Bác sĩ có nghĩa là gì

Việt Trung Trung Việt Hán Việt Chữ Nôm

Bạn đang chọn từ điển Hán-Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

Dưới đây là giải thích ý nghĩa từ bác sĩ trong từ Hán Việt và cách phát âm bác sĩ từ Hán Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ bác sĩ từ Hán Việt nghĩa là gì.

博士 [âm Bắc Kinh]
博士 [âm Hồng Kông/Quảng Đông].

bác sĩNgười học rộng hiểu nhiều, bác thông cổ kim.Tên học quan thời xưa. ◎Như: nhà Đường có

thái học bác sĩ


太學博士,
thái thường bác sĩ
太常博士,
thái y bác sĩ
太醫博士, v.v. Ngày xưa, tiếng tôn xưng người làm chuyên nghiệp. ◎Như:

trà bác sĩ


茶博士 người bán trà.Tước vị đại học ngày nay, có cấp bằng cao nhất về một ngành học.
◇Ba Kim 巴金:
Tiền niên ngã đắc đáo Ba Lê đại học văn học bác sĩ
前年我得到巴黎大 文學博士 [Diệt vong 滅亡, Đệ bát chương] Năm trước tôi đậu xong bằng Bác sĩ về văn học ở đại học Paris.

Xem thêm từ Hán Việt

  • cửu đỉnh từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • đại thừa từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • thất điên bát đảo từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • phàm nhãn từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • á khôi từ Hán Việt nghĩa là gì?
  • Cùng Học Từ Hán Việt

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ bác sĩ nghĩa là gì trong từ Hán Việt? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Từ Hán Việt Là Gì?

    Chú ý: Chỉ có từ Hán Việt chứ không có tiếng Hán Việt

    Từ Hán Việt [詞漢越/词汉越] là những từ và ngữ tố tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán và những từ tiếng Việt được người nói tiếng Việt tạo ra bằng cách ghép các từ và/hoặc ngữ tố tiếng Việt gốc Hán lại với nhau. Từ Hán Việt là một bộ phận không nhỏ của tiếng Việt, có vai trò quan trọng và không thể tách rời hay xóa bỏ khỏi tiếng Việt.

    Do lịch sử và văn hóa lâu đời mà tiếng Việt sử dụng rất nhiều từ Hán Việt cổ. Đồng thời, khi vay mượn còn giúp cho từ vựng tiếng Việt trở nên phong phú hơn rất nhiều.

    Các nhà khoa học nghiên cứu đã chia từ, âm Hán Việt thành 3 loại như sau đó là: từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt và từ Hán Việt Việt hoá.

    Mặc dù có thời điểm hình thành khác nhau song từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá đều hoà nhập rất sâu vào trong tiếng Việt, rất khó phát hiện ra chúng là từ Hán Việt, hầu hết người Việt coi từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hóa là từ thuần Việt, không phải từ Hán Việt. Từ Hán Việt cổ và từ Hán Việt Việt hoá là những từ ngữ thường dùng hằng ngày, nằm trong lớp từ vựng cơ bản của tiếng Việt. Khi nói chuyện về những chủ đề không mang tính học thuật người Việt có thể nói với nhau mà chỉ cần dùng rất ít, thậm chí không cần dùng bất cứ từ Hán Việt [một trong ba loại từ Hán Việt] nào nhưng từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá thì không thể thiếu được. Người Việt không xem từ Hán Việt cổ và Hán Việt Việt hoá là tiếng Hán mà cho chúng là tiếng Việt, vì vậy sau khi chữ Nôm ra đời nhiều từ Hán Việt cổ và Hán ngữ Việt hoá không được người Việt ghi bằng chữ Hán gốc mà ghi bằng chữ Nôm.

