Bài 17 1 tiết luyện tập 3 hóa 8

Xem toàn bộ tài liệu Lớp 8: tại đây

Xem thêm các sách tham khảo liên quan:

  • Giải Hóa Học Lớp 8
  • Giải Sách Bài Tập Hóa Lớp 8
  • Đề Kiểm Tra Hóa Lớp 8
  • Sách giáo khoa hóa học lớp 8
  • Sách Bài Tập Hóa Học Lớp 8

 

Bài giải này có hữu ích với bạn không?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá!

Gửi Đánh Giá

Đánh giá trung bình 4 / 5. Số lượt đánh giá: 1103

Chưa có ai đánh giá! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài này.

Mời các bạn cùng tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Hóa học Bài 17: Bài luyện tập 3 trang 60, 61 lớp 8 được chúng tôi chọn lọc và giới thiệu ngay dưới đây nhằm giúp các em học sinh tiếp thu kiến thức và củng cố bài học của mình trong quá trình học tập môn Hóa học.

Giải bài 1 trang 60 SGK Hoá 8

Hình dưới đây là sơ đồ tương trựng cho phản ứng: Giữa khí N2 và khí H2 tạo ra amoniac NH3.

Hãy cho biết:

a] Tên các chất tham gia và sản phẩm?

b] Liên kết giữa các nguyên tử thay đổi như thế nào? Phân tử nào biến đổi, phân tử nào được tạo ra?

c] Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng bằng bao nhiêu có giữ nguyên không?

Lời giải:

a] Chất tham gia: khí nitơ, khí hiđro.

Chất tạo thành: khí amoniac.

b] Trước phản ứng hai nguyên tử H liên kết với nhau, hai nguyên tử nitơ cũng vậy. Sau phản ứng có 3 nguyên tử H liên kết với 1 nguyên tử N.

Phân tử hiđro và phân tử nitơ biến đổi phân tử ammoniac được tạo thành.

c] Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên trước và sau phản ứng số nguyên tử H là 6 và số nguyên tử N là 2.

Giải bài 2 Hoá 8 SGK trang 61

Khẳng định sau gồm hai ý: " Trong phản ứng hóa học chỉ phân tử biến đổi còn các nguyên tử giữ nguyên, nên tổng khối lượng các chất phản ứng được bảo toàn"

Hãy chọn phương án trả lời đúng trong số các phương án cho sau:

A. Ý 1 đúng, ý 2 sai.

B. Ý 1 sai ý 2 đúng.

C. Cả hai ý đều đúng nhưng ý 1 không giải thích ý 2.

D. Cả hai ý đều đúng và ý 1 giải thích ý 2.

E. Cả hai ý đều sai.

Lời giải:

Đáp án D.

Giải bài 3 SGK Hoá 8 trang 61

Canxi cacbonat là thành phần chính của đá vôi. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hóa học sau:

Canxi cacbonat → Canxi oxit + cacbon đioxit.

Biết rằng khi nung 280kg đá vôi tạo ra 140kg canxi oxit CaO [vôi sống] và 110kg khí cacbon đioxit CO2.

a] Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng.

b] Tính tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxi cacbonat chứa trong đá vôi.

Lời giải:

a] mCaCO3 = mCaO + mCO2

b] Khối lượng của CaCO3 đã phản ứng:

140 + 110 = 250 kg

Tỉ lệ phần trăm khối lượng CaCO3 chứa trong đá vôi:


Giải bài 4 trang 61 SGK Hoá 8

Biết rằng khí etilen C2H4 cháy là xảy ra phản ứng với khí O2 sinh ra khí cacbon đioxit CO2 và nước.

a] Lập phương trình hóa học phản ứng xảy ra?

b] Cho biết tỉ lệ giữa số phân tử etilen lần lượt với số phân tử oxi và số phân tử cacbon đioxit.

