xác, vui lòng góp ý với ban quản trị website tinbds.com. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn đóng góp của bạn. Từ khóa tìm kiếm:

Phố Ấu Triệu, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội: bản đồ vị trí, các dự án, phường quận huyện thị xã thành phố trực thuộc. Điện thoại UBND, hình ảnh về Ấu Triệu, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Ấu Triệu [? - 1910] tên thật Lê Thị Đàn, là một liệt nữ cách mạng trong Duy Tân hội và Phong trào Đông du ở Việt Nam.

Lê Thị Đàn là người làng Thế Lại Thượng, nay thuộc xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sinh trưởng trong một gia đình theo Nho giáo, lại được đi học nên bà có tiếng là người nết na đức hạnh và biết làm thơ văn. Đến tuổi trưởng thành, bất ngờ gia đình bà lâm cảnh chẳng lành: mẹ mất sớm, các em còn nhỏ dạị, cha bị thực dân Pháp bắt giam, gia sản bị tịch thu vì trước kia ông có liên quan đến phong trào Cần Vương. Vừa lúc đó có người tên Hinh, nguyên là Đốc phủ sứ ở miền Nam, đang làm thông ngôn ở tòa Khâm sứ Trung kỳ, ra điều kiện nếu bà chịu làm vợ ông, thì ông sẽ xin tha cho cha bà và bà đã đồng ý.

Sau một thời gian ngắn, ông Hinh đổi về Sài Gòn, Lê Thị Đàn vịn cớ còn cha già, em thơ dại nên không đi theo. Bà ở lại mua bán ngược xuôi một thời gian rồi mở một quán bán trà rượu để nuôi cha, nuôi em. Gần nhà bà có ông Võ Bá Hạp, một nhà nho có khí tiết, bạn thân ông Phan Bội Châu. Bởi vậy, qua lời giới thiệu của ông Hạp, Lê Thị Đàn được ông Phan kết nạp vào Duy Tân hội [được thành lập năm 1904] và được phân công làm liên lạc. Từ đó, trong bốn năm năm, trải qua biết bao hiểm nguy, gian khổ trên tuyến đường miền Trung và Bắc, mọi việc của hội như chuyển tài liệu, tiền bạc, đưa rước người trong phong trào Đông Du đều nhờ đôi tay bà.

Năm Mậu Thân [1908], phong trào chống thuế ở Trung Kỳ nổ ra, Lê Thị Đàn đã cùng đồng đội là Khóa Mãnh, Khóa Mộng, nhiệt tình hưởng ứng. Tiếp đến, trong kỳ thi khóa sinh ở huyện Hương Trà, chính bà và ông Nguyễn Đình Tiến đã cổ vũ cho thí sinh bỏ trường thi để phản đối nhà cầm quyền.

Mọi hoạt động đang khá thuận lợi thì Nhật Bản ký hiệp ước với Pháp, các nhà cách mạng trong có Phan Bội Châu cùng các du học sinh người Việt phải rời khỏi đất nước Nhật Bản vào năm 1909. Đồng thời ở trong nước Việt, Pháp cũng ra sức đàn áp các thành phần chống đối, khiến nhiều người bị tù đày, bị chém hoặc phải tự sát; trong số đó, có ông Đặng Thái Thân, một đồng đội năng động, thân thiết của bà ở Nghệ An vừa mới tuẫn tiết [dùng súng tự sát], khiến bà Đàn càng thêm căm phẫn, đau xót.

Không kiềm nén được nữa, Lê Thị Đàn ngang nhiên chửi rủa đối phương nên bị bắt giam vào tháng 3 năm 1910. Thượng thư bộ Hình triều Nguyễn và cũng là cộng sự đắc lực của Pháp là Trương Như Cương, được giao việc xét hỏi. Mặc mọi lời dụ dỗ, mọi cực hình tra tấn, trước sau bà vẫn không khai báo. Biết mình không thể thoát và không thể sống được nữa, bà giả vờ sẽ cung khai hết, nếu được Trương Như Cương cho ngơi nghỉ một ngày...Tin lời, Thượng thư Cương chấp thuận và ngay đêm hôm ấy, bà đã cắn ngón tay lấy máu viết lên tường ba bài thơ tuyệt mệnh, rồi dùng dây thắt lưng bằng lụa trắng treo cổ, tự kết liễu đời mình tại nhà lao Quảng Trị.

