Bài giảng Bánh chưng bánh giầy Chân trời sáng tạo

Ngữ văn lớp 6 trang 29 sách Chân trời sáng tạo tập 1

Hiện nay, để có thể tiếp thu kiến thức Ngữ văn lớp 6 ở trên lớp một cách nhanh chóng hiệu quả, học sinh thường chuẩn bị bài trước ở nhà.

Chính vì vậy, chúng tôi xin giới thiệu tài kiệu Soạn văn 6: Bánh chưng bánh giầy, thuộc sách Chân trời sáng tạo. Mời tham khảo nội dung chi tiết dưới đây.

Soạn văn 6: Bánh chưng, bánh giầy

  • Soạn bài Bánh chưng bánh giầy
    • 1. Đọc - hiểu văn bản
    • 2. Hướng dẫn đọc

a. Vua Hùng đưa ra điều kiện để truyền ngôi

- Hoàn cảnh để vua hùng truyền người nối ngôi: Nhà vua tuổi đã cao nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai.

- Điều kiện: Người nối ngôi phải phù hợp với trí hướng của vua: “... người nối ngôi ta phải nối được trí ta, không nhất thiết phải là con trưởng.”

- Hình thức: Thông qua việc làm lễ cùng Tiên vương.

b. Lang Liêu và các hoàng tử thi nhau tìm kiếm lễ vật

- Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha.

- Lang Liêu là người chịu nhiều thiếu thốn thiệt thòi, lớn lên chỉ quen với công việc ngoài đồng áng.

- Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

  • Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm.
  • Cũng thứ gạo nếp ấy đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn.

c. Ý nghĩa và phong tục làm bánh chưng bánh giầy

- Lang Liêu đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

- Ý nghĩa của bánh chưng, bánh giầy:

  • Bánh hình tròn tượng trưng cho trời, được đặt tên là bánh giầy.
  • Bánh hình vuông tượng trưng cho đất nên được đặt tên là bánh chưng
  • Lá bọc bên ngoài ngụ ý đùm bọc lẫn nhau giống với truyền thống thương người như thể thương thân của dân tộc ta.

- Tục lệ của dân tộc ta: Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

2. Hướng dẫn đọc

Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật của truyền thuyết:

Đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện Bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Làm ra hai loại bánh: bánh chưng và bánh giầy.

b. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

Lang Liêu nằm mơ, được thần mách bảo hãy dùng thứ gạo nếp quen thuộc làm thành lễ vật dâng vua cha.

c. Cuối truyện thường gợi nhắc lại các dấu tích xưa còn lưu lại đến ngày nay.

Hàng năm, mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

Đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua Bánh chưng bánh giầy

Đặc điểm

Chi tiết biểu hiện

a. Thường có điểm khác lạ về lai lịch, phẩm chất.

Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất.

Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc “ chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai.

b. Thường gắn với các sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

Nhà vua tuổi đã cao nhưng lại có tới hai mươi người con trai nên không biết chọn ai.

c. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng Trời đất và tổ tiên.

Cập nhật: 18/01/2022

Giáo án ngữ văn 6 kì 1 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 6 kì 1 cánh diều

Giáo án điện tử ngữ văn 6 cánh diều

Giáo án điện tử ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Giáo án điện tử ngữ văn 6 kết nối tri thức

Đề thi Ngữ văn 6 kết nối tri thức có ma trận

Đề thi Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo có ma trận

Giáo án Ngữ văn 6 Kết nối tri thức theo Module 3

Giáo án Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo theo Module 3

Giáo án Ngữ văn 6 Cánh diều theo Module 3

Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 cánh diều

Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 kết nối tri thức với cuộc sống

Giáo án dạy thêm ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Trọn bộ giáo án Word + Powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều

Trọn bộ giáo án Word + Powerpoint Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Trọn bộ giáo án Word + Powerpoint Ngữ văn 6 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 cánh diều

Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint Ngữ văn 6 kết nối tri thức

Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 sách cánh diều

Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 sách cánh diều

Giáo án ngữ văn 6 kì 2 sách chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 6 kì 1 sách chân trời sáng tạo

Giáo án Ngữ văn 6 kì 2 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Giáo án Ngữ văn 6 kì 1 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Kéo xuống để xem hoặc tải về!

