Bán hàng số lượng lớn nên giam bao nhiêu

Để tối đa hiệu quả kinh doanh, Nhà bán hàng nên áp dụng Bán số lượng lớn với những chương trình hỗ trợ khi thanh toán của Sendo như Freeship và Voucher. Điều này giúp khách hàng có thể giảm thêm chi phí, giúp tạo thêm nhiều cơ hội mua hàng.

  • Nhà bán hàng có cần cung cấp giấy tờ đảm bảo hay ký quỹ để tham gia bán số lượng lớn không? Không. Người bán được miễn phí khi tham gia chương trình.
  • Sendo có quy định mức giảm tối thiểu và tối đa khi bán số lượng lớn?

    Sendo đang không quy định mức giảm giá tối thiểu cho mỗi sản phẩm tham gia chương trình bán số lượng lớn. Mức tối đa khuyến cáo là 45%, đã bao gồm cả phần giảm giá nếu trước đó người bán cấu hình giá bán nhỏ hơn giá gốc. Tính giá thành sản phẩm không hề đơn giản như nhiều người thường nghĩ là lấy giá vốn và cộng thêm một khoản lợi nhuận bất kỳ, càng cao càng tốt. Để định giá đồ ăn hoặc định giá đồ uống chính xác, chủ quán cần có hiểu biết về thị trường, phân khúc khách hàng cũng như những tính toán phù hợp. Giá sản phẩm quá cao có thể khiến khách e ngại không muốn mua hàng và không thể cạnh tranh với các đối thủ, nhưng giá sản phẩm quá thấp lại làm người tiêu dùng lo lắng liệu sản phẩm có chất lượng tốt hay không. Vậy làm thế nào để định giá sỉ và giá bán lẻ sản phẩm hợp lý? Hãy cùng iPOS.vn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé! Nội dung

    1. Vì sao phải định giá bán sỉ và bán lẻ sản phẩm khác nhau?

    Trên thị trường kinh doanh có hai hình thức định giá cả phổ biến là định giá bán lẻ và định giá bán sỉ. Trong đó, giá bán lẻ là giá dành cho người tiêu dùng mua hàng trực tiếp với số lượng nhỏ, ví dụ như khách hàng vào một cửa hàng bán bánh mì mua 1-2 cái thì sẽ là khách mua lẻ và mua với giá bán lẻ. Còn giá bán sỉ là giá dành cho đại lý, cửa hàng hoặc các nhà phân phối mua hàng với số lượng lớn. Ví dụ như khách vào cửa hàng bánh mì trên nhưng mua tới 30 chiếc thì sẽ là mua sỉ và được mua với giá bán sỉ, có mức chiết khấu trên mỗi sản phẩm cao hơn so với mua giá bán lẻ. Thông thường, giá bán sỉ sẽ thấp hơn rất nhiều so với giá bán lẻ bởi đây là một hình thức khuyến khích khách hàng/đại lý mua sản phẩm với số lượng lớn. Tuy tỷ suất lợi nhuận của giá bán sỉ sẽ giảm đi so với giá bán lẻ nhưng đổi lại, số lượng sản phẩm được bán đi nhiều hơn sẽ làm giảm lượng hàng tồn kho và tăng tốc độ thu hồi vốn sản phẩm. Như vậy, chủ quán sẽ có thêm tiền và không gian trống trong kho hàng để tiếp tục nhập hàng về bán.

    Giá bán sỉ thường được định thấp hơn giá bán lẻ Hơn nữa, khi vốn của cửa hàng được xoay vòng càng nhanh thì cũng đồng nghĩa với việc tình hình kinh doanh của cửa hàng cũng đang phát triển rất tốt. Thêm vào đó, khi cửa hàng cập nhật kho hàng thường xuyên thì sẽ đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng, khách tới mua luôn có hàng và không phải rơi vào tình trạng chờ đợi quá lâu mới nhận được một món ăn/đồ uống yêu thích. Xem thêm: Làm sao để tăng tốc từ kinh doanh ẩm thực dịp cuối năm?

