Bài tập nâng cao về thái sư trần thủ độ năm 2024

  • Lớp 12
  • Lớp 11
  • Lớp 10
  • Lớp 9
  • Lớp 8
  • Lớp 7
  • Lớp 6
  • Lớp 5
  • Lớp 4
  • Lớp 3
  • Lớp 2
  • Lớp 1
  • Công cụ

Tìm kiếm tùy chỉnh

Sắp xếp theo:

Relevance

Relevance

Date

LUYỆN CHỦ ĐỀ Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ - Lớp 5

NHẬN BIẾT [20%]

THÔNG HIỂU [60%]

VẬN DỤNG [10%]

VẬN DỤNG CAO [10%]

  • 1Làm xong biết đáp án, phương pháp giải chi tiết.
  • 2Học sinh có thể hỏi và trao đổi lại nếu không hiểu.
  • 3Xem lại lý thuyết, lưu bài tập và note lại các chú ý
  • 4Biết điểm yếu và có hướng giải pháp cải thiện

Bắt đầu

1. Hướng dẫn luyện đọc

1.1. Luyện đọc

- Đọc đúng các từ: Linh Từ Quốc Mẫu, chức câu đương, quân hiệu, khinh nhờn, chuyên quyền.

- Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể dõng dạc, rõ ràng.

1.2. Đọc - hiểu

- Hiểu các từ ngữ khó trong bài:

  • Thái sư: chức quan đầu triều thời xưa.
  • Câu đường: một chức vụ nhỏ ở xã, giữ việc bắt bớ, áp giải người có tội.
  • Kiệu: phương tiện đi lại thời xưa gồm một ghế ngồi có mái che và đôi đòn khiêng, thường do bốn người khiêng.
  • Quân hiệu: chức quan võ nhỏ.
  • Xã tắc: đất nước, nhà nước.
  • Thượng phụ: từ xưng hô để tỏ ý tôn kính Trần Thủ Độ [thượng: bề trên, phụ: cha].

- Bố cục: Chia làm 3 đoạn

  • Đoạn 3. Còn lại
  • Đoạn 2. "Một lần khác"..."lấy vàng, lụa thưởng cho".
  • Đoạn 1. Từ đầu..."ông mới tha cho".

- Nội dung: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

- Luyện đọc diễn cảm:

Trần Thủ Độ có công lớn, vua cũng phải nể. Có viên quan nhân lúc vào chầu vua, ứa nước mắt tâu:

- Bệ hạ còn trẻ mà thái sư chuyên quyền, không biết rồi xã tắc sẽ ra sao. Hạ thần lấy làm lo lắm.

Vua đem viên quan đến gặp Trần Thủ Độ và nói:

- Kẻ này dám tâu xằng với trẫm là Thượng phụ chuyên quyền, nguy cho xã tắc.

Trần Thủ Độ trầm ngâm suy nghĩ rồi tâu:

- Quả có chuyện như vậy. Xin bệ hạ quở trách thần và ban thưởng cho người nói thật.

2. Hướng dẫn trả lời câu hỏi

2.1. Câu 1 trang 16 sgk Tiếng Việt 5

Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?

Trả lời:

Con đọc lời Trần Thủ Độ nói với Linh Từ Quốc Mẫu ở đoạn đầu câu chuyện.

2.2. Câu 2 trang 16 sgk Tiếng Việt 5

Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?

Trả lời:

Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng lụa.

2.3. Câu 3 trang 16 sgk Tiếng Việt 5

Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?

Trả lời:

Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền thì Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.

2.4. Câu 4 trang 16 sgk Tiếng Việt 5

Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho thấy ông là người như thế nào?

Trả lời:

Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ đủ cho thấy ông là người cư xử nghiêm minh, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương, phép nước.

3. Tổng kết

Thông qua bài giảng Tập đọc: Thái sư Trần Thủ Độ, các em cần nắm được:

  • Đọc lưu loát toàn bài, biết đọc bài với giọng kể rõ ràng.
  • Đọc phân biệt lời nhân vật [Linh Từ Quốc Mẫu, Trần Thủ Độ...] với lời người kể chuyện. Đọc đúng ngữ điệu của câu trong truyện.
  • Hiểu các từ ngữ trong bài. Nắm được những ý chính của từng đoạn trong câu chuyện. Hiểu ý nghĩa của câu chuyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ - một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

Tập làm văn: Trả bài văn tả người Tiếng Việt 5 tập 2

Qua bài giảng Tập làm văn: Trả bài văn tả người trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 tự nhận xét về bài văn tả người của mình. Đồng thời, biết rút kinh nghiệm và viết lại một số đoạn văn theo cách khác hay hơn. Mời quý phụ huynh và các con cùng tham khảo!

Luyện từ và câu: Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ trang 32 Tiếng Việt 5 tập 2

Thông qua bài giảng Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Công dân trong chương trình Tiếng Việt lớp 5 do HOC247 tổng hợp nhằm giúp các con học sinh lớp 5 biết ghép từ công dân với những từ khác để tạo thành những cụm từ có nghĩa. Đồng thời, dựa vào những kiến thức đã được học để viết một đoạn văn về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc của mỗi công dân.

Chủ Đề