Bản chất của nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam là gì

Bản chất nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà nước. Vậy bản chất của nhà nước ta là gì? Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những đặc trưng nào? Mời bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để hiểu thêm về bản chất của nhà nước ta là gì.

Bản chất của nhà nước ta là gì

Bản chất được định nghĩa “là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của hệ thống vật chất.”

Theo đó, bản chất của nhà nước là toàn bộ những mối liên hệ, quan hệ sâu sắc và những quy luật bên trong quyết định những đặc điểm và khuynh hướng phát triển cơ bản của nhà nước.

Vậy bản chất của nhà nước ta là gì? Bản chất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Điều 2 Hiến pháp 2013: “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.”.

2. Đặc trưng của bản chất Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bản chất của Nhà nước ta hiện nay thể hiện cụ thể bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa, bao gồm các đặc trưng sau:

  • Tính giai cấp công nhân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tính giai cấp công nhân của Nhà nước ta được quy định bởi tính tiên phong và sự lãnh đạo của giai cấp này. Tính tiên phong của giai cấp công nhân được thể hiện trong quá trình đấu tranh cách mạng, ở sự trung thành với lý tưởng cách mạng, ở khả năng nhận thức và tư tưởng đổi mới, phát triển.

  • Tính dân tộc của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta là nhà nước của tất cả các dân tộc sống trên đất nước Việt Nam, là biểu hiện tập trung của khối đoàn kết dân tộc. Các dân tộc anh em đều bình đẳng trước pháp luật. Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng, được Nhà nước tạo điều kiện, hỗ trợ về mọi mặt để phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.

  • Tính nhân dân của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân: Nhân dân thiết lập nên Nhà nước bằng quyền bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân, sử dụng quyền lực nhà nước chủ yếu thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Ngoài ra, nhân dân còn thực hiện quyền lực nhà nước bằng các hình thức giám sát, khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện các quyết định, hành vi của các cơ quan nhà nước và các cá nhân có thẩm quyền làm thiệt hại đến quyền lợi của họ; tham gia góp ý vào các dự án chính sách, pháp luật.

  • Tính thời đại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Nhà nước ta thừa nhận nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là phương tiện để đạt mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Bên cạnh việc chăm lo phát triển kinh tế, Nhà nước Việt Nam còn quan tâm đến việc giải quyết các vấn đề xã hội, chú trọng phát triển giáo dục, y tế, văn hóa…
Tính thời đại của Nhà nước ta còn được thể hiện sinh động trong chính sách đối ngoại với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”. Nhà nước Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, hợp tác trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào nội bộ của nhau.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bản chất của nhà nước ta là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.

  • Email:
  • Hotline: 1900 3330
  • Zalo: 084 696 7979

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Việt Nam

Bài này nằm trong loạt bài về:
Chính trị và chính phủ
Việt Nam

Học thuyết

  • Tư tưởng
    • Tập thể lãnh đạo
    • Chủ nghĩa Marx-Lenin
    • Tư tưởng Hồ Chí Minh
  • Tổ chức
    • Ban Tuyên giáo Trung ươngTrưởng ban: Nguyễn Trọng Nghĩa
    • Hội đồng Lý luận Trung ươngChủ tịch: Nguyễn Xuân Thắng

Hiến pháp · Luật · Bộ luật

  • Hiến pháp
    • Ủy ban Thường vụ Quốc hộiUỷ ban Pháp luật
  • Bộ Luật
    • Luật Dân sự
    • Luật Hình sự
  • Luật
    • Luật Biển
    • Luật Cán bộ Công chức
    • Luật Doanh nghiệp
    • Luật Thi đua, Khen thưởng
    • Luật Cư trú