    Theo dõi TuDienSo.Com để tìm hiểu thêm về Từ Điển Hán Việt được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Nghĩa Tiếng Việt: bác sĩNgười học rộng hiểu nhiều, bác thông cổ kim.Tên học quan thời xưa. ◎Như: nhà Đường có thái học bác sĩ 太學博士, thái thường bác sĩ 太常博士, thái y bác sĩ 太醫博士, v.v. Ngày xưa, tiếng tôn xưng người làm chuyên nghiệp. ◎Như: trà bác sĩ 茶博士 người bán trà.Tước vị đại học ngày nay, có cấp bằng cao nhất về một ngành học. ◇Ba Kim 巴金: Tiền niên ngã đắc đáo Ba Lê đại học văn học bác sĩ 前年我得到巴黎大 文學博士 [Diệt vong 滅亡, Đệ bát chương] Năm trước tôi đậu xong bằng Bác sĩ về văn học ở đại học Paris.

    Bạn đang chọn từ điển Tiếng Việt, hãy nhập từ khóa để tra.

    Có nghiên cứu sâu vào tiếng Việt mới thấy Tiếng Việt phản ánh rõ hơn hết linh hồn, tính cách của con người Việt Nam và những đặc trưng cơ bản của nền văn hóa Việt Nam. Nghệ thuật ngôn từ Việt Nam có tính biểu trưng cao. Ngôn từ Việt Nam rất giàu chất biểu cảm – sản phẩm tất yếu của một nền văn hóa trọng tình.

    Theo loại hình, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, song nó chứa một khối lượng lớn những từ song tiết, cho nên trong thực tế ngôn từ Việt thì cấu trúc song tiết lại là chủ đạo. Các thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt đều có cấu trúc 2 vế đối ứng [trèo cao/ngã đau; ăn vóc/ học hay; một quả dâu da/bằng ba chén thuốc; biết thì thưa thốt/ không biết thì dựa cột mà nghe…].

    Định nghĩa - Khái niệm

    bác sĩ tiếng Tiếng Việt?

    Dưới đây sẽ giải thích ý nghĩa của từ bác sĩ trong tiếng Việt của chúng ta mà có thể bạn chưa nắm được. Và giải thích cách dùng từ bác sĩ trong Tiếng Việt. Sau khi đọc xong nội dung này chắc chắn bạn sẽ biết từ bác sĩ nghĩa là gì.

    - d. Người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa. Bác sĩ khoa nội. Bác sĩ thú y [tốt nghiệp đại học kĩ thuật nông nghiệp, ngành thú y].
    • Sông Nhạn Tiếng Việt là gì?
    • làm ngơ Tiếng Việt là gì?
    • phúc khảo Tiếng Việt là gì?
    • Trung Mỹ Tiếng Việt là gì?
    • hoàng hậu Tiếng Việt là gì?
    • hy sinh Tiếng Việt là gì?
    • thiện sự Tiếng Việt là gì?
    • mặt trái Tiếng Việt là gì?
    • gông thiết diệp Tiếng Việt là gì?
    • Bằng An Tiếng Việt là gì?

    Tóm lại nội dung ý nghĩa của bác sĩ trong Tiếng Việt

    bác sĩ có nghĩa là: - d. Người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa. Bác sĩ khoa nội. Bác sĩ thú y [tốt nghiệp đại học kĩ thuật nông nghiệp, ngành thú y].

    Đây là cách dùng bác sĩ Tiếng Việt. Đây là một thuật ngữ Tiếng Việt chuyên ngành được cập nhập mới nhất năm 2022.

    Kết luận

    Hôm nay bạn đã học được thuật ngữ bác sĩ là gì? với Từ Điển Số rồi phải không? Hãy truy cập tudienso.com để tra cứu thông tin các thuật ngữ chuyên ngành tiếng Anh, Trung, Nhật, Hàn...liên tục được cập nhập. Từ Điển Số là một website giải thích ý nghĩa từ điển chuyên ngành thường dùng cho các ngôn ngữ chính trên thế giới.

    Ý nghĩa của từ bác sĩ là gì:

    bác sĩ nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 8 ý nghĩa của từ bác sĩ. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa bác sĩ mình


    8

      2


    Người tốt nghiệp đại học y khoa, có nhiệm vụ chẩn đoán bệnh [cho người hoặc động vật] và đưa ra phương pháp điều trị. | :'''''Bác sĩ''' khoa nội.'' | [..]


