Viết tắt cn trong văn bản có nghĩa là gì năm 2024

Ngày 22 tháng 02 năm 2017, Sở Nội vụ phát hành Công văn số 636/SNV-CCVTLT về việc thể thức, kỹ thuật trình bày thành phần "Nơi nhận" trong văn bản hành chính.

Theo đó, Công văn có nội dung chủ yếu:

Qua công tác kiểm tra, rà soát về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của các cơ quan, tổ chức [gọi tắt cơ quan], kết quả cho thấy thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản tại một số cơ quan thực hiện khá tốt, tuy nhiên, còn một số điểm chưa phù hợp với quy định nhất là thể thức và kỹ thuật trình bày “Nơi nhận” trong văn bản.

Căn cứ Thông tư số 01/2011/TT-BNV ngày 19 tháng 01 năm 2011 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Sở Nội vụ đề nghị các cơ quan, tổ chức rà soát và điều chỉnh thể thức và kỹ thuật trình bày của Nơi nhận trong văn bản như sau:

1. Thể thức “Nơi nhận”

Thể thức và kỹ thuật trình bày “Nơi nhận” được thực hiện theo quy định tại Điều 14 Thông tư số 01/2011/TT-BNV, một số nội dung cần lưu ý về thành phần này:

“Nơi nhận” là thành phần thể thức trong văn bản hành chính, bao gồm “Kính gửi” và “Nơi nhận” trong văn bản. Các trường hợp cụ thể trong việc áp dụng hai yếu tố “Kính gửi” và “Nơi nhận” được xác định:

  1. Văn bản là Công văn và Tờ trình: Phải áp dụng cả hai yếu tố “Kính gửi” và “Nơi nhận”.
  1. Các văn bản có tên loại [trừ Tờ trình] được ban hành độc lập, không áp dụng yếu tố “Kính gửi” nhưng bắt buộc phải có thành phần “Nơi nhận” [trừ Thư công, Giấy đi đường]. Các văn bản ban hành kèm theo, không áp dụng yếu tố “Nơi nhận”.

“Nơi nhận” dùng để xác định những cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản và có trách nhiệm như để xem xét, giải quyết; để thi hành; để kiểm tra, giám sát; để báo cáo; để trao đổi công việc; để biết và để lưu.

2. Kỹ thuật trình bày “Nơi nhận”

Từ “Nơi nhận” được trình bày trên một dòng riêng [ngang hàng với dòng chữ quyền hạn, chức vụ của người ký và sát lề trái], sau có dấu hai chấm, bằng chữ in thường, cỡ chữ 12, kiểu chữ nghiêng, đậm;

Phần liệt kê các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân nhận văn bản được sắp xếp theo thứ tự:

Nhóm 1: Nhóm thực hiện văn bản;

Nhóm 2: Phải báo cáo hoặc để phối hợp thực hiện;

Nhóm 3: Nhóm lưu văn bản

Phần liệt kê này, trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 11, kiểu chữ đứng; tên mỗi cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân hoặc mỗi nhóm cơ quan, tổ chức, đơn vị nhận văn bản được trình bày trên một dòng riêng, đầu dòng có gạch đầu dòng sát lề trái, cuối dòng có dấu chấm phẩu; riêng dòng cuối cùng bao gồm chữ Lưu sau có dấu hai chấm, tiếp theo là chữ viết tắt VT [Văn thư cơ quan], dấu phẩy, chữ viết tắt tên đơn vị [hoặc bộ phận] soạn thảo văn bản và số lượng bản lưu [trường hợp cần thiết], ký hiệu người soạn thảo, số lượng bản phát hành, cuối cùng là dấu chấm.

Sở Nội vụ đề nghị các cơ quan, tổ chức thực hiện việc kiểm tra, rà soát thể thức và kỹ thuật trình bày “Nơi nhận” theo các nội dung nêu trên./.

Thưa luật sư, hiện tại em đang là sinh viên năm cuối của trường Đại học Cần Thơ. Nay đang trong quá trình đi thực tập và có một số vấn đề không biết giải quyết như thế nào mong luật sư hướng dẫn giúp em về việc trình bày số, ký hiệu của văn bản trong văn bản hành chính và bản sao văn bản ạ. Em xin chân thành cảm ơn luật sư.

Thu Hường [01266***]

Theo quy định tại Phụ lục I Thể thức, kỹ thuật trình bày văn bản hành chính và bản sao văn bản ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về việc trình bày số, ký hiệu như sau:

* Số của văn bản

- Số của văn bản là số thứ tự văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành trong một năm được đăng ký tại Văn thư cơ quan theo quy định. Số của văn bản được ghi bằng chữ số Ả Rập.

Trường hợp các Hội đồng, Ban, Tổ của cơ quan, tổ chức [sau đây gọi chung là tổ chức tư vấn] được ghi là “cơ quan ban hành văn bản” và được sử dụng con dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức để ban hành văn bản thì phải lấy hệ thống số riêng.

- Số của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Từ “Số” được trình bày bằng chữ in thường, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng; sau từ “Số” có dấu hai chấm [:]; với những số nhỏ hơn 10 phải ghi thêm số 0 phía trước.

* Ký hiệu của văn bản

- Ký hiệu của văn bản bao gồm chữ viết tắt tên loại văn bản và chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản. Đối với công văn, ký hiệu bao gồm chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức hoặc chức danh nhà nước ban hành công văn và chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo hoặc lĩnh vực được giải quyết.

Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức và các đơn vị trong mỗi cơ quan, tổ chức hoặc lĩnh vực do người đứng đầu cơ quan, tổ chức quy định cụ thể, bảo đảm ngắn gọn, dễ hiểu.

- Ký hiệu của văn bản được đặt canh giữa dưới tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản. Ký hiệu của văn bản được trình bày bằng chữ in hoa, cỡ chữ 13, kiểu chữ đứng. Giữa số và ký hiệu văn bản có dấu gạch chéo [/], giữa các nhóm chữ viết tắt trong ký hiệu văn bản có dấu gạch nối [-], không cách chữ.

Ký hiệu NC trong văn bản là gì?

Lỗi NC là viết tắt của lỗi Không phù hợp [tiếng anh là Nonconformities]. ISO 9001 phiên bản 2015 định nghĩa lỗi không phù hợp là không đáp ứng một yêu cầu. Nói một cách dễ hiểu hơn thì khi không đáp ứng những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO đang được đánh giá, phía đoàn đánh giá sẽ ghi nhận lại lỗi NC.

Quy định viết tắt thế nào?

Tên loại văn bản hành chính Chữ viết tắt
Quyết định [cá biệt]
Chỉ thị CT
Quy chế QC
Quy định QyĐ
  1. BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TÊN LOẠI VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ BẢN ...hcmyu.hpu2.edu.vn › public › fileupload › source › Phuluc3null

V v là gì trong biên bản?

Phần nội dung văn bản có được phép viết tắt chữ "Về việc [V/v]", ví dụ Quyết định....

QĐ UBND viết tắt của từ gì?

Ví dụ: Quyết định 2401/QĐ-BGDĐT năm 2020, có QĐ là tên viết tắt của văn bản hành chính - Quyết định, BGDĐT là tên viết tắt của cơ quan ban hành văn bản hành chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Chủ Đề