Bảng 2.2: đánh giá thực trạng thiết bị dạy học, giáo dục;

LỜI CẢM ƠNTôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy giáo Th.s Đỗ Xuân Đức người đã hướng dẫn giúp đỡ tận tình cho tôi trong quá trình thực hiện và hoàn chỉnh đề tài này.Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, tập thể giáo viên các trường Tiểu học: Trường Tiểu học Liên Minh, trường Tiểu học Đống Đa, trường Tiểu học Ngô Quyền cùng toàn thể các thầy cô giáo, các bạn sinh viên K34 khoa Gi¸o dôc TiÓu häc đ· khích lệ và tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài. MỤC LỤCA. Mở đầuB. Nội dungChương 1. Cơ sở lý luận1.1. Một số vấn đề về thiết bị dạy học1.1.1. Khái niệm1.1.2. Phân loại1.1.3. Vị trí, vai trò của thiết bị dạy học trong dạy học1.1.4. Những yêu cầu khi sử dụng thiết bị dạy học1.2. Thiết bị dạy học trong dạy học ở tiểu học1.2.1. Dạy học tiểu học với việc sử dụng các thiết bị dạy học1.2.1.1. Mối quan hệ giữa thiết bị dạy học với mục đích, nội dung dạy học ở tiểu học.1.2.1.2. Mối quan hệ giữa thiết bị dạy học với phương pháp dạy học ở tiểu học.1.2.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học.2.2. Danh mục các thiết bị dạy học tối thiểuChương 2. Thực trạng thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học ở tiểu học.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học ở tiểu học. 2.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên tiểu học. 2.1.2. Nhận thức của giáo viên về thiết bị dạy học. 2.1.3. Nhận thức của Ban giám hiệu và giáo viên về tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học ở tiểu học.2.2. Thực trạng về thiết bị dạy học ë trường tiểu học2.2.1. Thực trạng về số lượng thiết bị dạy học ở trường tiểu học2.2.2. Thực trạng về chất lượng thiết bị dạy học ở tiểu học.2.3. Thực trạng việc sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học ở tiểu họcChương 3. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục3.1. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng thiết bị dạy học hiện nay.3.1.1. Nguyên nhân thực trạng3.1.2. Giải pháp khắc phục thực trạng3.2. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng sử dụng thiết bị dạy học trong dạy học ở tiểu học hiện nay3.2.1. Nguyên nhân thực trạng3.2.2. Giải pháp khắc phục thực trạngC. Kết luận chung và kiến nghị1. Kết luận chung2. Kiến nghịTài liệu tham khảoA. MỞ ĐẦU1. Lí do chọn đề tàiChúng ta đang sống trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI. Mỗi quốc gia đang chuẩn bị hành trang để tiếp cận với những tiến bộ vượt bậc của kỷ nguyên mới với sự bùng nổ của tri thức khoa học và công nghệ. Hòa trong xu thế đổi mới của toàn nhân loại, Việt Nam đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hoá-hiện đại hoá đất nước, đưa nước ta từ một nước có nền công nghiệp lạc hậu tiến kịp với các quốc gia khác, hội nhập với quốc tế, nắm bắt nhanh, nhạy những tiến bộ của khoa học- kỹ thuật và công nghệ. Trong sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia “Giáo dục” đóng vai trò quan trọng được coi là động lực thúc đẩy sự phát triển của kinh tế, là một trong hai mục tiêu chiến lược của quốc gia, “đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”.Như chúng ta đã biết, hiện nay “giáo dục” là một trong những vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Bên cạnh thành tựu đã đạt được thì giáo dục nước ta còn rất nhiều hạn chế: “Giáo dục - Đào tạo nước ta còn rất nhiều yếu kém, bất cập cả về quy mô cơ cấu và nhất là về chất lượng giáo dục và hiệu quả giáo dục còn thấp, trình độ kiến thức, kỹ năng thực hành phương pháp tư duy của học sinh đa số còn yếu, kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tế còn hạn chế chưa đáp ứng kịp những đòi hỏi ngày càng lớn và ngày càng cao về nhân lực của công cuộc đổi mới kinh tế – xã hội, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, thực hiện CNH – HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”[1].Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: Công tác quản lí giáo dục còn lỏng lẻo, chưa hợp lý; nội dung chương trình còn lạc hậu xa rời và phần nhiều chưa gắn bó với thực tế cuộc sống, và còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa. Song ta thấy nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất của thực trạng trên là phương pháp dạy học chậm đổi mới và đổi mới chưa có hiệu quả trong đó phải kể đến vấn đề thiết bị dạy học [TBDH] và việc sử dụng TBDH trong nhà trường còn nhiều bất cập so với mục tiêu giáo dục và đào tạo.Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc tiểu học là bậc học quan trọng nền tảng đặt nền móng vững chắc, tạo cơ sở cho các bậc học trên. “Mục tiêu giáo dục tiểu học là nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức trí tuệ, thể chấ,t thẩm mĩ và kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”[2]Muốn làm được điều đó cần phải quan tâm giải quyết đồng bộ những vấn đề của bậc tiểu học trong đó đổi mới phương pháp dạy học là một xu thế tất yếu để nâng cao chất lượng dạy - học trong xã hội phát triển theo hướng “tập trung chỉ đạo,cải tiến phương pháp giảng dạy và học tập ë các ngành học, cÊp học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập,phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học”[3].Đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời công tác thiết bị và đồ dùng dạy học ở tiểu học. Ngày nay với vai trò của mình, TBDH được coi là một trong sáu thành tố quan trọng của quá trình dạy học [mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, phương tiện dạy học và kiểm tra đánh giá] và ngày càng có ảnh hưởng lớn tới chất lượng dạy học: “ đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa, phương pháp dạy và học phải được thực hiện đồng bộ với việc nâng cấp và đổi mới trang thiết bị dạy học theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa Để thực hiện những chủ trương trên, ngoài việc nâng cao chất lượng người thầy, sách giáo khoa, việc đầu tư cơ sở vật chất thiết bị trường học không thể thiếu được trong quá trình đào tạo con người mới ”[4].Xác định rõ vị trí, vai trò của TBDH trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông lần thứ t này Bộ GD&ĐT rất chú ý tới công tác TBDH víi khẩu hiệu: “Chống dạy chay, học chay” được triển khai trong các nhà trường. Nhưng trên thực tế công tác thiết bị và đồ dùng dạy học vẫn còn nhiều bất cập: chất lượng các TBDH chưa đảm bảo, việc sử dụng TBDH ở các trường tiểu học hiệu quả chưa cao. Vì vậy việc phát hiện những nguyên nhân và đề xuất những giải pháp cần thiết để khắc phục thực trạng trên là một vÊn đề hết sức quan trọng. Để làm được điều đó, cần phải thấy rõ thực trạng TBDH và việc sử dụng TBDH ở các trường tiểu học Cũng chính vì vậy việc tìm hiểu “Thực trạng thiết bị dạy học và việc sử dụng thiết bị dạy học ở các trường tiểu học” là cấp thiết.Bản thân là một sinh viên sư phạm, một giáo viên tiểu học trong tương lai, nghiên cứu đề tài này em rất mong muốn có những kinh nghiệm trong hành trang nghề nghiệp của mình và với hy vọng tìm ra một số giải pháp có hiệu quả để phần nào đẩy mạnh cuộc cách mạng về đổi mới phương pháp dạy học, về công tác TBDH và việc sử dụng TBDH ở trường tiểu học gãp phÇn nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đềĐây là vấn đề khá mới, TBDH trong nhà trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng chỉ thực sự ®îc quan tâm vài năm trở lại đây. Vì thế trên các tạp chí chuyên ngành Giáo dục cũng có xuất hiện một số bài viết, bài tham luận, xã luận, của một số tác giả, chẳng hạn như: Tiến sĩ Vũ Văn Dụ: “Vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý thiết bị dạy học ở trường phổ thông”; Thạc sĩ Lê Tiến Thành: “ Định hướng sử dụng đồ dùng dạy học trong đổi mới phương pháp ở trường tiểu học”; Tiến sĩ Nguyễn Trọng Khanh: “Một số giải pháp về đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lí, sử dụng thiết bị dạy học ở trường phổ thông”; tác giả Trần Mẫu Minh: “Thực trạng và hiệu quả của thiết bị dạy học trong đổi mới phương pháp dạy học” Những bài viết này đã phản ánh hàng loạt các vấn đề có liên quan đến thực trạng TBDH và việc sử dụng TBDH ở trường phổ thông nói chung. Nhưng tìm hiểu thực trạng TBDH và việc sử dụng TBDH ở các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên tỉnh Vĩnh Phúc là vấn đề chưa ai nghiên cứu và đề cập. Việc nghiên cứu vấn đề này nhằm góp phần nâng cao chất lượng TBDH và việc sử dụng TBDH ở trường tiểu học nói riêng và hiệu quả giáo dục nói chung.3. Mục đích nghiên cứuTìm hiểu thực trạng TBDH và việc sử dụng các TBDH ở các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên nhân dẫn đến thực trạng. Trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp để khắc phục thực trạng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo.4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu4.1. Khách thểVấn đề TBDH ở các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.4.2. Đối tượng nghiên cứu- Thực trạng về TBDH ở các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.