Bài văn lậy dàn miêu tả đồ vật

Tự học Online xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn tham khảo Tổng Hợp Dàn Ý Và Những Bài Văn Tả Đồ Vật Hay Lớp 4 [CỰC HAY].

  • Mục: Các Dạng Văn Hay Lớp 4

Tổng Hợp Dàn Ý Và Những Bài Văn Tả Đồ Vật Hay Lớp 4 [CỰC HAY]

DÀN Ý CÁCH LÀM VĂN TẢ ĐỒ VẬT LỚP 4

KIẾN THỨC CẦN NHỚ

  1. Lưu Ý

Để làm tốt bài văn miêu tả các đồ vật đơn giản, gần gũi với cuộc sống xung quanh, các em cần phải:

– Xác định rõ đồ vật cần được miêu tả là vật gì.

– Quan sát kĩ đồ vật sẽ tả để tìm ra nét nổi bật riêng của đồ vật đó về hình dáng, màu sắc, cấu tạo,

công dụng…

Trong khi quan sát, các em cần vận dụng quan sát bằng mắt [thị giác] để thấy rõ về hình dáng,

kích thước, màu sắc…, bằng tai [thính giác] để nghe âm thanh, tiếng động của vật khi ta sử dụng

[đồng hồ kim, quạt máy chạy…], bằng xúc giác để cảm nhận bộ bóng, pin, mịn, phẳng, nhám…

của vật.

– Dùng từ ngữ thích hợp để làm nổi bật các đặc điểm riêng của đồ vật, dùng từ ngữ hình ảnh so

sánh hoặc nhân hóa để việc miêu tả được cụ thể, sinh động hơn.

CẤU TẠO CHUNG CỦA BÀI VĂN TẢ ĐỒ VẬT

Mở bài

Có thể mở bài theo một trong những cách sau:

  1. Giới thiệu ngay đồ vật định tả [mở bài trực tiếp].
  2. Nói chuyện khác có liên quan để dẫn vào việc giới thiệu đồ vật định tả [mở bài gián tiếp].
  3. Thân bài

– Tả bao quát toàn bộ đò vật [hình dáng, kích thước, màu sắc, chất liệu,..]

– Tả những bộ phận đặc điểm nổi bật:

Lần lượt tả từng bộ phận của đồ vật theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới hoặc từ ngoài

vào trong…

– Nêu rõ công dụng của đồ vật hay của từng bộ phận.

  1. Kết bài

Có thể kết bài theo một trong những cách sau:

  1. Nêu cảm nghĩ với đồ vật định tả [kết bài không mở rộng].
  2. Từ công cụ của đồ vật, nêu thêm mối quan hệ giữa con người với đồ vật đó, bàn luận dẫn dắt

người đọc liên tưởng hoặc suy nghĩ thêm về những vấn đề có liên quan [kết bài mở rộng].

MỘT SỐ BÀI VĂN THAM KHẢO

Đề 1: Em hãy tả cái đồng hồ.

BÀI LÀM 1

Em đã được thấy rất nhiều đồng hồ báo thức nhưng chưa thấy cái nào đặc biệt như cái đồng hồ dì gởi về tặng em, nhân dịp tổng kết năm học, em đạt danh hiệu học sinh xuất sắc.

Cái đồng hồ của em cao hơn 3o cm. Đế của nó được làm bằng i-nốc sáng loáng hình bàu dục. Chỗ dài nhất của đế vừa bằng gang tay của em. Chỗ rộng nhất bằng hơn nửa gang tay. Phía trên của đế là hình một con tàu thủy mạ vàng sáng loáng. Một hình tròn giống như cái bánh lái được nối với thân tàu chính là hình tròn mặt chiếc đồng hồ. Trên nền vàng nhạt nổi lên những con số màu đen. Chiếc kim phút màu đen cứ chậm chạp,, chậm chạp nhích từng chút, từng chút thì cái kim giây màu đỏ lại có vẻ nhanh nhẹn hơn. Còn chiếc kim giờ dường như chỉ đứng yên một chỗ. Mặt kính đồng hồ trắng trong giúp cho em nhìn rất rõ mỗi lúc xem giờ. Đặc biệt nhất vẫn là quả lắc của đồng hồ. Nó không phải hình tròn cũng không phải là hình bầu dục mà lại là hình một chiếc nơ nhỏ bốn cánh trông rất xinh xắn. Nó chăm chỉ lắc đều suốt ngày này sang ngày khác. Mỗi khi đến giờ hẹn, tiếng chuông lại “ reng … reng …” giúp em trở dậy đúng giờ để kịp đến trường.

Thỉnh thoảng em lấy giẻ lau hồng hồ thật sạch. Em coi đồng hồ như người bạn thân thiết của mình. Nhờ nó mà em chưa bao giờ đi học trễ cả. Em thật hạnh phúc vì tất cả mọi người trong gia đình luôn quan tâm đến em. Em thầm hứa với mình sẽ cố gắng học giỏi hơn nữa, chăm ngoan hơn nữa để khỏi phụ lòng ông bà, cha mẹ, cô, dì …

BÀI LÀM 2

Cách đây ba năm, trong một lần đi chợ tỉnh, ba em mang về một chiếc đồng hồ để bàn. Từ đó “bác” trở thành người một người bạn thân của gia đình.

