Bản giao hưởng số 9 của beethoven tên là gì năm 2024

[Thethaovanhoa.vn] - Đã có nhiều huyền thoại xung quanh nhà soạn nhạc thiên tài Đức Ludwig van Beethoven và Bản giao hưởng số 9 [Ninth Symphony] của ông. Và mới đây, Trung tâm Lưu trữ Beethoven ở Bonn [Đức] đã công bố phiên bản mới quan trọng của Bản giao hưởng số 9, trong đó có một số âm thanh mới.

Cần nhắc lại, năm 2020 này cũng là năm mà cả thế giới kỷ niệm 250 năm ngày sinh Beethoven [1770].

Một phiên bản mới

Trong bối cảnh các màn trình diễn nhạc giao hưởng sắp tới đã bị hủy do đại dịch COVID-19, người yêu nhạc vẫn cơ hội để nhìn lại kiệt tác này qua các sự kiện tôn vinh nhà soạn nhạc cũng như qua phiên bản mới của nó [ do G.Henle, một công ty chuyên xuất bản các bản nhạc, thực hiện]. Đặc biệt, phiên bản mới của Bản giao hưởng số 9 giúp người hâm mộ biết được những ý định ban đầu của nhà soạn nhạc.

  • Thưởng thức trích đoạn giao hưởng số 9 của Beethoven qua nhạc cụ dân tộc Việt Nam
  • Bản giao hưởng bất hủ mọi thời đại: 'Beethoven thì chỉ có một'

Nhà nghiên cứu Beate Kraus thuộc Trung tâm Lưu trữ Beethoven tại Bonn [Đức] đã phục dựng phiên bản mới này. Cụ thể, Kraus đã nghiên cứu nhiều ghi chú trong các bản sao khác nhau của Bản giao hưởng số 9 và trong bản nhạc được sử dụng cho lần in đầu tiên. Với kinh nghiệm của mình, chuyên gia này đã tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu chưa được xác định trước đó.

“Bản nhạc sẽ có âm thanh khác so với trước đây” - Kraus nói “Một khán giả bình thường cũng sẽ nghe thấy sự khác biệt này ngay lập tức”.

Chân dung nhà soạn nhạc Đức Beethoven

“Tôi tìm ra rồi, tìm ra rồi”

Bản giao hưởng số 9 của Beethoven hiện vẫn rất nổi tiếng thế giới, được dùng làm giai điệu của Liên minh châu Âu từ năm 1985. Đặc biệt, bản nhạc gốc có chữ ký của Beethoven đã trở thành Di sản Tư liệu Thế giới từ năm 2001.

- Tác phẩm vĩ đại, dài hơn một giờ trình tấu, là đỉnh cao trong sự nghiệp âm nhạc của Beethoven. Xã Hội Vạn Vật Trí Tuệ Nhân Tạo AIWS coi Bản giao hưởng số 9 của Beethoven và Hợp xướng Mass cung Si thứ của Bach là hai tác phẩm âm nhạc vĩ đại nhất của nhân loại.

Beethoven

“Cái tên vĩ đại nhất của lịch sử âm nhạc loài người”, “ngọn núi khổng lồ của nghệ thuật thế giới”, “nguồn cảm hứng vô tận của mọi cảm xúc” – đó là những mỹ từ người ta dùng để tôn vinh tên tuổi và sự nghiệp âm nhạc vĩ đại của Ludwig Van Beethoven.

L.Beethoven sinh ngày 17 tháng 12 năm 1770, mất ngày 26 tháng 3 năm 1827, là nhạc sỹ thiên tài người Đức nhưng cả cuộc đời chủ yếu ông sống ở Viên [ thủ đô của Áo]. Với nghị lực phi thường và tình yêu vô bờ với cuộc sống, ông đã vượt lên nghịch cảnh, chiến thắng số phận nghiệt ngã để sáng tạo và dâng hiến cho nhân loại những giá trị tinh thần cao quý, lớn lao, đồ sộ và tuyệt đẹp qua 135 tác phẩm bao gồm các thể loại nhạc kịch [opera], nhạc múa [balett], 9 bản giao hưởng [symphony], nhạc thính phòng [camarazene], khúc cầu kinh [mise], song tấu [duo], tam tấu [trio], tứ tấu [kvartett], 15 bản sonata, tiền tấu, hát bè, phổ nhạc thơ...