    2. Cách thức định giá bán sỉ, bán lẻ hợp lý cho chủ kinh doanh F&B

    2.1. Bước 1: Xác định giá gốc

    Giá gốc sẽ bao gồm tổng chi phí tạo ra sản phẩm mà cửa hàng đang bán. Chi phí này không chỉ bao gồm giá nhập nguyên gốc nguyên vật liệu để làm nên món đồ ăn/đồ uống đó mà còn gồm cả giá vận chuyển, thuế suất, công chế biến,… Giá gốc sẽ được tính theo công thức như sau: Giá gốc = Giá thành nhập hàng + Các chi phí khác. Các chủ quán cần chú ý: khi tính toán giá gốc, phải tính chi li từng khoản tiền đã bỏ ra để sở hữu hàng hóa và các mục phát sinh thêm vào, không được bỏ quên bất kỳ khoản nào vì như vậy có thể khiến giá bán ra của sản phẩm sau này bị sai lệch. Có rất nhiều người quên cộng chi phí phát sinh hoặc nhầm tưởng rằng giá gốc chỉ bao gồm giá nhập hàng hóa ban đầu, dẫn tới việc định giá sau này bị ảnh hưởng, sản phẩm đạt doanh thu cao nhưng không thu về được mức lợi nhuận mong muốn.

    Xác định đúng giá gốc sẽ giúp chủ quán định giá bán sỉ, bán lẻ chính xác Ví dụ: Một cửa hàng bánh ngọt A muốn kinh doanh một loại bánh bông lan mới, vậy giá gốc của loại bánh mới này sẽ được cửa hàng A sẽ xác định dựa trên các yếu tố sau: Giá gốc = Giá nguyên liệu + Chi phí vận chuyển nguyên liệu + Chi phí nhân sự chế biến, nhập hàng, đóng gói + Chi phí phát sinh [điện, nước, phụ gia]

    2.2. Bước 2: Nghiên cứu thị trường và phân khúc khách hàng

    Mỗi một doanh nghiệp trước khi kinh doanh đều cần lựa chọn một phân khúc thị trường hoặc tệp khách hàng riêng biệt, từ đó mới có thể định hướng sản phẩm sao cho phù hợp. Việc nghiên cứu thị trường rất quan trọng bởi nó sẽ là nền móng để các chủ quán có những giải pháp, chiến lược đúng đắn cho việc định giá và xây dựng kế hoạch cạnh tranh cùng những thương hiệu khác. Có nhiều cách để chủ quán có thể nghiên cứu thị trường như: đọc báo cáo thị trường F&B, báo cáo ngành hàng từ những đơn vị uy tín; thường xuyên đi trải nghiệm và quan sát tại những hàng quán chung tệp khách hàng với mình; theo dõi thông tin biến động thị trường từ các kênh truyền thông,… Bên cạnh đó, chủ quán còn cần cập nhật liên tục những xu hướng, yếu tố tác động đến toàn cầu vì rất có thể chúng sẽ nhanh chóng ảnh hưởng tới thị trường trong nước.

    Nghiên cứu thị trường và phân khúc khách hàng là hai việc quan trọng cần làm trước khi định giá bán lẻ Đối tượng sử dụng sản phẩm hay tệp khách hàng mục tiêu chính cũng là một nhân tố quan trọng cần phải tìm hiểu kỹ nếu các chủ quán muốn định giá chính xác. Phân khúc khách hàng càng chi tiết và rõ ràng bao nhiêu thì việc bán hàng sau này sẽ càng thuận lợi bấy nhiêu bởi chủ quán có thể hướng sản phẩm và dịch vụ của quán mình cá nhân hóa để phù hợp với từng đối tượng cụ thể. Khi vẽ chân dung khách hàng mục tiêu, chủ quán nên lưu ý tới những thông tin nhân khẩu học như: độ tuổi, giới tính, vị trí sinh sống, khoảng thu nhập, mức chi tiêu, yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến hành vi mua sắm của họ,… Ngoài ra, đặc thù về sản phẩm mà chủ quán định kinh doanh cũng sẽ liên quan đến việc khách hàng có muốn bỏ tiền ra mua sản phẩm hay không.