Đó là một chiếc đồng hồ nội hóa, loại lên dây. Cả đồng hồ là một hình hộp chữ nhật, rộng độ hai mươi phân, cao mười phân, dày sáu phân. Vỏ đồng hồ bằng nhựa trắng, mép ngoài mạ nhôm bóng lộn. Sau tấm kính trắng là mặt đồng hồ. Bên trái, có một ô vuông nhỏ, có số chỉ ngày. Phần chính là bên phải, gồm một hình bầu dục có ghi mười hai chữ số, từ số một đến số mười hai. Trên mặt đồng hồ có ba cây kim dài ngắn khác nhau và tốc độ di chuyển cũng không giống nhau. Kim giây dài nhất, mảnh mai, màu đỏ, quay nhanh liên tục. Kim phút tuy to hơn, nhưng ngắn hơn, chốc chốc mới nhích tới một bước ngắn. Chậm hơn cả và cũng ngắn hơn cả là kim giờ. Mặt sau đồng hồ có ba chiếc núm: núm để lên dây, núm để điều chỉnh giờ và núm hẹn giờ báo thức.

Trên chiếc bàn tròn của phòng khách, bác đồng hồ cần mẫn đếm thời gian. Tiếng “ tích tắc, tích tắc “ đều đặn phát ra từ chiếc đồng hồ không kể đêm ngày. Sáng sớm, đúng năm giờ, bác lên tiếng “ reng… reng” một hồi dài để đánh thức mọi người dậy. Chưa một lần nào bác bê trễ công việc, nếu mỗi ngày ta đừng quên lên dây cho bác.

Nhờ bác đồng hồ mà suốt mấy năm qua, em luôn đi học đúng giờ. Tiếng “ tích tắc, tích tắc” đều đặn của bác như luôn nhắc nhở em : “ giờ nào việc ấy! Thời gian trôi qua không sao níu lại được!”.

Đề 2: Em hãy tả món quà sinh nhật

Tả búp bê

Mặc dù em đã có rất nhiều đồ chơi nhưng em vẫn thích nhất con búp bê mẹ đã mua cho em nhân dịp sinh nhật em tròn tám tuổi.

Con búp bê được làm bằng nhựa, màu phấn hồng rất đẹp và nhẹ. Nó to bằng em bé mới sinh. Khuôn mặt búp bê tròn, má trắng hồng, mịn màng. Đôi mắt đen long lanh, sáng lên trên khuôn mặt rạng rỡ, tươi tắn. Búp bê có mái tóc đen nhánh, được tết thành hai dải. Mỗi dải có thắt một chiếc nơ màu đỏ thật xinh xắn. Hai tay búp bê bụ bẫm chìa ra phía trước như đang đòi được bế. Hai chân tròn trĩnh. Bàn chân đi tất trắng hồng trong chiếc giày màu xanh da trời thật đẹp. Búp bê duyên dáng trong bộ áo váy trắng muốt xen lẫn sợi kim tuyến óng ánh.

Mỗi khi học bài xong, em lại mang búp bê ra chơi. Em trò chuyện với búp bê như người bạn thân thiết. Mỗi tối đi ngủ, em thường ôm nó bên mình.

Em yêu búp bê nhìu lắm, em xem búp bê như người em gái của mình bởi búp bê là nguồn động viên, an ủi em những lúc vui, buồn. Em sẽ luôn giữ gìn búp bê cẩn thận.

Tả con rô-bốt

Nhân dịp sinh nhật lần thứ mười vừa qua, em được bố tặng một con rô-bốt đò chơi rất tuyệt. Con rô-bốt này trông ngộ nghĩnh như một chú bé tí hon. Chú chỉ cao chừng hai gang tay em, được làm bằng một loại nhựa cứng và nhẹ màu xanh dương bóng loáng.

Cái đầu to như cái hộp vuông được đặt lên thân, trông không thấy cổ khiến chú trông bướng bỉnh lạ! Trên đầu có hai sợi ăng-ten mọc rẽ ra hai bên như hình chữ C. hai tai to như hai nửa quả cam gắn úp vào hai bên đầu bằng hai con ốc vít tròn rất to. Thân chú cũng như cái hộp hình chữ nhật dựng đứng, có những đường vẽ trang trí nổi cộm lên trông như chú mặc chiếc áo giáp sắt. Sau lưng có một ngăn trũng nhỏ đựng vừa hai viên pin, sát gần cúi núm công tắc nhựa màu đen. Hai bàn tay và hai chân cũng do những cái hộp vuông nhỏ nối vào nhau và gắn vào thân bởi những con ốc vít to. Nhờ vậy, tay chân chú có thể xoay về các hướng dễ dàng.

Em bật núm công tắc lên, lập tức chú rô-bốt hoạt động ngay. Từ trong bụng chú, những tiếng rè rè phát ra cùng lúc hai chân chú bắt đầu bước đi. Chân bước từng bước oai vệ, tay chú cũng vung vẩy theo nhịp bước. Buồn cười nhất là cái đầu cứ quay nhìn bên phải, rồi lại quay sang bên trái như tìm kiếm truy bắt kẻ địch. Đang đi, đụng phải chân bàn hay góc tủ, chú tự động tránh sang hướng khác. Tiếng rè rè và bước chân của chú khiến lũ gián trong góc nhà hốt hoảng chạy trốn.

Em rất thích chơi với chú rô-bốt này, em xem chú như là một người bạn nhỏ hiếu động và thông minh.

Đề 3: Em hãy tả cây bút chì mà em đang dùng.

BÀI LÀM 1

Vào đầu năm học, mẹ mua cho mình đầy đủ các đồ dùng học tập, trong đó có một cây bút chì đen mà mình rất quí nó.