Nhạc trưởng Bẹnamin Zander, thành viên nhóm Âm Nhạc AIWS

Nếu âm nhạc Mozart là sự thuần khiết, trong trẻo và hoàn hảo như là chuẩn mực của âm nhạc cổ điển thì âm nhạc của L.Beethoven là chiếc cầu nối giữa âm nhạc Cổ điển thế kỷ XVIII và âm nhạc Lãng mạn thế kỷ XIX. Âm nhạc của Beethoven chứa đựng tất cả những gì đẹp đẽ nhất mà ta gọi là nhân văn, ở đó là chiều sâu, sự phong phú và phức tạp trong thế giới nội tâm con người. Âm nhạc Beethoven là biểu hiện của một cá tính sáng tạo độc đáo vừa mạnh mẽ, vừa bi thương, vừa hùng tráng nhưng cũng trữ tình da diết, vừa đắm say, vừa hân hoan kỳ lạ. Điều kỳ diệu là qua âm nhạc của ông người nghe như thấy được con đường lịch sử của nhân loại đi từ Bóng tối ra Ánh sáng. Và mỗi người đều như cảm nhận được số phận của mình trong đó. Nhạc của Beethoven làm say lòng người bao thế hệ, thách thức và kích thích họ, vẽ lên trong tâm tưởng họ những họa tiết đẹp nhất về cuộc sống con người trong những sắc màu vừa dịu dàng vừa dữ dội.

Không chỉ là nhà soạn nhạc thiên tài, ông còn là người đầu tiên nhận thức được: "Âm nhạc là tài sản văn hoá của nhân loại. Nó không phải là của riêng cho cung đình hay một nhóm người nào. Âm nhạc trước hết phục vụ quảng đại quần chúng".

Beethoven là người yêu thiên nhiên tha thiết, yêu những làng quê êm đẹp, yêu mùa xuân, yêu những cánh rừng sắp sửa sang thu... thích tha thẩn ở những cánh rừng để nghe tiếng xào xạc của lá rừng, ở đồng nội để nghe khúc nhạc của đồng quê: Bản giao hưởng số 6 Đồng nội, bản sonata piano "Ánh trăng", bản sonata violin "Mùa xuân" ...là những cung bậc cảm xúc của tình yêu ấy. Những âm điệu dịu dàng trong nhạc Beethoven đưa chúng ta về những phút giây êm đẹp và thanh bình của cuộc sống: Bản giao hưởng số 7, Bản giao hưởng số 9 nhưng âm điệu hùng tráng, réo rắt, vừa bi thương vừa hân hoan chốc lát đã khơi dậy trong lòng người nghe niềm cảm hứng, dạt dào tình yêu thương, lòng khoan dung, niềm khát khao hy vọng... Đó là những âm điệu vẽ ra một tương lai hạnh phúc tràn trề, con người ngây ngất trong niềm hoan ca, trong tình thân ái.

Chiều sâu tư tưởng, sự phong phú của cảm xúc, tính chất mâu thuần đầy kịch tính của âm nhạc Beethoven được biểu hiện tập trung trong bản Giao hưởng số 9 là bản giao hưởng trọn vẹn cuối cùng của Ludwig Van Beethoven [tác phẩm được thai nghén trong vòng 10 năm và hoàn thành vào năm 1824]. Tác phẩm vĩ đại, dài hơn một giờ trình tấu, là đỉnh cao trong sự nghiệp âm nhạc của Beethoven. Xã Hội Vạn Vật Trí Tuệ Nhân Tạo AIWS coi Bản giao hưởng số 9 của Beethoven và Hợp xướng Mass cung Si thứ của Bach là hai tác phẩm âm nhạc vĩ đại nhất của nhân loại. Bản giao hưởng số 9 này đòi hỏi kĩ thuật trình diễn rất cao, nó là những gì tuyệt vời nhất, mạnh mẽ nhất và cao quý nhất về nhân loại. Chẳng thế mà, nhạc trưởng xuất sắc Arturo Toscanini cho là mình phải quỳ một gối khi trình tấu.

