Cam sa mi ta nghĩa là gì năm 2024

[QBĐT] - Quảng Bình, vùng đất hẹp ngang nhất “khúc ruột” miền Trung, nhưng cũng là quê hương của nhiều dòng sông. Sông ngòi Quảng Bình có mật độ tương đối dày, 5 con sông lớn đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn đổ ra biển Đông. Nói chung, các dòng sông ngắn, uốn khúc và do nhiều phụ lưu hợp thành.

Sông Roòn bắt nguồn từ dãy núi Hoành Sơn đổ về cửa biển Cảnh Dương, dài 30km. Sông Gianh con sông lớn nhất Quảng Bình, bắt nguồn từ dãy Trường Sơn chảy về xuôi để ra biển. Các con sông khác là Lý Hòa, sông Dinh, Nhật Lệ và Kiến Giang. Xin nói thêm về sông Kiến Giang, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, quê hương của hò khoan Lệ Thủy. Kiến Giang bắt nguồn từ chân núi 1001 [tây nam Lệ Thủy] chảy về ngã ba Trần Xá và sông Long Đại bắt nguồn từ nguồn Côộc [tây nam Quảng Ninh] chảy về ngã ba Trần Xá. Hai nhánh sông này hợp lưu tại ngã ba Trần Xá, đổ về cửa biển Đồng Hới, đoạn này gọi là sông Nhật Lệ.

“Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?/Chúng tôi làm đầy nhau” [Hỏi, thơ Hữu Thỉnh]. Nhiều dòng sông ở Quảng Bình làm “đầy nhau”, thượng lưu là sông này, hợp lưu thành sông khác.

*

* *

Tôi đã từng đến Quảng Bình những năm gian khó của đất nước. Thời ấy đúng là qua sông phải “lụy đò”, “lụy phà” theo đúng nghĩa đen. Phà Roòn, phà Gianh từng đưa thế hệ chúng tôi qua sông. Trên các dòng sông khác của Quảng Bình còn nhiều phà, bến đò ngang sông khác nữa, như: Xuân Sơn, Minh Cầm, Long Đại... Đối với tôi, những chuyến phà qua sông Roòn, sông Gianh mãi mãi là ký ức, sống cùng năm tháng. Ngoài các bến phà chính dọc theo Quốc lộ 1 này, trên các dòng sông qua Quảng Bình còn có nhiều phà, bến đò khác. Để đỡ “lụy” đò, phà; để Quảng Bình phát triển, tất nhiên phải làm cầu. Cầu xác thực mức độ phát triển kết cấu hạ tầng từng quốc gia, vùng miền, tỉnh, thành phố. Cầu là vấn đề đời sống, an sinh xã hội.

Những cây cầu bắc qua sông Nhật Lệ góp phần mở rộng không gian TP. Đồng Hới.

Sau khi Mỹ chấm dứt ném bom ở miền Bắc, Quảng Bình thi công xây dựng cầu Dài phía Nam TP. Đồng Hới. Tư lệnh Bộ đội Trường Sơn lúc ấy, Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã đến thăm công trình. Nhân dân Đồng Hới, từ cụ già đến các nam, nữ thanh niên đều hăng hái. Nhìn những hình ảnh người dân vác từng hòn đá đến góp phần xây dựng móng cầu, thật khó nói nên lời. Ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết. Con đường giải phóng miền Nam đã gần hơn.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, phát triển giao thông vận tải, trong đó có làm cầu trở thành nhiệm vụ quan trọng của Quảng Bình [kể cả 13 năm trong thực thể Bình Trị Thiên, từ 1976-1989]. Truyền thống “Quảng Bình quật khởi” và quê hương “Hai giỏi” lại được phát huy trong thời kỳ mới. Trong thời gian ngắn, cầu Quán Hàu [cách cầu Quán Hàu hiện nay khoảng 200m về phía hạ lưu], cầu Roòn, cầu Xuân Sơn, cầu Ba Kênh, cầu Phú Hòa, cầu Mỹ Trạch, cầu Long Đại, cầu Minh Lệ, cầu Ngân Sơn... được xây dựng.

Cũng xin nói thêm rằng, ý tưởng xây dựng cầu Gianh thay cho phà có từ năm 1989, nhưng phải loay hoay 6 năm mới tìm được phương án. Xin nhắc lại, đó là thời điểm đất nước quá khó khăn sau đổi mới. Khó về vốn, vật tư, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật... Thế nhưng tất cả, ngày 27/11/1998, cầu Gianh khánh thành đưa vào khai thác, xóa điểm vượt sông bằng phà cuối cùng trên Quốc lộ 1, từ Hà Nội đến TP. Hồ Chí Minh.