Đảng Cộng sản Việt Nam

  • Điều lệ
  • Đại hội Đại biểu toàn quốc
  • Ban Chấp hành Trung ương [khóa XIII]
    • Tổng Bí thư: Nguyễn Phú Trọng
    • Bộ Chính trị: 18 ủy viên
    • Ban Bí thưThường trực: Võ Văn Thưởng
    • Ủy ban Kiểm tra Trung ươngChủ nhiệm: Trần Cẩm Tú
    • Đảng bộ trực thuộc
      • Quân ủy Trung ương
      • Đảng ủy Công an Trung ương
      • Đảng bộ khối các cơ quan TW
      • Đảng bộ khối doanh nghiệp TW
    • Cơ quan tham mưu & đơn vị trực thuộc
      • Văn phòng Trung ương ĐảngChánh Văn phòng: Lê Minh Hưng
      • Ban Tổ chức Trung ươngTrưởng ban: Trương Thị Mai
      • Ban Tuyên giáo Trung ương
      • Ban Dân vận Trung ương
      • Ban Đối ngoại Trung ương
      • Ban Nội chính Trung ương
      • Ban Kinh tế Trung ương
      • Hội đồng Lý luận Trung ương
      • Ban Cán sự Đảng Ngoài nước
      • Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh
      • Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật
      • Báo Nhân dân
      • Tạp chí Cộng sản
  • Đảng bộ cấp tỉnh
    • Tỉnh ủy – Bí thư Tỉnh ủy
    • Thành ủy – Bí thư Thành ủy
  • Đảng bộ cấp huyện
    • Thành ủy-Bí thư Thành ủy
    • Thị ủy – Bí thư Thị ủy
    • Quận ủy – Bí thư Quận ủy
    • Huyện ủy – Bí thư Huyện ủy
  • Đảng bộ cấp xã
    • Đảng ủy xã, phường, thị trấn – Bí thư Đảng ủy xã, phường, thị trấn

Quốc hội

  • Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
  • Luật tổ chức Quốc hội
  • Quốc hội [khóa XV]
    • Ủy ban Thường vụ [khóa XV]
      • Chủ tịch Quốc hội: Vương Đình Huệ
      • Phó Chủ tịch thường trực: Trần Thanh Mẫn
      • Tổng thư ký: Bùi Văn Cường
      • Ban Công tác đại biểu
      • Ban Dân nguyện
      • Viện Nghiên cứu lập pháp
      • Ủy viên: 13 ủy viên
    • Hội đồng Dân tộc
    • Ủy ban Pháp luật
    • Ủy ban Tư pháp
    • Ủy ban Kinh tế
    • Ủy ban Tài chính – Ngân sách
    • Ủy ban Quốc phòng và An ninh
    • Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
    • Ủy ban Xã hội
    • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
    • Ủy ban Đối ngoại
    • Văn phòng Quốc hội
  • Hội đồng nhân dân

Nhà nước – Chính phủ

  • Nhà nước
    • Chủ tịch nước: Nguyễn Xuân Phúc
    • Phó Chủ tịch nước: Võ Thị Ánh Xuân
  • Chính phủ [khóa XV]
    • Thủ tướng: Phạm Minh Chính
    • Phó Thủ tướng: Phạm Bình Minh [Thường trực]Vũ Đức ĐamLê Minh KháiLê Văn Thành
    • Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
      • Bộ trưởng, Thứ trưởng
      • Cơ cấu, tổ chức của Bộ
  • Ủy ban nhân dân

Tòa án – Viện kiểm sát

  • Tòa án nhân dân tối cao
    • Chánh án: Nguyễn Hòa Bình
    • Hội đồng Thẩm phán
    • Tòa án nhân dân cấp cao
      • Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao
      • Tòa Hình sự
      • Tòa Dân sự
      • Tòa Hành chính
      • Tòa Kinh tế
      • Tòa Lao động
      • Tòa Gia đình và người chưa thành niên
      • Tòa Chuyên trách
  • Tòa án nhân dân
  • Hệ thống tòa án
  • Viện kiểm sát nhân dân tối caoViện trưởng: Lê Minh Trí
  • Viện kiểm sát nhân dân