Cái bút chì của mình dài độ ba gang tay người lớn, to hơn chiếc đũa ăn cơm một ít. Bên ngoài, nó được bọc một lớp sơn màu vàng tươi như hoa mướp. Hàng chữ màu sáng bạc nổi bật trên nền vàng, trông lóa cả mắt. Mình không biết người ta viết chữ gì trên đó. Nghe mẹ mình bảo: “ cái bút chì là hàng ngoại đó, con ạ!”. Có lẽ vậy nên mình không đọc được hết hàng chữ, chỉ biết được một số chữ cái, trong đó có hai chữ mà mẹ mình giải thích là độ mềm. Mình thích nhất là đầu có núm tròn tròn màu hồng nhạt dùng để tẩy xóa mỗi khi viết , vẽ sai.

Cái bút chì trở nên người bạn thân yêu của mình tự bao giờ mình không biết nữa. Nó luôn ở cạnh mình mỗi khi học bài, làm bài. Cái bút nhỏ nhỏ xinh xinh như chiếc bút thần kì diệu trong truyện cổ tích mình đã được đọc, sẽ cùng mình vẽ nên những bức họa chân dung của bố mẹ mình, chị gái và các chú công an, bộ đội và những cảnh vật quen thuộc mà mình gặp hàng ngày như con đường dòng sông, cánh đồng, làng mạc… Bút chì cũng sẽ giúp mình tìm ra những con số bí ẩn trong những bài toán x, tìm y, hay cùng mình sáng tạo nên những vần thơ bay bổng ca ngợi cuộc sống thanh bình và tuổi thơ êm dịu của chúng ta, nhiều và nhiều lắm.

Chiếc bút chì đen của mình là vậy đó, kì diệu như chiếc bút thần trong truyện cổ tích xưa.

BÀI LÀM

Em vẫn dùng cây viết “ Hồng Hà” mẹ cho dạo đầu năm học. Hôm nay tới lớp, không hiểu vì sao cây viết ấy trở chứng không chịu ra mực. Bạn Thủy bên cạnh đã cho em mượn cây bút chì dùng tạm.

Cây bút chì này cao bằng một gang tay, sơn màu trắng kẻ dọc xanh lơ đều đặn, nhìn dịu mắt. Dọc theo thân bút có khắc dòng chữ màu đen ánh nhũ vàng: BẾN NGHÉ 250 TRẦN HưNG ĐẠO, QUẬN I, đây là tên cơ sở sản xuất và địa chỉ ra đời của cây bút. Ruột bút màu đen tuyền nằm giữa lớp gỗ nâu nhạt. Cây bút chì giống chiếc đũa dài nhưng một đầu đã được chuốt nhọn nhỏ xíu, chỉ nhỉnh hơn một chiếc kim khâu; còn đầu kia to hơn, đường kính khoảng gần một ô tập. Phía trên của cây bút chì gắn sẵn một cục tẩy hình trụ màu hồng nhỏ xíu. Bo quanh tẩy là một mảnh đồng mỏng, vàng óng. Em đã dùng cây bút chì của bạn Thủy để kẻ lề, ghi bài học và gạch ngang khi hết bài. Dùng xong, em trân trọng trao trả lại cho bạn mà không quên lời cảm ơn.

Cây bút của bạn Thủy đã giúp em làm trọn phận sự ở lớp, giúp em hiểu thêm tính cẩn thận của Thủy và tình bạn của Thủy đối với em.

Đề 4: Em hãy tả cái bàn học ở nhà.

BÀI LÀM

Cuối năm học lớp Ba, bố tôi cũng đã cho thợ đến tân trang lại cái bàn của chị Hai cho tôi vì nó không phù hợp với lứa tuổi của chị nữa. Cái bàn giờ đây như vừa ở tiệm đồ gỗ về vậy: đẹp, xinh xắn đến dễ thương.

Chiếc bàn của em nhìn khá gọn gàng. Nó cũng vừa đủ chỗ cho một đứa trẻ như em ngồi học mà thôi. Mặt bàn là một tấm gỗ Cẩm Lai càng dùng lâu càng láng bóng. Với lại vừa rồi bác thợ mới thay áo mới cho nó trông nó càng bóng hơn, lại thơm cái mùi véc-ni dễ chịu nữa chứ. Mỗi lúc học bài mệt em thường gối má lên mặt bàn để cảm nhận ở nó sự tươi mát và hương thơm dìu dịu như hương huệ, hương nhài. Dưới bàn là một học tủ có ba ngăn, đó chính là cái kho sách truyện thiếu nhi và những đồ chơi của em. Mỗi ngăn em đựng một thứ, ngăn nắp, gọn gàng. Chiếc bàn được đặt ngay ngắn cạnh cửa sổ có nắng gió hương hoa từ ngoài vườn thổi vào.

Trên mặt bàn, góc phải, thường có một lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh và một bông hồng nhung em hái từ ngoài vườn hoa vào cắm lên đó. Với em chiếc bàn thật gần gũi thân thương.

BÀI LÀM 2

Năm nay em đã lên lớp Bốn. Do em phải học bài và làm nhiều bài tập về nhà, bố mẹ đã sắp xếp cho em một góc học tập ngăn nắp, thoáng mát. Đặc biệt hơn cả là cái bàn học xinh xắn đặt kề cửa sổ nhìn ra vườn cây xanh rợp bóng.

