Bài thơ một chút kon tum tạ văn sỹ năm 2024

Gửi người về Huế

Tặng K. Lan

Bài thơ một chút kon tum tạ văn sỹ năm 2024

Mai em về Huế với sông Hương

Anh nói làm sao hết mến thương

Xin gửi lòng theo câu hát cũ

“Đò về Đại Lược ngược Kim Luông”


Ca dao Huế:

“Đò về Đại Lược

Duyên ngược Kim Long

Đến đây chỗ rẽ của lòng

Gặp nhau khi khác trên sông bến nào?”

Tự tặng

Tặng tôi một nụ cười buồn

Vết hằn năm tháng trên gương mặt người

Tặng tôi chừng nửa cuộc vui

Trắng hai tay, vốn liếng đời mang theo

Tặng tôi đây một kiếp nghèo

Áo cơm với nợ nần đeo đẳng sầu

Tặng tôi này trái tim đau

Bao năm ngụp lặn bể dâu thăng trầm

... Tặng tôi, thơ ghép mấy vần

Để mai sau có muôn lần tặng tôi!...

Tặng... răng khểnh

Đều đặn thế, tự dưng lơ đễnh mọc

Hạt răng ngà một chiếc, đứng so le

Nửa ngậm miệng nửa để vờ vĩnh hở

Cứ vô tình, cố ý, giấu rồi khoe

Như răng người, ta đứng vậy, so le

Đành khổ sở không xếp vào đâu được

Đành tội nghiệp như một lần lạc bước

Lỡ yêu người không biết cách nào ra

Tội tình người cũng tội cả tình ta

Người xấu hổ không lấy gì che chắn

Ta hăm hở mê người như thuốc đắng

Chút tình hờ người đủ để làm duyên

Người cứ cười cứ nói cứ hồn nhiên

Cứ như thể không có gì e thẹn

Cứ coi ta như chuyện rất thường tình

Như đã lỡ một lần răng lơ đễnh

Tình ta chắc một đời như răng khểnh

Chắc một đời khập khiễng đứng so le

Để trang điểm chút duyên thầm con gái

Người không đành giấu diếm, cứ đem khoe.

Vâng! Đó là lời thơ sâu lắng, thiết tha, hay tiếng lòng của người Kon Tum nhắn với khách phương xa về thăm phố núi Kon Tum?...

Những Cảm xúc lắng đọng sâu sắc để rồi thăng hoa thành bài thơ Một chút Kon Tum. Bài thợ được nhà thơ Tạ Văn Sỹ sang tác và nhạc sỹ Võ Ngọc Minh phổ nhạc được phổ biến rộng rãi vào năm 1992, ngay sau Kon Tum vừa chia tách khỏi tỉnh chung Gia Lai – Kon Tum.

Bài thơ một chút Kon Tum thể hiện nét đẹp bình yên của một đô thị nhỏ miền núi. Thiên nhiên hoang sơ gần gũi với con người là một nét riêng của Kon Tum. Nhân vật không rỏ mặt trong bài thơ – tức người Kon Tum - đã dắt dẫn khách phương xa thăm thú và giới thiệu về quê hương với tấm lòng nhân hậu, nhiệt tình qua những lời thơ có âm điệu sáng trong, đằm thắm ân tình, như đất và người Kon Tum vậy.

Thành phố Kon Tum không ồn ào xô bồ như những đô thị đông dân cư, sầm uất khác là vì…” Kon Tum nhỏ bởi lòng thung nhỏ” ! vâng, Kon Tum nằm gòn trong lòng chảo thung lũng sông Đăk Bla, và đó là nét riêng đáng yêu của Kon Tum. Và cũng do thế cảnh sắc Kon Tum “… phố bốn bề xanh/ rừng vây quanh, núi cũng vây quanh “.

Nếu ở các đô thị lớn con người sống xa cách với thiên nhiên, them khát thiên nhiên, thì với Kon Tum “Rừng và phố cách dăm dốc nhỏ/ Nên thiên nhiên gần quá đỗi gần“!

Sống giữa lòng một đô thị bình yên, giữa một không gian thoáng đãng, nên nhịp sống con người hóa ra cũng thong thả, bình dị,; hồn người cũng phóng khoáng, cởi mở:

“Người ở đây hồn người rất rộng

Như núi rừng trầm mặc ngàn năm “.

Nhân vật trữ tình trong bài thơ là hóa than của tác giả vừa kể tả, chuyện trò, vừa giải bày, nhắn nhủ, sẻ chia với khách phường xa một cách tự hào về quê hương xứ sở của mình qua một kiểu ngôn ngữ đối thoại giản dị đến đơn sơ, nhưng súc tích và giàu cảm xúc:

“Chưa tròn buổi phố chừng muốn hết

Đã gì đâu mà em mỏi chân!...

... Mai tạm biệt - em về phố lớn

Mang theo về một chút Kon Tum“...

Bài thơ một chút kon tum tạ văn sỹ năm 2024

Bài thơ biểu thị lòng người yêu mến, gắn bó cùng đất và người Kon Tum hay chính là âm điệu của đất và người ở nơi đây? Ôi, sao mà trong sáng, chân thành, ân tình, bình dị! Và, chắc chắn trong ký ức người ra đi – Tức khách phương xa sẽ luôn mãi đọng lại một đô thị Kon Tum bình yên, xinh đẹp và con người Kon Tum mến khách, ân tình.

Bằng một âm điệu thơ nhẹ nhàng mà đằm thắm, ngôn ngữ thơ bình dị mà gợi tả, bài thơ Một chút Kon Tum đã neo lại trong lòng người đọc, người nghe một ấn tượng đẹp về hình ảnh một phố núi Kon Tum thơ mộng và thanh thoát.