Lời giải:

a] Phương trình hóa học của phản ứng:

C2H4 + 3O2 → 2CO2 + 2H2O.

b] Số phân tử C2H4 : số phân tử oxi là 1 : 3

Số phân tử C2H4 : số phân tử cacbon đioxit = 1: 2

Giải bài 5 Hoá 8 SGK trang 61

Cho sơ đồ của phản ứng như sau:

Al + CuSO4 → Alx[SO4]y + Cu

a] Xác định các chỉ số x và y.

b] Lập phương trình hóa học và cho biết tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại số phân tử của cặp hợp chất,

Lời giải:

a] 

Ta có x.III = y.II ⇒ 

 ⇒ Al2[SO4]3

b] Phương trình hóa học : 2Al + 3CuSO4 → Al2[SO4]3 + 3Cu

Tỉ lệ số nguyên tử của cặp đơn chất kim loại là số nguyên tử Al : số nguyên tử Cu = 2 : 3.

Tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất là số phân tử CuSO4 : số phân tử Al2[SO4]3 = 3:1

CLICK NGAY vào TẢI VỀ dưới đây để download giải bài tập Hóa học Bài 17: Bài luyện tập 3 trang 60, 61 SGK lớp 8 hay nhất file word, pdf hoàn toàn miễn phí.

Nội dung bài luyện tập 3 củng cố các kiến thức về hiện tượng vật lí, hóa học, phản ứng hóa học, định luật bảo toàn khối lượng và phương trình hóa học. Nắm chắc việc áp dụng định luật và cách lập phương trình hóa học.

ADSENSE

YOMEDIA

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện tượng hóa học

1.2. Phương trình hóa học

1.3. Tổng kết

2. Bài tập minh hoạ

3. Luyện tập Bài 17 Hóa học 8

3.1. Trắc nghiệm

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

4. Hỏi đáp về Bài 17 chương 2 Hóa học 8

 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện tượng hóa học

  • Hiện tượng hóa học là hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác.

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác.

    • Chất ban đầu bị biến đổi trong phản ứng gọi là chất tham gia hay chất phản ứng.

    • Chất mới sinh ra trong phản ứng gọi là sản phẩm.

  • Trong các phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.

  • Lưu ý: Nếu có đơn chất kim loại tham gia phản ứng thì sau phản ứng nguyên tử kim loại phải liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác.

1.2. Phương trình hóa học

  • Phương trình hóa học dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học. Gồm công thức hóa học và hệ số thích hợp của những chất tham gia và chất tạo thành.

  • Các bước lập phương trình hóa học:

    • Bước 1: Viết sơ đồ phản ứng gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm.

    • Bước 2: Cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố có trong phản ứng: Tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

    • Bước 3: Viết phương trình hóa học.

  • Ví dụ: Lập phương trình hóa học của phản ứng có sơ đồ sau: Al + HCl \[\dashrightarrow\] AlCl3 + H2

    • Bước 1: Trước tiên ta làm chẵn số nguyên tử của H ở bên trái Al + 2HCl \[\dashrightarrow\] AlCl3 + H2

    • Bước 2: Bắt đầu cân bằng số nguyên tử Cl. Bội số chung nhỏ nhất của 2, 3 là 6. Do đó  Al + 6HCl \[\dashrightarrow\] 2AlCl3 + H2

    • Bước 3: Cân bằng số nguyên tử Al và H. Hệ số thích hợp của phản ứng là: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2

  • Phương trình hóa học cho biết: Tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng. Tỉ lệ này đúng bằng tỉ lệ hệ số mỗi chất trong phương trình.

1.3. Tổng kết

Hình 1: Kiến thức trọng tâm chương Phản ứng hóa học

Bài tập minh họa

Bài 1:

Hãy lập  phương trình hoá học  cho các sơ đồ phản ứng sau:

a.  KOH       +        H2SO4     ------>        K2SO4         +        H2O  

b.  P            +        O2                 ------>        P2O5 

c.  K            +        O2                 ------>         K2O

d.  Al            +         CuCl2      ------>        AlCl3         +         Cu   

Hướng dẫn:

a.  2KOH       +        H2SO4   →  K2SO4    +  2H2O  

b.  4P            +        5O2    →       2P2O5 

c.  4K            +        O2    →          2K2O

d.  2Al            +         3CuCl   →   2AlCl3   +  3Cu   

Bài 2:

Để điều chế khí O2 người ta nung nóng 30 gam hỗn hợp kaliclorat KClO3 với MnO2 là chất xúc tác thu được 14,9 gam Kaliclorua KCl và 9,6 g khí O2 theo sơ đồ sau: KClO3 ------> KCl + O2

a] Viết sơ đồ trên thành phương trình hóa học

b] Tính khối lượng kaliclorat đã phản ứng

c] Xác định tỉ lệ phần trăm của muối kaliclorat KClO3 có trong hỗn hợp?

Hướng dẫn:

a] Phương trình hóa học:

2KClO3 

 2KCl + 3O2

b] Số mol Kaliclorua KCl là: \[n = \frac{m}{M} = \frac{{14,9}}{{74,5}} = 0,2[mol]\]

2KClO3  2KCl + 3O2

0,2 \[\leftarrow\]                    0,2

Khối lượng kaliclorat đã phản ứng là: mKaliClorat = n.M = 0,2.122,5 = 24,5 [gam]

c]  Tỉ lệ phần trăm của muối kaliclorat KClO3 có trong hỗn hợp là:

\[\% {m_{KCl{O_3}}} = \frac{{24,5}}{{30}}.100 = 81,67[\% ]\]

3. Luyện tập Bài 17 Hóa học 8

Sau bài học cần nắm:

  • Kĩ năng phân biệt được hiện tượng hóa học và hiện tượng vật lí
  • Lập phương trình hóa học khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.

3.1. Trắc nghiệm

Bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 8 Bài 17 có phương pháp và lời giải chi tiết giúp các em luyện tập và hiểu bài.

  • Câu 1:

    Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng hóa học:

    • A. Khi đốt nóng đường thì ta thấy xuất hiện cacbon và nước 
    • B. Thủy tinh  nóng chảy được thổi thành bình cầu
    • C. Trộn bột [ Fe ] với bột [S], ta được hỗn hợp 2 chất với nhau.
    • D. Hòa muối ăn với nước ta được hỗn hợp nước đường.
  • Câu 2:

    Hiện tượng nào sau đây là hiện tượng vật lí?

    • A. Lưu huỳnh cháy tạo ra khí sunfurơ
    • B. Cồn để trong lọ bị bay hơi
    • C. Than cháy tạo ra khí cacbon đioxit
    • D. Đường cháy thành than.
  • Câu 3:

    Khi đốt nến quá trình nào sau đây có phản ứng hóa học xảy ra?

    • A. Nến chảy lỏng thấm vào bấc.
    • B. Nến chảy lỏng chuyển thành hơi nến.
    • C. Hơi nến cháy trong không khí tạo ra khí cacbon đioxit và hơi nước.
    • D. Cả ba quá trình trên.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK và Nâng cao 

Các em có thể hệ thống lại nội dung bài học thông qua phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 8 Bài 17.

Bài tập 1 trang 60 SGK Hóa học 8

Bài tập 2 trang 61 SGK Hóa học 8

Bài tập 3 trang 61 SGK Hóa học 8

Bài tập 4 trang 61 SGK Hóa học 8

Bài tập 5 trang 61 SGK Hóa học 8

Bài tập 17.1 trang 23 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.2 trang 23 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.3 trang 23 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.4 trang 23 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.5 trang 23 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.6 trang 24 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.7 trang 24 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.8 trang 24 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.9 trang 24 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.10 trang 24 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.11 trang 24 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.12 trang 25 SBT Hóa học 8

Bài tập 17.13 trang 25 SBT Hóa học 8

4. Hỏi đáp về Bài 17 chương 2 Hóa học 8

Trong quá trình học tập nếu có bất kì thắc mắc gì, các em hãy để lại lời nhắn ở mục Hỏi đáp để cùng cộng đồng Hóa HOC247 thảo luận và trả lời nhé.

Chủ Đề