Bàn được làm bằng gỗ tạp, chưa phải là gỗ tốt nhưng nhờ được đánh véc-ni nên rất bóng loáng, cùng màu nâu sẫm như ghế và giá sách. Mặt bàn hình chữ nhật, bề dài đúng một sải tay em, bề rộng vừa đủ ba gang, hơi xuôi về phía em đặt ghế, tạo tư thế thoải mái khi em ngồi viết. Độ bóng của véc-ni càng làm nổi rõ những đường vân gỗ rất đẹp. Mép bàn phía trước có một đường rảnh dài, lõm xuống giúp em đựng bút, thước, tẩy… khỏi bị lăn xuống theo độ dốc của bàn. Bên dưới mặt bàn là một ngăn hộc khá rộng, em có thể kéo ra đóng vào dễ dàng khi nắm vào cái tay cầm bằng sắt. Trong ngăn hộc này, em đựng dụng cụ học môn kĩ thuật, bộ đò dùng học toán, nhiều hộp phấn viết bảng trắng lẫn màu, thậm chí có cả mớ dây thun tết hình con rết, nắm sỏi tròn để chơi ô quan… Bốn chân bàn là những thanh gỗ vuông to và cứng cáp, các góc mép được bào nhẵn. Ba thanh gỗ dẹp hơn đóng thành hình chữ H ở chân bàn phía gần mặt đất giữ cho các chân bàn được vững vàng chắc chắn hơn. Mỗi khi học xong em thường thu dọn sách vở và các thứ trên mặt bàn cho gọn ghẽ rồi lau bàn bằng khăn vải mềm. Không bao giờ em lơ đễnh hay cố ý viết, vẽ bậy lên mặt bàn. Vì vậy mà dùng đã nửa năm bàn vẫn còn mới.

Em yêu quý cái bàn này lắm bởi ngày nào nó cũng cùng em học tập miệt mài. Ap má lên mặt bàn, em nghe mát rượi như có ngọn gió nào thổi từ khu rừng xa xưa nơi cây gỗ này sinh sống. Em tưởng như nghe được lời gió thì thầm nhắc nhở: “ cô chủ ơi, gắng học lên! Chúng tôi tin tưởng nhiều ở cô đấy nhé!”.

Đề 5: Em hãy tả cái bàn em học ở trường.

BÀI LÀM

Lên lớp bốn, em học ở lớp mới, toàn bàn ghế mới. Cô giáo chủ nhiệm xếp em ngồi bàn đầu.

Cùng ngồi bàn này có hai bạn nữa, tên là Sơn và Nhật.

Bàn học của em chưa sơn, chưa được đánh bóng. Bàn để mộc, màu vàng tươi. Em ngồi tì tay

lên mặt bàn. Cái mặt bàn hơi nghiêng đã được bào nhẵn, riêng các cạnh và mặt dưới còn ram ráp.

Ngăn bàn há miệng nuốt chiếc cặp phồng to của em. Có lúc em tưởng tượng thò tay vào ngăn bàn

lôi được một con chim non. Em không biết các bác thợ mộc đã lấy gỗ gì đóng bàn, chỉ thấy bàn

vững chắc. Mép sát ngoài cùng thẳng dài và phẳng. Cây viết đặt lên không bị lăn, đặt bình mực

cũng không rớt. Em lấy viết bi định ghi tên vào cái góc bàn thì cô giáo nói:

– các con phải giữ bàn cho mới nghe, không viết, khắc lên mặt bàn. Cũng không làm rớt, đổ mực

hoặc ngồi lên mặt bàn. Nghe rõ chưa nào?

Thế là em dừng tay lại. Ơ nhà, em cũng có bàn học riêng chỉ bằng cái bàn này. Bố em cũng dặn

đừng làm hư bàn, dơ mặt bàn. Bàn học ở nhà em được bao nhựa mi ca bóng láng màu gụ rất đẹp.

Bốn chân nó chỉ nhỏ yếu hơn bốn chân cái bàn em đang ngồi ở lớp. Cái bàn dài đè lên trên bốn

chân vuông, to, thẳng đứng.

Cả ba chúng em tì tay lên bàn, bàn vẫn không lung lay. Cô giáo em cho biết để đóng được cái

bàn phải mất nhiều công sức. Nào là trồng cây, hạ xuống, chở về. Nào là cưa, xẻ, đục, bào, đóng.

Rồi chuyển đến trường. Em cùng bạn Sơn, bạn Nhật cố giữ bàn học của chúng em thật sạch thật

bền.

Em mở sách để sát cái thước kẻ dài, rồi đặt thật ngay quyển tập dưới cuốn sách. Em nắn nót viết.

Bàn ơi, đứng yên, nghe. Mình sẽ giữ bạn cẩn thận như cái bàn học ở nhà.

Đề 6: Em hãy tả cái bảng con của em.

BÀI LÀM

Vào đầu năm học mới, mẹ đã mua cho em rất nhiều đò dùng học tập: bút mực, bút chì, thước

kẻ… và một cái bảng con thật xinh xắn nữa.

Cái bảng của em được làm bằng gỗ, rất nhẹ. Bảng hình chữ nhật, chiều dài khoảng 30 cm, chiều

rộng khoảng 25 cm. Bảng khoác chiếc áo màu đen bóng. Hai mặt bảng được kẻ những ô vuông

đều đặn. Ơ một góc bảng có cái lỗ nhỏ để buộc vào góc bảng. Đầu dây còn lại em buộc cái khăn

lau bảng được làm bằng những mảnh vải, màu sắc sặc sỡ. Mỗi khi viết, màu phấn trắng nổi lên

trên nền bảng đen bóng. Em dùng khăn lau bảng xóa đi những dòng chữ đã viết, bảng lại trở về

với chiếc áo thật đẹp của mình.

