Ép cung là gì

Trả lời thẩm vấn sáng 16/6 tại phiên phúc thẩm, Vương Văn Hùng [36 tuổi] phản bác việc án sơ thẩm quy kết anh ta phạm tội Giết người, Hiếp dâm. Văn Hùng cho rằng bị oan khi chỉ tham gia Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản chứ không cùng thực hiện các hành vi phạm tội khác.

Văn Hùng khai trong quá trình điều tra đã "bị bức cung, dùng nhục hình". "Có đợt tôi bị ép cung suốt 7 ngày 7 đêm, không được cho ngủ. Tôi còn bị lột hết quần áo, dùng dùi cui điện dí vào người nên buộc phải nhận tội", Văn Hùng nói.

"Quá trình điều tra viên lấy lời khai bị cáo có luật sư, kiểm sát viên cùng tham gia không?", chủ toạ truy vấn. Văn Hùng đáp "toàn bị đánh đập trước khi lấy lời khai".

Khi VKS đến phúc cung, Văn Hùng đã trình bày về việc bị ép cung nhưng kiểm sát viên không nghe và bảo "đợi sau rồi trình bày". Văn Hùng còn cho rằng rất nhiều bản cung chỉ được ký chứ không được nghe điều tra viên đọc. "Có lần, điều tra viên còn đưa cả 6-7 tờ cung trắng bắt bị cáo ký vào đó. Bị cáo yêu cầu viết lời khai vào đó rồi mới ký song không được chấp nhận", Văn Hùng trình bày tại phiên phúc thẩm.

Văn Hùng cho hay lời khai của nhiều bị can khác trong vụ án không đúng. Ngày mùng 2 và 3 Tết, anh ta ở nhà cả ngày chứ không tham gia cưỡng bức, sát hại thiếu nữ giao gà như lời khai của các bị cáo. Mùng 4, Văn Hùng mới đến nhà Toán chúc Tết. Văn Hùng đề nghị HĐXX trích xuất dữ liệu camera ở đối diện nhà mình để chứng minh hành vi ngoại phạm.

Luật sư do toà chỉ định của Văn Hùng sau đó cho rằng quá trình làm việc trong trại giam không thấy Văn Hùng thông báo về việc bị ép cung. Tuy nhiên, luật sư sẽ làm việc lại với VKS và luật sư để làm rõ vấn đề này.

Trước lời khai của Văn Hùng, chủ toạ cho hay luật sư và kiểm sát viên đã nói không được nhìn thấy việc bị cáo bị bức cung. "Vậy bị cáo có đơn kháng nghị chưa?", chủ toạ hỏi. Văn Hùng khẳng định rằng đã làm đơn nhưng không được gửi đi. Tuy nhiên trong đơn kháng cáo Văn Hùng đã viết hết về việc từng bị bức cung nhiều lần.

Trả lời sau Văn Hùng, Phạm Văn Nhiệm cũng cho rằng bị oan, không phạm tội Giết người, Hiếp dâm, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như bản án sơ thẩm quy kết. Nhiệm cũng khai từng bị điều tra viên ép cung, mớm cung nhiều lần nên mới nhận tội. Có lần, anh ta còn phải chép lời khai vào bản tự khai do điều tra viên đọc.

Theo bản án sơ thẩm, Văn Hùng và Nhiệm đều bị tuyên phạt tử hình về ba tội Giết người, Hiếp dâm, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

Trái với các đồng phạm, bị cáo Vì Văn Toán [38 tuổi] thừa nhận phạm tội Giết người, Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản như bản án sơ thẩm quy kết. Toán kháng cáo để xin giảm nhẹ hình phạt bởi chỉ thực hiện hành vi phạm tội khi đi đòi nợ tiền mua bán ma tuý, không trực tiếp sát hại thiếu nữ giao gà.

Toán khai năm 2009, bà Trần Thị Hiền [mẹ nạn nhân] đến nhà Toán mua hai con gà và đặt vấn đề mua hai bánh ma tuý. Toán bán hai bánh ma tuý với giá 300 triệu đồng song chưa lấy được tiền. Gần một năm sau, Toán bị bắt trong một vụ án khác và bị phạt 9 năm 6 tháng tù.

Ngày 24/5/2017, Toán mãn hạn tù song không đi đòi tiền. Đầu năm 2019, Toán đến chợ Mường Thanh, thành phố Điện Biên Phủ nơi bà Hiền đang bán gà để đòi nợ. Toán sau đó đi theo bà Hiền từ chợ Mường Thanh đến cánh đồng xã Thanh Hưng, huyện Điện Biên thì chặn đầu xe, nói: "Sao chị không trả tiền. Em cũng đang phải đi nợ người ta". Bà Hiền trả lời tiền bán "hàng" cho người khác cũng chưa đòi được.

"Tại sao kinh tế khó khăn mà gần 2 năm kể từ khi ra tù bị cáo mới đi đòi nợ?", chủ toạ truy vấn. Toán đáp đã đến nhà bà Hiền một lần song thấy nhà khoá cửa nên nghĩ bà ta đã bị công an bắt. Cuối năm 2018, Toán mới biết bà Hiền vẫn "ngoài vòng pháp luật" và hàng ngày đang đi bán gà ngoài chợ nên nảy sinh ý định đòi nợ.