- Việc sử dụng các TBDH ở các trường tiểu học, nguyên nhân và giải pháp của thực trạng.5. Mức độ, phạm vi nghiên cứu5.1. Mức độ nghiên cứuBước đầu tìm hiểu về thực trạng TBDH và việc sử dụng TBDH ở các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc, nguyên nhân của thực trạng đó và giải pháp cho vấn đề.5.2. Phạm vi nghiên cứuDo điều kiện thời gian có hạn nên việc tìm hiểu thực trạng chỉ ở một số trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.6. Giả thiết khoa họcTBDH trong các trường đa dạng, phong phú về chủng loại và được cung cấp tương đối đầy đủ nhưng chất lượng của các TBDH đó chưa cao và việc sử dụng TBDH trong quá trình giảng dạy của giáo viên thường xuyên nhưng chưa thực sự có hiệu quả.Tìm hiểu thực trạng TBDH và việc sử dụng thiết bị dạy học ở trường tiểu học để thấy được những nguyên nhân của thực trạng trên và đưa ra một số giải pháp cần thiết để nâng cao chất lượng của TBDH và việc sử dụng TBDH ở các trường tiểu học.7. Nhiệm vụ nghiên cứu- Tìm hiểu cơ sở lí luận của đề tài.- Tìm hiểu thực trạng TBDH ở các trường tiểu học khu vực thành phố Vĩnh Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.- Tìm hiểu thực trạng của việc sử dụng các TBDH ở các trường đó.- Nguyên nhân và đề xuất giải pháp cho thực trạng trên nhằm nâng cao chất lượng TBDH và việc sử dụng TBDH ở các trường tiểu học.8. Phương pháp nghiên cứuCác phương pháp được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài- Phương pháp đọc sách- Phương pháp điều tra, khảo sat, thống kê, phân tích số liệu.- Phương pháp trò chuyện, phương pháp quan sát.9. Kế hoạch nghiên cứu- Tháng 10 - 11: Nhận đề tài và hoàn thành đề cương- Tháng 11- 2: Tìm hiểu cơ sở lý luận- Tháng 02 - 04: Khảo sát thực trạng, đề xuất một số giải pháp cho thực trạng.- Tháng 4, 5: Xử lí số liệu, hoàn thành đề tài.10. Nội dung của đề tàiA. Mở đầuB. Nội dungChương 1. Cơ sở lí luận 1.1. Một số vấn đề về thiết bị dạy học1.2. Thiết bị dạy học trong dạy học ở tiểu họcChương 2. Thực trạng TBDH và việc sử dụng THDH trong dạy học ở tiểu học2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên về TBDH và việc sử dụng TBDH trong dạy học ở tiểu học2.2. Thực trạng về TBDH ë trường tiểu học2.3. Thực trạng việc sử dụng TBDH trong dạy học ở tiểu học.Chương 3. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục3.1. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng TBDH hiện nay3.2. Nguyên nhân và giải pháp khắc phục thực trạng sử dụng TBDH ở tiểu học hiện nayC. Kết luận chung và kiến nghị1. Kết luận chung 2. Kiến nghị B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN1.1.Mét sè vÊn ®Ò vÒ thiÕt bÞ d¹y häc [TBDH]1.1.1. Khái niệmNhư chúng ta đã biết, quá trình dạy học gồm có hoạt động dạy và hoạt động học, trong đó diễn ra quá trình tái sản xuất những kinh nghiệm xã hội của nhân loại. Cũng như bất kì một quá trình sản xuất nào, quá trình dạy học cũng phải sử dụng những phương tiện lao động nhất định. Phương tiện lao động sư phạm rất đa dạng, gồm những phương tiện vất chất, phương tiện thực hành, phương tiện trí tuệ. Ở đây chúng ta chỉ nghiên cứu phương tiện dạy học vật chất với ý nghĩa là công cụ lao động của người dạy và người học, và được nói gọn là phương tiện dạy học [thiết bị dạy học]. Tuy nhiên khi đề cập đến các TBDH và cách sử dụng chúng thì phần nào đã nói đến thiết bị thực hành. Từ cách hiểu TBDH như vậy, có thể đi tới khái niệm sau:“TBDH là tập hợp những đối tượng vật chất được người dạy sử dụng với tư cách là những phương tiện tổ chức, điều khiển hoạt động nhận thức của người học, thông qua đó mà thực hiện những nhiệm vụ dạy học”[5]PGS.TS KH Trần Doãn Quế cũng đưa ra khái niệm khá cụ thể về TBDH như sau: “TBDH còn gọi là phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học, tất cả những phương tiện vật chất cần thiết giúp giáo viên và học sinh tổ chức và tiến hành hợp lí có hiệu quả quá trình giáo dục, giáo dưỡng ở các cấp học, các môn học, các