Địa điểm thành lập hợp đồng ngoại thương ở đâu

Trong các hoạt động mua bán hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước quốc tế thì khi giao dịch không thể thiếu bản hợp đồng ngoại thương. Vậy định nghĩa của loại hợp đồng này như thế nào?, ví dụ cụ thể, các điều khoản và mẫu của hợp đồng này như thế nào?

Ở bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cùng quý vị tìm hiểu các quy định liên quan để đưa ra lời giải đáp cho các thắc mắc trên.

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên bao gồm bên mua và bên bán ở các nước khác nhau, trong đó thể hiện nội dung cơ bản về việc bên mua chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho bên còn lại và bên còn lại có nghĩa cụ cung cấp hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm cho bên mua.

Ví dụ về hợp đồng ngoại thương

Ví dụ: Công ty A ở Việt Nam xuất khẩu bán cho công ty B ở Mỹ là 1 tấn quả sầu riêng. Khi thực hiện việc thỏa thuận về mua bán loại quả này họ đã lập ra hợp đồng ngoại thương để ghi nhận các điều khoản trong giao dịch, cụ thể bản hợp đồng này được lập làm hai bản tiếng Anh và tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau.

Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng ngoại thương

– Điều khoản về tên hàng

– Điều khoản về chất lượng – phẩm chất

– Điều khoản về số lượng hàng hóa

– Điều khoản về giá cả

– Điều khoản về giao hàng: cách thức giao hàng

– Điều kiện về thanh toán của bên mua cho bên bán

– Bao bì của sản phẩm đảm bảo thông tin, nội dung của sản phẩm

– Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa

– Điều khoản về miễn trách nhiệm hoặc bất khả kháng

– Điều khoản chi tiết về khiếu nại

– Điều khoản về trọng tài

– Bảo hiểm.

Mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất

Quý vị có thể tham khảo mẫu hợp đồng ngoại thương sau đây:

MẪU-HỢP-ĐỒNG-NGOẠI-THƯƠNG

Tùy thuộc vào việc trao đổi mua bán hàng hóa, yêu cầu của mỗi công ty mà hợp đồng ngoại thương sẽ có một số điều khoản khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cần phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:

– Tên tiêu đề là “hợp đồng ngoại thương”, nêu cụ thể số hợp đồng bao nhiêu?

– Ngày tháng giao kết hợp đồng và địa điểm giao kết

– Thông tin bên mua bao gồm: Tên công ty, trụ sở của công ty, tài khoản ngân hàng, mã số thuế, họ và tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ đang đảm nhiệm? được ghi theo thông tin của chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Thông tin bên bán bao gồm: Tên công ty, trụ sở của công ty, tài khoản ngân hàng, mã số thuế, họ và tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ đang đảm nhiệm? được ghi theo thông tin của chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Nội dung điều khoản thỏa thuận của hai bên là bên bán và bên mua

+ Định nghĩa của một số cụm từ được sử dụng trong giao dịch này

+ Phạm vi hợp đồng

– Trách nhiệm từ bên bán

Đảm bảo việc cung cấp và giao cho bên mua gồm loại hàng hóa nào? Nêu rõ thông tin gồm tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lượng của hàng hóa và số chế tạo hàng hóa, chất lượng của sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu hoặc phụ kiện thiết bị từ đâu?, đóng gói ngày tháng năm, giá thỏa thuận mua bán, mã hiệu?

– Trách nhiệm của bên mua

Giá trị của hợp đồng là bao nhiêu?, ghi rõ bằng chữ và số

Trong đó bao gồm giá của vật tư và giá của dịch vụ là bao nhiêu?