    2.3. Bước 3: Xác định biên độ lợi nhuận mà chủ quán mong muốn

    Biên độ lợi nhuận của sản phẩm sẽ quyết định tới mức lãi mà chủ quán nhận về. Để nhanh chóng hòa vốn và sinh lời, có nhiều chủ quán đã định biên độ lợi nhuận quá cao, dẫn tới giá bán mỗi sản phẩm cũng bị đẩy cao thêm khiến khách hàng không muốn mua nữa và quay sang ủng hộ các đối thủ. Ngược lại, một số chủ quán lại mong thu hút được đông khách nên hạ giá sản phẩm xuống thấp hơn so với mức chung của thị trường, gây ra tác dụng ngược là làm người mua nghi ngờ chất lượng sản phẩm và uy tín của cửa hàng.

    Biên độ lợi nhuận được xác định phù hợp sẽ giúp sản phẩm tiếp cận được với nhiều khách hàng hơn Vậy nên, khi xác định biên độ lợi nhuận cần đặt ở mức không quá cao nhưng cũng không quá thấp. Việc nghiên cứu thị trường và phân khúc khách hàng ở bước 2 là một khâu rất quan trọng để chủ quán có thể xác định giá chung của mặt hàng định bán và mức độ chi tiêu của tệp khách hàng mục tiêu, từ đó cân nhắc lựa chọn biên độ lợi nhuận tốt nhất. Thông thường, các thương hiệu hoặc nhà hàng lớn, đã kinh doanh ổn định sẽ nhắm vào biên độ lợi nhuận khoảng 30-50%. Các thương hiệu nhỏ hoặc nhiều cửa hàng bán lẻ thường lựa chọn khoảng biên độ lợi nhuận từ 55-70%.

    2.4. Bước 4: Định giá đồ uống, đồ ăn bán lẻ [giá niêm yết]

    Ở bước này, chủ quán sẽ tiến hành định giá bán lẻ của sản phẩm sau khi đã tính toán xong giá gốc và xác định được mức lãi mong muốn. Giá bán lẻ khi ấy sẽ được tính như sau: Giá bán lẻ = Giá gốc + [Giá gốc x %lợi nhuận] Ví dụ: Một cửa hàng bánh ngọt A muốn kinh doanh một loại bánh bông lan mới với giá gốc là 100000 đồng và muốn thu về lợi nhuận là 60%. Vậy giá bán lẻ của loại bánh bông lan ấy sẽ là: Giá bán lẻ = 100000 + [100000 x 60%] = 160000 đồng/sản phẩm.

    Giá bán lẻ phù hợp giúp cửa hàng vừa thu hút được khách, vừa đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường Để định giá bán lẻ cho sản phẩm chính xác thì các bước nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng và đặc biệt là 2 bước tính giá gốc, xác định biên độ lợi nhuận cần được chủ quán làm thật tốt. Chỉ cần một chút nhầm lẫn trong việc tính giá gốc hoặc chọn sai tệp khách hàng mục tiêu cũng có thể khiến giá bán sản phẩm của quán không phù hợp với thị trường nữa. Hơn nữa, việc tính giá thành sản phẩm không chỉ liên quan đến lãi lỗ của cửa hàng, mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác như chiến lược bán hàng, marketing, chăm sóc khách hàng sau này,…