lĩnh vực để thực hiện được yêu cầu của chương trình giảng dạy. Ngoài ra thiết bị dạy học còn là nguồn tri thức, là phương tiện chứa đựng và truyền tải thông tin, là phương tiện làm tăng giá trị lượng tin tức giúp cho quá trình trao đổi thông tin nhanh, nhiều và hiệu quả hơn”[6].Trên đây đều là những khái niệm tương đối đầy đủ về TBDH. Tuy nhiên chúng ta có thể hiểu TBDH một cách đơn giản như sau:“TBDH là một vật thể hoặc tập hợp những đối tượng vật chất mà người giáo viên sử dụng với tư cách là công cụ lao động, là phương tiện điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, đối với học sinh thì đây là nguồn tri thức, là các phương tiện giúp cho việc lĩnh hội các khái niệm, định luật, thuyết khoa học, hình thành ở học sinh các kỹ năng, kỹ xảo, đảm bảo việc giáo dục, phục vụ các mục đích dạy học và giáo dục”[7].Về mặt bản chất, TBDH là công cụ lao động dành cho loại hình lao động đặc thù của xã hội, đó là lao động dạy học, là yếu tố quan trọng có vai trò quyết định năng suất, chất lượng lao động của giáo viên và học sinh. TBDH còn phản ánh trình độ dạy học và chất lượng đào tạo của nhà trường trong các thời đại. Các thời đại giáo dục, các trình độ dạy học không phải chỉ được phân biệt ở chỗ nội dung dạy học, mà còn ở chỗ dạy - học bằng cái gì, bằng phương pháp nào và bằng những TBDH nào.1.1.2. Phân loại thiết bị dạy họca. Căn cứ vào vai trò của TBDH trong quá trình dạy học,ta có thể phân loại như sau: TBDH truyền thống và TBDH không truyền thống.+ TBDH truyền thống: tranh ảnh, mô hình, mẫu vật, dụng cụ thí nghiệm, + TBDH không truyền thống: các phim khoa học, băng đĩa, máy chiếu, các phần mềm dạy học, b. Căn cứ vào đặc trưng của từng TBDH ta có thể phân loại như sau:+ Các vật [mô hình, tranh ảnh, thô sơ và gần gũi với học sinh].+ Các TBDH hiện đại: máy chiếu, các phương tiện nghe nhìn, các phần mềm dạy học, internet, c. Dựa vào tính chất của TBDH Tiến sĩ Vũ Văn Dụ phân chia TBDH thành 3 loại như sau: phương tiện dạy học trực quan, dụng cụ thí nghiệm, phương tiện kỹ thuật dạy học.+ Phương tiện dạy học trực quan: vật thật, vật thay thế, mô hình, tranh ảnh, + Dụng cụ thí nghiệm: để thực hiện các thí nghiệm theo quy định trong chương trình. Có dụng cụ thí nghiệm chuyên biệt chỉ dùng cho một thí nghiệm, có dụng cụ thí nghiệm có thể dùng cho nhiều bài học khác nhau: đèn cồn, cốc, bình, ống thủy tinh trong suốt với kích thước khác nhau + Phương tiện kỹ thuật dạy học: máy chiếu đa phương tiện, máy chiếu vật thể, máy projecter, màn ảnh, đầu đĩa catset, vidio, các phần mềm dạy học [phần mềm microsoft power point để thiết kế các thí nghiệm ảo, các thí nghiệm mô phỏng bài học trong sách giáo khoa] Đây là cách phân loại hợp lí và khoa học nhất phù hợp với tính chất đặc trưng của các TBDH.TBDH hiện nay được sản xuất đồng bộ, cung cấp rộng rãi theo tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của thế giới và trong nước. Là các TBDH theo danh mục TBDH tối thiểu của Bộ GD&ĐT quy định. Ngoài ra còn có đồ dùng dạy học trực quan do giáo viên và học sinh tự làm, tự sưu tầm. Đáng lưu ý, phương tiện kỹ thuật dạy học là loại TBDH có tính hiện đại và khả năng sư phạm cao thường được sử dụng trên lớp học và được trang bị ngày một phổ biến ở các trường học. Nhờ có phương tiện kỹ thuật một lượng thông tin lớn của bài học được hình ảnh, mô hình hóa, mang lại cho môn học một không gian học tập có tính mục đích và hiệu quả cao Chính ưu thế về mặt sư phạm này mà phương tiện kỹ thuật có tác động to lớn trong việc giúp giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường.1.1.3 Vị trí, vai trò của TBDH trong dạy học1.1.3.1. Vị trí của TBDH trong dạy họcQuá trình dạy học diễn ra với sáu yếu tố cơ bản là: mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, giáo viên, học sinh và thiết bị dạy học. TBDH là một thành tố không thể thiếu của hệ thống dạy học. Nó tồn tại, vận động và có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố khác trong hệ thống.1.1.3.2. Vai trò của TBDH trong dạy họcCơ sở vật chất và thiết bị dạy học là một trong các điều kiện quyết định sự thành công của cải cách giáo dục, vì sự thành công của cải cách giáo dục phụ thuộc ba điều kiện cơ bản sau:+ Chương trình và sách giáo khoa mới.