Thật không thể quên, ngày khánh thành, ông Nguyễn Văn Long khi đó mới làm Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Bình nhớ lại: “Hôm khánh thành, hàng nghìn người dân Quảng Trạch, Ba Đồn kéo đến chứng kiến, vui như ngày hội. Trời như hiểu lòng người, âm dương hòa hợp nên lắc rắc mưa”. Đó hẳn là một sự kiện, không chỉ riêng với Quảng Bình mà cả ngành Giao thông vận tải Việt Nam.

Nhớ lại những ngày chạy đôn, chạy đáo hợp tác, tìm kiếm đối tác từ Singapore, Đức, Ba Lan... PGS.TS. Tống Trần Tùng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học-Công nghệ, nguyên Trợ lý khoa học của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, tự hào: “Cầu sông Gianh là cầu duy nhất trong số các cây cầu bê tông dự ứng lực đúc hẫng đến nay của Việt Nam chú ý đến thiết kế vị trí và không gian cho các thao tác căng kéo, bố trí cửa ra vào, lối lên xuống thuận tiện cho việc bảo vệ và tuần tra trong lòng hầm hộp”. Ông coi cầu sông Giang mãi mãi là biểu tượng tự hào, dẫu ngành cầu ngày càng phát triển, rất nhiều cầu lớn đã và đang được xây dựng trên khắp đất nước.

Sau năm 2000, phải kể đến các công trình cầu: Nhật Lệ 1, Kiến Giang, Quảng Hải 1 và 2, Tùng Lý, Trường Thủy, Dinh, Châu Hóa, Văn Hóa, Long Đại [cầu đường sắt và đường bộ], Long Đại Tây, Trung Quán... Bây giờ thì trên sông Nhật Lệ, phía Đông Thành cổ Quảng Bình đã có 2 cầu mang tên Nhật Lệ, cầu Nhật Lệ 3 đang thi công, nhưng mỗi cầu mang tên Nhật Lệ đều có ý nghĩa riêng. Nhật Lệ 1 đánh dấu việc mở rộng không gian TP. Đồng Hới, đánh thức bán đảo Bảo Ninh-quê hương mẹ Suốt anh hùng; Nhật Lệ 2 là cầu dây văng đầu tiên trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; Nhật Lệ 3 là cây cầu sẽ hoàn thiện những “nét vẽ” cuối cùng trong “bức tranh” Đồng Hới về phía đông nam với tầm nhìn mới.

*

* *

Các dòng sông Quảng Bình đều là “chứng nhân” của lịch sử. Sông Gianh là nơi chứng kiến thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Các dòng sông đều là “nhân chứng” của 30 năm khốc liệt trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xâm lược.

Vùng đất Quảng Bình là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa, như: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Đại Việt và Chăm Pa, Đàng Trong, Đàng Ngoài, Trung Quốc và Ấn Độ, phương Đông và phương Tây. Sông núi và lịch sử đã tạo dựng trên mảnh đất này nhiều giá trị tinh thần và truyền thống quý báu. Các dòng sông Quảng Bình chứng kiến quá trình giao thoa ấy.

Từ trong sinh hoạt cộng đồng làng xã, hàng nghìn năm qua, người dân Quảng Bình đã sáng tạo các loại hình văn hóa dân gian mang dấu ấn địa phương sâu sắc, trong đó có bơi trải, đua thuyền... mang tính nhân văn, bản sắc dân tộc. Hay nói rộng hơn, lễ hội dân gian thường gắn liền với sông nước, kết nối trên dòng sông mà thành đời sống. Các cây cầu trên những dòng sông Quảng Bình, trước là biểu tượng, sau là nhân chứng cho sự thay đổi no ấm cả về vật chất và đời sống văn hóa của các vùng quê.

Tôi nhớ lại, để chuẩn bị cho khánh thành cầu Nhật Lệ 2 [năm 2016], Giám đốc Sở Giao thông vận tải Quảng Bình lúc ấy là Phạm Quang Hải có gợi ý sáng tác một bài hát. Tôi nghĩ ngay đến mẹ Suốt, bởi cầu xây cách bến đò mẹ không xa, một đầu cầu gần nhà mẹ Suốt bên Bảo Ninh và đó chính là tứ của bài thơ. Bài thơ được nhạc sĩ Nguyễn Trọng Tạo phổ nhạc, phục vụ kịp thời lễ khánh thành [Những cây cầu Nhật Lệ]: “Qua tượng đài mẹ Suốt, gặp nhịp cầu mới xây./Qua con sông Nhật Lệ, nhớ xưa chuyến đò đầy”. Mỗi lần qua cây cầu này, bên tai tôi vang lên giọng hát của ca sĩ Thanh Oai: “Nắng chang chang trên cồn cát trắng./Nước xanh xanh bên đồng lúa vàng./ Đồng Hới kiên trung phố rộng đường dài./Ơi Quảng Bình quê ta ơi...”.

Chủ Đề