Mặt trận Tổ quốc

  • Đại hội Đại biểu Toàn quốc
  • Ủy ban Trung ương
    • Chủ tịch: Trần Thanh Mẫn
    • Tổng Thư ký: Hầu A Lềnh
    • Phó Chủ tịch: Hầu A Lềnh [Thường trực]
    • Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương
    • Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương
  • Thành viên độc lập
    • Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
      • Ban Chấp hành Trung ươngBí thư thứ nhất: Nguyễn Anh Tuấn
    • Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
    • Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
      • Ban Chấp hành Trung ương
    • Hội Cựu chiến binh Việt Nam
    • Hội Nông dân Việt Nam

Tổ chức – Hành chính

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Văn phòng Trung ương Đảng
    • Ban Tổ chức Trung ương
  • Quốc hội
    • Văn phòng Quốc hội
    • Ban Công tác đại biểu
  • Chính phủ
    • Văn phòng Chính phủ
    • Bộ Nội vụ

Kinh tế

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Kinh tế Trung ương
  • Quốc hội
    • Ủy ban Kinh tế
    • Ủy ban Tài chính – Ngân sách
  • Kiểm toán Nhà nướcTổng Kiểm toán: Trần Sỹ Thanh
  • Chính phủ
    • Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
    • Bộ Tài chính
    • Bộ Công Thương
    • Bộ Xây dựng
    • Bộ Giao thông Vận tải
    • Bộ Tài nguyên và Môi trường
    • Bộ Kế hoạch và Đầu tư
    • Ngân hàng Nhà nước
  • Tòa án
    • Tòa Kinh tế
    • Tòa Lao động
  • Ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả
  • Ban Chỉ đạo điều hành giá
  • Kinh tế Việt Nam
  • Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
  • Việt Nam đồng
  • Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
  • Kinh tế hỗn hợp
  • Kế hoạch 5 năm
  • Cổ phần hóa
  • Vùng kinh tế phát triển

  • Văn hóa
  • Xã hội

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Dân vận Trung ương
  • Quốc hội
    • Hội đồng Dân tộc
    • Ủy ban Xã hội
    • Ủy ban Văn hóa, Giáo dục
  • Chính phủ
    • Bộ Y tế
    • Bộ Giáo dục và Đào tạo
    • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    • Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
    • Ủy ban Dân tộc
    • Bảo hiểm Xã hội Việt Nam
    • Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
  • Tòa án
    • Tòa Hình sự
    • Tòa Dân sự

Ngoại giao

  • Đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ
  • Đối tác chiến lược, đối tác toàn diện
  • Chủ động, tích cực hội nhập kinh tế quốc tế
  • Chủ động, tích cực hội nhập Quốc tế
  • Xây dựng lòng tin chiến lược
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Đối ngoại Trung ương
    • Ban Cán sự Đảng Ngoài nước
  • Quốc hội
    • Ủy ban Đối ngoại
  • Chính phủ
    • Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế
    • Bộ Ngoại giao
    • Bộ Công Thương

Tư pháp

  • Tòa án nhân dân tối cao
  • Viện kiểm sát nhân dân tối cao
  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
    • Ủy ban Kiểm tra Trung ươngChủ nhiệm: Trần Cẩm Tú
    • Ban Nội chính Trung ương
  • Quốc hội
    • Ủy ban Tư pháp
  • Chủ tịch nước
    • Ban Chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương
  • Chính phủ
    • Bộ Tư pháp
    • Thanh tra Chính phủ

Bầu cử

  • Hội đồng bầu cử Quốc gia
  • Đơn vị bầu cử
  • Ủy ban bầu cử
  • Ban bầu cử
  • Tổ bầu cử
  • Tổng tuyển cử: 1946, 1976
  • Quốc hội: 1960, 1964, 1971, 1975, 1981, 1987, 1992, 1997, 2002, 2007, 2011, 2016, 2021
  • Bầu cử Hội đồng Nhân dân