    8

      3


    d. Người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa. Bác sĩ khoa nội. Bác sĩ thú y [tốt nghiệp đại học kĩ thuật nông nghiệp, ngành thú y].. Các kết quả tìm ki� [..]


    9

      4


    Bác sĩ hay thầy thuốc là người duy trì, phục hồi sức khỏe con người bằng cách nghiên cứu, chẩn đoán và chữa trị bệnh tật và thương tật dựa trên kiến [..]

    Nghiên cứu - Phê bình - Trao đổi

    Không biết từ bao giờ, cái từ bác sĩ được dùng để chỉ người thầy thuốc tốt nghiệp đại học y khoa và được ghi nhận trong Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên [NXB KHXH 1988, tr.39]. Từ này quen đến nỗi chẳng có mấy người thắc mắc về ý nghĩa của nó [kể cả nhiều người trong ngành y]. Nhưng hiểu nghĩa bác sĩ như ngày nay là khác hoàn toàn so với nghĩa gốc. Chúng ta sẽ tìm hiểu điều này.

    Trước hết bác sĩ là một từ Hán Việt, trong Hán ngữ từ này gồm có hai phần:

    - Bác 博 [tính từ]: thông suốt, sâu rộng [kiến thức]. Thí dụ: uyên bác 淵博: sâu rộng [kiến thức].

    - Sĩ 士 [danh từ]: có nhiều nghĩa, ở đây là tiếng tôn xưng người có phẩm hạnh hoặc tài nghệ riêng. TD: dũng sĩ 勇士, hộ sĩ 護士, bác sĩ 博士…

    Ngày xưa, vào đời nhà Đường xa lắc xa lơ bên Tàu, cái từ bác sĩ [博士] dùng để gọi vị quan có học: Thái học bác sĩ [太學博士], Thái thường bác sĩ [太常博士], Thái y bác sĩ [太醫博士]…

    Từ này còn dùng để chỉ người học rộng hiểu nhiều hoặc người hành nghề cụ thể, có tính chuyên nghiệp. TD: trà bác sĩ [茶博士]: người bán trà. Ngoài ra, nó còn là một tước vị cho người đã tốt nghiệp đại học một ngành nào đó. Trong tác phẩm Diệt vong [滅亡, chương 8] có câu: Tiền niên ngã đắc đáo Ba Lê đại học văn học bác sĩ [前年我得到巴黎大文學博士], nghĩa là “Năm trước tôi đậu xong bằng Bác sĩ về văn học ở đại học Paris”. Điều này cho thấy, tốt nghiệp đại học ở những ngành khác cũng được gọi là bác sĩ, chứ không riêng gì ngành y.

    Trong bài Tặng sư Lư Khâu ở đất Thục [贈蜀僧閭丘師兄] của Đỗ Phủ có câu: Ô hô tiên bác sĩ / Bỉnh linh tinh khí bôn [嗚呼先博士, 炳靈精氣奔], nghĩa là: Than ôi vị bác sĩ thuở trước / Cái khí thiêng liêng sáng rực sao mà mất đi.

    Bác sĩ ở đây là “người có kiến thức uyên thâm” – tức nói về nhà sư Lư Khâu.

    Trong Bài hát về trống đá [Thạch cổ ca 石鼓歌] của Hàn Dũ có câu: Ức tích sơ mông bác sĩ trưng / Kỳ niên thủy cải xưng Nguyên Hòa [昔初蒙博士徵, 其年始改稱元和], nghĩa là: Nhớ lúc trước vừa đội ơn vua nhận chức bác sĩ / Vào năm Nguyên Hòa mới đổi. 

    Vậy, bác sĩ theo ý Hàn Dũ chính là một chức quan.