+ Bồi dưỡng giáo viên+ Đổi mới về cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.Trước đây người ta quan niệm TBDH chỉ là phương tiện minh họa lời giảng của giáo viên. Ngày nay, người ta coi TBDH chẳng những là phương tiện minh họa cho lời giảng của giáo viên mà còn là phương tiện giúp giáo viên tổ chức và điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh, là phương tiện phát triển tư duy. TBDH giúp học sinh dễ dàng nhận ra những đặc điểm bên ngoài của sự vật hiện tượng, nhưng TBDH còn có khả năng giúp học sinh thấy được cả những thuộc tính bên trong, thuộc tính bản chất của sự vật, hiện tượng. TBDH đã thực sự góp phần phát triển tư duy của học sinh.TBDH đã thực sự là điều kiện cần và đủ giúp giáo viên thiết kế hoạt động học tập cho học sinh, để học sinh có cơ hội tự mình phát hiện ra kiến thức giúp đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập, chủ động nhận thức của người học. Sử dụng thiết bị trong quá trình dạy học có tác dụng làm giảm sự phụ thuộc của học sinh vào lời giảng của giáo viên, do đó góp phần đổi mới phương pháp học một cách có hiệu quả.Đối với quá trình dạy học, TBDH là phương tiện dạy học rất quan trọng thể hiện trên 3 mặt:- Phương tiện minh họa kiến thức.- Phương tiện nâng cao năng lực tư duy.- Phương tiện rèn luyện năng lực thực hành.a. Thiết bị dạy học là phương tiện minh họa kiến thứcTất cả mục tiêu dạy học ở tiểu học nói riêng và mục tiêu dạy học nói chung đều có thể dễ dàng thực hiện thông qua các công cụ trực quan [thiết bị dạy học]. TBDH với việc trực quan hóa thông tin thuận lợi hơn hẳn so với dạy học bằng phương pháp thuyết trình giảng giải: chứa nhiều thông tin và tổ chức thuận lợi các thông tin trong cùng một số lượng chỗ, làm đơn giản các khái niệm, làm sáng tỏ các chi tiết của một khái niệm dựa trên ngôn ngữ trừu tượng. Đặc biệt các kết quả nghiên cứu cho thấy tranh, ảnh trực quan và việc sử dụng TBDH trong quá trình dạy học sẽ làm tăng sự nhớ trong học tập - đây là một trong những mục tiêu hàng đầu của giáo dục.b. Thiết bị dạy học là phương tiện nâng cao năng lực tư duyNhững hình ảnh trực quan đảm bảo mối liên hệ thường xuyên giữa tư duy với hiện tượng hoặc đối tượng nghiên cứu khi cung cấp cho tư duy tài liệu thông tin cần thiết. Phương tiện trực quan là trợ thủ không thể thay thế được của người giáo viên ở giai đoạn hình thành tư duy trừu tượng cho học sinh. Ở giai đoạn này những hình ảnh trực quan cảm tính bao giờ cũng là thành phần và là tiền đề bắt buộc của tư duy. Tư duy dù đạt đến mức độ cao như thế nào nhưng ít nhiều nó cũng cần đến trực quan cảm tính, cần đến hình ảnh.Các tài liệu trực quan, TBDH chẳng những cung cấp cho học sinh những kiến thức chính xác mà còn giúp học sinh tiểu học kiểm chứng lại tính đúng đắn của các kiến thức lý thuyết. Đứng trước vật thật hay các hình ảnh của chúng học sinh sẽ học tập hứng thú hơn, tăng cường sức chú ý đối với các hiện tượng để rút ra các kết luận đúng đắn.c. Thiết bị dạy học là phương tiện rèn luyện năng lực thực hànhMục tiêu giáo dục đào tạo là đào tạo ra những con người nắm vững các kiến thức khoa học, giỏi thực hành có bàn tay khéo léo thể hiện những điều mà bộ óc suy nghĩ.Khi hoạt động với công cụ, học sinh sẽ lôi kéo các vật vào nhiều hình thức tác động tương hỗ. Điều đó làm lộ rõ những mối liên hệ nội tại giữa các vật, làm xuất hiện những bức tranh chân thực về thế giới. Trong quá trình thí nghiệm, thực hành, quan sát trực quan, các kiến thức lý thuyết mà học sinh tiếp thu trên lớp thường ở dạng tĩnh cô lập với kiến thức khác sẽ tác động tương hỗ với nhau làm cho chúng trở nên động, làm lộ rõ bản chất và khả năng của chúng. Nhờ vậy,học sinh tiểu học sẽ thấy rõ vị trí, vai trò của mỗi kiến thức trong hoạt động thực tiễn[qua thực hành].Qua thực hành hứng thú nhận thức của học sinh được kích thích. Khi tiếp xúc với thực tiễn, tư duy của học sinh luôn luôn được đặt trước tình huống mới buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, phát triển trí sáng tạo. Qua thực hành, đức tính kiên trì, cẩn thận, chính xác, kỷ luật được rèn luyện, ý chí và tình yêu lao động sẽ được nảy nở. Đó là những phẩm chất cần thiết đối với người lao động và phải được hình thành qua một quá trình rèn luyện lâu dài, bằng những hoạt động thực hành đa dạng.1.1.4.Yêu cầu khi sử dụng thiết bị dạy họcCác phương tiện trực quan, thiết bị dạy học nếu được chuẩn bị, sử dụng khéo