Khoa học – Công nghệ

  • Quốc hội
    • Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
  • Chính phủ
    • Bộ Khoa học và Công nghệ
    • Bộ Thông tin và Truyền thông
    • Đài Tiếng nói Việt Nam
    • Đài Truyền hình Việt Nam
    • Thông tấn xã Việt Nam
    • Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
    • Hội đồng Chính sách khoa học và công nghệ quốc gia

Quốc phòng – An ninh

  • Đảng Cộng sản Việt Nam
    • Quân ủy Trung ươngBí thư: Nguyễn Phú TrọngPhó Bí thư: Phan Văn Giang
    • Đảng ủy Công an Trung ươngBí thư: Tô LâmPhó Bí thư: Lê Quý Vương
  • Chủ tịch nước
    • Hội đồng quốc phòng và an ninhChủ tịch: Nguyễn Phú TrọngPhó Chủ tịch: Nguyễn Xuân Phúc
  • Quốc hội
    • Ủy ban Quốc phòng và An ninh
  • Chính phủ
    • Bộ Quốc phòng
      • Bộ Tổng tham mưu
      • Tổng cục Chính trị
    • Bộ Công an
  • Tòa án
    • Tòa án Quân sự Trung ương
  • Viện Kiểm sát
    • Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương
  • Xây dựng nền Quốc phòng
  • Xây dựng Tiềm lực Quốc phòng
  • Xây dựng Lực lượng Quốc phòng
  • Xây dựng Thế trận Quốc phòng
  • Cơ chế Lãnh đạo Quản lý Quốc phòng

Đơn vị hành chính

  • Cấp Tỉnh
    • Thành phố trực thuộc Trung ương
    • Tỉnh
  • Cấp Huyện
    • Thành phố thuộc TPTTTW
    • Thành phố thuộc tỉnh
    • Thị xã
    • Quận
    • Huyện
  • Cấp Xã
    • Thị trấn
    • Phường
  • Cấp Thôn [tự quản]
    • Thôn [hay làng, ấp]
      • Xóm
    • Bản [hay mường, buôn, sóc]
    • Tổ dân phố – Khu tập thể [theo hộ khẩu]

Xem thêm

  • Tranh chấp chủ quyền Biển Đông
  • Ngoại giao Việt Nam
    • Đại sứ quán Việt Nam
      • Tổng lãnh sự quán Việt Nam
  • Nhân quyền tại Việt Nam
  • Dân chủ tại Việt Nam
  • Tham nhũng tại Việt Nam

  • Quốc gia khác
  • Bản đồ

  • x
  • t
  • s

Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa", theo Điều 2, Hiến pháp 2013. Đây là sự kết hợp của hai kiểu Nhà nước: Nhà nước Xã hội chủ nghĩa và Nhà nước pháp quyền.

Bản chất[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nước mang bản chất giai cấp, là tổ chức để thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp thống trị. Cho đến nay đã có các kiểu Nhà nước chủ nô, Nhà nước phong kiến, Nhà nước tư sản, Nhà nước Xã hội chủ nghĩa.

Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam là kiểu Nhà nước Xã hội chủ nghĩa, thể hiện ở:

  • Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước Việt Nam thông qua quyết định các chủ trương, đường lối và thông qua việc đưa đảng viên của mình vào nắm giữ các chức danh quan trọng của Nhà nước. Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam 2013 khẳng định vai trò lãnh đạo tuyệt đối của Đảng lên Nhà nước và xã hội.

