Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

Độ dài là giá trị thời gian của âm thanh. Về mặt vật lý, độ dài đo thời gian phát ra giao động của nguồn âm thanh quyết định. Trong âm nhạc, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạngkhác nhau.

Nốt nhạc và các giá trị độ dài * Nốt nhạc có hai bộ phận: – Thân nốt nhạc là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Phần này để xác định vị trí cao độ của âm thanh. – Đuôi và dấu móc của nốt nhạc: Đuôi nốt nhạc là một vạch thẳng đứng, phần này để xác định độ dài khác nhau của âm thanh, đuôinốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc luôn nằm ở bên phải của đuôi nốt. * Hình nốt và giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt:

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc
Mối tương quan độ dài giữa chúng là: nốt đứng trướccó giá trị gấp đôi nốt đứng sau. Nếu: Nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài (đv), thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau:

  • Nốt trắng = 2 đv
  • Nốt đen = 1 đv
  • Nốt móc đơn = 1/2 đv
  • Nốt móc kép = 1/4 đv
  • Nốt móc ba = 1/8 đv
  • Nốt móc bốn = 1/16 đv

Độ dài của các nốt không có giá trị thời gian quy định sẵn. Vì vậy, nốt nhạc chỉ biểu hiện mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ chuyển động. Trong trường hợp có tốc đô chuyển động khác nhau, giá trị thời gian thực tế của các nốt nhạc không theo đúng tương quan bình thường giữa chúng với nhau nữa. Không có giá trị tuyệt đối về thời, đó là tính tương đối của các giá trị độ dài.

Khuông nhạc Để xác định độ cao của âm thanh, các nốt nhạc đượctrình bày trên khuông nhạc. Khuông nhạc là một hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe song song cách đều nhau tính từ dưới lên.

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc
Với 5 dòng 4 khe, khuông nhạc không đủ để ghi cácđộ cao nên để diễn tả những độ cao hơn khuông nhạc sẽ dùng các dòng kẻ phụ ngắn cho từng nốt. Các dòng kẻ phụ được đặt trên hoặc dưới khuông nhạc. Vạch vàkhe phụ bên trên khuông gọi tên theo thứ tự từ dưới lên, vạch và khe phụ bên dưới khuông gọi tên theo thứ tự từ trên xuống.

* Cách ghi các nốt nhạc trong khuông nhạc: Các nốt nhạc được ghi ở nhiều vị trí khác nhau trên khuông nhạc để xác định độ cao, nhưng bao giờ thân nốt nhạc cũng phải ở trên dòng hoặc khe. Ở trên dòng, thân nốt được cắt ngang chính giữa, ở trong khe thân nốt không được chạm vào các dòng. Những nốt nhạc nằm ở phần vạch phụ cũng phải ghi đúng vị trí đã nói, không bao giờ dùng một hoặc một nhóm vạch phụ chung cho hai âm đi liền nhau.

- Củng cố giai điệu: học sinh nghe giai điệu nhận biết câu nhạc, nghe tiết tấu nhận biết câu nhạc hoặc nghe một vài nốt mở đầu, nhận biết cả câu nhạc… Ví dụ khi ôn tập bài Chơi đu, giáo viên đàn giai điệu vài nốt trong một câu bất kì, học sinh phải trả lời đó là câu nào và đọc chính xác câu nhạc đó.

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

Đáp án: đây là câu 4 trong bài Chơi đu:

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

Giáo viên gõ tiết tấu một câu trong bài, học sinh phải trả lời đó là câu nào, gõ tiết tấu và đọc chính xác câu nhạc đó. Nên áp dụng với câu chỉ có một đáp án đúng, ví dụ giáo viên gõ tiết tấu sau khi ôn tập bài Quê hương:

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

Đáp án: tiết tấu câu 3 trong bài Quê hương:

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

- Tập đọc nhạc kết hợp gõ phách, nhịp.

- Tập đọc nhạc kết hợp đánh nhịp.

- Trình bày bài Tập đọc nhạc bằng các hình thức cá nhân, cặp, nhóm, tổ (không phải biểu diễn, học sinh được xem bản nhạc).

- Đọc nhạc bằng cách nối tiếp, đối đáp.

- Đọc nhạc bằng nguyên âm: đọc nguyên âm (A, U, I… thay cho tên nốt nhạc).

- Giáo viên cho học sinh nghe toàn bộ bài hát (với trường hợp bài Tập đọc nhạc là một đoạn trong bài hát đó).

- Giáo viên chép 1 câu bất kì lên bảng, yêu cầu học sinh tự đọc. Biện pháp này nhằm khắc phục tình trạng học vẹt của học sinh, các em chỉ đọc được bài Tập đọc nhạc khi đọc từ đầu, còn yêu cầu đọc một câu bất kì thì không thực hiện được.

- Tập đọc một câu nhạc, trong đó có 1-2 nốt bị thay đổi về cao độ (áp dụng ở những lớp học khá tốt). Ví dụ đọc câu nhạc dưới đây trong bài Ca ngợi Tổ quốc (Hoàng Vân):

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

Rồi để học sinh tập đọc câu nhạc này, nhưng nốt Đô2 (ở nhịp thứ nhất) được thay bằng nốt La.

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

- Bài tập thực hành làm phím đàn (mỗi em làm một nốt nhạc): mục tiêu để củng cố cho học sinh kĩ năng đọc đúng cao độ các nốt nhạc. Khi học xong bài Tập đọc nhạc, giáo viên để mỗi em xung phong làm một phím đàn, giáo viên chỉ vào phím đàn nào, học sinh phải đọc đúng cao độ của phím đó. Nên áp dụng với bài Tập đọc nhạc sử dụng quãng liền bậc để giáo viên chỉ phím đàn cho thuận tiện, ví dụ với bản nhạc của Mô-da:

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

- Bổ sung 1-2 nốt nhạc còn thiếu: ví dụ yêu cầu học sinh viết lên khuông 2 nốt còn thiếu trong một câu của bài Thật là hay:

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

Đáp án: hai nốt Son móc đơn (câu 3 bài Thật là hay).

- Sửa nốt nhạc sai: giáo viên đưa ra một câu nhạc có 1-2 nốt viết sai (cao độ hoặc trường độ), học sinh nhận biết và sửa lại cho đúng. Ví dụ: Có bạn chép 4 ô nhịp đầu của bài TĐN số 2- Trở về Su-ri-en-tô nhưng bị sai một vài nốt nhạc. Em hãy phát hiện và sửa lại cho đúng.

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

Đáp án:

Bài tập kiểm tra độ nhớ nốt nhạc

- Học sinh tập chép bài Tập đọc nhạc.

- Học sinh tập đặt lời ca mới.

- Giáo viên có thể đưa ra lời mới, nhưng thay đổi trình tự các câu, rồi yêu cầu các em xếp các câu lại theo theo đúng giai điệu của bản nhạc.

- Đọc bản nhạc ở giọng này rồi tập đọc dịch sang giọng khác. Ví dụ sau khi học sinh đã đọc tốt bản Con kênh xanh xanh ở giọng Đô trưởng, giáo viên có thể đưa bản nhạc đó ở giọng Rê trưởng cho học sinh tập đọc (áp dụng ở những lớp học khá tốt).

- Kiểm tra.

Lưu ý giáo viên: Tuỳ thuộc vào đặc điểm bài Tập đọc nhạc, thời lượng dạy học, năng lực của học sinh, điều kiện dạy học cụ thể mà giáo viên chọn một vài hoạt động ôn tập cho thích hợp; Các hoạt động ôn tập không nên tách rời mà cần liên kết với nhau sao cho phù hợp, hiệu quả.