Em rất thích cái bảng con của em. Bảng đã giúp em rất nhiều trong học tập. Em đã tập viết chữ,

làm những phép toán và vẽ những bông hoa, những con vật… trên bảng theo yêu cầu của bài học.

Cái bản con như người bạn thân thiết của em. Em luôn nâng niu, giữ gìn cẩn thận. Chính vì thế,

em đã sử dụng từ đầu năm học đến nay mà trông nó vẫn còn như mới vậy.

Đề 7: Em hãy tả cây bút máy em đang dùng.

BÀI LÀM 1

Cứ hàng năm, vào dịp sinh nhật của em, gia đình em đều có tặng một món quà để động viên

em học tập. Lần sinh nhật thứ chín của em, chị hoa tặng em một cây bút rất xinh xắn. Nó nang

nhãn hiệu Hồng Hà.

Cây bút có chiều dài cỡ mười lăm phân, gần bằng gang tay em. Thân bút tròn, thuôn về phía

sau và được làm bằng nhựa màu hồng nhạt. Nắp bút có mạ bạc óng ánh, có cái để gài cho bút khỏi

rơi. Mở nắp bút ra, ngòi bút sáng loáng được làm bằng thép mạ i-nốc. Ơ đầu ngòi có một chấm

nhỏ gọi là hạt gạo , để giúp cho khi em viết khỏi bị gai làm rách giấy. Bên trong thân bút là một

ống cao su rỗng có ống mực nối với ngòi giúp cho mực xuống đều. Toàn bộ ruột bút được bao

bọc bởi ống kim loại mỏng.

Hàng ngày tới lớp, em chỉ cần bơm đầy mực vào bút, em sẽ không phải mang theo bình mực đi

nữa. Cây bút rất thuận lợi cho việc ghi bài giảng, làm bài tập và bài kiểm tra của em.

Em yêu cây bút vì nó là quà tặng của người thân, kèm theo mong muốn của gia đình là mong em

mỗi ngày chăm ngoan và học giỏi. Em hứa sẽ giữ gìn bút cẩn thận, không để nó bị rơi xuống đất.

Mỗi khi học xong, em đều cất bút vào hộp. Giữ gìn bút được bền lâu là mong muốn của chị Hoa

và của gia đình em.

BÀI LÀM 2

Em thường ao ước có một cây viết máy như các bạn. Như đọc được ý nghĩ của em, hôm đi

công tác ở thành phố Hồ Chí Minh về, bố mua cho em một cây viết hiệu “hero” cực đẹp.

Cây viết dài độ mười lăm phân. Thân viết tròn như ngón tay giữa của em, được làm bằng nhựa

tổng hợp, nhẵn bóng. Phần thân viết màu xanh lá cây thon thon như viên phấn màu. Nắp viết bằng

sắt mạ vàng óng ánh gắn thêm một que cài cũng mạ vàng dùng để cài vào túi áo hay vào chỗ đẻ

viết ở trong cặp sách.

Mở nắp ra, em thấy ngòi viết sáng loáng được gắn chung với lưỡi gà, cắm chặt vào quản bút. Ơ

trong thân bút là một cái ruột gà làm bằng cao su mỏng và dai dùng để đựng mực. Mỗi khi lấy

mực em chỉ cần bóp dẹp cái ống sắt bọc ruột gà lại, nhúng ngòi bút vào lọ mực, thả tay ra, là mực

từ dưới lọ bị hút lên trên ruột gà dùng suốt cả ngày không hết.

Có thể nói rằng, từ khi có chiếc bút, chữ viết của em dường như đẹp hơn, mềm mại, duyên dáng

hơn. Những trang viết cũng sạch sẽ sáng sủa hơn hồi viết chiếc bút lá tre.

Đã mấy tháng rồi mà cây viết của em vẫn còn như hồi mới mua vè: xinh xắn và rất dễ thương.

Mỗi lần viết xong bao giờ em cũng đậy nắp lại cẩn thận bỏ vào hộp viết đặt lên vị trí các đồ dùng

học tập ở giá sách.

BÀI LÀM 3

Trong ngày sinh nhật, mẹ tặng em một cây bút máy. Oi! Trông chiếc bút mới đẹp làm sao!

Cây bút nhỏ nhắn, xinh xinh dài bằng một gang tay, tròn trĩnh như ngón tay trỏ. Nắp úp làm

bằng mạ kền vàng óng ánh. Trên nắp bút có khắc dòng chữ trung quốc và số 366. Thân bút là một

ống nhựa màu đen, trơn bóng, càng về phía sau càng thon laijn như búp măng non. Mở nắp bút ra,

hiện lên trước mắt em là một chiếc ngòi nhỏ xíu sáng lấp lánh như ánh sao đêm. Em xoay thân bút

theo chiều kim đồng hồ để lấy mực. Chiếc ruột gà làm bằng cao su phía ngoài là một ống sắt mạ

bạc có rãnh khuyết hai bên dùng bóp mạnh để lấy không khí trong ruột gà ra ngoài nhúng vào lọ

mực. Chiếc ruột gà trở lại trạng thái ban đầu đồng thời mực trong lọ cũng được hút lên dầy ruột

gà. Phía trong ruột gà có một ống nhựa rỗng, nhỏ như que tăm dùng để dẫn mực. Hôm mới dùng

chiếc bút lần đầu, nét chữ còn gai gai. Nhưng chỉ một tuần sau, ngòi bút lại trơn, chạy đều trên

trang giấy và nét chữ trở nên mềm mại duyên dáng. Kết quả học tập của em ngày càng tiến bộ.

