Bài tập trắc nghiệm về các biện pháp tu từ lớp 9

  • Tải app VietJack. Xem lời giải nhanh hơn!

Câu 1 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Ẩn dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có _____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

A. quan hệ tương cận

B. điểm gần gũi

C. nét tương đồng

D. sự giống nhau y hệt

Hiển thị đáp án

Câu 2 : Câu thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Ngoài thềm rơi chiếc lá đa

Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng.

[Đêm Côn Sơn – Trần Đăng Khoa]

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

[Trong hai câu thơ trên, nhà thơ Trần Đăng Khoa đã sử dụng rất thành công biện pháp tu từ ẩn dụ chuyển đổi cảm giác. “Tiếng rơi” của lá vốn được cảm nhận bằng thính giác nhưng nhà thơ đã cảm nhận bằng xúc giác “rất mỏng” và hơn nữa là bằng thị giác “rơi nghiêng”. Bằng cách sử dụng biện pháp tu từ ấy, nhà thơ đã khiến người đọc như được chạm tay, như được nhìn thấy hình ảnh chiếc lá đa rơi nhẹ bên thềm. Câu thơ vì vậy mà trở nên tinh tế, sinh động vô cùng.]

Câu 3 : Câu tục ngữ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Ăn quả tương đồng về cách thức với hưởng thành quả lao động: trồng cây tương đồng về cách thức với công lao khó nhọc tạo ra thành quả.

Câu 4 : Bài thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì?

Buổi sáng em xa chi

Cho chiều, mùa thu đến

Để lòng anh hóa bến

Cho thuyền em ra đi!

[Lòng anh làm bến thu - Chế Lan Viên]

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hiển thị đáp án

Câu 5 : Đoạn thơ dưới sử dụng phép ẩn dụ gì:

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang.

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

A. Ẩn dụ hình thức

B. Ẩn dụ cách thức

C. Ẩn dụ phẩm chất

D. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : A

Từ ẩn dụ là “khuôn trăng” có nghĩa là khuôn mặt Thúy Vân đầy đặn và tròn như mặt trăng. Nói lên vẻ đẹp tươi trẻ của Thúy Vân.

Câu 6 : Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau:

Hoán dụ là tên gọi sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có ____________ với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

A. quan hệ tương đồng

B. quan hệ gần gũi

C. nét giống nhau

D. sự liên quan

Hiển thị đáp án

Câu 7 : Câu thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Sen tàn, cúc lại nở hoa

Sầu dài ngày ngắn, đông đà sang xuân.

[Truyện Kiều – Nguyễn Du]

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : C

Sen – mùa hạ, cúc – mùa thu; diễn đạt được bốn mùa chuyển tiếp trong một năm, mùa hạ đi qua mùa thu lại đến rồi mùa thu kết thúc, đông bước sang, đông tàn, xuân lại ngự trị.

Câu 8 : Đoạn thơ dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Cả làng quê, đường phố

Cả lớn nhỏ, gái trai

Đám càng đi càng dài

Càng dài càng đông mãi.

[Mồ anh hoa nở - Thanh Hải]

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : B

Lấy làng quê, đường phố để chỉ đồng bào nông thôn và đồng bào thành thị.

Câu 9 : Câu văn dưới sử dụng phép hoán dụ gì?

Một số thủy thủ chất phác còn lại – chẳng bao lâu, chúng tôi đã phát hiện rên tàu vẫn còn có những thủy thủ như thế – thì lại là những tay khờ dại ra mặt.

[Đảo giấu vàng - Robert Louis Stevenson]

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hiển thị đáp án

Câu 10 : Câu văn sau sử dụng phép hoán dụ gì: Sói không sợ chó chăn cừu mà sợ sợi dây xích của nó. [Tục ngữ Nga]

A. Lấy một bộ phận để gọi toàn thể.

B. Lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.

C. Lấy dấu hiệu của sự vật để gọi sự vật.

D. Lấy cái cụ thể để gọi cái trừu tượng.

Hiển thị đáp án

Chọn đáp án : D

Sợi dây xích → tình trạng bị giam cầm, mất tự do, nô lệ.