Hôm ấy là ngày 16 tháng 3 âm lịch năm Canh Tuất, tức ngày 25 tháng 4 năm 1910[1] Phan Bội Châu lấy tấm gương bất khuất của nữ nhân vật Triệu Thị Trinh trong lịch sử Việt Nam mà đặt cho Lê Thị Đàn là Ấu Triệu, với nghĩa Bà Triệu Nhỏ.

Và sau 98 năm kể từ khi tuẫn tiết,sau hơn 30 năm tìm kiếm mộ bà bởi các cấp chính quyền, mới đây vào một ngày đầu đông 2008 di hài liệt nữ Ấu Triệu đã được nhà ngoại cảm Nguyễn Thị Ngọc Lan ở Hải Phòng tìm thấy trước sự chứng kiến của công an văn hóa Ạ,giám đốc nhà tù Lao Bảo,liên đoàn lao động tỉnh Thùa Thiên Huế,gia tộc họ Lê Văn và nhiều ban ngành khác. Sáng ngày 26 tháng 11 năm 2008, di hài bà đã được đưa về cải táng tại Nghĩa trang mang tên Phan Bội Châu do chính cụ Phan thành lập trước năm 1934 ở Huế, để làm nơi an táng các chí sĩ cách mạng [2].

Cảm động trước việc làm của nhà ngoại cảm,cháu Cụ Lê Thị Đàn có làm bài thơ sau:

Tìm mộ bà xa thật là xa

Lòng con mong ước từ bao giò

Nay đến tận nhà tù Lao Bảo

Hun hút trời mây bà ở mô?

Mông lung hiu quạnh chốn lao tù

Sập nát chỉ còn sắt lửng lơ

Anh dũng tượng đài tay xiềng xích

Hiên ngang,sừng sững chẳng phai mờ

Thật là kỳ diệu tưởng như mơ

Bãi cỏ bằng ngang trước nhà tù

Ngọc Lan tay cầm bó nhang đỏ

Cắm liền xuống vạt cỏ chơ vơ

Ngờ đâu sự thật được diễn ra

Đào xuống năm tấc mới rõ là

Viên gạch nằm ngay trên ngực Cụ

Chắc ai làm dấu khi chôn Bà?!

Hiện trường rõ thật quá đi thôi

Chớp ảnh,quay phim cũng nhiều rồi

Thi hài bà được bốc cẩn thận

Đưa về quê Mẹ chọn niềm vui.

I.Lạnh lùng cảnh ngục lúc quyên sinh Biển rộng đồng không mình biết mình. Chết với nước non em tốt số, Chạnh lòng tủi hổ lũ trâm anh!II.Suối vàng gạt lệ gặp bà Trưng Máu thắm hồn quyên khóc thảm thương. Lạy Phật thân này còn hóa kiếp, Tay xin nghìn cánh, cánh nghìn thương.III. Huyết lệ dầu khan, giận chửa sờn Chiều hôm tê tái nước sông Hương Đảng ta khi quét xong quân giặc, Trước nấm mồ em đốt bó nhang... [Đặng Thai Mai dịch thơ]

 

Ấu Triệu bi đình tại nhà lưu niệm Phan Bội Châu, Huế

Do đảm đương công tác bí mật, nên công lao và sự hy sinh của Lê Thị Đàn dưới thời Pháp thuộc ít được biết đến. Sau này, nhờ Phan Bội Châu kể lại vụ việc trong cuốn Việt Nam nghĩa liệt sĩ[3], nên tên tuổi bà mới được lưu truyền.

Tiếp theo là vào năm 1926, khi Phan Bội Châu bị Pháp đưa về sống ở Bến Ngự [Huế] [địa chỉ hiện nay: 119, Phan Bội Châu, TP. Huế], ngay năm sau, ông đã dựng lên một ngôi miếu nhỏ nơi góc vườn của mình. Ngôi miếu có khắc bốn chữ Hán "Ấu Triệu bi đình" và một tấm bia có khắc mấy dòng chữ Hán ở mặt trước và bản dịch bằng chữ quốc ngữ ở mặt sau, để làm nơi hương khói cho bà.