Em thầm cám ơn mẹ đã tặng em một món quà kì diệu! Hằng ngày, ở trường cũng như ở nhà, cây

bút là người bạn thân thiết nhất của em.em giữ gìn cây bút rất cẩn thận. Mỗi khi làm xong việc

của mình là cây bút được nằm gon trong hộp bút, ngủ một giấc ngon lành.

Đề 8: Em hãy tả cây thước em đang dùng.

BÀI LÀM

Đầu năm học mới mẹ mua cho em nhiều dụng cụ học tập nào là bút, thước, bảng con… nhưng

em thích nhất là cây thước kẻ này.

Cây thước kẻ làm bằng gỗ, chiều dài 20 cm. chiều ngang mỗi cạnh là 1 cm. điều đặc biệt là mỗi

mặt thước được sơn một màu khác nhau. Mặt thì có màu đỏ tươi. Mặt lại có màu xanh da trời.

Mặt thì có màu vàng nghệ và mặt thì có màu trắng sữa. Nổi lên trên bốn màu đỏ xanh vàng trắng

ấy là những vạch kẻ rất đều nhau màu đen đánh dấu từng centimet. Nhờ những vạch đó mà em

thuận lợi trong giờ học toán, trong tiết học vẽ. Em dùng thước kẻ những đoạn thẳng chính xác, để

vẽ những hình tam giác, hình vuông…

Em luôn giữ gìn cây thước cẩn thận mỗi khi dùng xong vì cây thước góp phần giúp em tiến bộ

trong học tập.

Đề 9: Em hãy tả cái cặp em đang dùng.

BÀI LÀM 1

Em được lên lớp 4, bố em mua cho em chiếc cặp sách ở cửa hàng bách hóa. Em rất thích chiếc

cặp mới này.

Chiếc cặp màu đen bóng, có in hình hai bạn đi học. Trông hai bạn này đẹp, ngộ lắm, miệng

cười tươi. Em bấm cái khóa trắng đánh tách một cái, nắp cặp bậc ra liền.

Ơ trong đó có hai ngăn, chưa đựng gì mà lại có mùi vị khó tả. Bố em bảo loại cặp này chịu được

mưa nhỏ. Nó không phải bằng da, nó làm bằng thứ vải đạc biệt. Em lấy sách, tập ra cho vào cặp.

Mỗi ngăn cặp lớn hơn cuốn sách học. Em nhét thêm hộp đựng bút, thước, tẩy. Ngăn cặp phồng

lên. Em xách thử, chiếc cặp, chiếc cặp trĩu tay xuống. Em lại mở ra cất bớt sách, buổi nào học bài

gì thì em chỉ đem sách, tập đó thôi. Mang cả đi, vừa nặng vừa mau hư cặp. Em xem lại, cái quai

xách nhỏ xíu, vừa lọt đủ bàn tay em. Nó không chịu được nặng quá đâu. Em xách chiếc cặp mới,

đi một vòng trong nhà mà cảm thấy lớn hẳn lên.

Từ nay chiếc cặp là người bạn đi học cùng với em. Em sẽ giữ gìn cẩn thận để bền lâu, giữ gìn

sách, tập. Em đặt cặp lên bàn học, ngắm hoài hai bạn đang cười trên lưng cặp… “ tớ không bao

giờ quăng các cậu xuống đất đâu nhé”.

BÀI LÀM 2

Năm lớp ba, em đạt học sinh giỏi. Cô em hứa sẽ mua cho em một cái cặp. Như lời hứa cô đã

gởi về cho em chiếc cặp.

Cái cặp của em hình chữ nhật được làm bằng da. Chiều dài khoảng 30 cm, chiều rộng của cặp

khoảng 25 cm. cặp được sơn màu xanh da trời rất xinh xắn, trên nền cặp màu xanh da trời ấy nổi

lên hình hai mẹ con chú hươu cao cổ đang gặm cỏ bên bờ suối rất dễ thương. Hai khóa được làm

bằng i-nốc trắng bóng loáng gắn cân đối ở hai bên. Mỗi khi mở hay đóng tiếng khóa kêu “ lách…

cách…”. Cặp có hai quai làm bằng vải dù rất chắc chắn có gắn hai móc để em có thể nới rộng ra

và thu lại cho vừa người khi mang. Ngoài ra cặp còn có quai để xách cho tiện.

Mở cặp ra, em thấy có ba ngăn. Ngăn nào cũng đẹp. Ngăn thứ nhất em đựng sách, ngăn thứ hai

em đựng vở và ngăn thứ ba em dùng đựng các dụng cụ học tập như thước kẻ, bút, phấn…

Mang chiếc cặp trên vai em vô cùng phấn khởi. Em rất biết ơn cô. Em thầm hứa sẽ giữ gìn cặp

cẩn thận và chăm ngoan, cố gắng học tập thật giỏi.

Đề 10: Em hãy tả cái trống của trường em.

BÀI LÀM 1

Từ năm học lớp một đến nay, không ai trong chúng tôi lại không biết rõ về cái trống trường.

Anh chàng trống này thân tròn như cái chum, lúc nào cũng trên một cái giá giỗ kê ở trước phòng

bảo vệ. Mình anh ta được ghép bằng những mảnh gỗ đều chằn chặn, nở ở giữa, khum nhỏ lại ở

hai đầu. Quanh lưng quấn hai vành đai to bằng con rắn cạp nong, nom rất hùng dũng. Hai đầu

trống buộc kín bằng da trâu thuộc kĩ, căng rất phẳng.