Túng quẫn nên Toán bàn với Văn Hùng [bạn cùng trại giam Yên Hạ] về kế hoạch bắt cóc bà Hiền. Ngày 1/2/2019, Văn Hùng và Bùi Văn Công đến nhà Toán " chơi"ma túy nên Toán nói việc bà Hiền đang nợ tiền và nhờ hai bạn nghiện ma túy đòi hộ, hứa trả công 50 triệu đồng.

"Tại sao bị cáo lên kế hoạch bắt cóc bà mẹ nhưng sau lại bắt con gái", chủ toạ hỏi. Toán đáp mục đích ban đầu là gây sức ép để bà Hiền trả tiền. Tuy nhiên sau đó Công "hiến kế" là phải bắt cóc con gái bà Hiền để ép bà ta trả nợ. Công cho biết bà Hiền đang nợ anh ta tiền mua ma tuý từ hai năm trước. Thấy ý tưởng của Công, Toán tán thành.

Theo kế hoạch, chiều 4/2/2019 [30 Tết Nguyên đán 2019], Văn Hùng gọi điện cho con gái bà Hiền đặt mua 13 con gà và yêu cầu giao hàng đến khu vực đồi Độc Lập, thành phố Điện Biên Phủ. Cô gái đến nơi thì bị Văn Hùng, Công, Phạm Văn Nhiệm, Lường Văn Lả, Lường Văn Hùng khống chế.

Từ đêm 30 Tết đến tối 6/2/2019 [mùng 2 Tết], nạn nhân bị nhốt trong nhà Công ở xã Thanh Nưa, huyện Điện Biên. Các bị can Công, Dũng, Lả, Nhiệm, Vương Văn Hùng và Lường Văn Hùng đã dùng vũ lực để quan hệ tình dục trái ý muốn với nữ sinh 5 lần ngay tại nhà Công. Trong đó, Công là người khởi xướng và thực hiện đầu tiên.

Sau khi nhóm Công đưa "con tin" đi, Vương Văn Hùng lái xe máy chở lồng gà đến và đưa cho Toán chiếc điện thoại di động. Toán thấy điện thoại rung khoảng 8 lần song không nghe.

Đến bến xe Bản Phủ, Toán dừng xe để nghe điện thoại, thấy đầu dây bên kia có giọng con gái nghĩ là người nhà của con tin nên yêu cầu gặp bà Hiền. Sau khi bà Hiền nhấc máy, Toán nói: "Em đã bắt cóc con gái. Chị sắp xếp trả tiền đi".  Đầu dây bên kia, bà Hiền đáp: "Sao chúng mày bắt cóc con gái tao. Chúng mày không thả tao sẽ báo công an". Toán sau đó cúp máy và trả chiếc điện thoại cho Văn Hùng.

Khoảng 23h ngày mùng 2 Tết, Toán lên nhà Công thì thấy nạn nhân đã rất yếu. Nhiệm đề xuất đưa đi cấp cứu song Công bác bỏ vì sẽ không khác gì tự báo công an. Khi cả nhóm chưa có phương án, Công nói "để tao giải quyết".

"Ai là người khởi xướng giết nạn nhân?", HĐXX hỏi. Toán khai Công là người khởi xướng giết con gái bà Hiền và anh ta cùng những người có mặt đã đồng ý. Khi Công sát hại con tin, Toán đứng cách đó chừng 5 mét và có cả Bùi Thị Kim Thu [vợ Công] chứng kiến. Sau đó cả nhóm bàn kế hoạch che giấu cảnh sát và "ai về nhà nấy".

Theo Toán, Bùi Thị Kim Thu chứng kiến toàn bộ sự việc song không can ngăn. Ngày 6/2, Thu vờ phát hiện xác nạn nhân và trình báo cảnh sát.

Phiên toà đang tiếp tục làm việc.

Nguồn: Vnexpress

Chụp lại hình ảnh,

Bốn bị cáo trong vụ án Lê Công Định, với ông Long đứng thứ hai, từ phải

Một cựu tù nhân trong vụ án Lê Công Định lên tiếng cáo buộc cơ quan điều tra Việt Nam đã liên tục mớm cung, cố ý làm sai trái lời khai của ông và gây áp lực buộc ông và những bị cáo khác trong cùng vụ án phải nhận tội.

Hôm 22/11/2013, ông Lê Thăng Long, người từng bị Tòa án và chính quyền Việt Nam kết án 5 năm tù giam hồi tháng 1/2010, vì tội 'hoạt động chính trị nhằm lật đổ chính quyền nhân dân' nói trong suốt thời gian ông bị bắt tạm giam, giam giữ, điều tra, cho đến khi ra tòa, ông liên tục bị cơ quan điều tra gây áp lực.