Thảo luận nhóm.

* bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ:

– nhóm 1, 2 hoàn thành phiếu học tập a.

– nhóm 3, 4 hoàn thành phiếu học tập b.  1.đọc hiểu nội dung văn bản.

A. Vua hùng chọn người nối ngôi.

– hoàn cảnh: giặc ngoài đã yên, vua có thể chăm lo cho dân được no ấm; vua đã già, muốn truyền ngôi.

– ý định: người nối ngôi phải nối được chí vua, không nhất thiết là con trưởng.

– hình thức: nhân lễ tiên vương, ai vừa ý vua sẽ được truyền ngôi.

B. Lang liêu được thần giúp đỡ.

– từ khi lớn lên chàng ra ở riêng, chăm việc đồng áng, trồng lúa trồng khoai, gần gũi với dân thường. Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần [“trong trời đất không gì quý bằng hạt gạo… các thứ khác tuy ngon nhưng hiếm, mà người không làm ra được”]. Còn các lang khác chỉ biết mang tiến vua sơn hào hải vị – những món ăn ngon nhưng vật liệu để chế biến thành các món ăn ấy thì con người không làm ra được.

→ nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.

– hai thứ bánh của lang liêu tuy giản dị đạm bạc, nhưng vừa có ý nghĩa thực tế: quý hạt gạo, trọng nghề nông [là nghề gốc của đất nước làm cho nd được no ấm]; vừa có ý nghĩa sâu xa: đề cao phong tục thờ kính trời, đất, và tổ tiên của nhân dân ta.

C. Lang liêu được chọn nối ngôi.

– hai thứ bánh của lang liêu tuy đạm bạc nhưng có ý nghĩa sâu xa.

=> thể hiện thái độ, cách đánh giá của nhân dân: mong muốn về một vị vua anh minh, yêu dân, lấy dân làm gốc.

2. Đặc trưng truyền thuyết của văn bản.

Phiếu học tập a: đặc điểm cốt truyện truyền thuyết qua truyện bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm       chi tiết biểu hiện

A. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ

B. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật

C. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay"

Phiếu học tập b: đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm       chi tiết biểu hiện

A. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất.

B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

C. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Sản phẩm:

– phiếu ht a.

Đặc điểm       chi tiết biểu hiện

A. Thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ          đặc điểm khác lạ so với các hoàng tử khác: lang liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo

B. Thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật       gắn với sự kiện: vua hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi.

C. Cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay"            từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng trời đất và tổ tiên.

Phiếu học tập b: đặc điểm nhân vật truyền thuyết qua truyện bánh chưng, bánh giầy

Đặc điểm       chi tiết biểu hiện

A. Thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất.          Lang liêu mất mẹ từ sớm, là chàng trai hiền hậu, chăm chỉ, hiếu thảo

B. Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.        Gắn với sự kiện: vua hùng thứ sáu khi về già, muốn tìm người thật xứng đáng để truyền ngôi. Lang liêu đã làm ra được hai thứ bánh giản dị mà ý nghĩa sâu sắc nên được truyền ngôi

C. Được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.  Từ đó, người dân nước ta chăm nghề trồng trọt, chăn nuôi và mỗi khi tết đến, nhà nhà làm bánh chưng, bánh giầy để dâng cúng trời đất và tổ tiên

* bớc 2. Các nhóm thực hiện nhiệm vụ.

* bước 3. Báo cáo sản phẩm và nhận xét chéo.

* bước 4. Chuẩn kiến thức

[nếu không thực hiện được trong tiết học thì sẽ báo cáo sản phẩm vào tiết ôn tập của bài học].   A. Đặc điểm cốt truyện.

* thường xoay quanh công trạng, kì tích của nhân vật mà cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

* thường sử dụng yếu tố kì ảo nhằm thể hiện tài năng, sức mạnh khác thường của nhân vật.

* cuối truyện thường gợi nhắc các dấu tích xưa còn lưu lại đến "ngày nay".

B. Đặc điểm nhân vật.

* thường có những đặc điểm khác lạ về tài năng, lai lịch, phẩm chất.

* thường gắn với sự kiện lịch sử và có công lớn với cộng đồng.