Đối với giá trị hợp đồng này áp dụng cho các loại hàng, dịch vụ áp dụng thể hiện trong phụ lục hợp đồng

+ Điều kiện về giao hàng: Điểm nhận xếp hàng lên ban đầu; Điểm đích của cảng; Thời gian giao hàng là giờ , ngày , tháng , năm; Tính từ khi dời cảng – ngày phát vận đơn thì bên bán cần thông báo nội dung về số hợp đồng, L/C, tên của loại hàng, số kiện và số lượng hàng hóa, trọng lượng và chi tiết kích thước từng kiện hàng,…

+ Phương thức về thanh toán: Khoản đặt cọc: thanh toán khoản cọc bằng thư tín dụng và không được hủy ngang; Chứng từ chứng minh đã thanh toán cần xuất trình muộn nhất là bao nhiêu ngày?; Giấy tờ gốc của vận đơn đường biển ghi nhận rõ về việc đã thanh toán trả trước cước phí; Cung cấp hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, chứng nhận về chấ lượng, số lượng, chứng nhận về xuất xứ , chứng nhận về bảo hiểm

+ Về thuê tàu vận chuyển: đảm bảo tàu được thuê phải thuê từ chủ tàu có uy tín, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, tàu có số tuổi dưới bao nhiêu tuổi?. Trong đó chủ tàu cần phải cam kết đảm bảo hàng khi được bốc qua các lan can tàu được nguyên vẹn nhất định.

+ Bảo hiểm: Hàng hóa được vận chuyển được bảo hiểm từ công ty bảo hiểm hợp pháp và có khả năng chi trả mọi trường hợp rủi ro xảy ra với hàng hóa

Thời gian bảo hiểm là bao lâu?, Điều kiện để được bảo hiểm , chủ thể hưởng bảo hiểm

+ Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa:

Số lần kiểm tra hàng, chi phí kiểm tra do bên nào chịu?, Thời hạn giải quyết khiếu nại

+ Bảo hành sản phẩm, hàng hóa

Thời gian bảo hành từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào?, điều kiện để được bảo hành, các trường hợp không thuộc phạm vi bảo hành, các bộ phận được bảo hành

+ Bảo lãnh về việc thực hiện hợp đồng

Các bên phải tiến hành mở bảo lãnh trong vòng bao nhiêu ngày? Áp dụng tổng giá trị bảo lãnh là bao nhiêu?

+ Chấm dứt hợp đồng: Bên mua có quyền yêu cầu đền bù thiệt hại nếu như không đáp ứng đủ các tiêu chí về kỹ thuật và hoàn trả khoản tiền đã nhận cho loại hàng bị kém chất lượng.

Cùng nhau giải quyết các phát sinh trong thời gian nhất định nếu lỗi không do hai bên gây ra

+ Trách nhiệm khi bên bán giao hàng chậm cho bên mua: Đền bù thiệt hại với khoản tiền tương ứng tối thiểu và tối đa là bao nhiêu?

+ Trường hợp bất khả kháng: như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, chiến tranh, biến cố… không thể khắc phục được cũng như không thể biết trước được thì hai bên sẽ thỏa thuận lại hợp đồng phù hợp

+ Sửa đổi về hợp đồng: Bản được sửa đổi chỉ có giá trị khi mà hai bên có thẩm quyền ký kết vào nội dung hợp đồng mới. bản sửa đổi này sẽ có giá trị và không thể tách rời của bản hợp đồng này.

+ Trọng tài về kinh tế: Trong trường hợp có phát sinh về tranh chấp giữa hai bên trước hết cần thỏa thuận hòa giải

Thẩm quyền giải quyết tại đâu?, chi phí do bên thua kiện chi trả

+ Pháp luật để điều chỉnh hợp đồng: các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam

+ Chuyển nhượng: Các bên không được quyền chuyển nhượng nếu không có sự cho phép của bên còn lại

+ Ngôn ngữ: Soạn thảo bằng hai bản tiếng Anh và tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau

– Ký rõ họ và tên kèm đóng dấu của đại diện bên mua và bên bán

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan về hợp đồng ngoại thương. Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết quy vị có thể liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết này!

Video liên quan

Chủ Đề