Sáng sáng đi học tới gần trường, nghe thấy tiếng trống ồm ồm giục giã “ tùng! Tùng! Tùng!” là

chúng tôi rảo bước cho kịp giờ học. Vào những lúc tập thể dục, anh trống lại “ cầm càng “ cho

chúng tôi theo nhịp “ cắc, tùng! Cắc, tùng! “ đều đặn. Khi anh ta “ xả hơi ” một hồi dài là lúc

chúng tôi cũng được “ xả hơi ” sau buổi học.

Có thể sau này tôi sẽ rời xa mái trường này để lên học ở một ngôi trường to lớn hơn với tiếng

chuông báo giờ hiện đại hơn. Nhưng dù vậy, tôi sẽ không bao giờ quên hình dáng cục mịch và âm

thanh rộn rã của cái trống trường cùng bao kỉ niệm ấu thơ.

BÀI LÀM 2

Cái trống có mặt ở ngôi trường em học không biết đã bao năm rồi; bác bảo vệ của trường ít

nhất cũng đã mười hai năm, thế mà trống vẫn còn tốt.

Trống cao gần bằng cậu học trò lớp bốn. Trống khum khum hình bầu dục hai đầu thon lại, thân

to, ba học sinh nối tay nhau mới ôm đủ vòng quanh trống.

Hai bề mặt trống là hai lớp da trâu hoặc bò dày, nhẵn thín màu vàng ngà hơi cũ. Mặt trống nhìn

tựa như bề mặt nồi tráng bánh cuốn của bà Hai cạnh nhà em. Bao quanh mặt trống là thanh gỗ dẹp

mỏng, sơn viền đỏ vàng, được đóng đinh tre gắn liền với thân trống.

Thân trống được ghép bằng những mảnh gỗ chắc chắn, sơn màu đỏ thẳm, phình to ở giữa. Chỗ ấy

được gọi là bụng trống. Bao quanh bụng là một vành đai do hai cây mây bện xoắn vào nhau lớn

bằng ngón tay cái. Nhìn từ xa trống như được mang chiếc thắt lưng giản dị, dân dã.

Thường lệ, trước giờ vào học, bác bảo vệ cầm chiếc dùi trống bằng gỗ dài bằng cả cánh tay em để

nện lên mặt trống. Lúc đầu bác đánh chậm, nhỏ, càng về sau nhịp tay bác càng nhanh, càng mạnh

và dồn dập. Ay là lúc trống run lên và tỏa vào không trung những âm thanh kì lạ: Tùng! Tùng!

Tùng!

Trống trường chỉ vang lên vào những giờ phút đáng ghi nhớ: bước vào niên học, bắt đầu mỗi

tiết học, giờ nghỉ học, giờ ra chơi, giờ ra về và lúc bế giảng. Những lúc đi học trễ, nghe trống

trường dồn dập, em rảo bước nhanh hơn. Có khi đang bí bài, nghe trống báo hết tiết học, em

mừng vui hể hả. Ngược lại, đôi khi đang chạy nhảy hả hê, trống lại báo hết giờ chơi, ai nấy đều

tiếc rẻ. Một lần hè đến, nghe trống trường báo hiệu bế giảng năm học, lòng chúng em xao xuyến

bâng khuâng, buồn vui lẫn lộn.

Trống trường thực sự là bạn đồng hành của đời học sinh chúng em. Mai đây, chúng em lớn lên,

có thể đi bất cứ nơi nào trên Tổ quốc song mãi mãi tiếng trống trường vẫn bập bùng trong kỉ

niệm.

MỘT SỐ ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT ĐỂ CÁC EM THAO KHẢO

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

Tuổi thơ của chúng tôi được nâng lên từ những cánh diều. Chiều chiều trên bãi thả, không cứ gì

chúng tôi, người lớn cũng hò hét nhau thả diều thi.

Diều của người lớn làm bằng cả dây tre, to mất người khiêng. Lúc thả lên trời cánh diều khổng lồ

ấy chao lắc như đảo đồng, ở dưới đất, đám người lớn có vẻ bị lùn đi một chút, đang ăn thua nhau

từng tấc một…

Cánh diều của trẻ con chúng tôi mềm mại như cánh buồm, thanh sạch vì không hề vụ lợi. Trong

khi người lớn chạy bật móng chân để rong diều thì đám mục đồng chúng tôi sướng phát dại nhìn

lên trời. Sáo lông ngỗng vi vu trầm bổng. Sáo đơn rồi sáo kép, sáo bè… như gọi thấp xuống những

vì sao sớm.

Ban đêm trên bãi thả diều thật không còn gì huyền ảo hơn. Có cảm giác diều đang trôi… Người

lớn về dần, bỏ mặc chúng tôi với bầu trời thảm nhung khổng lồ. Chúng tôi chỉ còn có trăng, sao

và những cánh diều – “ Bay đi, diều ơi, bay đi…!”

BẢN ĐỒ VIỆT NAM

Lớp học của em là một căn phòng quét vôi màu xanh dịu. Ơ gần bàn giáo viên có một tấm bản

đồ Việt Nam. Chắc nó đã được treo lâu lắm rồi nên khung gỗ đã xỉn đen màu véc-ni nhưng bản

đồ dường như còn mới bởi được bao bên ngoài một tấm ni lông trong suốt.