Cũng là Nhà nước pháp quyền, nên Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang các bản chất chung của Nhà nước pháp quyền, đó là:

  • Các cơ quan Nhà nước được thiết kế, hoạt động trên cơ sở pháp luật. Bản thân Nhà nước đặt mình trong khuôn khổ pháp luật. Hiến pháp Việt Nam năm 2013 có quy định rõ địa vị pháp lý, chức năng, thẩm quyền của các cơ quan Nhà nước bao gồm Quốc hội [chương V Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội Việt Nam], Chủ tịch nước [chương VI Hiến pháp], Chính phủ [chương VII Hiến pháp, Luật Tổ chức Chính phủ], Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân [chương VIII Hiến pháp, Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân], Chính quyền địa phương [chương IX Hiến pháp, Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân],Hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước. Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ, ban quản lý các khu kinh tế, thì có các Nghị định của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của họ.

Các bản chất khác của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

  • Dân chủ tập trung
  • Không có sự phân chia giữa 3 ngành lập pháp, hành pháp, và tư pháp, mà là sự thống nhất, phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền này.
  • Là Nhà nước đơn nhất và tập quyền: Ở Việt Nam chỉ có một Hiến pháp chung. Các địa phương không có quyền lập hiến và lập pháp mà ban hành các VBQPPL theo luật định.

Ngoài ra, theo Hiến pháp, Nhà nước Việt Nam còn có bản chất sau:

  • "Nhà nước của dân, do dân và vì dân".

Chức năng[sửa | sửa mã nguồn]

Chức năng đối nội[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chức năng kinh tế
  • Chức năng chính trị
  • Chức năng xã hội

Chức năng đối ngoại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Chức năng bảo vệ đất nước

Tổ chức Nhà nước trung ương[sửa | sửa mã nguồn]

Nhà nước Việt Nam là hệ thống có 4 cơ quan. Đó là

  • Cơ quan quyền lực hay còn gọi là các cơ quan đại diện [lập pháp]: bao gồm Quốc hội ở cấp trung ương và Hội đồng nhân dân các cấp địa phương do nhân dân trực tiếp bầu ra và thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước.
  • Cơ quan hành chính [hành pháp]: bao gồm Chính phủ ở cấp trung ương và Ủy ban nhân dân các cấp địa phương do cơ quan quyền lực tương ứng bầu ra.
  • Cơ quan xét xử [tư pháp]: bao gồm Tòa án nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Tòa án nhân dân các cấp địa phương.
  • Cơ quan kiểm sát [công tố]: bao gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao ở cấp trung ương và Viện kiểm sát nhân dân các cấp địa phương.

Dưới đây là Sơ đồ tổ chức của Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2016:

Quốc hội[sửa | sửa mã nguồn]

Quốc hội Việt Nam theo mô hình đơn viện và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Quốc hội Việt Nam có 3 nhiệm vụ chính:

  1. Lập hiến, Lập pháp
  2. Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước
  3. Giám sát tối cao hoạt động của Nhà nước

Thành phần nhân sự của cơ quan này là các đại biểu, do cử tri Việt Nam bầu ra theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín. Các đại biểu được bầu chịu trách nhiệm trước cử tri bầu ra mình và trước cử tri cả nước, có nhiệm kỳ 5 năm. Hiện nay, Quốc hội có 499 đại biểu.

Đứng đầu Quốc hội Việt Nam là Chủ tịch Quốc hội do các đại biểu bầu ra.Hiện nay là ông Vương Đình Huệ.

Chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]

Chính phủ Việt Nam là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của quốc hội.Chính phủ chịu sự giám sát của Quốc hội và Chủ tịch nước. Chính phủ phải chấp hành:

  1. Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội
  2. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
  3. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

Chính phủ Việt Nam được thành lập trong kỳ họp thứ nhất của Quốc hội mỗi khóa và có nhiệm kỳ là 5 năm.

Đứng đầu Chính phủ Việt Nam là Thủ tướng. Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn. Các Phó thủ tướng do Thủ tướng chỉ định. Các thành viên Chính phủ do Chủ tịch nước chỉ định theo đề xuất của Thủ tướng Chính phủ và được Quốc hội phê chuẩn. Hiện nay, thủ tướng là ông Phạm Minh Chính.