léo sẽ huy động được sự tham gia của nhiều giác quan, sẽ kết hợp được hai hệ thống tín hiệu, tạo điều kiện cho người đọc dễ hiểu, nhớ lâu gây hứng thú học tập, phát triển năng lực quan sát, bồi dưỡng sự say mê, óc tò mò tìm tòi phát hiện những tri thức mới. Vì thế khi tiến hành sử dụng các TBDH trong bài dạy cần giúp người học nắm vững, vận dụng tốt nhất những tri thức cơ bản và biến chúng thành phương tiện để tiếp tục lĩnh hội tri thức ở mức độ cao hơn. Các TBDH cần được chuẩn bị cẩn thận, đảm bảo các yêu cầu sau đây: a. TBDH phải gắn với nội dung của SGKTBDH nhằm mục đích minh họa kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành luyện tập mà bài học yêu cầu. Vì vậy, TBDH phải thống nhất, phù hợp với nội dung s¸ch gi¸o khoa.b. Sử dụng TBDH phải đúng mục đíchMỗi TBDH có chức năng riêng phải được nghiên cứu sử dụng đúng mục đích và phù hợp với quá trình dạy học. Các thiết bị dạy học là chỗ dựa trực quan để phát triển tư duy, để dạy các nội dung kiến thức trừu tượng, khái quát. Sách giáo khoa ở đầu cấp kênh hình nhiều, càng về cuối cấp càng giảm dần. ở các lớp 1 - 2 - 3, đồ dùng dạy học thường là các vật thật [que tính, ] hình ảnh, mô hình hình học gần gũi với cuộc sống. Ở các lớp trên, chủ yếu là các mô hình, hình vẽ tượng trưng có mức độ trừu tượng, khái quát nhất định.c. Các thiết bị dạy học phải sử dụng đúng lúc, đúng chỗNghĩa là TBDH phải được đưa ra lúc học sinh cần nhất, được đặt ở vị trí thích hợp nhất, lúc mà nội dung bài học và phương pháp dạy học cần đến, học sinh tiếp nhận được thông tin bằng các giác quan khác nhau với trạng thái tâm lí phù hợp.d. Sử dụng TBDH phải đúng mức độ, cường độSử dụng đúng mức độ, cường độ TBDH để tạo được hứng thú học tập cho học sinh, giúp các em hoạt động một cách chủ động, sáng tạo và tích cực. Cần chuyển dần, chuyển kịp thời các dạng trực quan từ cụ thể sang trừu tượng hơn. Cần tránh sử dụng TBDH quá lâu, nhiều lần một loạt TBDH trong một tiết học. Nếu sử dụng TBDH không đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ sẽ hạn chế khả năng phát triển tư duy của học sinh, học sinh ngại suy nghĩ, làm việc máy móc.e. Phải kết hợp sử dụng các TBDH được trang bị với việc khai thác cơ sở vật chất, thực tế xung quanhMôi trường dạy học là nơi diễn ra hoạt động dạy và học, là nơi có các nguồn thông tin phong phú giúp giáo viên và học sinh khám phá, khai thác và sử dụng vào mục đích dạy - học. Môi trường dạy học hiểu theo nghĩa hẹp là những yếu tố vật chất, kỹ thuật của nhà trường, bối cảnh thực tế của lớp học, là mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh. Việc kết hợp sử dụng TBDH được trang bị với việc khai thác cơ sở vật chất, môi trường dạy học không những gây hứng thú cho việc dạy, việc học mà còn tạo dựng được mối quan hệ hợp tác trong học tập.Ngoài những yêu cầu trên, khi sử dụng TBDH trong dạy học cần phải l-u ý: TBDH phải phù hợp với khả năng lĩnh hội tri thức của học sinh, đảm bảo tính khoa học, phản ánh chính xác bản chất các sự vật, đảm bảo sự quan sát của tập thể lớp, dễ sử dụng, không chiếm mất nhiều thời gian khi sử dụng, đảm bảo tính thẩm mĩ, sử dụng đến đâu thì đưa ra đến đó, dùng xong phải cất đi để không làm phân tán sự chú ý vào bài học của học sinh. Phải chú ý thiết lập hệ thống câu hỏi định hướng sự quan sát của học sinh Mỗi TBDH đều có thế mạnh và chỗ yếu. Để sử dụng một cách có hiệu quả TBDH đòi hỏi giáo viên phải hiểu rõ cấu tạo, nguyên lý hoạt động, tác dụng của mỗi TBDH. Căn cứ vào mục đích, nội dung bài học, lựa chọn, sử dụng và phối hợp các TBDH một cách hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất lượng học tập của học sinh.1.2. Thiết bị dạy học trong dạy học ở tiểu học1.2.1. Dạy học tiÓu học với việc sử dụng các TBDHLà một nhân tố của quá trình dạy học thì TBDH phải phù hợp với các nhân tố khác như mục đích, nội dung, phương pháp, các hình thức tổ chức dạy học sự phù hợp này biểu hiện ở chỗ TBDH phải là sự vật chất hóa nội dung và phương pháp dạy học.1.2.1.1. Mối quan hệ giữa TBDH với mục đích, nội dung dạy học tiÓu häc.- Mục đích dạy học ở tiểu họcĐiều 23, luật giáo dục 2005 khẳng định: “Giáo dục tiểu học là bậc học nền tảng của hệ thống giáo dục quốc dân, giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở”Nội dung dạy học là sự cụ thể hóa các mục đích và nhiệm vụ của dạy học do xã hội đặt ra. Nội dung dạy học được quy định bởi sự tiến bộ của chế độ xã hội và khoa học công nghệ. Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc ở nước ta hiện nay đã đặt ra cho nhà trường những yêu cầu to lớn, đòi hỏi phải có sự đổi mới một cách cơ bản về nội dung, phương pháp dạy học và do đó phải tổ chức lại cơ sở vật chất - kỹ thuật trường học. Để phù với nội dung dạy học, hệ thống TBDH phải bao gồm nhiều thành phần, các thành phần này phải tính tới các đặc điểm của nội dung chương trình, phải thích ứng một cách cụ thể, tỉ mỉ với việc nghiên cứu mọi vấn đề của chương trình môn học, phải thỏa mãn những yêu cầu về tính khoa học và giúp học sinh lĩnh hội tốt hơn các khái niệm, định luật, lý thuyết khoa học, đảm bảo sự thống nhất giữa dạy học và giáo dục, giáo dục kỹ thuật tổng hợp;phải đảm bảo cho việc tổ chức các giờ nội khóa, ngoại khóa, tự chọn Mỗi TBDH chứa đựng một nội dung giáo dục nhất định giữa vật chứa nội dung [TBDH] và bản thân nội dung giáo dục [chứa trong SGK] phải có sự phù hợp về cấu trúc, về mục đích, về mức độ hiện đại và các mặt khác. Nội dung chứa đựng trong mỗi thiết bị phải hướng tới những lý thuyết, sự kiện cơ bản và thực sự quan trọng đối với việc học tập và hoạt động tương lai của học sinh, phải giúp học sinh nắm vững khoa học hiện đại, góp phần vận dụng sớm và có hệ thống những kiến thức đã học để nghiên cứu các hiện tượng thực tiễn. Các thiết bị phải được chế tạo sao cho có thể giới thiệu kiến thức theo phương pháp quy nạp khi hình thành khái niệm và định luật khoa học, đồng thời phải góp phần rèn luyện phương pháp suy diễn, làm cho học sinh nắm vững và vận dụng phương pháp này sớm hơn so với chương trình cũ [Mục đích của việc đổi mới phương pháp dạy học] thiết bị phải góp phần trang bị cho học sinh những kiến thức về kỹ thuật tổng hợp, góp phần phát triển năng lực nhận thức và hứng thú khoa học của học sinh.Mỗi TBDH phải chứa đựng một nội dung nào đó nằm trong hệ thống kiến thức và kỹ năng đã học và sẽ học phù hợp với chiều sâu và cấu trúc của hệ thống kiến thức nghiên cứu trong nhà trường.1.2.1.2. Quan hệ giữa thiết bị dạy học và phương pháp dạy học ở tiểu họcDạy học ngày nay không chỉ trang bị cho học sinh những kiến thức mà loài người đã tích lũy được và hệ thống hóa lại mà còn phải có nhiệm vụ phát triển năng lực sáng tạo của thế hệ trẻ và kỹ năng thường xuyên tự hoàn thiện tri thức của họ. Đặc điểm cơ bản của các phương pháp dạy học mới, thể hiện ở chỗ biến hoạt động dạy của giáo viên vốn là hoạt động thông báo tri thức trước đây thành hoạt động tổ chức, điều khiển để học sinh tự lĩnh hội, tìm kiếm tri thức. Các phương pháp dạy học mới nhằm giải quyết tốt ba vấn đề: tích cực hóa quá trình nhận thức của học sinh; tăng cường khả năng tự lập và cá biệt hóa quá trình dạy học. Để phù hợp với các phương pháp dạy học mới, hệ thống TBDH phải thay đổi về loại hình, cấu trúc và phương pháp sử dụng.TBDH có quan hệ mật thiết với các yếu tố người dạy và người học. Việc dạy học “lấy người học làm trung tâm” đang được triển khai rộng rãi, xu thế đổi mới tích cực này đã dựa trên những thay đổi chủ yếu có quan hệ mật thiết với TBDH: nâng cao tính tích cực, chủ động hơn khi tham gia vào quá trình học tập và người học được tổ chức hoạt động, được hoạt động nhiều hơn, tự chiếm lĩnh kiến thức: để thành công trong dạy và học “lấy người học làm trung tâm” thì TBDH tốt là một yếu tố không thể thiếu.1.2.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý học sinh tiểu họcTâm sinh lý lứa tuổi học sinh tiểu học có những đặc điểm sau đây:Nhu cầu nhận thức phát triển khá rõ nét, từ nhu cầu tìm hiểu những sự vật, hiện tượng riêng lẻ [lớp 1 và lớp 2] đến nhu cầu phát hiện những nguyên nhân và quy luật các mối liên hệ, quan hệ [lớp 3 - 4 - 5].