Bài giảng: Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ - Cô Trương Khánh Linh [Giáo viên VietJack]

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

  • Hỏi bài tập trên ứng dụng, thầy cô VietJack trả lời miễn phí!

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nhóm học tập facebook miễn phí cho teen 2k6: fb.com/groups/hoctap2k6/

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

User Error
Sorry! Could not connect to data server
[Code: 6853a0a4149a46f46f77878b4034cd80]

If you have any questions about this site,
please contact the site administrator for more information

Câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10

Những câu hỏi trắc nghiệm hay về biện pháp tu từ đã được VnDoc sưu tầm và tổng hợp trong tài liệu: Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Luyện tập về biện pháp tu từ, để gửi tới quý thầy cô và các bạn học sinh nhằm giúp cho việc giảng dạy và học tập được thuận tiện hơn.

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nỗi lòng - Đặng Dung

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Nhàn

Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 10: Bài - Đọc tiểu thanh kí

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ được dùng trong văn bản sau: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa”.

a. ẩn dụ b. hoán dụ c. so sánh d. nói giảm

Câu 2: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?

a. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống

b. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

c. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống

d. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 3: Trong câu “Một giọt máu đào hơn ao nước lã”. “Giọt máu đào”, chỉ cái gì?

a. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung một huyết thống

b. là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

c. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người có quan hệ huyết thống

d. là hình ảnh hoán dụ chỉ những người không có quan hệ huyết thống.

Câu 4: Thế nào là ẩn dụ?

a. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng giống nhau

b. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm tương đồng với nhau.

c. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng thường đi gần với nhau.

d. là biện pháp tu từ trong đó cái so sánh ẩn đi, là so sánh ngầm, vì chúng có điểm khác nhau với nhau.

Câu 5: Tác dụng của ẩn dụ tu từ trong bài ca dao: “Bây giờ mận mới hỏi đào – Vườn hồng đã có ai vào hay chưa – Mận hỏi thì đào xin thưa – Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”.

a. Làm cho cách nói trở nên tế nhị, sâu sắc chàng trai muốn tỏ tình với cô gái đã mượn cách nói này.

b. Làm cho cách nói trở nên hấp dẫn, trau chuốt, thể hiện lời tỏ tình của chàng trai.

c. Làm cho cách nói trở nên dễ hiểu, gần gũi với đời sống tâm tình của người bình dân.

d. Làm cho cách nói trở nên ý nhị, tinh tế , bộc lộ được tình cảm của chàng trai.

Câu 6: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 7: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 8: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 9: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 10: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Mấy hôm nay cụ nhà cháu khó ở”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 11: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Giận bầm gan tím ruột”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 12: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

a. ẩn dụ b. nói quá c. nói giảm, nói tránh d. hoán dụ

Câu 13: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”

a. Nhằm khẳng định sức mạnh của đoàn kết

b. Nhằm khẳng định của tình cảm vợ chồng

c. Nhằm đề cao giá trị của tình cảm

d. Nhằm thể hiện tình yêu thương thủy chung của vợ chồng.

Câu 14: Tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau là: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

a. Coi trọng phẩm chất đức hạnh con người hơn hình thức bề ngoài.

b. Đề cao cái đẹp về hình thức, hơn cái đẹp về phẩm chất.

c. Ca ngợi vẻ đẹp ngoại hình, hình thức bên ngoài.

c. Khẳng định giá trị của cái đẹp và cái nết, bao giờ cái đạp cũng hơn cái nết.

Đáp án câu hỏi trắc nghiệm môn Ngữ văn lớp 10

1a, 2a, 3b, 4b, 5a, 6c,7a, 8a, 9a, 10c, 11b, 12b, 13b, 14a

Video liên quan

Chủ Đề