Phiên âm:

Nữ liệt sĩ bi đình Nữ đồng bào Ấu Triệu liệt nữ Lê Thị Đàn chi thần, Thừa Thiên Phủ, Thế Lại Thương Xã. Duy Tân [Canh Tuất] dĩ quốc sự án hạ ngục, khảo tấn nghiêm cực, thống khổ vạn trạng, nhiên bất khuất. Thị niên tam nguyệt thập lục tự tuẫn dĩ cố, chư đồng chi đa thoát võng giả. Ô hô ! Liệt hỷ ! Minh viết: Thân bất khả lục, chí bất khả nhục, đao nhân nhi tử, Trưng Triệu nhi tục, kỳ tần giả anh, kỳ mật giả dạnh nữ kiệt, nữ kiệt, hà nhạc nhật tinh. Liệt nữ tuẫn nghĩa hận chí thập bát niên nguyệt nhật

Tạm dịch như sau:

Bia cô Ấu Triệu liệt nữ, người xã Thế Lại Thượng, phủ Thừa Thiên. Năm Canh tuất [1910] đời Duy Tân vì án quốc sự bị khảo tấn hết sức khổ, nhưng trước sau không khai một lời. Ngày 16 tháng 3 năm ấy, [cô] tự tử ở trong ngục, các đồng chí, nhờ đó được vô sự. Than ôi! Nghĩa liệt thay! Lời minh rằng: Sống vì nước, chết vì nòi. Bà Trưng cô Triệu xưa này mấy ai?

Ngoài ra, ông Phan còn làm 4 cặp đối treo lên 4 cột miếu. Hai cặp đối bằng chữ Hán [Chương Thâu dịch]:

Gần bùn không bẩn: hoa quân tử; Ôm ngọc làm thinh; đá hiển nhân.Tấm thân trót gả guiang san Việt; Tấc dạ soi chung nhật nguyệt trời.

Hai cặp đối bằng chữ Nôm

Dây lưng một giải bền hơn sắt Nét máu ngàn thu đậm với hồng...Câu đối nặt này còn thiếu chữ; Dám xin đồng chí góp thêm lời.

Và bài thơ Đề bia Ấu Triệu:

Lọ là các cậu, lọ là ông, Ai bảo rằng thư chẳng phải hùng. Miệng có chào lòng quên sấm sét, Gan đành bỏ mạng tiếc non sông. Dây lưng một dải bền hơn sắt, Nét máu nghìn thu đậm với hồng. Ai biết hỏi chăng thời chớ hỏi, Hỏi hòn đá nọ biết hau không?

Trước năm 1975, có đôi ba người biết chuyện, đã làm mấy vần thơ thương tiếc và ca ngợi nghĩa khí của bà.

Trích một bài:

Liệt nữ như người thật xứng danh Hiếu trung trọn vẹn cả dôi tình. Vì cha ôm bụng đành liều tiết, Thương nước sôi gan chẳng kể mình. Chung với Võ, Phan[4] lòng nghĩa khí Sánh cùng Trưng, Triệu dạ trung trinh. Non sông Thế Lại dồn anh tú, Muôn thuở thoa quần rạng sử xanh. Tử Hòa

Ngày nay, tên bà được lấy để đặt tên đường phố ở một số nơi, như phố Ấu Triệu ở Hà Nội, đường ấu Triệu nằm trên địa bàn phường Trường An, thành phố Huế.

  • Nguyễn Đắc Xuân, Hương Giang cố sự, Tủ sách Sông Hương, 1986, tr.77-78.
  • Chương Thâu, Ấu Triệu Lê Thị Đàn trong sách Danh nhân Bình Trị Thiên, Nhà xuất bản Thuận Hóa, 1986, tr. 243-249.
Lê Minh Quốc, Các vị nữ danh nhân Việt Nam. Nhà xuất bản Trẻ, 2009, tr. 175-180.

  1. ^ Ghi theo văn bia khắc trên Nữ liệt sĩ bi đình do Phan Bội Châu soạn. Tuy nhiên theo một bài viết trên báo Tuổi Trẻ [1], và trang Thừa Thiên–Huế [2][liên kết hỏng], thì bà Ấu Triệu mất vào đêm 25 tháng 10 năm 1910.
  2. ^ Theo web báo Tuổi trẻ
  3. ^ Việt Nam nghĩa liệt sĩ được xuất bản vào năm 1918 tại Thượng Hải[Trung Quốc]
  4. ^ Chỉ Võ Bá Hạp và Phan Bội Châu.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Ấu_Triệu&oldid=67916274”

Video liên quan

Chủ Đề