Đối tượng gây xúc cảm cho học sinh tiểu học thường là sự vật, hiện tượng cụ thể. Tình cảm của các em gắn liền với đặc điểm trực quan, hình ảnh cụ thể.Tư duy của học sinh tiểu học là tư duy lý tính gồm 2 loại: Tư duy cụ thể và tư duy trừu tượng. Tư duy cụ thể có trước tuổi học vẫn tiếp tục phát triển ở trình độ cao hơn do nhu cầu của hoạt động học, nội dung bài học là những tri thức khái quát. Học sinh muốn tiếp thu loại tri thức này phải dựa vào vật thật, vật tượng trưng là các TBDH. Tư duy trừu tượng bắt đầu được hình thành [trước 6 tuổi] đã xuất hiện nhưng còn non yếu, phải có sự tổ chức, điều khiển của giáo viên bởi vì nội dung bài học là khái niệm, là tri thức khái quát, học sinh muốn tiếp thu được phải có tư duy trừu tượng, tuy nhiên tư duy trừu tượng phải dựa vào tư duy cụ thể.Chính vì những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học mà người giáo viên cần phải có kỹ năng tổ chức, điều khiển hoạt động học, biết căn cứ vào nội dung bài học để lựa chọn phương tiện trực quan, vật thực, vật tượng trưng, hình ảnh trực quan Các thiết bị dạy học hướng dẫn học sinh phân tích hình ảnh trực quan để làm bộc lộ nội dung khái niệm; giáo viên hướng dẫn học sinh thay thế vật trực quan, bằng ký hiệu để thay thế khái niệm, chuyển dần khái niệm vào trong đầu.Có nhà giáo dục cho rằng: trẻ em không sợ học mà chỉ sợ những tiết học đơn điệu, nhàm chán. Học sinh tiểu học cảm thấy mệt mỏi và chán học khi chỉ nhìn thấy mãi một hình ảnh giáo viên. Lúc đó, học sinh mong muốn được nhìn một cái gì khác ngoài giáo viên, để tạo ra cảm giác thoải mái khi có cái mới để thu nhận kiến thức, thường thường cái mới đó là thiết bị dạy học. Việc tìm hiểu những đặc điểm tâm sinh lý của học sinh tiểu học giữ vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. Chính vì vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải dựa vào những đặc điểm tâm lý, sinh lý, đối tượng để lựa chọn và xây dựng những phương pháp, phương tiện và hình thức dạy học phù hợp. 1.2.2. Danh mục các thiết bị dạy học tối thiểu dành cho các khối lớp ở tiểu học do Bộ GD&ĐT ban hành DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU LỚP 1[ Ban hành kèm theo quyết định 09/2002/QĐ-BGD&ĐT, ngày 21/03/2002]STT Tên thiết bị Đơn vị tínhSố lượngMÔN TIẾNG VIỆT1 Bộ chữ học vần thực hành Bộ 402 Bộ chữ học vần biểu diễn Bộ 1MÔN TOÁN1 Bộ đồ dùng học toán thực hành Bộ 402 Bộ độ dùng học toán biểu diễn Bộ 1MÔN ĐẠO ĐỨC1 Băng đĩa [hình] các bài hát sử dụng để dạy đạo đức. Cái 12 Băng [đĩa] hình hoạt cảnh Cái 43 Bộ tranh đạo đức [13 bức] Bộ 1MÔN NGHỆ THUẬT1 Băng [đĩa] nhạc ghi các bài hát lớp 1. Cái 12 Song loan Cái 53 Thanh phách Đôi 114 Trống nhỏ Cái 35 Bộ tranh mỹ thuật lớp 1 [18 bức] Bộ 16 Băng[ đĩa] hình hướng dẫn thực hành một số tiết Cái 5MÔN THỂ DỤC1 Bộ tranh thể dục lớp 1[18 bức] Bộ 12 Thước cuộn 5m bằng kim loại Cái 13 Quả cầu chinh Quả 204 Còi Cái 25 Bóng nhựa Quả 2THIẾT BỊ DÙNG CHUNG1 Băng đĩa hình hướng dẫn phương pháp dạy họcCái 8DANH MỤC THIẾT BỊ DẠY HỌC TỐI THIỂU LỚP 2[Ban hành kem theo quyết định số: 12/2003/QĐ -BGD&ĐT, ngày 24/03/2003/]STT Tên thiết bị Đơn vị tínhSố lượngMÔN TIẾNG VIỆT1 Mẫu chữ viết trong trường Bộ 12 Bộ chữ dạy tập viêt [40 tờ] Bộ 1MÔN TOÁN1 Bộ toán biểu diễn lớp 2 Bộ 12 Bộ toán thực hành lớp 2 Bộ 403 Thước đo độ dài dạy về mm, cm, dm và m [1 thước 1m và một thước 0,5m]Bộ 14 Cân đĩa 5 kg kèm hộp quả cân Bộ 15 Bộ chai và ca lít Bộ 1MÔN TỰ NHIÊN Xà HỘI1 Tranh tự nhiên xã hội gồm[tranh vẽ bộ xương,hệ cơ,hệ tiêu hóa,sự tiêu hóa thức ăn ở khoang miệng, dạ dày,ruột non,ruột già]hình câm[4 tờ]Bộ 1MÔN KỸ THUẬT1 Bộ tranh thưởng thức mỹ thuật lớp 2[thiếu nhi][20 tờ]Bộ 12 Bộ tranh mỹ thuật lớp 2 gồm:vẽ theo mẫu, vẽ trang trí,hướng dẫn cách vẽ[18 tờ]Bộ 1MÔN ÂM NHẠC1 Kèn Melodion[Suzuki] Cái 22 Băng cassette[đĩa CD] ghi 12 bài hát trong SGKCái 13 Nhạc cụ gõ[song loan,phách,mõ,trống] Bộ 2MÔN THỦ CÔNGTranh thủ công gồm:Quy trình gấp, cắt , làm đồ chơi[15 bức] Bộ 1MÔN THỂ THAO1 Tranh thể dục lớp 2[12 tờ] Bộ 12 Thước dây 10 m bằng kim loại Cái 13 Còi điền kinh Cái 24 Quả cầu đá Quả 405 Bóng nhỡ bằng da Quả 46 Cờ nhỏ Cái 107 Vợt đánh cầu chinh Cái 40DANH MỤC THIẾT BỊ TỐI THIỂU LỚP 3STT Tên thiết bị Đơn vị tínhSố lượngMÔN TIẾNG VIỆT1 Bộ chữ dạy tập viết Bộ 12 Mẫu chữ viết trong trường tiểu học [8 tờ] + 1 nẹp 60 cm Bộ 13 Bộ chữ viết mẫu tên riêng [31 tờ] Bộ 1MÔN ĐẠO ĐỨC1 Bộ tranh đạo đức lớp 3 [5 tờ] + 1 nẹp 60 cm và 1 nẹp 85 cm Bộ 1MÔN TOÁN1 Bộ toán biểu diễn lớp 3 [bộ toán + bảng nỉ + thước 1m và 0,5 m + compa] Bộ 12 Bộ toán thực hành lớp 3 Bộ 40MÔN TỰ NHIÊN Xà HỘI1 Bộ tranh tự nhiên xã hội [5 tờ] + 1 nẹp 60 cm Bộ 12 Mô hình trái đất quay xung quanh mặt trời, mặt trăng quay quanh trái đất. Bộ 1MÔN MĨ THUẬT1 Bộ tranh mĩ thuật lớp 3 [8 tờ] + 1 nẹp 60 cm Bộ 12 Bộ tranh thưởng thức mỹ thuật lớp 3 [ tuyển tập

Video liên quan

Chủ Đề