    2.5. Bước 5: Định giá bán sỉ sản phẩm

    Ngoài việc kinh doanh bán lẻ, nhiều cửa hàng đồ ăn, đồ uống hoặc chuỗi thương hiệu lớn còn nghĩ tới việc bán sỉ cho các cửa hàng nhỏ hơn. Càng có nhiều nơi mua sỉ đồng nghĩa với việc hàng hóa của thương hiệu sẽ nhanh chóng được bán hết, tình hình kinh doanh thuận lợi hơn. Để tận dụng tốt ưu thế của việc bán sỉ, thương hiệu, cửa hàng, doanh nghiệp F&B nên đặt những mức giá bán sỉ hấp dẫn để khuyến khích các cửa hàng, quán ăn hoặc quán cà phê nhỏ hơn mua thật nhiều. Việc định giá sản phẩm bán sỉ không nên chỉ có một mức chung mà sẽ bao gồm nhiều mốc, số lượng hàng mua sỉ sẽ tỷ lệ thuận với số phần trăm giá trị hàng hóa được chiết khấu.
    Giá bán sỉ sản phẩm nên được tính theo các mốc cụ thể Tiếp tục như ví dụ ở bước 4, cửa hàng bánh ngọt A sẽ bán loại bánh bông lan mới với giá gốc là 100000 đồng, biên độ lợi nhuận mong muốn là 60% nên định giá bán lẻ là 160000 đồng. Tuy nhiên, đối với các cửa hàng nhỏ hơn muốn lấy sỉ loại bánh bông lan mới này thì cửa hàng A sẽ tính giá như sau:
  • Khi có khách mua sỉ từ 5-10 sản phẩm, cửa hàng A chấp nhận giảm 5% mức lãi, giá sỉ khi đó sẽ là: Giá bán sỉ = 100000 + [100000 x 55%] = 155000 đồng/sản phẩm
  • Khi có khách mua sỉ từ 11-20 sản phẩm, cửa hàng A chấp nhận giảm 10% lãi suất, giá sỉ khi đó sẽ là: Giá bán sỉ = 100000 + [100000 x 50%] = 150000 đồng/sản phẩm
  • Khi có khách mua sỉ từ 21-40 sản phẩm, cửa hàng A chấp nhận giảm 20% lãi suất, giá sỉ khi đó sẽ là: Giá bán sỉ = 100000 + [100000 x 40%] = 140000 đồng/sản phẩm
    Xem thêm: Vận hành quán cafe xuyên Tết thế nào cho hiệu quả?

    3. Kết luận

    Việc định giá sản phẩm chính xác là rất quan trọng vì nó sẽ quyết định lãi lỗ của cửa hàng, cũng như ảnh hưởng tới cách khách hàng đánh giá về sản phẩm. Dựa trên các chi phí sản xuất và tình hình thực tế trên thị trường mà các chủ quán có thể lựa chọn cách định giá sao cho phù hợp nhất.

    Giảm 30% là bao nhiêu?

    Phần trăm giảm giá là một chỉ số biểu thị mức độ giảm của giá sản phẩm hiện tại so với giá gốc. Ví dụ: Shop có 1 chiếc áo giá 200.000 VNĐ, muốn giảm giá 30% thì giá bán sản phẩm sau giảm giá là: 200.000 x [[100 - 30]/100] = 140.000 VNĐ.

    Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu bao nhiêu là hợp lý?

    Đừng áp đặt, dưới đây là số liệu tham khảo: Thương mại: giá vốn cao 80%-90% doanh thu, chi phí bán hàng 5-10%, chi phí quản lý 5-10% doanh thu. Dịch vụ: 30% lương, 35% nguyên vật liệu, 5-10% chi phí bán hàng, 5% chi phí quản lý Xây dựng: 10-15% lương, 70% nguyên vật liệu, 10% máy móc, 3-5% khác.

    Chiết khấu 20% là bao nhiêu?

    Ví dụ: Phần trăm chiết khấu của sản phẩm là 20% thì có nghĩa: Nếu sản phẩm được bán với giá ban đầu là 100.000 đồng thì giá hiện tại sẽ là 80.000 đồng.

    Tại sao phải giảm giá bán hàng?

    Tóm lại, giảm giá là phương pháp hiệu quả để kích thích xu hướng mua hàng ngắn hạn của người mua, chủ yếu là những người mua không thường xuyên – nhóm khách hàng tận dụng cơ hội để mua sản phẩm với giá rẻ và sau đó tiếp tục hành vi mua sắm bình thường của họ.

Chủ Đề