Tòa án nhân dân tối cao[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa án nhân dân tối cao Việt Nam là cơ quan xét xử nhà nước cao nhất và có những nhiệm vụ và quyền hạn sau:

  1. Hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật, tổng kết kinh nghiệm xét xử của các Tòa án
  2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án các cấp; giám đốc việc xét xử của Tòa án đặc biệt và các Tòa án khác, trừ trường hợp có quy định khác khi thành lập các Tòa án đó
  3. Trình Quốc hội dự án luật và trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh theo quy định của pháp luật

Đứng đầu Tòa án nhân dân tối cao là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội phê chuẩn. Hiện nay,Chánh án Tòa án nhân dân tối cao là ông Nguyễn Hòa Bình.

Viện kiểm sát nhân dân tối cao[sửa | sửa mã nguồn]

Viện kiểm sát nhân dân tối cao là cơ quan kiểm sát và công tố nhà nước cao nhất.

Viện kiểm sát có thẩm quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp:

  1. Thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  2. Bảo vệ Hiến pháp và pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

Đứng đầu Viện kiểm sát nhân dân tối cao là Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao do Chủ tịch nước bổ nhiệm theo Hiến pháp.

Chủ tịch nước[sửa | sửa mã nguồn]

Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là người đứng đầu Nhà nước Việt Nam và thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.

Chủ tịch nước do Quốc hội bầu ra trong số đại biểu Quốc hội với nhiệm kỳ 5 năm. Chủ tịch nước có các quyền hạn như sau:

  1. Công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét lại pháp lệnh trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày pháp lệnh được thông qua; nếu pháp lệnh đó được Ủy ban Thường vụ Quốc hội biểu quyết tán thành mà Chủ tịch nước không nhất trí thì Chủ tịch nước trình Quốc hội quyết định tại kỳ họp gần nhất.
  2. Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ.
  3. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Thủ tướng, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ.
  4. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Phó Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao, Thẩm phán các Tòa án khác, Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên Viện kiểm sát Nhân dân tối cao.
  5. Quyết định đặc xá.
  6. Quyết định các chính sách đối nội và đối ngoại của Chính phủ.
  7. Có quyền triệu tập, tham dự và đồng thời là chủ tọa các phiên họp của Chính phủ.
  8. Có quyền triệu tập các tướng lĩnh trong lực lượng vũ trang nhân dân để thảo luận, nghe báo cáo các vấn đề về quốc phòng, an ninh.
  9. Có quyền bác bỏ các văn bản của Thủ tướng Chính phủ và các thành viên Chính phủ trái với Hiến pháp và pháp luật.
  10. Quyết định tặng thưởng huân chương, huy chương, các giải thưởng nhà nước, danh hiệu vinh dự nhà nước.
  11. Quyết định cho nhập quốc tịch, thôi quốc tịch, trở lại quốc tịch hoặc tước quốc tịch Việt Nam.
  12. Tổng Tư lệnh lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, giữ chức Chủ tịch Hội đồng quốc phòng và An ninh, quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam; căn cứ vào nghị quyết của Quốc hội hoặc của Ủy ban Thường vụ Quốc hội công bố, bãi bỏ quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh; ra lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp; trong trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội không thể họp được công bố, bãi bỏ tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương
  13. Trưởng ban Ban chỉ đạo cải cách Tư pháp Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; quyết định chủ trương, định hướng về cơ chế, chính sách, giải pháp thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ cải cách tư pháp. Yêu cầu các tỉnh ủy, thành ủy, đảng đoàn, ban cán sự đảng và đảng ủy trực thuộc Trung ương cung cấp thông tin, tham gia ý kiến đối với các văn bản về lĩnh vực tư pháp và báo cáo kết quả việc triển khai thực hiện Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, kết luận về lĩnh vực cải cách tư pháp của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư
  14. Tiếp nhận đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước ngoài; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cử, triệu hồi đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; phong hàm, cấp đại sứ; quyết định đàm phán, ký điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước; trình Quốc hội phê chuẩn, quyết định gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế quy định tại Khoản 14 Điều 70; quyết định phê chuẩn, gia nhập hoặc chấm dứt hiệu lực điều ước quốc tế khác nhân danh Nhà nước