"Trong quá trình điều tra, họ gây sức ép rất là nhiều, kể cả mớm cung, kể cả viết sai lệch những quá trình trình bày trước cơ quan điều tra," ông nói với BBC,

"Họ gây sức ép và họ nói thẳng, họ gây những áp lực tâm lý, họ đe dọa rất nhiều, nếu anh không chịu thay đổi như vậy, anh sẽ gặp chuyện.

'Họ dùng những từ gọi là 'rượu mời không uống, uống rượu phạt' chẳng hạn, hay là những sự đe dọa rất tinh vi trong quá trình điều tra cũng như trong quá trình tạm giam ở tại cơ quan công an."

Ông Long nói mặc dù ông đã thắc mắc khi thấy các biên bản ghi lời khai của ông do các điều tra viên thực hiện không phản ánh trung thực nội dung trình bày và quan điểm của ông, cơ quan điều tra vẫn tìm cách buộc ông phải chấp nhận.

Ông nói: "Ví dụ khi tôi khai một điều này thì họ cố tình không viết đúng lời khai của tôi mà họ viết sai lệch đi. Và họ nói 'ừ, thôi cứ viết như vậy, sau sẽ sửa sau' chẳng hạn, đó là hình thức mớm cung hay là hình thức viết sai lệch cung.

"Trong những ngày đầu, tôi không có kinh nghiệm, việc của mình nhiều khi tôi nghĩ, việc đó cũng không đến nỗi, mình cũng tin lời người ta.

'Sau đó, chính những điều đó, họ lấy cái đó để kết tội chúng tôi."

Cựu tù nhân hiện vẫn đang chịu hình phạt quản chế tại địa phương còn cáo buộc trong hai lần ông tuyệt thực trước với tổng cộng 23 ngày, nhà chức trách đã gây sức ép để gia đình của ông không đưa thông tin ra bên ngoài về vụ việc.

Chụp lại hình ảnh,

Ông Lê Thăng Long được trả tự do sáu tháng trước hạn hôm 4/6

Ông nói: "Sau phiên sơ thẩm và trước phiên phúc thẩm, đã có hai lần tuyệt thực. Sau phiên sơ thẩm là 12 ngày và phiên phúc thẩm là 11 ngày.

"Tại phiên phúc thẩm, trước phiên phúc thẩm, tới ngày thứ bảy, sức yếu quá, họ đưa vào bệnh viên của Bộ Công an, và họ truyền thuốc vào người để ép tôi ra tòa tại phiên phúc thẩm.

"Quá trình đó, họ xích tay tôi vào cái giường ở Bệnh viện Công an, họ gây sức ép trong quá trình phản ứng như vậy.

"Và họ gây sức ép đối với gia đình tôi để không thông tin việc này ra bên ngoài."

Khi được hỏi liệu luật sư Lê Công Định và thạc sỹ công nghệ thông tin Nguyễn Tiến Trung, những người trong cùng vụ án với ông Long, có chịu một áp lực nào không khi chấp nhận đọc bản tự nhận tội được truyền thông nhà nước và chính quyền loan tải rộng rãi, ông Long đưa ra bình luận:

"Theo tôi trong một xã hội, thể chế hiện nay ở Việt Nam thì chắc chắn những người bị bắt, cũng gặp sức ép để họ buộc phải nhận tội như vậy.

"Và cả bốn chúng tôi, đối với trường hợp ba anh còn lại, tôi cũng khẳng định là không có tội."

Ông Long, từng là một kỹ sư và cựu doanh nhân, cũng cho hay hiện bản thân ông đang chịu sự quản chế, theo dõi và gặp nhiều khó khăn trong đời sống, từ hoạt động kinh tế cho đến khó khăn về mặt tinh thần.

Ông nói: "Hiện nay chúng tôi, vì không được ra khỏi khu vực của mình và bị giám sát rất chặt, nên chúng tôi vẫn chưa có công việc gì, ngoài thời gian nghỉ ngơi và nghiên cứu."

Tháng Sáu năm 2009, ông Lê Thăng Long, Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung bị bắt.

Họ bị kết án với các mức án tù khác nhau ở phiên tòa diễn ra năm 2010.

Trong bài trả lời phỏng vấn cũng với BBC Tiếng Việt hôm 19/06/2012, không lâu sau khi ông được ra tù, ông Lê Thăng Long lại nói rằng:

"Trong quá trình chấp hành án hay ở trong tù, chúng tôi cũng được đối xử tương đối tôn trọng. Trong quá trình đó, chúng tôi cũng gặp những người công an có tư cách rất tốt, tôn trọng và đối xử tốt với chúng tôi."

Cáo buộc hôm thứ Sáu của ông Lê Thăng Long đưa ra trong bối cảnh có tranh luận về quy trình điều tra hình sự của công an Việt Nam.

Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho biết thời gian tới sẽ lắp camera theo dõi tại các phòng hỏi cung để khắc phục vi pham trong quá trình điều tra.

Phát biểu trước Quốc hội trong phiên chất vấn ngày 21/11, ông Quang cho biết Bộ Công an đã lựa chọn giải pháp này nhằm "bảo đảm an ninh, an toàn và tăng cường hoạt động giám sát hỏi cung của các điều tra viên."

Video liên quan

Chủ Đề