    Bây giờ chúng ta lần theo từ điển để tìm hiểu xem chữ bác sĩ với nghĩa hiện nay xuất hiện khoảng thời điểm nào. Năm 1651, Từ điển Việt – Bồ – La [Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum] ra đời; năm 1838, quyển từ điển chữ Nôm Dictionarium Anamitico Latinum của AJ.L Taberd được xuất bản; năm 1898, NXB Sài Gòn giới thiệu quyển Dictionnaire Annamite-Francais của J. F. M. Genibrel, song tất cả những từ điển này đều không cho thấy từ bác sĩ. Thời may, trong quyển Đại từ điển chữ Nôm của Vũ Văn Kính [NXB Văn Nghệ, 1998] và Từ điển chữ Nôm của Viện nghiên cứu Hán Nôm [院研究漢喃] có ghi nhận chữ bác và sĩ với nhiều cách viết chữ Nôm khác nhau.

    Chúng tôi gắn kết lại, thấy chữ bác sĩ 博士 [Nôm] lại mượn… nguyên xi từ chữ bác sĩ 博士 của Hán ngữ. Điều này cho thấy chữ bác sĩ [Nôm] khó mà có nghĩa mới như ngày nay. Vì sao? Đơn giản là khái niệm docteur và docteur en médicine [bác sĩ y khoa] trong tiếng Pháp vẫn chưa phổ biến ở Việt Nam vào thời đó.

    Như vậy, có khả năng sau khi chính quyền Pháp giải thể việc thi cử chữ Nho [1915 ở Bắc kỳ và 1919 ở Trung kỳ] rồi dùng chữ Quốc ngữ làm văn tự chính thức thì chữ bác sĩ mới có nghĩa như ngày nay. Tất cả bắt nguồn từ việc người Pháp đem y khoa phương Tây vào giảng dạy tại Việt Nam, kèm theo đó là những thuật ngữ y khoa bằng tiếng Pháp xuất hiện, bắt buộc phải dịch sang tiếng Việt. Những bậc thức giả nào đó đã dịch chữ docteur hay docteur en médicine thành bác sĩ để rồi về sau những chữ physician, medical doctor hay doctor trong tiếng Anh, thông qua cách hiểu từ tiếng Pháp, cũng đã có nghĩa là bác sĩ như ngày nay.

    Nói cách khác, từ thế kỷ XX, chữ bác sĩ không còn được hiểu như ngày xưa, nó đã có nghĩa mới. Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị [NXB Thời Thế, 1958] giải thích: “BÁC SĨ dt. Học vị cao cấp sau thạc sĩ, người đỗ bằng bác sĩ. Docteur: doctorat. Bác sĩ y khoa: docterat, docteur en medicine” [tr. 49].

    Nhưng, xin nhắc lại, cách hiểu chữ bác sĩ hiện nay không giống như nghĩa gốc. Nếu sử dụng từ docteur, docteur en médicine [Pháp] hay physician, medical doctor, doctor [Anh] với nghĩa là “thầy thuốc” thì phải dùng từ y sanh [sinh] 醫生 hoặc y sĩ 醫士 mới chính xác. Thí dụ, trong Thủy hử truyện 水滸傳 có câu: Sử Tiến phụ thân, Thái Công, nhiễm bệnh hoạn chứng, sổ nhật bất khởi. Sử Tiến sử nhân viễn cận thỉnh y sĩ khán trị, bất năng thuyên khả [史進父親, 太公, 染病患證, 數日不起. 史進使人遠近請醫士看治, 不能痊可], nghĩa là “Thân phụ Sử Tiến, [cụ] Thái Công, mắc bệnh mấy ngày không dậy. Sử Tiến sai người mời các thầy thuốc gần xa chữa trị, nhưng không khỏi”.

    Hiện nay, người Trung Quốc vẫn dùng từ y sĩ 醫士 / 医生 với nghĩa tương ứng trong tiếng Anh, Pháp vừa nêu trên [kể cả thầy thuốc Đông y và Tây y].

    Tuy nhiên, ngày nay nghe cái từ y sĩ 醫士 có lẽ mấy ông bà “bác sĩ” cảm thấy mình bị xuống cấp, vì trong lãnh vực sức khỏe, y sĩ dùng để chỉ người có trình độ trung cấp, chứ không phải đại học như bác sĩ.

    Vương Trung Hiếu[TP. Cần Thơ]

    Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 427

    Video liên quan

    Chủ Đề