* được cộng đồng truyền tụng, tôn thờ.

Luyện tập sau tiết học

A.  Mục tiêu: hs củng cố kiến thức đã học trong  tiết học mở rộng thể loại [văn bản bánh chưng, bánh giầy] để tham gia một trò chơi mang vẻ đẹp truyền thống.

B. Nội dung: hs tham gia trò chơi

C. Sản phẩm: cách lựa chọn, sắp xếp của hs.

D. Tổ chức thực hiện:

* trò chơi: ai nhanh hơn

Bước 1. Gv chiếu lên màn hình những hình ảnh quen thuộc, trong đó có những nguyên liệu để gói bánh chưng: lá dong, đậu xanh, thịt, hành, gạo nếp, đỗ đen, đường, muối,….

* bước 2. Gv phổ biến cách chơi: các em hãy quan sát những hình ảnh trên.

– em hãy chọn những nguyên liệu để gói bánh chưng ?

– em hãy xếp lần lượt để thành công đoạn [cách] làm bánh chưng ?

* bước 3. Hoàn thành nhiệm vụ.

* nhận xét sản phẩm [đúng hình ảnh và công đoạn gói bánh]

* hoàn thành công đoạn 1 để có những cái bánh trưng, gv có thể tiếp tục tổ chức trò chơi ai nhanh hơn [nếu trong lớp chuẩn bị được đạo cụ là những cái bánh trưng, bánh giầy bằng nhựa hoặc gấp hộp giấy].

– cách chơi: cô chia lớp thành 2 đội, mỗi đội sẽ giúp hoàng tử lang liêu xếp 1 mâm bánh để dâng vua cha. Khi lên xếp, các em phải chạy theo đường zích zắc và mỗi lần lên xếp chỉ được xếp 1 cái bánh. Thời gian là 1 bản nhạc, kết thúc bản nhạc đội nào xếp đẹp và được nhiều bánh hơn là đội đó thắng cuộc. Cô cho học sinh chơi trò chơi sau đó cùng cả lớp kiểm tra, cô khen, khuyến khích động viên học sinh, thưởng quà cho đội thắng cuộc.

Viết

Tóm tắt nội dung chính của một văn bản bằng sơ đồ.

A. Mục tiêu:  v1, gt-ht, gqvđ [biết cách tóm tắt nội dung chính của một số văn bản bằng sơ đồ]

B. Nội dung hoạt động: hs làm việc cá nhân để hoàn thành nhiệm vụ: tóm tắt nội dung chính của một số văn bản bằng sơ đồ]

C. Sản phẩm: sơ đồ đã hoàn thiện [bản tóm tắt] của cá nhân học sinh.

D. Tổ chức thực hiện hoạt động.

* trước hoạt động viết:

Trong chương trình tiếng việt lớp 5, trong phần tập làm văn, các em đã làm quen với cách tóm tắt một câu chuyện [văn bản] đã nghe/đã đọc/đã tham gia/đã chứng kiến. Em hãy tóm tắt bằng lời văn của em một trong ba truyện đã học trong bài học: thánh gióng; sự tích hồ gươm; bánh chưng, bánh giầy.

* trong hoạt động viết:

Hđ của gv và hs        dự kiến sản phẩm

Hoạt động nhóm:

* bước 1. Gv giao nhiệm vụ:

Hãy đọc sách giáo khoa trang 31 và cho biết thế nào là tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng đồ tư duy?

+ kiểu bài tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng đồ tư duy cần đảm bảo những yêu cầu gì?

* bước 2. Hs thực hiện nhiệm vụ:

* bước 3. Gv nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

* bước 4. Chuẩn kiến thức về cách tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng đồ tư duy.

* bước 1. Gv giao nhiệm vụ:

Hãy quan sát sơ đồ tóm tắt văn bản thánh gióng trong sách giáo khoa trang 32 và trả lời câu hỏi 1, 2.

* bước 2. Hs thực hiện nhiệm vụ:

* bước 3. Gv nhận xét việc thực hiện nhiệm vụ.

* bước 4. Chuẩn kiến thức và lưu ý cách tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng đồ tư duy.

Video liên quan

Chủ Đề