Beethoven sáng tác bản Giao hưởng này khi đôi tai đã hoàn toàn điếc, nhưng nội tâm vẫn sôi sục những phẫn nộ về nhân thế,vẫn trăn trở những ưu tư, vẫn da diết đắm say với cuộc đời, với con người, vẫn sục sôi khát vọng vượt thoát, vẫn hân hoan trước những niềm vui của con người....và vì thế mà ông đã kí thác tất cả vào bản giao hưởng cuối cùng này như một lời nhắn gửi cho nhân loại. Mở đầu bản Giao hưởng số 9 là một hành âm chát chúa sự hoảng loạn, sự hỗn độn biểu thị nỗi chán chường và tuyệt vọng ...thế rồi lóe lên ánh sáng của hy vọng và niềm tin vào tự do, vào lòng bác ái. Âm hưởng và tiết tấu của bản Giao hưởng dẫn người nghe vào con đường đấu tranh giải phóng qua bao giông tố đầy kịch tính khi hùng tráng, uy nghi, lúc thoái trào, bi thảm [Chương I], rồi bật dậy lao nhanh dồn dập như một trận bão lửa, tạo nên ấn tượng lúc thì mang tính chất anh hùng ca, lúc thì phóng túng, mơ mộng, trữ tình [ Chương II].

Đến chương III: dòng nhạc thong thả, đầy đặn, giai điệu rộng rãi, tươi sáng, nhịp điệu khoan hòa, trang trọng, thư thái như con người qua đấu tranh giác ngộ ra chân lý, vững tin vào trí tuệ, đạo đức, sứ mệnh và nghĩa vụ của con người. Ở chương IV có sự cách tân táo bạo, lần đầu tiên hợp xướng được đưa vào. Như đã đạt đến trạng thái hài hòa của nội tâm và sự thoải mái về tinh thần, tiếng hát xuất hiện ở các giọng đơn ca và hợp xướng trên nền nhạc du dương, bay bổng, hào sảng thể hiện chủ đề Niềm vui với tất cả sự phong phú về giới hạn và sắc thái, biến hóa liên tục khi tươi sáng, lúc hân hoan. Người nghe như được tới cõi Thiên đàng tràn ngập ánh sáng, thơm tho và thanh quý,nhân loại đã được giải phóng, con người đã vượt thoát khổ đau đạt đến tự do, hân hoan trong tình thân ái. Trường ca Sông Lô của Văn cao cũng bị ảnh hưởng bởi hợp xướng này.

Với bản nhạc này,đã có hàng trăm người nghiên cứu, viết lại, viết thêm cho nhiều nhạc cụ hơn, và được trình diễn khắp nơi. Nó được chọn là thông điệp của loài người gửi vào vũ trụ. Những nhạc sĩ nổi tiếng nhất đã chịu ảnh hưởng của tác phầm này là Mahler, Wagner, Brahms, Dvorák...Bản Giao hưởng trở thành nhạc thiều của Âu Châu. Trong nhiều sinh hoạt quốc tế long trọng giai điệu của Beethoven được tấu lên để khẳng định tinh thần bác ái và hiếu hòa của nhân loại.Ít tác phẩm âm nhạc nào mà lại có khả năng đoàn kết và hợp quần như vậy. Có lẽ vì thế mà người ta cho rằng nó là một bản thánh ca về cuộc sống con người, bản nhạc được chuyển thể và được sử dụng vào nhiều loại hình văn hóa đại chúng như điện ảnh, truyền hình, âm nhạc, thể thao...Tại hầu hết các Thế vận hội từ nửa sau thế kỷ XX chương bốn được trình diễn như một phần của nghi lễ, phần nhạc trong Khải Hoàn Ca của Chương 4 được Liên minh châu Âu chọn làm bài ca chính thức .