Tổ chức Nhà nước tại địa phương[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam theo chế độ đơn nhất, các chính quyền địa phương phụ thuộc vào chính quyền trung ương. Hiện nay có 3 cấp địa phương là cấp tỉnh [tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương], cấp huyện [thành phố thuộc tỉnh, thị xã, quận và huyện] và cấp xã [xã, phường và thị trấn]. Tại mỗi cấp có các cơ quan tương ứng là Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

Hội đồng nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực tại cấp tỉnh, huyện và xã. Đại biểu HĐND do cử tri khu vực đó bầu lên với nhiệm kỳ 5 năm.

Đứng đầu HĐND là Chủ tịch HĐND do các đại biểu bầu ra.

Ủy ban nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]

Ủy ban nhân dân là cơ quan hành chính tại cấp tỉnh, huyện và xã.

Đứng đầu UBND là Chủ tịch UBND do Hội đồng Nhân dân cấp đó bầu ra.

Tòa án nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]

Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử tại cấp tỉnh và huyện.

Đứng đầu TAND là Chánh án do Chánh án Tối cao bổ nhiệm.

Viện kiểm sát nhân dân[sửa | sửa mã nguồn]

Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan kiểm sát và công tố tại cấp tỉnh và huyện.

Đứng đầu Viện kiểm sát là Viện trưởng do Viện trưởng Viện Kiểm sát Tối cao bổ nhiệm.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

Bộ máy Nhà nước Việt Nam hiện nay thể hiện được sự hiệu quả tương đối trong công tác quản lý cũng như vận hành đất nước. Tuy nhiên, còn một số tồn tại như: cồng kềnh, yếu kém và trì trệ ở tại một số địa phương cũng như các cơ quan bộ.[1][2][3][4][5][6][7]

Bên cạnh đó, bộ máy hành chính có quá nhiều ban bệ, thứ trưởng, vụ trưởng, nhiều cấp phó.[8] Theo quy định, mỗi bộ chỉ được có tối đa 4 thứ trưởng, nhưng các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương đều có lúc có tới 10 thứ trưởng.[9]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Sở Nội vụ Quảng Nam > Chi tiết”. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  2. ^ PLO.VN [3 Tháng mười một 2014]. “Khó tăng lương với bộ máy cồng kềnh”. PLO. Truy cập 27 Tháng mười hai 2018.
  3. ^ 'Cải cách hành chính hàng chục năm, bộ máy vẫn cồng kềnh' - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  4. ^ “Vì sao bộ máy quản lý của ta yếu kém?”. Báo điện tử Dân Trí. 22 tháng 3 năm 2007. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  5. ^ Yếu tố con người trong cải cách hành chính hiện nay
  6. ^ “Khó khắc phục sự trì trệ của bộ máy hành chính - VnExpress”. VnExpress - Tin nhanh Việt Nam. Truy cập 7 tháng 2 năm 2015.
  7. ^ “Nhìn lại 20 năm thực hiện chính sách tiền lương”. vec-om.com.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 11 năm 2014. Truy cập 27 Tháng mười hai 2018.
  8. ^ Nhiều thứ trưởng là đương nhiên, Vietnamnet, 04/06/2015
  9. ^ Nhiều bộ đang có quá nhiều thứ trưởng, VnEconomy, 5/4/2011

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Giáo trình Đại cương Nhà nước và Pháp luật, TA VAN THIEN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, tháng 4/2008.
  • Giáo trình Pháp luật Đại cương,TA VAN THIEN, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 2006.
  • Hiến pháp Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013

Chủ Đề