Tấm bản đồ có kích thước bằng mặt bàn giáo viên. Trên bản đồ là sự phối hợp nhiều màu chỉ

các đặc điểm của mọi miền. Màu xanh nước biển là màu của biển, màu xanh lá mạ là màu chỉ

đồng bằng, màu vàng chanh là màu đồi núi, cao nguyên, nét vẽ càng đậm là chỉ núi đồi rất cao…

Nhờ vào phận sự phân biệt đó mà em dễ dàng nhận biết được một vùng của Tổ quốc.

Một nửa bên trái của bản đồ là hình đất nước Việt Nam yêu dấu của chúng ta. Người ta nói đó là

đất nước hình chữ S. Riêng em, em lại thấy nước chúng ta giống như một con rồng khổng lồ đang

uốn lượn bay lên với những cái vây đầy hào quang và nhiều màu sắc. Màu nào cũng đẹp, màu nào

cũng tươi. Mà địa phận mỗi tỉnh đều có hình thù rất đáng yêu. Em nhìn thấy được màu xanh lá mạ

của tỉnh Minh Hải và Bến Tre, màu hồng phấn của thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội,

màu vàng nhạt của tỉnh Quảng Bình, màu da cam của tỉnh Nghệ An, màu tím của tỉnh Cao Bằng…

Trên tấm bản đồ em cũng thấy những con sông từ phía tây dãy Trường Sơn chảy ra biển. Con

sông Hồng ở miền Bắc và Cửu Long Giang xòe chín nhánh phù sa màu mỡ ở đồng bằng Nam Bộ.

Nổi lên ở vùng biển Côn Đảo – Vũng Tàu là một khoang dầu. Nơi đây là nguồn vàng đen rất quý

giá của Tổ quốc.

Nhìn sang bên phải tấm bản đồ, em nhận thấy ngay địa phận quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa

được nổi lên bởi màu xanh nhạt giữa màu xanh da trời. Những hòn đảo ấy có những kí hiệu như

bông hoa cúc màu đỏ. Đó chính là các đảo san hô ngũ sắc với những cánh rừng với cấu trúc tuyệt

mĩ thường nằm chìm dưới mặt biển, ngàn năm nay vẫn nghe tiếng hát của biển khơi. Những cánh

rừng san hô này em đã từng xem ở ti vi. Chúng quả là những lâu đài cổ tích cho đủ loại cá đẹp

đến chiêm ngưỡng và vũ hội. Người ta gọi đất nước mình là bán đảo quả không ngoa. Từ vùng

Trà Cổ tỉnh Quảng Ninh chúng ta men theo bờ biển cong cong dịu dàng thon thả hình chữ S đến

điểm cuối cùng của cực nam Tổ quốc là mũi Cà Mau, biển vẫn dạt dào sóng vỗ theo chiều dài trên

một ngàn bảy trăm ki-lô-mét. Biển tiếp tục rẽ ngoặc bao lấy địa phận tỉnh Minh Hải và Kiên

Giang. Biển vỗ sóng bốn bể xung quanh đảo Phú Quốc. Ơ chỗ gần bờ không sâu lắm cho nên nó

phủ một màu xanh nhạt. Ra xa hơn một chút màu sắc của nước biển đã đổi khác, đó là màu xanh

da trời. Trong màu xanh da trời bạt ngàn ấy, màu xanh dương nổi lên như hình của Ong Gióng

đang cưỡi ngựa bay về trời. Có lẽ nơi này là nơi sâu nhất của biển Đông.

Nhìn tấm bản đồ, em cũng thấy được phía bắc nước ta tiếp giáp với đất nước Trung Quốc hùng

vĩ. Qua dãy Trường Sơn là nước Lào và nước Cam-pu-chia. Tất cả các nước bạn đều được in màu

xanh xanh. Ngoài cùng của tấm bản đồ được viền bằng bốn đường màu đỏ. Phần lề của nó là màu

vàng chanh trông rất tươi.

Mỗi lần bước vào lớp, tấm bản đò cứ như chào mời chúng em lại với nó. Và cứ mỗi lần đến

bên, em lại bị nó thôi miên. Bao nhiêu điều bổ ích về đất nước Việt Nam… từ những đỉnh núi cao

chất ngất chạm đỉnh trời cho đến những dòng sông hiền hòa vỗ sóng, từ miền cao nguyên đất đỏ

với những rừng cà phê xạt xào hoa trắng cho đến những vùng cát trắng gió lào của miền Trung chỉ

có cỏ mây và những trảng cây trinh nữ… Tất cả đều gợi lên trong em một dáng hình, một thế đứng

ngàn đời của nước Việt Nam thân yêu.

TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN

Niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống

đồng hết sức phong phú.

Trống đồng Đông Sơn đa đạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang

trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trống đồng bao giờ cũng có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung

quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm, hình vẽ công nhảy múa, chèo thuyền, hình chim

bay, hươu nai có gạt…

Nổi bật trên hình ảnh hoa văn cánh đồng là hình ảnh con người hòa với thiên nhiên. Con người

lao động, đánh cá, săn bắn. Con người đánh trống, thổi kèn – con người cầm vũ khí bảo vệ quê

hương và tưng bừng nhảy múa mừng chiến công hay cảm tạ thần linh,… Đó là con người thuần

hậu, hiền hòa, mang tính nhân bẳn sâu sắc. Bên cạnh và xung quanh con người đầy đầy ý thức

làm chủ ấy là cánh cò bay lả, bay la, những chim Lạc, chim Hồng, những đàn cá lội tung tăng,…

Đó đây hình tượng ghép đôi muông thú, nam nữ còn nói lên sự khao khát cuộc sống ấm no, yên vui của người dân

Chủ Đề