Xã hội Vạn vật Trí tuệ Nhân tạo AIWS khuyến khích các công dân cảm thụ , chia sẻ với nhau bằng âm nhạc. Âm nhac AIWS coi chương 3, Bản giao hưởng này như một trải nghiệm cảm xúc để có tâm lý tốt nhất cho con người làm việc, sáng tạo và hướng đến cuộc sống thanh bình tràn ngập tình yêu thương. Âm hưởng của chương 3 khoan hòa, thư thái, trang trọng mà tươi sáng sẽ dẫn dắt cảm xúc con người đến với niềm vui trong sáng, thánh thiện, đến với những gì đẹp đẽ và cao quý nhất để gột bỏ mọi âu lo, phiền muộn, chỉ còn lại niềm vui tự tại, chỉ còn niềm tin vào Trí tuệ, Đạo đức, vào cái Đẹp cao cả hoàn mỹ - đó chính là tâm thế cần thiết để có cuộc sống xứng đáng với hai chữ Con Người. Âm nhạc chính là chất xúc tác cho cuộc vận động đưa những giá trị chuẩn mực của AIWS đến với mọi công dân.

Nhạc trưởng Bẹnamin Zander trao tặng các tác phẩm âm nhạc cho người đồng sáng lập AIWS Nguyễn Anh Tuấn

Ngày 31/01/2018, nhạc trưởng Benjamin Zander, một trong những nhạc trưởng danh tiếng trên thế giới, thành viên của nhóm Âm nhạc AIWS, ông đã chỉ huy rất thành công bản Giao hưởng số 9 của Beethoven tại Nhà hát Giao hưởng Boston, tặng cho Âm nhạc AIWS những đĩa nhạc do ông chỉ huy được đề cử giải Grammy, trong đó có bản giao hưởng số 9 của Beethoven tới người đồng sang lập AIWS – ông Nguyễn Anh Tuấn.

Chương 3, Bản giao hưởng số 9 của Beethoven với sự trình tấu của Dàn nhạc Giao hưởng Viên [Vienna Philharmonic] do nhạc trưởng Christian Thielemann chỉ huy, tại Nhà hát Giao hưởng Vienna.

9 bản giao hưởng của ai?

Bản thảo viết bản Giao hưởng số 9 của Beethoven. Bản giao hưởng này có lẽ là tác phẩm được biết đến nhiều nhất trong tất cả các tác phẩm của âm nhạc cổ điển châu Âu, và được xem là một trong những kiệt tác của Beethoven, được soạn khi ông điếc hoàn toàn.nullGiao hưởng số 9 [Beethoven] – Wikipedia tiếng Việtvi.wikipedia.org › wiki › Giao_hưởng_số_9_[Beethoven]null

9 Beethoven viết được bao nhiêu bản nhạc giao hưởng?

Beethoven đã để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ: 135 tác phẩm bao gồm các thể loại nhạc kịch [opera], nhạc múa [balett], 10 bản giao hưởng [symphony], nhạc thính phòng [camarazene], khúc cầu kinh [mise], song tấu [duo], tam tấu [trio], tứ tấu [kvartett], 15 bản sonata, tiền tấu, hát bè, phổ nhạc thơ...nullThiên tài âm nhạc khiếm thính Beethoven- Nghị lực thép chiến ...baophapluat.vn › thien-tai-am-nhac-khiem-thinh-beethoven-nghi-luc-thep-...null

Beethoven Virus do ai sáng tác?

Tuy phổ biến nhưng nguồn gốc của nó vẫn không được nhiều người biết đến. “Beethoven Virus” là một tác phẩm hiện đại do nhóm nhạc Banya [thuộc công ty game Andamiro, Hàn Quốc] chuyển soạn từ Chương 3 trong bản Sonate số 8 của Beethoven cho tựa game “Pump it up!”. Bản Sonata cho dương cầm số 8 op.nullMusic World - Từ “Beethoven Virus” trở về bản “Sonate số 8... - Facebookwww.facebook.com › posts › từ-beethoven-virus-trở-về-bản-sonate-số-8-c...null

Nhạc của Beethoven là thể loại gì?

Beethoven đã để lại một khối lượng sáng tác đồ sộ:135 tác phẩm bao gồm các thể loại nhạc kịch [opera], nhạc múa [balett], 10 bảngiao hưởng [symphony], nhạc thính phòng [camarazene], khúc cầu kinh [mise],song tấu [duo], tam tấu [trio], tứ tấu [kvartett], 15 bản sonata, tiền tấu, hátbè, phổ nhạc thơ...nullBeethoven, nhạc sĩ thiên tài - Báo Đắk Nôngbaodaknong.vn › beethoven-nhac-si-thien-tai-100825null

Chủ Đề